Đề tài Tài nguyên nước và vấn đề ô nhiễm môi trường nước

Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Nguồn nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nước là mắt xích đầu tiên của chuỗi dài dinh dưỡng chủ yếu của sự sống sinh vật, do đó ảnh hưởng của nước đến sức khỏe là rất lớn. Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt đối với các quốc gia nghèo, nơi sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì nước lại càng có ý nghĩa sống còn. Tuy vậy, do bùng nổ dân số, khai thác quá mức các nguồn nước, tài nguyên rừng bị tàn phá trầm trọng nên các nước này đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc bảo vệ, duy trì nguồn nước cho phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết vấn đề lương thực. Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nước cũng có vai trò to lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với đó nhu cầu sử dung nước cũng tăng lên. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngày càng lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong sinh hoạt hàng ngày, nước sạch là một nhu cầu cấp thiết của sự sống. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nước còn là môi trường sống của nhiều loại sinh vật từ thực vật, động vật đến vi sinh vật. Nước còn được xem là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại. Đây là một tiềm năng cần được con người khai thác và sử dụng hợp lý. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên hiện nay.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tài nguyên nước và vấn đề ô nhiễm môi trường nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Nguồn nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nước là mắt xích đầu tiên của chuỗi dài dinh dưỡng chủ yếu của sự sống sinh vật, do đó ảnh hưởng của nước đến sức khỏe là rất lớn. Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt đối với các quốc gia nghèo, nơi sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì nước lại càng có ý nghĩa sống còn. Tuy vậy, do bùng nổ dân số, khai thác quá mức các nguồn nước, tài nguyên rừng bị tàn phá trầm trọng nên các nước này đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc bảo vệ, duy trì nguồn nước cho phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết vấn đề lương thực. Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nước cũng có vai trò to lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với đó nhu cầu sử dung nước cũng tăng lên. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngày càng lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong sinh hoạt hàng ngày, nước sạch là một nhu cầu cấp thiết của sự sống. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nước còn là môi trường sống của nhiều loại sinh vật từ thực vật, động vật đến vi sinh vật. Nước còn được xem là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại. Đây là một tiềm năng cần được con người khai thác và sử dụng hợp lý. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên hiện nay. Thế định viết về VĐ gì đây? Nêu vai trò quá nhiều lại không dẫn dắt đến chủ đề chính II. Nội dung 2.1. Tài nguyên nước trên thế giới và Việt nam 2.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới Theo Korzun và các cộng sự (1978), lượng nước toàn cầu là khoảng 1386 triệu km3, trong đó nước biển và đại dương chiếm tới 96,5%. Chỉ còn lại khoảng 3,5% lượng nước trong đất liền và trong khí quyển. Lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được khoảng 35 triệu km3, chiếm 2,53% lượng nước toàn cầu. Tuy nhiên trong tổng số lượng nước ngọt đó, băng và tuyết chiếm tới 24 triệu km3 và nước ngầm nằm ở độ sâu tới 600m so với mực nước biển chiếm 10,53 triệu km3. Lượng nước ngọt trong các hồ chứa là 91.000 km3 và trong các sông suối là 2120 km3. Lượng mưa trung bình hàng năm trên bề mặt trái đất khoảng 800 mmSử dụng số liệu hợp lý .. Tuy nhiên sự phân bố mưa là không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới, tạo nên những vùng mưa nhiều, dư thừa nước và những vùng mưa ít, thiếu nước. Vùng dư thừa nước là nơi lượng mưa cao, thỏa mãn được nhu cầu nước tiềm năng của thảm thực vật. Vùng thiếu nước là nơi mưa ít không đủ cho thảm thực vật phát triển. Nhìn chung, châu Phi, Trung Đông, miền Tây nước Mỹ, Tây Bắc Mehico, một phần của Chile, Argentina và phần lớn Australia được coi là những vùng thiếu nước. Nguồn nước trên các con sông là nguồn nước ngọt quan trọng, đáp ứng nhu các nhu cầu nước của con người và sinh vật trên cạn. Theo Shiklomanov (1990), lưu lượng nước trên các dòng sông, thông qua chu trình nước toàn cầu, thể hiện sự biến động nhiều hơn lượng nước chứa trong các hồ, lượng nước ngầm và các khối băng. Dưới đây là bảng Lượng nước chảy trên sông của thế giới Khu vực Dòng chảy hàng năm (km3) % so với toàn cầu Diện tích (1000 km2) Châu Âu 321 7 10.500 Châu Á 14.410 31 43.475 Châu Phi 4.570 10 30.120 Bắc và Trung Mỹ 8.200 17 24.200 Nam Mỹ 11.765 25 17.800 Úc 348 1 7.683 Châu Đại Dương 2.040 4 1.267 Châu Nam Cực 2.230 5 13.977 Tổng số 46.768 100 149.022 So với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn hơn rất nhiều so với nước của các con sông và hồ chứa. Đây là nguồn nước ngọt rất dồi dào của nhân loại. Nếu chúng ta biết bảo vệ và khai thác hợp lý thu nước ngầm sẽ cho chúng ta nguồn nước ngọt rất bền vững. 2.1.2. Tài nguyên nước của Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1800 – 2000 mm) và có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo nên nguồn nước rất phong phú. Nếu tính các sông có độ dài trên 10 km thì chúng ta có tới 2500 con sông, với tổng chiều dài lên tới 52000 km. Trong đó hai hệ thống sông lớn nhất của cả nước là sông Hồng và sông Cửu Long đã tạo nên hai vùng đất trù phú nhất cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi ở miền Trung cũng rất phong phú, tạo nên các đồng bằng ven biển, tuy nhỏ hẹp nhưng rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp khu vực miền Trung. Hệ thống sông ngòi này không những cung cấp nước cho mọi hoạt động phát triển kinh tế của đất nước mà còn là nguồn lợi thủy sản khá phong phú và hệ thống giao thông đướng thủy quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm (tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa, từ tháng 4-5 đến tháng 9-10, trừ vùng duyên hải miền Trung, mùa mưa đến muộn và kết thúc muộn 2-3 tháng nên thường gây ra úng lụt trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, nơi có địa hình dốc và hệ thống sông ngòi ngắn. Theo Nguyễn Viết Phổ (1893), lượng nước mưa hàng năm của cả nước vào khoảng 640 km3, tạo nên dòng chảy ở các sông ngòi là 313 km3. Song nếu tính cả lượng nước chảy vào nước ta qua sông Hồng (50 km3/năm) và sông Cửu Long (550 km3/năm) thì tổng lượng nước chảy sẽ gấp đôi. Tuy nhiên, lượng nước chảy này lại tập trung tới trên 80% vào mùa mưa nên thường gây ra úng lụt ở các tỉnh đồng bằng và khu vực miền Trung. Ngược lại, trong mùa khô, các dòng sông thường ít nước gây nên tình trạng thiếu nước tưới trong nông nghiệp. Về nguồn nước ngầm, mặc dù đã được khai thác và sử dụng từ lâu song cho đến nay, việc điều tra, thăm dò cũng như quy hoạch sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, do tình trạng nước mặt bị ô nhiễm nhiều (đặc biệt là khu vực công nghiệp và đô thị) nên nguồn nước ngầm chắc chắn sẽ được sử dụng nhiều hơn. 2.2. Ô nhiễm môi trường nước 2.2.1. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới Hiện nay đường thủy và sông ngòi nói chung ở châu Âu đều nhiễm độc, nhất là từ các hợp chất hữu cơ chứa clo. Nguyên nhân là dọc hai bên bờ sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sông Ranh chẳng hạn. Ở Hà Lan người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất vi ô nhiễm (Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sông Ranh. Ô nhiễm nước uống do nitrat (NO3-) từ nông nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng. Nông nghiệp hiên đại ngày nay sử dụng quá nhiều phân hóa học (nhất là phân đạm). Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO3- đã khuyếch tán trong đất và gây ô nhiễm nước, ngày càng nhiều nguồn nước có lượng NO3- quá mức quy định. Song điều nguy hiểm hơn nữa là ở vùng nông thôn thường có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Tại các nguồn nước ở các khu công nghiệp thì nồng độ các chất có hại vượt quá liều lượng cho phép bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ khó bị phân giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên mặt nước, lơ lửng hoặc lắng sâu dưới đáy và tan trong nước. Ví dụ chỉ một giọt dầu cũng tạo diện tích váng 0,25 m2 trên mặt nước, tương tự một tấn dầu sẽ tạo váng 500 ha, dù lớp màng váng rất mỏng song vẫn gây hại với sinh vật thủy sinh. Ở các đô thị của các nước đang phát triển thì 95% cống rãnh không được xử lý nước thải và đã xả ra các cánh đồng lân cận. Thụy Sỹ là nước du lịch và vô cùng sạch sẽ. Song các con sông suối ngoài biên giới Thụy Sỹ thì lại là nguồn nước bị ô nhiễm hoàn toàn. Sông “Danuyp xanh” không còn là một hình ảnh thơ mộng, hiện nay với chiều dài 100 km từ Cremxo đến biên giới Slovakia, thực chất đã trở thành vùng nước chết về phương diện sinh học. Ở Hoa Kỳ, hàng năm ngành nông nghiệp đã sử dụng khoảng 400 nghìn kg thủy ngân trong các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở các mức độ khác nhau. 2.2.1.2. Thực trạng ô nhiễm nước ở Viêt Nam Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Ví dụ: Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu… Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng nghìn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.  Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200 m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ người dân. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. 2.2.2. Nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm nướcKhông nên viết thế này 2.2.2.1. Nguồn gốc Do tự nhiên: Núi lửa phun bụi lên làm ô nhiễm nước, gió cuốn bụi lên làm ô nhiễm nước. Do những hoạt động của con người: Do nước thải công nghiệp. Do nước thải nông nghiệp. Do nước thải sinh hoạt, bao gồm nước tắm giặt, nước chế biến thực phẩm, nước cống rãnh và nước các công trình vệ sinh. 2.2.2.2. Tác nhân Tác nhân hóa học. Tác nhân lý học. Tác nhân sinh học. 2.2.3. Tác hại của ô nhiễm nước Tác hại của ô nhiễm nước phụ thuộc vào tác nhân và mức độ ô nhiễm. 2.2.3.1. Ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ phân giải Trường hợp nồng độ các chất hữu cơ không cao, các vi sinh vật hảo khí tiến hành phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, các chất gây ô nhiễm giảm xuống và ít tác động đến môi trường. Trường hợp nồng độ các chất hữu cơ cao, các vi sinh vật yếm khí bắt đầu hoạt động để phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Các hợp chất trung gian được tạo thành như NH3, CH4… và các vi sinh vật gây bệnh phát triển. 2.2.3.2. Ô nhiễm do các chất khó phân giải PCBs (Polychlorinate biphenyls) Phthlate Cacbuahydro thơm, các amin thơm và các hợp chất chứa nitơ Các hợp chất phenol. Khi nồng độ trong nước vượt quá 10 mg/l làm cho cá, tôm… chết, người (nếu hấp thu phải) nôn mửa và ngộ độc Các kim loại nặng gây rối loạn hệ thần kinh, nếu nặng sẽ gây các bện tâm thần. Các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu Thuốc trừ cỏ và chất kích thích sinh trưởng Phân hóa học Các chất tẩy rửa: bột giặt tổng hợp và xà bông 2.2.3.3. Ô nhiễm do các tác nhân vật lý Ô nhiễm do nhiệt độ Nước thải của các khu công nghiệp khai khoáng, điện nguyên tử… thường chứa nhiều chất phóng xạ, nếu không xử lý trước khi thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm phóng xạ các nguồn nước. 2.2.3. Giải pháp bảo vệ nguồn nước 2.2.3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp Đây là một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ nguồn nước, loại bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải, để khi thải ra sông hồ không làm nhiễm bẩn nguồn nước. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản để xử lý nước thải: Công nghệ xử lý Phương pháp xử lý Các công trình xử lý Hiệu quả xử lý Xử lý sơ bộ - Hóa lý - Hóa học Tuyển nổi, hấp phụ, keo tụ… Oxy hóa, trung bình… Tách các chất lơ lửng và khử màu Trung hòa và khử độc nước thải Xử lý tập trung - Cơ học - Sinh học - Khử trùng - Xử lý bùn cặn Song chắn rác, bể lắng cát Hồ sinh vật, cánh đồng tưới, lọc, kênh oxy hóa, bể lọc sinh học… Trạm Clorato, máng trôn, bể tiếp xúc Bể metan, sân phơi bún, trạm xử lý cơ học bùn cặn Tách các hợp chất rắn và cặn lơ lửng Tách các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan Khử trùng nước khi xả ra nguồn Ổn định và làm khô bùn cặn Xử lý triệt để - Cơ học - Sinh học - Hóa học Bể lọc cát Bể aeroten bậc II, hố sinh vật, bể khử nitrat Bể oxy hóa Tách các chất lơ lửng Khử nitơ và photpho Khử nitơ, photpho và các chất khác 2.2.3.2. Cấp nước tuần hoàn và sử dụng lại nước thải trong các xí nghiệp công nghiệp Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả là hạn chế xả chất thải từ các nhà máy xí nghiệp vào môi trường. Điều cần thiết đó là áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất như công nghệ sạch., không có khí thải hoặc thu hồi chất thải trong nhà máy. Tuy nhiên vấn đề đầu tư và khả năng áp dụng công nghệ sạch còn phức tạp và khó khăn. Nguồn nước thải sau khi xử lý được tái sử dụng cho nuôi trồng thủy sản và là nguồn nước tưới cho cây trồng. 2.2.3.3. Một số giải pháp pháp mới hiện nay Kỹ sư Nguyễn Tỷ (Quảng Bình) đã tạo ra được loại men Biological. Đây là chế phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật có lợi như Protaza, Lipasa, Xenluloza, Amylaza... giúp phân giải các chất hữu cơ có chứa đạm, đường, xenlulo, khử hết mùi hôi của nước thải. Mẫu nước thải của Nhà máy tinh bột sắn Sê Pôn (thuộc Công ty Thương mại Quảng Trị) khi chưa xử lý do Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Trị thực hiện cho thấy các chỉ tiêu BOD5, COD và TSS đều ở mức rất cao, vậy mà chỉ một tuần sau khi sử dụng men Biological, lớp chất thải đã tan ra thành nước, mùi hôi biến mất đến 80%. Kiểm tra lại các chỉ tiêu BOD5, COD và TSS ở hồ chứa cuối cùng đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng 1 phần 10. Theo ông Nguyễn Tỷ, phương pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản. Kỹ sư Nguyễn Tỷ và men Biological Sử dụng bể tự hoại cải tiến BAST và BASTAF. Đây là giải pháp đã được nghiên cứu thành công bởi TS. Nguyễn Việt Anh (Trường Đại học Xây dựng). Bể BASTAF III. Kết luận và đề nghị Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề bảo vệ nguồn nước đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và là mối quan tâm chung của toàn cấu. Đây là một bài toán khó cần được loài ngưới chung tay giải dáp. Theo tôi, để bảo vệ môi trường nước hiện nay, ngoài hai giải pháp trên chúng ta cần phải: Đào tạo các cán bộ xử lý môi trường có trình độ chuyên môn cao. Cải tiến công nghệ xử lý nước thải trong các nhà máy, khu công nghiệp và trong địa bàn dân cư sinh sống. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân. Giáo dục kiến thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ. Con người đang sống trong một thế giới có nhiều mối lo ngại về môi trường, chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ nguồn nước, nguồn tài nguyên không phải là vô hạn của con người. PHỤ LỤC Một số hình ảnh về ô nhiễm nước Rác thải trên sông Tô Lịch Bọt nổi trên mặt sông Thị Vải Rác thải nổi trên hồ Tây Cá chết nổi trên sông Dinh Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm Ô nhiễm nước trên thế giới IV. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Hiền Thảo: Sinh thái học và bảo vệ môi trường. NXB Xây dựng. 1999. Phạm Văn Phê, Trần Đức Viên, Trần Danh Thìn, Ngô Thê Ân: Giáo trình Sinh thái môi trường. NXB Nông nghiệp. 2007. Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan: Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB Nông nghiệp. 2001. Em là Đặng An Thạch, lớp MTAK53. Em gửi cô bài tiểu luận đã có bổ sung và chỉnh sửa so với bài em đã nộp.
Luận văn liên quan