Đề tài Tại sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C Mác

Các Mác - Nhà kinh tế chính trị học, Nhà triết học thiên tài của Đức đã để lại cho nhân loại biết bao học thuyết mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị . Có thể nói học thuyết giá trị thặng dư là một phát hiện vĩ đại nhất của Mác ở thế kỷ XIX. Nó là "viên đá tảng" trong toàn bộ học thuyết của ông. Chúng ta, ai cũng biết rằng: bất cứ một học thuyết kinh tế nào ra đời hay hình thành cũng đều dựa trên hai tiền đề là thực tiễn và học thuyết . Bởi lẽ tư duy học thuyết bắt nguồn từ thực tiễn rồi quay trở lại thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của học thuyết . Hơn nữa một đặc điểm kinh tế của Các Mác là tính kế thừa và tính phê phán: kế thừa cái đã có, còn đúng và phê phán để tìm ra những hạn chế của học thuyết đã có để lọc bỏ, bổ sung, sáng tạo, phát triển và hoàn thiện. Học thuyết kinh tế của Các Mác được trình bày trong tác phẩm vĩ đại của ông là Bộ "Tư bản". Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến một học thuyết vĩ đại nhất của ông , đó là học thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trong bối cảnh lịch sử Tây Âu của những năm 40 thế kỷ XIX: - Về thực tiễn kinh tế : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành. Chính nó đã tạo ra cơ sở vật chất để các phạm trù kinh tế với tư cách là bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ khá rõ nét.

doc6 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tại sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế chính trị Đề tài: Tại sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C Mác bài làm Các Mác - Nhà kinh tế chính trị học, Nhà triết học thiên tài của Đức đã để lại cho nhân loại biết bao học thuyết mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị . Có thể nói học thuyết giá trị thặng dư là một phát hiện vĩ đại nhất của Mác ở thế kỷ XIX. Nó là "viên đá tảng" trong toàn bộ học thuyết của ông. Chúng ta, ai cũng biết rằng: bất cứ một học thuyết kinh tế nào ra đời hay hình thành cũng đều dựa trên hai tiền đề là thực tiễn và học thuyết . Bởi lẽ tư duy học thuyết bắt nguồn từ thực tiễn rồi quay trở lại thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của học thuyết . Hơn nữa một đặc điểm kinh tế của Các Mác là tính kế thừa và tính phê phán: kế thừa cái đã có, còn đúng và phê phán để tìm ra những hạn chế của học thuyết đã có để lọc bỏ, bổ sung, sáng tạo, phát triển và hoàn thiện. Học thuyết kinh tế của Các Mác được trình bày trong tác phẩm vĩ đại của ông là Bộ "Tư bản". Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến một học thuyết vĩ đại nhất của ông , đó là học thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trong bối cảnh lịch sử Tây Âu của những năm 40 thế kỷ XIX: - Về thực tiễn kinh tế : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành. Chính nó đã tạo ra cơ sở vật chất để các phạm trù kinh tế với tư cách là bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ khá rõ nét. - Về thực tiễn chính trị xã hội : là thời kỳ có nhiều biến đổi về chính trị và xã hội đã và đang diễn ra (Cách mạng phản phong kến của Pháp, Công xã Pari và phong trào công nhân Pháp, Phong trào hiến chương, Cuộc cách mạng tư sản 1848 mang tính toàn châu Âu). Đó là những chất liệu quý giá cho sự hình thành các học thuyết của Các Mác . - Về tiền đề lý luận: Các Mác đã dựa vào kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ( W. Petty, A.Smith, D.Ricardo), chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp, Triết học cổ điển Đức (Hêghen và Phoiơbắc). Các Mác đã kế thừa những tư tưởng của nhân loại, sửa đổi, bổ xung và phát triển học thuyết kinh tế của mình ở trình độ cao hơn. Lênin đã nhận xét: "Tất cả thiên tài của C.Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. C.Mác đã kế thừa tất cả những cái gì tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra trong thế kỷ XIX" Với bối cảnh ra đời trên, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác được trình bày từ phần IV đến phần V trong quyển 1 và từ phần I đến phần III trong quyển 3 của Bộ "Tư bản" Học thuyết giá trị thặng dư nghiên cứu trực tiếp sự tồn tại và phát triển của quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa , tìm ra quy luật giá trị thặng dư với tư cách là quy luật kinh tế tuyệt đối (hay quy luật kinh tế cơ bản) của xã hội Tư bản, nghiên cứu hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư mà trước tiên là lợi nhuận và lợi nhuận bình quân. Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư của Mác thể hiện cụ thể như sau: + Sự chuyển hoá tiền tệ thành Tư bản Từ sự phân biệt và phân tích tiền tệ thông thường và tiền tệ làm chức năng tư bản thông qua hai công thức H-T-H và T-H-T, , C.Mác đã khẳng định T-H-T, là công thức chung của Tư bản, trong đó T, = T + dentaT Khi phân tích công thức chung của Tư bản T-H-T, ở cả hai trường hợp trao đổi ngang giá và không ngang giá Mác đều thấy không sinh ra dentaT, và không làm cho tiền tệ lớn lên, từ đó Mác đã tìm ra mâu thuẫn của công thức chung mà nội dung của nó là : Tiền tệ lớn lên vừa ở trong lưu thông, nhưng lại không sinh ra ở trong lưu thông ( mà sinh ra ở ngoài lưu thông- trong sản xuất ) Mác đã giải quyết mâu thuẫn trên bằng cách tìm ra một loại hàng hoá mới đó là hàng hoá sức lao động. Đây là một loại hàng hoá có thuộc tính tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, làm sinh ra dentaT, và tiền tệ lớn lên. Từ đó mác đã phân tích hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và hai thuộc tính của nó ( giá trị sử dụng và giá trị ). Đến đây Mác đã kết luận: Tiền trở thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá. + Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối ở nội dung này mác đã dùng phương pháp phân tích đi từ cái chung đến cái riêng ( đặc thù ) để phân tích quá trình lao động và quá trình làm gia tăng giá trị ( quá trình sản xuất giá trị thặng dư ). Đó là cơ sở kinh tế - xã hội cho quá trình sản xuất ra m ( giá trị thặng dư ). Từ giá trị thặng dư, Mác đã đưa ra khái niệm tư bản và lao động . Mác đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và dựa vào đó Mác đã chia tư bản thành C và V, từ đó làm rõ mối quan hệ, vai trò của C và V đối với việc sản xuất ra m. Ông còn phê phán những quan điểm không đúng xung quanh vấn đề này, tìm ra công thức tính giá trị hàng hoá trong xí nghiệp Tư bản là W= ( c + v + m ) Cũng trong nội dung này. Mác đã phân tích rõ các khái niệm: - Ngày lao động và cơ cấu của nó. - Tỷ suất giá trị thặng dư : m, =TGLĐTDx100%/ TGLĐCT = mx 100%/v - Khối lượng giá trị thặng dư : M = m, x V Những khái nioệm trên là tiền đề để tìm ra phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối dựa trên biện pháp kéo dài ngày lao động hoặc gia tăng cường độ lao động . + Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối Luật lao động ra làm hạn chế phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuỵêt đối thì chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối. Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là một phương pháp rút ngắn thời gian lao động cần thiết để tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất liên quan tới ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng. Mác đã nghiên cứu quá trình tăng năng suất lao động của người công nhân và đã chứng minh được rằng : Ba giai đoạn phát triển lực lượng sản xuất - tăng năng suất lao động cũng đồng thời là ba giai đoạn nâng cao tỷ suất m tương đối của nhà tư bản đối với người công nhân ( giai đoạn hiệp tác giản đơn Tư bản chủ nghĩa , công trường thủ công Tư bản chủ nghĩa , đại công nghiệp cơ khí Tư bản chủ nghĩa ) + Mối quan hệ và sự khác biệt giữa sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tuỵêt đối Cả hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối đều giống nhau về mục đích- tức đều làm tăng thời gian lao động thặng dư . Nhưng chúng khác nhau ở cách đặt giả thiết, biện pháp thực hiện và kết quả thu được. + Quy luật giá trị thặng dư Theo C.Mác, việc sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, ông đã viết :" Việc tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó". Thật vậy, mục đích sản xuất của chủ nghĩa tư bản không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư . Chúng sẽ theo đuổi giá trị thặng dư dù phải trả bằng bất cứ giá nào. Sản xuất ra giá trị thặng dư chính là động cơ hoạt động của xã hội tư sản, nó là động lực chính thúc đẩy sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác viết :" Mục đích của sản xuất Tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng giá trị , do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư " Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế ( bạo lực, roi vọt ) , mà bằng cưỡng bức kinh tế (kỷ luật đói rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất , phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động. Như vậy, nội dung của quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản bằng cách tăng số lượng lao động làm thuê và tăng mức bót lột. Quy luật giá trị thặng dư có vai trò cực lớn trong xã hội tư bản: nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự tác động của quy luật này làm cho mâu thuẫn cơ bản và nói chung toàn bộ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc. Do đó, đối với giai cấp tư sản hiện đại, việc tìm cách điều chỉnh để thích nghi và tồn tại là rất cần thiết của phương thức sản xuất này. Với quy luật trên, giá trị thặng dư đã biểu hiện trong đời sống cụ thể của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh thành sự biểu hiện của tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân. Đồng thời quy luật giá trị thặng dư cũng biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân nếu xét trên phạm vị toàn xã hội. Tóm lại, học thuyết giá trị thặng dư được coi là viên đá tảng trong học thuyết kinh tế của C.Mác. Điều đó giải thích vì sao các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phủ nhận học thuyết này. Cho dù chủ nghĩa tư bản có phủ nhận, điều chỉnh hay biến đổi thì khái niệm bóc lột lao động thặng dư của công nhân cũng không vì thế mà mất đi ý nghĩa. Ngày nay, sự bóc lột không chỉ nhằm vào những người công nhân làm thuê mà còn nhằm vào các nhà khoa học, các nhà quản lý, thậm chí sự bóc lột còn vươn ra khỏi phạm vi đất nước thông qua các công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên trong điều kiện đất nước và quốc tế hiện nay- điều kiện chung sống hoà bình để xây dựng kinh tế giữa các chế độ xã hội khác nhau, khi nghiên cứu vận dụng nó, chúng ta cần biết phải khai thác theo hướng kinh tế để nhanh chóng làm giàu cho nước ta.
Luận văn liên quan