Đề tài Thay thế phân bón hóa học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường

Nghiên cứu vềchếphẩm cố định đạm cho cây họ đậu đã được thực hiện từnhững năm 1980 tại Trường Đại học Hà nội, Viện Nông hoá Thổnhưỡng SFI (VASI), và ởMiền Nam là Trường Đại học Cần Thơ(CTU), IAS và OPI (nay đổi tên là IOOP). Một cách tổng quát, mục tiêu nghiên cứu là lựa chọn các chủng, sản xuất nhỏvà thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng đánh giá hiệu quảcủa chếphẩm. Mỗi viện tập trung nghiên cứu ởcác vùng nhất định và nhóm cây trồng khác nhau, ví dụnhưCTU tại Đồng bằng Sông Mekong với cây đậu tương, IAS tại vùng Đông Nambộvới lạc, OPI đối với lạc và đậu tương tại vùng Duyên hải Nam Trung bộvà vùng Cao Nguyên. Các chủng đềxuất cho sản xuất chưa được nghiên cứu lựa chọn cho qui mô quốc gia và các kết quảnghiên cứu vềcông nghệsản xuất chưa được chia sẽgiữa các viện nghiên cứu. Do đó, ngay cảcó lịch sửnghiên cứu và sản xuất nhưng tại Việt nam nhưng cho đến nay chếphẩm vi khuẩn nốt sần vẫn chưa có mặt trên thịtrường và nông dân ởmúc độrộng lớn không hiểu biết gì vềtiềm năng lợi ích của chúng. Thay vào d8ó, nông dân sửdụng phân bón N hoá học đắt tiền cho cây họ đậu của họ. Trong phần báo cáo này đánh giá các chủng quí hiếm quốc tếtại các vùng trồng cây họ đậu trong nước và so sánh chúng với các chủng quốc gia (Việt nam) . Các chủng địa phương và nhập có nguồn gốc từcác viện nghiên cứu Việt nam, từNifTAL (USA), ALIRU (Australia), DOA (Thailand), Hàn quốc và Achentina. Một sốcác chủng này hiện đang sửdụng sản xuất thương mại chế phẩm nhưlà chủng CB1809 (đậu tương) và NC92 (đậu phộng) tại Úc. Chúng tôi thực hiện hai bộthí nghiệm: thí nghiệm trong chậu và thí nghiệm ngoài đồng ruộng.

pdf44 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thay thế phân bón hóa học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD) 013/06VIE Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường MS6: Báo cáo Chế phẩm Nốt sần Chất lượng cao Tháng 9 năm 2009 Mục lục 1. Thông tin về các viện 2 2. Liên lạc 2 3. Tóm tắt dự án 2 4. Tóm tắt các điểm nổi bật 3 5. Nội dung báo cáo 5 5.1. Giới thiệu hai chủng rhizobium của Úc vào Việt nam 6 5.2. Qui trình sản xuất chế phẩm, QA và sử dụng 16 5.3. Kết quả và đánh giá các trình diễn đồng ruộng 32 2 Thông tin các cơ quan tham gia dự án Tên dự án: Thay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện môi trường Cơ quan Việt nam chủ trì dự án Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (OPI) Chủ nhiệm dự án Việt nam Ths. Trần Yên Thảo Cơ quan Úc NSW Department of Primary Industries Đại học Sydney Nhân sự phía Úc Dr David Herridge Dr Roz Deaker Bà Elizabeth Hartley Ông Greg Gemell Thời gian bắt đầu Tháng 3/2007 Thời gian hòan tất (đầu tiên) Tháng 3/2009 Thời gian hòan tất (sửa đổi) 11/2009 Giai đoạn 12/2008 – 9/2009 Cán bộ liên lạc Tại Úc: trưởng nhóm Tên: Dr David Herridge Telephone: 02 67631143 Chức vụ: Nhà Khoa học cao cấp Fax: 02 67631222 Cơ quan Sở các nghành Công nghiệp cơ bản NSW Email: david.herridge@dpi.nsw.gov.au Tại Úc: cán bộ quản lý Tên: Mr Graham Denney Telephone: 02 63913219 Chức vụ: Quản lý Tài chính Fax: 02 63913327 Cơ quan Sở các nghành Công nghiệp cơ bản NSW Email: graham.denney@dpi.nsw.gov.au Tại Việt nam Tên: Ths. Trần Yên Thảo Telephone: 08 9143024 – 8297336 Chúc vụ: Cán bộ nghiên cứu Fax: 08 8243528 Cơ quan Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (OPI) Email: yenthao@ioop.org.vn yenthao9@yahoo.com 3 1. Tóm tắt dự án 3. Những điểm nổi bật Ảnh hưởng của hai chủng rhizobium của Úc tại Việt nam đối với sản xuất cây họ đậu và năng suất, phân tích so sánh giữa các chủng địa phương và chủng của Úc Phần này của dự án đánh giá các chủng quốc tế quí hiếm tại Việt nam và so sánh chúng với các chủng địa phương. Các chủng địa phương và nhập có nguồn gốc từ các viện nghiên cứu Việt nam, từ NifTAL (USA), ALIRU (Australia), DOA (Thailand), Hàn quốc và Achentina. Một số các chủng này hiện đang sử dụng sản xuất thương mại chế phẩm như là chủng CB1809 (đậu tương) và NC92 (đậu phộng) tại Úc. Chúng tôi thực hiện hai bộ thí nghiệm: thí nghiệm trong chậu và thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Trong các thí nghiệm trong chậu, có 13 nghiệm thức cho đậu phộng (11 chủng, đối chứng có bón phân N và không nhiễm, đối chứng không bón phân N và không nhiễm). và có 18 nghiệm thức cho đậu tương (17 chủng, đối chứng có bón phân N và không nhiễm, đối chứng không bón phân N và không nhiễm). Tất cả các chủng này đều làm tăng nốt sần của đậu tương và đậu phộng và năng suất so sánh với đối chứng. Có tương quan chặt giữa số lượng nốt sần, trọng lượng nốt sần và sinh khối của cây trong khi sự tương quan giữ nốt sần và chiều cao cây thì rất thấp. Các chủng tốt nhất là NC92 (chủng sản xuất thương mại tại Úc) , GL1 và GL2 (chủng địa phương) đối với đậu phộng, và chủng CB1809 (chủng sản xuất thương mại tại Úc), SL2, SL1, CJ2 và U110 (chủng thương mại trước kia của Mỹ) đối với đậu tương. Nông dân Việt nam hiện nay bón phân đạm cho cây họ đậu như đậu tương và lạc mà không nhiễm chế phẩm vi sinh cố định đạm rhizobia. Thay thế phân đạm hoá học bằng chế phẩm vi sinh sẽ tiết kiệm cho nông dân Việt nam khoảng 50-60 triệu đô la Úc/năm dùng vào đầu tư phân N hoá học, và cùng lúc, thúc đẩy mở rộng diện tích sản xuất cây họ đậu. Cũng có các lợi ích về môi trường khi sử dụng chế phẩm này. Dự án này có mục tiêu là tăng sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm rhizobium thông qua tăng cường năng lực sản xuất, thực hiện chương trình bảo đảm chất lượng sản phẩm ở mức độ quốc gia (QA) và tăng cường nghiên cứu và phát triển R&D. Tham gia trong dự án này là Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (OPI), Viện Khoa học Nông nghiệp Miền nam (IAS) và Viện Quốc gia Nông hoá Thổ nhưỡng (NISF; hiện nay đổi tên là Viện Nông hoá Thổ nhưỡng (SFI)). Cơ quan Úc tham gia trong dự án là Sở Các nghành Công nghiệp cơ bản NSW và Trường Đại học Sydney. Sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm bởi nông dân sẽ tăng lên thông qua sự phát triển và thực hiện một chương trình khuyến nông hiệu quả và chương trình đào tạo ho cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông của MARD và nông dân. Lợi ích của chế phẩm và cố định đạm sinh học sẽ được trình diễn trên đồng ruộng và thảo luận trong các hội thảo, hội nghị đầu bờ và các ấn bản khuyến nông. Để chắc chắn tính ổn định của sản xuất và sử dụng, dự án này có sự tham gia của các công ty tư nhân trong việc marketing và “sản xuất thử” với mục đích là các công ty này sẽ mở rộng sản xuất và việc cung cấp chế phẩm sẽ tăng dần lên cùng lúc khi công nghệ và thị trường phát triển. 4 Tổng số các thí nghiệm đồng ruộng trong 2007–09 là 36 thực hiện tại 10 tỉnh trong nước. Các thí nghiệm này được thực hiện tại các vùng trồng cây họ đậu chính tại Việt nam, từ vùng núi cao phía bắc, vùng Duyên hải miền Trung đến vùng đất cao Miền nam và Đồng bằng Sông Cửu Long. Các tỉnh tham gia thí nghiệm này là Sơn La, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Daklak, DakNong, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang và Trà Vinh. Có ít nhất 5 nghiệm thức thí nghiệm: 1. Nông dân, không bón phân N 2. Nông dân, bón phân N 3. Nhiễm với chủng của Úc CB1809 (đậu tương) hoặc là NC92 (đậu phộng), không bón phân N 4. Nhiễm với chủng địa phương: SL1 (đậu tương) hoặc GL1 (đậu phộng), không bón phân N 5. Nhiễm với chủng địa phương: SL2 (đậu tương) hoặc GL2 (đậu phộng), không bón phân N Các chủng của Úc có hoạt tính cao nhất theo nghĩa là tăng nốt sần, năng suất sinh khối và năng suất hạt. So sánh với nghiệm thức không nhiễm, CB1809 và NC92 tăng nốt sần của đậu tương và đậu phộng trung bình là 58%, sinh khối 30% và năng suất hạt là 29%. So sánh với các chủng địa phương của Việt nam, các chủng, CB1809 và NC92, tăng nốt sần của đậu tương và đậu phông trung bình là 22%. Năng suất sinh khối tăng trung bình là 10% và năng suất hạt là 13%. Qui trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn nốt sần chất lượng cao bao gồm QA, đóng gói, bảo quản, phân phối và áp dụng trên đồng ruộng Trong suốt 2 năm của dự án, công nghệ sản xuất chế phẩm nốt sần ở ba viện nghiên cứu, OPI and IAS) đã được phát triển. Mục tiêu chính của sản xuất là chế phẩm vi khuẩn nốt sần chất lượng cao, >5 x 108 rhizobia/g và tạp nhiễm cao nhất là 1 x 108 vi khuẩn tạp nhiễm/g. Một số chi tiết của qui trình công nghệ khác nhau ở mỗi viện phụ thuộc vào cơ sở vật chất và kinh nghiệm. Ở một mức độ nào đó thì công nghệ sản xuất chế phẩm được ứng dụng và có thay đổi cho phù hợp từ các công nghệ của các nước mà công nghiệp sản xuất chế phẩm thành công, đó là Mỹ và Úc. Dự án đã quyết định rằng CB1809 và NC92 sẽ được sử dụng cho sản xuất chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho cây đậu tương và lạc tại Việt nam bởi vì thí nghiệm thực hiện ở các vùng canh tác các cây này trong nước cho thấy các chủng này là các chủng tốt nhất. Chúng làm tăng trọng lượng nốt sần, tăng năng suất sinh khối và hạt so với các chủng địa phương đã thử nghiệm. Trong tương lai, sự đánh giá các chủng sẽ có thể cần thiết để cố gắng phát triển các chủng tốt hơn nữa. Dự án cũng đã đề xuất rằng các chủng này sẽ được cung cấp hàng năm từ phòng Quản lý Chất lượng (QA) độc lập cho các cơ quan nhà nước và tư nhân sản xuất chế phẩm cùng với qui trình duy trì giống và sản xuất giống. Chi tiết được chỉ ra trong phần 5.2. Than bùn sẽ là nguồn chất mang chính cho sản xuất chế phẩm tại Việt nam trong tương lai gần. Chi tiết xem trong mục 5.2 do có nguồn than bùn khác nhau, tính hiệu quả của nó và có khả năng tăng cường tính hiệu quả này. Các chỉ dẫn chi tiết được nêu ra đối với pH và lượng nước thích hợp đối với cơ chất dùng cho sản xuất. Một thí nghiệm đã được hoàn tất so sánh các phương pháp khử trùng than bùn khác nhau. Sau khi than bùn được khử trùng một số mẫu được sử dụng trực tiếp để xác định tạp nhiễm. 5 Các mẫu than bùn khác cấy vào môi trường Glucose Pepton lỏng và sau đó dịch lỏng này được đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật sau 3 giờ, 24, 36 và 72 giờ. Các mẫu này cũng đã được nhiễm với rhizobium và sau đó xác định số lượng trong mẫu theo thời gian. Nghiệm thức tốt nhất theo nghĩa là có số lượng rhizobium cao nhất và có số lượng vi sinh vật tạp nhiễm thấp nhất là nghiệm thức khử trùng bằng autoclave ở 60 phút và chiếu xạ gamma liều lượng 30 kGy. Hiện tại Việt nam chưa có tiêu chuẩn chất lượng riêng cho chế phẩm vi khuẩn nốt sần mà chỉ mới có tiêu chuẩn cho phân bón vi khuẩn cố định đạm. Tuy nhiên, rất quan trọng để có chương trình QA cho chế phẩm vi khuẩn nốt sần (rhizobia). Một số cải thiện đối với Tiêu Chuẩn Quốc gia Việt nam cho Phân bón Vi sinh vật Cố định đạm (TCVN 6166-1996) đã được thực hiện để làm cho nó phù hợp hơn đối với chế phẩm vi khuẩn cố định đạm rhizobia, dựa vào công nghệ sản xuất và đòi hỏi về hiệu quả. Tiêu chuẩn mới này sử dụng cấu trúc tốt và dễ hiểu của tiêu chuẩn hiện tại. Tên cho tiêu chuẩn được đề xuất là Tiêu chuẩn Quốc Gia Việt nam đối với Cế phẩm vi khuẩn nốt sần ở cây họ đậu. Tiêu chuẩn này bao gồm chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật của chế phẩm, bao gồm cả nhãn hiệu hàng hoá cũng như phương pháp tiến hành và báo cáo. Kết quả trình diễn đồng ruộng và hiệu quả của các trình diễn này đối với việc tăng cường hiểu biết của nông dân Tổng số 168 trình diễn đã được thực hiện cho đến nay A total of 168 tại 10 tỉnh. Trình diễn đồng ruộng bao gồm hai nghiệm thức: +nhiễm và không hay có sử dụng phân bón N nhưng ở liều lượng thấp. Kết quả chỉ ra trong Phụ lục 3. Một cách tổng quát, sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần làm tăng thu nhập của nông dân, trung bình 4.500.000VNĐ/ha. Múc độ tăng thì thay đổi tuỳ theo địa diểm. Ở Bầu Đồn, Tây Ninh nông dân trồng lạc lợi được khoảng 500.000VNĐ/ha nhưng ở Châu Thành, Trà Vinh nông dân thu lợi cao hơn nhiều 14.200.000VNĐ/ha. Tương tự đối với đậu tương, lợi nhuận tăng thêm là 11.640.000VNĐ ở Dương Minh Châu, Tây Ninh. Tại tỉnh Đồng Tháp nông dân thu lợi từ chế phẩm trung bình là 4.900.000VNĐ/ha. Tại Đồng Tháp, làng Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã thực hiện trình diễn trên diện tích đất lớn (61.5 ha) và với sự tham gia của 120 nông dân, năng suất tăng trung bình là 12.5%, tương đương với 300 kg hạt/ha. Nông dân thu lợi khoảng 4.900.000 VNĐ/ha so với lối canh tác cũ dùng phân bón N hoá học. Các trình diễn đồng ruộng này được thực hiện song song với các hoạt động đào tạo và khuyến nông và có kết quả rất tốt cải thiện hiểu biết của nông dân về lợi ích của chế phẩm vi khuẩn nốt sần đối với sản xuất cây họ đậu. Nông dân đã được mời đến ruộng trình diễn ít nhất là một lần, ở nhiều điểm trình diễn nông dân thăm ruộng, lấy mẫu nốt sần, mẫu sinh khối và thu hoạch hạt. Có hơn 3400 lượt người tham gia. Nông dân cũng được cung cấp tài liệu khuyến nông. Hơn nữa, cán bộ dự án, khuyến nông viên giải thích cho nông dân hiểu biết về cố định đạm sinh học, vi khuẩn nốt sần hoạt động như thế nào và điều kiện gì để quá trình nhiễm đạt hiệu quả cao. Nông dân rất hứng thú trong việc tìm hiểu về quá trình cố định đạm khí trời bởi rhizobia. 6 5. Báo cáo chi tiết Báo cáo này bao gồm chi tiết về các thí nghiệm về chủng rhizobia, qui trình sản xuất chế phẩm, QA, phân phối và ứng dụng chế phẩm, kết quả và đánh giá các trình diễn đồng ruộng , theo tiêu đề đòi hỏi của báo cáo, như sau: • Giới thiệu hai chủng của Úc vào Việt nam, ảnh hưởng của nó đến sản xuất cây họ đậu và hiệu quả, phân tích so sánh giữa các chủng địa phương và nhập nội. • Qui trình sản xuất chế phẩm chất lượng cao, đóng gói, dự trữ, phân phối và áp dụng trên đồng ruộng và quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. • Kết quả trình diễn đồng ruộng, bao gồm đánh giá sinh học và kinh tế, chỉ ra lợi nhuận sau này đối với hệ thống canh tác xen canh và hiệu quả của trình diễn đồng ruộng trong việc cải thiện hiểu biết của nông dân về lợi nhuận mang lại từ chế phẩm. 5.1. Giới thiệu hai chủng của Úc vào Việt nam, ảnh hưởng của nó đến sản xuất cây họ đậu và hiệu quả, phân tích so sánh giữa các chủng địa phương và nhập nội Giới thiệu Nghiên cứu về chế phẩm cố định đạm cho cây họ đậu đã được thực hiện từ những năm 1980 tại Trường Đại học Hà nội, Viện Nông hoá Thổ nhưỡng SFI (VASI), và ở Miền Nam là Trường Đại học Cần Thơ (CTU), IAS và OPI (nay đổi tên là IOOP). Một cách tổng quát, mục tiêu nghiên cứu là lựa chọn các chủng, sản xuất nhỏ và thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng đánh giá hiệu quả của chế phẩm. Mỗi viện tập trung nghiên cứu ở các vùng nhất định và nhóm cây trồng khác nhau, ví dụ như CTU tại Đồng bằng Sông Mekong với cây đậu tương, IAS tại vùng Đông Nambộ với lạc, OPI đối với lạc và đậu tương tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và vùng Cao Nguyên. Các chủng đề xuất cho sản xuất chưa được nghiên cứu lựa chọn cho qui mô quốc gia và các kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất chưa được chia sẽ giữa các viện nghiên cứu. Do đó, ngay cả có lịch sử nghiên cứu và sản xuất nhưng tại Việt nam nhưng cho đến nay chế phẩm vi khuẩn nốt sần vẫn chưa có mặt trên thị trường và nông dân ở múc độ rộng lớn không hiểu biết gì về tiềm năng lợi ích của chúng. Thay vào d8ó, nông dân sử dụng phân bón N hoá học đắt tiền cho cây họ đậu của họ. Trong phần báo cáo này đánh giá các chủng quí hiếm quốc tế tại các vùng trồng cây họ đậu trong nước và so sánh chúng với các chủng quốc gia (Việt nam) . Các chủng địa phương và nhập có nguồn gốc từ các viện nghiên cứu Việt nam, từ NifTAL (USA), ALIRU (Australia), DOA (Thailand), Hàn quốc và Achentina. Một số các chủng này hiện đang sử dụng sản xuất thương mại chế phẩm như là chủng CB1809 (đậu tương) và NC92 (đậu phộng) tại Úc. Chúng tôi thực hiện hai bộ thí nghiệm: thí nghiệm trong chậu và thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Phương pháp Lựa chọn các chủng rhizobia Thiết kế thí nghiệm là RBDR với 3 block. The experimental design was a randomized complete block design with three blocks. Trong các thí nghiệm trong chậu, có 13 nghiệm thức cho đậu phộng (11 chủng, đối chứng có bón phân N và không nhiễm, đối chứng không 7 bón phân N và không nhiễm). và có 18 nghiệm thức cho đậu tương (17 chủng, đối chứng có bón phân N và không nhiễm, đối chứng không bón phân N và không nhiễm). Thông tin về các chủng được chỉ ra trong bảng 1. Mỗi chủng được nuôi cấy trong môi trường yeast manitol lỏng (YMB) từ 5 – 7 ngày để đạt được độ đục tối đa (khoảng 1 x 109 tế bào/ml). Dịch sinh khối lỏng này sau đó được trộn vào than bùn đã khử trùng và để cho ổn định trong 1 tuần. Hạt được nhiễm với chế phẩm 105–106 tế bào/hạt ngay trước khi gieo. Thí nghiệm đã sử dụng đất cát bạc màu tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Đất được lấy ở độ sâu 10– 15 cm và vận chuyển về Trạm Thực nghiệm Bình Thạnh của OPI. Đất được trộn đều, sau đó qua rây 5-mm. Đất sau đó trộn đều với bụi xơ dừa (1:1) và vôi và để yên 1 tuần. Mỗi chậu 1.7 kg hỗn hợp này. Khả năng giữ nước của đất được xác định để xác định lượng nước thêm vào. Phân bón áp dụng như sau: KH2PO4 - 195 mg/pot; KCl - 168.4 mg/pot; MgSO4.7H2O - 22.21 mg/pot; ZnSO4.7H2O - 20.63 mg/pot; (NH4)6Mo7O24.7H2O - 0.81 mg/pot. Trồng 5 cây/chậu và bỏ đi 2 cây sau 7 ngày. Cây thu hoạch sau 30 ngày đối với đậu tương và 45 ngày đối với lạc. Số lượng nốt sần, trọng lượng khô nốt sần, sinh khối khô được xác định khi thu hoạch. Bảng 1. Thông tin về các chủng rhizobium STT Tên chủng Cây Nguồn 1 NC92 Lạc Australia 2 Tal 179 Lạc NifTAL 3 P088183 Lạc Thailand 4 P03818 Lạc Thailand 5 GL1 Lạc OPI – local strain 6 GL2 Lạc SFI – local strain 7 GL14 Lạc OPI – local strain 8 LAC1 Lạc SFI – local strain 9 P3 Lạc OPI – local strain 10 P1 Lạc OPI – local strain 11 CTP Lạc CTU – local strain 12 CB1809 Đậu tương Australia 13 U110 Đậu tương NifTAL 14 SEMIA 5019 Đậu tương NifTAL 15 S01015 Đậu tương Thailand 16 S1059 Đậu tương Thailand 17 Ach Đậu tương Argentina 18 YCK Đậu tương Korea 19 SL1 Đậu tương SFI – local strain 20 DT2 Đậu tương SFI – local strain 21 SL2 Đậu tương SFI – local strain 22 DL1 Đậu tương OPI – local strain 23 DL2 Đậu tương OPI – local strain 24 CJ1 Đậu tương OPI – local strain 25 CJ2 Đậu tương OPI – local strain 26 S6 Đậu tương OPI – local strain 27 S37 Đậu tương OPI – local strain 8 Thí nghiệm đồng ruộng Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành tại 10 vùng trồng đậu chính tại Việt nam, từ vùng núi cao phía bắc, vùng Duyên hải miền Trung đến vùng đất cao Miền nam và Đồng bằng Sông Cửu Long. Các tỉnh tham gia thí nghiệm này là Sơn La, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Daklak, DakNong, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang và Trà Vinh. Có ít nhất 5 nghiệm thức thí nghiệm: 1. Nông dân, không bón phân N 2. Nông dân, bón phân N 3. Nhiễm với chủng của Úc CB1809 (đậu tương) hoặc là NC92 (đậu phộng), không bón phân N 4. Nhiễm với chủng địa phương: SL1 (đậu tương) hoặc GL1 (đậu phộng), không bón phân N 5. Nhiễm với chủng địa phương: SL2 (đậu tương) hoặc GL2 (đậu phộng), không bón phân N Nguồn chủng giống: SL1: chủng Việt nam (đậu tương) từ trường ĐH Cần Thơ SL2: chủng Việt nam (đậu tương) từ SFI (VASI – chương trình các chủng vi sinh vật quốc gia) GL1: chủng Việt nam (lạc) - OPI GL2: chủng Việt nam (lạc) - SFI (VASI - chương trình các chủng vi sinh vật quốc gia) CB1809: Chủng thương mại của Úc (đậu tương) từ ALIRU NC92: Chủng thương mại của Úc (đậu tương) từ ALIRU Các chỉ tiêu là: trọng lượng khô nốt sần, năng suất sinh khối và hạt. Ô thí nghiệm ít nhất là 20 m2 với 4 lần lập lại. Bố trí thí nghiệm kiểu RCBD. Phụ thuộc vào vùng canh tác, ngày gieo, sự chuẩn bị đất, bón phân, ngày lấy mẫu thì khác nhau. Chi tiết có thể cung cấp nếu cần. Chế phẩm trên nề than bùn được cung cấp bởi 3 viện nghiên cứu của Việt nam (OPI, IAS và SFI) và trong mốt số thí nghiệm các chế phẩm thương mại của úc được sử dụng như là đối chứng dương. Liều lượng nhiễm là 1–2 kg/ha đối với chế phẩm của Việt nam và 0.25 kg/ha đối với chế phẩm thương mại của Úc. Các chế phẩm được xác định chất lượng bởi OPI trước khi tiến hành thí nghiệm. Phương páho nhiễm vào hạt được áp dụng. Các phương pháp lấy mẫu, tiến hành xác định nốt sần, sinh khối và năng suất hạt ssẽ được cung cấp nếu cần. Kết quả và thảo luận Lựa chọn các chủng Tất cả các chủng thí nghiệm đều làm tăng nốt sần và năng suất bso với đối chứng (bảng 2). Dựa vào các số liệu của nốt sần phân ra làm 3 nhóm: - Nốt sần cao nhất: NC92, GL1, GL2 - Nốt sần trung bình: P12, GL14, P03818 - Nốt sần thấp: P08183, CTP, P31, LAC1, Tal179 9 Có tương quan chặt giữa số lượng nốt sần, trọng lượng nốt sần và sinh khối (r2=0.82) trong khi đó tương quan giữa nốt sần và chiều cao cây không đáng kể (r2=0.27). kết quả cho thấy at NC92, GL1 và GL2 là các chủng tốt nhất. Chúng sản xuất nhiều nốt sần và nhiều sinh khối hơn các chủng khác. Bảng 2. Nốt sần và tăng trưởng của lạc nhiễm với các chủng rhizobia khác nhau Chủng rhizobium Số lượng nốt sần/cây Trọng lượng nốt sần/cây (mg) Chiều cao cây (cm) Sinh khối khô (g/cây) 1. NC92 79 b 93 b 33 abcd 2.7 b 2. P08183 29 gh 35 fg 29 cd 1.7 ghi 3. CTP 44 e 52 d 36 ab 2.2 def 4. GL1 113 a 136 a 35 abc 3.8 a 5. P31 35 fg 42 ef 31 bcd 1.7 hij 6. GL2 77 b 91 b 35 ab 2.5 bc 7. P12 54 cd 66 c 35 ab 1.9 fgh 8. GL14 60 c 72 c 32 abcd 1.9 efg 9. LAC1 39 ef 47 de 38 a 1.6 ij 10. Tal 179 27 h 33 g 35 ab 1.5 jk 11. P03818 53 d 63 c 32 abcd 2.4 cd Đối chứng 1 11 i 12 h 27 d 1.2 k Đối chứng 2 5 i 6 h 32 abcd 2.2 de CV% 10.6 11.4 12.7 8.6 Đối chứng 1: không nhiễm, không bón phân N Đối chứng 2: không nhiễm, bón phân N (100ppm) Nguồn: OPI Bảng 3. Nố
Luận văn liên quan