Đề tài Thiết kế tài chính quản trị cho công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long

Trong nền kinh tế tài chính của thế giới cũng như của của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 đang thay đổi một cách nhanh chóng với những biến động khó lường. Sự thay đổi đó đặt ra yêu cầu cho mỗi một doanh nghiệp sự năng động, khả năng nhạy bén với thị trường cùng với những chiến lược tài chính khôn ngoan. Tài chính doanh nghiệp luôn là tổng hoà mọi mối quan hệ kinh tế. Các nội dung và giải pháp tiền tệ không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài chính, tăng thu nhập tăng trưởng kinh tế, mà còn phải quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Điều đó đòi hỏi hoạt động tài chính cần phải được nghiên cứu và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật, bằng các công cụ và biện pháp quản lý có hiệu quả. Nghiên cứu các vấn đề quản trị tài chính là một công việc vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp và có vai trò quan trọng tích cực trong công việc tiến hành và kiểm soát hoạt động kinh tế, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tài chính là một chức năng quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, ngân hàng, các định chế tài chính, bệnh viện, trường học cho đến các tổ chức Nhà nước. Vậy trong doanh nghiệp công việc của nhà quản trị tài chính là gì? Đó là dự báo, lên kế hoạch tài chính, phân tích các dự án đề ra quyết định đầu tư dài hạn, phân tích các nguồn tài trợ sẵn có để quyết định phương án huy động vốn. Để làm tốt công việc này, nhà quản trị tài chính cần những hiểu biết về thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn muốn tối ưu hoá các hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy nhà quản trị tài chính doanh nghiệp còn phải thường xuyên xem xét và ra các quyết định về mức tiền mặt và tồn kho tối ưu, các chính sách tín dụng bán hàng, khai thác các nguồn tài trợ và đầu tư ngắn hạn hiệu quả nhất, chia lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu tư hợp lý để doanh nghiệp có thể phát triển và đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

pdf55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế tài chính quản trị cho công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Lời mở đầu Trong nền kinh tế tài chính của thế giới cũng như của của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 đang thay đổi một cách nhanh chóng với những biến động khó lường. Sự thay đổi đó đặt ra yêu cầu cho mỗi một doanh nghiệp sự năng động, khả năng nhạy bén với thị trường cùng với những chiến lược tài chính khôn ngoan. Tài chính doanh nghiệp luôn là tổng hoà mọi mối quan hệ kinh tế. Các nội dung và giải pháp tiền tệ không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài chính, tăng thu nhập tăng trưởng kinh tế, mà còn phải quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Điều đó đòi hỏi hoạt động tài chính cần phải được nghiên cứu và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật, bằng các công cụ và biện pháp quản lý có hiệu quả. Nghiên cứu các vấn đề quản trị tài chính là một công việc vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp và có vai trò quan trọng tích cực trong công việc tiến hành và kiểm soát hoạt động kinh tế, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tài chính là một chức năng quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, ngân hàng, các định chế tài chính, bệnh viện, trường học cho đến các tổ chức Nhà nước. Vậy trong doanh nghiệp công việc của nhà quản trị tài chính là gì? Đó là dự báo, lên kế hoạch tài chính, phân tích các dự án đề ra quyết định đầu tư dài hạn, phân tích các nguồn tài trợ sẵn có để quyết định phương án huy động vốn. Để làm tốt công việc này, nhà quản trị tài chính cần những hiểu biết về thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn muốn tối ưu hoá các hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy nhà quản trị tài chính doanh nghiệp còn phải thường xuyên xem xét và ra các quyết định về mức tiền mặt và tồn kho tối ưu, các chính sách tín dụng bán hàng, khai thác các nguồn tài trợ và đầu tư ngắn hạn hiệu quả nhất, chia lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu tư hợp lý để doanh nghiệp có thể phát triển và đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Trên đây, chính là nội dung của môn học Quản trị tài chính. Đồng thời, thực tế cho thấy công tác quản lý sản xuất kinh doanh mang nặng kiểu quản lý hành chính, nhiều sự áp dụng không hợp lý và nhiều vấn đề bất cập, buộc các doanh nghiệp phải tự tìm ra con đường đúng đắn và phương pháp sản xuất kinh doanh hợp lý, do đó, thực tế sẽ có nhiều sự khác biệt với lý thuyết và những bất hợp lý. Để hiểu rõ được những nội dung này, ta sẽ tìm hiểu một công ty cụ thể. Đó chính là mục đích của bài thiết kế này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã giúp em hoàn thành bài viết này. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 1 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Chương I GIỚI THIỆU CHUNG I - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển Lịch sử hình thành: Nhà máy cá hộp Hạ Long được xây dựng từ năm 1957 do Liên Xô cũ viện trợ là một trong những cơ sở công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc. Ngày 6/1977 đổi tên thành Nhà Máy Chế biến Thủy sản Hải phòng là thành viên và là cơ sở để thành lập Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Hải Phòng Ngày 17/6/1989 trở lại tên Nhà máy cá hộp Hạ Long với chiến lược sản xuất tập trung chủ yếu vào sản phẩm đồ hộp. Ngày 24/8/1994 Tách khỏi Xí nghiệp liên hợp Thủy sản trở thành một doanh nghiệp độc lập với đầy đủ tư cách pháp nhân và đổi tên thành Công ty Đồ hộp Hạ Long Ngày 3/1996 trở thành một đơn vị thuộc Tổng công ty Thủy Sản Việt Nam (Seaprodex) Ngày 01/04/1999 Trở thành Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long theo quyết định số 256/1998QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/1998 Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán CAN ngày 18 /10/ 2001 tại sàn giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh. Tổ chức kiểm toán năm gần nhất (2006): Công ty dịch vụ Tư vấn Tài Chính và Kiểm ToánAASC. Nhóm ngành: Chế biến thực phẩm Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng KL CP đang niêm yết: 5.000.000 cp KL CP đang lưu hành: 4.999.880 cp Địa chỉ: 71 Lê Lai - Ngô Quyền - Hải Phòng Tel: 84-(31) 3836 555 Fax: 84-(31) 3836 155 Email: halong@canfoco.com.vn Website: Quá trình phát triển Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 2 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Giai đoạn xây dựng và chuyển hướng mở rộng sản xuất (1957-1964) Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, ngày 13/5/1955, Hải Phòng được hoàn toàn giải phóng. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà máy cá hộp Hạ Long Hải Phòng được xây dựng với nhiệm vụ chính là sản xuất cá trích ngâm dầu đóng hộp trên cơ sở nguồn nhưyưn liệu khai thác ở vùng Vịnh Bắc Bộ. Ngày 2/1957 nhà máy cá hộp Hạ Long đã cho ra đời những sản phẩm đẩu tiên để rồi vừa sản xuất vừa hoàn thiện.Tuy nhiên nguồn nguyên liệu ở vịnh Bắc Bộ không đủ để đáp ứng cho sản xuất, nhà máy đã phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng sản xuất cả thịt rau quả… Lô gô của đồ hộp Hạ Long đã trở nên quen thuộc không chỉ trong nước mà ra còn ra cả Châu Âu vào thời kỳ đó, và là biểu tượng của Việt Nam nông nghiệp đang trên con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964-1968) Với sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 5/8/1964, Mỹ đưa không quân ra ném bom miền Bắc, Hải Phòng, đầu mối giao thông vận tải lớn của miền Bắc, là mục tiêu không quân Mỹ tập trung đánh phá. Nhà máy đã phải di chuyển, sơ tán để tiếp tục duy trì sản xuất phục vụ tiền tuyến và cho cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Giai đoạn phục hồi nhà máy (1968-1972) Sau cuộc tiến công và nổi dậy đầu năm Mậu Thân 1968, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, nhà máy di chuyển về Hải Phòng tiếp tục sản xuất. Từ năm 1970 Nhà máy là đơn vị sản xuất của ngành thủy sản Việt Nam bắt đầu sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu do chuyên gia của hãng Casacruc (Pháp) hướng dẫn sản xuất và ký hợp đồng mua sản phẩm. Giai đoạn chống chiến thắng tranh phá hoại lần thứ hai (1972) Ngày 16/4/1972, Mỹ tung lực lượng lớn không quân đánh phá miền Bắc nhằm làm suy yếu sự chi viện cho miền Nam, làm kiệt quệ miền Bắc, gây áp lực trong cuộc đàm phán tại Paris. Nhà máy lại tiếp vừa sơ tán vừa sản xuất với các sản phẩm chính là đồ hộp thịt, thịt xay, patê gan, tôm ướp đông, ruốc hành quân cho quân đội và thức ăn chính cho nội địa. Giai đoạn xây dựng và phát triển sau chiến tranh: Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 3 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Sau chiến tranh, Nhà máy đã tiếp tục xây dựng và phát triển. Từ sau khi thống nhất Tổ quốc 1975, Nhà máy phát triển mạnh về nhiều măt: Xây dựng xưởng chề biến đông lạnh với các hệ thống thiết bị Nhật và Nauy; mở rộng các thị trường Pháp, Hongkong, Úc…; Xây dựng xưởng sản xuất Agar với sự giúp đỡ của CHDC Đức và đã tự nghiên cứu thành công quy trình chiết khấu Agar từ rong câu chỉ vàng Việt Nam, và là đơn vị đầu tiên trong ngành thuỷ sản thuỷ sản Việt Nam đưa vào sản xuất đại trà Agar từ rong biển chỉ vàng của Việt Nam. Từ năm 1986-1987, công ty đã thành công trong nghiên cứu sản xuất viên nang dầu gan cá và đã sản xuất viên nang dầu gan cá và đã sản xuất với gần 300 triệu viên nang/năm và đã nhận gia công viên vitamin A cho các cơ sở dược trong nước theo chương trình chông mù loà cho trẻ em của Liên hợp quốc. Từ năm 1995,1996 Công ty đã đẩy mạnh sản xuất cá hộp xuất khẩu. Cũng trong giai đoạn này, Nhà máy cá hộp Hạ Long được đổi tên thành Công ty Đồ hộp Hạ Long Hải Phòng. Nhiều sản phẩm của Công ty đã được tặng huy chương vàng trong các hội chợ Quốc tế - Việt Nam. Sản lượng của Công ty từ chỗ vài chục tấn đã tăng lên hàng trăm tấn. Giai đoạn từ khi cổ phần hoá đến nay: Ngày 31/12/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển Công ty đồ hộp Hạ Long thành Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long. Tại thời điểm thành lập: Vồn nhà nước ( Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam nắm giữ ) : 40,8 % Vốn nước ngoài ( Anh) : 26,3 % Còn lại là cổ đông thể nhân trong nước. Tên giao dịch chính chính thức của Công ty là: HALONG CANNED FOOD STOCK CORPORATION viết tắt là: HALONG CANFOCO. Ngày 25/2/1999, Đại hội cổ đông thành lập đã được tiến hành và từ 199, Công ty bắt đầu chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty đang tiếp tục đổi mới để phát triển với các mục tiêu và chiến lược phát triển trung, dài hạn. Sản phẩm của Công ty liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, được nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt, danh hiệu sức khoẻ vì cộng đồng … 2. Chức năng nhiệm vụ Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 4 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh: Ngành nghề chủ yếu là: Sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp. Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm. Sản xuất các chế phẩm từ rong biển, các chế phẩm đặt biệt có nguồn gốc tự nhiên như dầu cá. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đặc sản, thức ăn nhanh và các sản phẩm thức ăn chăn nuôị Kinh doanh XNK trực tiếp (Xuất: thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; thực phẩm đóng hộp, hàng công nghệ phẩm Nhập: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ SXKD. Ngoài ra: Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp: xuất khẩu: các loại thuỷ hải sản, súc sản đông lạnh, thực phẩm đồ hộp, hàng công nghệ phẩm; nhập khẩu: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh. Kinh doanh xăng dầu, ga, khí hoá lỏng. Phạm vi hoạt động Về thị trường và cạnh tranh + Trong nước: Halong Canfoco có độ bao phủ thị trường trong cả nước; tuy nhiên các sản phẩm chủ lực tập trung chủ yếu ở miền Bắc. + Nước ngoài: Công ty có các thị trường truyền thống như Hồng Kông, Áo, Đức, Đài Loan, đồng thời đang hường tới các thị trường tiềm năng như Mũ, Trung Đông… Công ty có hai code xuất khẩu cá đóng hộp vào thì trường EU (DH40 và DH203). Về hệ thống phân phối : Công ty có các Chi nhánh tại các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức phân phối hàng của Công ty sản xuất đến các đại lý và người tiêu dùng. 3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 5 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. GĐ CƠ ĐIỆN LẠNH - ĐT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Tiểu ban Chiến lược & đầu tư Tiểu ban nhân sự Tiểu ban Tài chính Tiểu ban Công bố thông tin TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT GĐ TT R&D GĐ TÀI CHÍNH - Phòng Kế toán – Tài chính - Ban kiểm toán nội bộ - Phòng Marketing và hỗ trợ bán hàng - Chi nhánh Hà Nội - Chi nhánh Đà Nẵng - Chi nhánh HCM - Chi nhánh Hải Phòng - Phòng TCHC - P. BVQS - P. XNK & TTĐB - Phòng CNƯD – QLCL - C.ty THNN MTV TP ĐHHL - C.ty TNHH MTV TM ĐHHL - X. Quảng Nam - P. KHCƯ Xưởng Chế biến 1 Xưởng Chế bién 2 Xưởng Chế biến 3 Xưởng Chế biến 4 Xưởng Chế biến 6 - Trường mầm non - Văn phòng Công đoàn Trung tâm nghiên cứu & phát triển sản phẩm - Phòng Kỹ thuật Cơ điện - Ngành lạnh - Ngành giấy in - Xưởng Cơ điện – Năng lượng - Ban quản lý MT - Ban quản lý dự án BAN KIỂM SOÁT THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận của công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 6 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau: • Thông qua định hướng phát triển của công ty. • Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị theo tỷ lệ % trong Điều lệ công ty trên tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. • Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. • Quyết định mua lại trên 10 % tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại • Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiết hại cho công ty và cổ đông công ty. • Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế độ nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Hội đồng quản trị công ty thành lập 4 tiểu ban giúp cho Hội đồng quản lý chuyên sâu trong các lĩnh vực sau: • Tiểu ban chiến lược và đầu tư: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty thẩm định tính khả thi của các dự án, giám sát các bước thực hiện dự án cho đến khi kết thúc quá trình đầu tư; xây dựng các chiến lược phát triển, các dự án đầu tư dài hạn nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hoạt động của công ty giúp cho công ty phát triển bền vững và ổn định. • Tiểu ban Nhân lực: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty xem xét tình hình nhân lực và xây dựng chiến lược về con người phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. • Tiểu ban Tài chính: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty đánh giá tình hình tài chính, đưa ra những chiến lược phát triển khả năng tài chính của công ty. • Tiểu ban Công bố thông tin: có trách nhiệm công bố các thông tin cần thiết cho HĐQT công ty và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin đã công bố. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 7 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp, lý hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kỉêm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động của kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát có thể kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc : Là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiền quyền và nhiệm vụ được giao. Có 1 Phó tổng giám đốc và 3 Giám đốc: Giám đốc Tài chính, Giám đốc TT R&D, Giám đốc Cơ điện lạnh - ĐT là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. Các phòng ban và chi nhánh trực thuộc: Các chi nhánh được kinh doanh thêm những mặt hàng phù hợp với quy định trong Giấy phép kinh doanh của Công ty, chấp hành các nội quy, quy chế và sự phân cấp của Công ty, pháp huật Nhà nước.  Xưởng Nha Trang, Quảng Nam là những đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện chế độ hạch toán báo sổ có nhiệm vụ tổ chức liên kết kinh doanh sản xuất, thu gom, sơ chế và cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty;  Các Chi nhánh Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, … là các đơn vị hạch toán phù thuộc có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty;  Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm đồ hộp Hạ Long được tách ra từ Chi nhánh Hồ Chí Minh, hạch toán độc lập; Công ty TNHH một thành viên thương mại Đồ hộp Hạ Long là đơn vị hạch toán độc lập. Các phân xưởng sản xuất chế biến được tổ chức theo từng ngành hàng, đứng đầu là các Quản đốc, có nhiệm vụ triển khai, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Các phân xưởng phụ trợ, kho hàng là các đơn vị đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất được hoàn thiện. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 8 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Các cơ sở phúc lợi: Trường mầm non nhằm thực hiện chủ trương đãi ngộ, khuyến khích người lao động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Các phòng ban quản lý thực hiện các công việc chức năng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc được thực hiện hiệu quả: • Phòng Marketing và hỗ trợ bán hàng • Phòng Kế toán – Tài chính • Ban kiểm toán nội bộ • Phòng tổ chức hành chính • Phòng Bảo vệ - Quân sự • Phòng XNK – TTĐB • Phòng Công nghệ ứng dụng - Quản lý chất lượng • Phòng Kế hoạch cung ứng • Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ( Trung tâm R&D) • Phòng Kỹ thuật cơ điện • Ngành lạnh • Ngành Giấy in • Xưởng Cơ điện – Năng lượng • Ban quản lý Môi trường • Ban quản lý Dự án 4. Lực lượng lao động của Công ty Giới thiệu tóm tắt Tổng số CBCNV là 1077 người. Trong đó: Nam : 358 người. Nữ : 719 người. Chất lượng lao động: Trình độ Số lượng (người) 1. Thạc sỹ 1 2. Đại học 175 3. Trung cấp 195 4. Lao động phổ thông 706 Tổng số 1077 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 9 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Nhận xét Lực lượng lao động của công ty khá tốt và ổn định, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Đội ngũ nhân sự chủ chốt là những người giàu kinh nghiệm, gắn bó với công ty, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Qua bảng trên, số người có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động của công ty. Đây là một thế mạnh của Đồ hộp Hạ Long. 5. Tài sản và nguồn vốn của Công ty Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long năm 2009 S T T Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Giá trị (đ) Tỷ trọng % Giá trị (đ) Tỷ trọng % I Tổng giá trị tài sản 156.499.741.184 100 165.254.944.750 100 1 Tài sản ngắn hạn 111.758.839.968 119.906.228.480 2 Tài sản dài hạn 44.740.901.216 45.348.716.270 II Tổng nguồn vốn 156.499.741.184 100 165.254.944.750 100 1 Vốn chủ sở hữu 79.018.590.911 85.552.264.462 2 Nợ phải trả 77.209.864.558 79.431.394.573 3 Lợi ích của cổ đông thiểu số 271.285.715 271.285.715 Nhận xét về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Như chúng ta đã biết, để hoạt động kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều cần có vốn. Do đó, doanh nghiệp luôn phải đặt vấn đề bảo toàn và phát triển vốn lên hàng đầu. Từ bảng tổng hợp trên ta có thể thấy Công ty có tài sản và nguồn vốn lớn, cho thấy sức sản xuất và khả năng tài chính mạnh mẽ, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp. Từ đầu năm đến cuối năm, tổng tài sản và nguồn vốn tăng 875.203.566 đồng, tương ứng tăng 5,59 %. Sự tăng lên không lớn của giá trị tài sản và nguồn vốn cho thấy sự khá ổn định về quy mô của công ty từ năm 2008 đến năm 2009. Về tài sản, giá trị tài sản ngắn hạn và dài hạn đều có sự tăng lên nhưng tăng lên không lớn. Cụ thể, tài sản ngắn hạn tăng 8.147.388.512 đồng, tương ứng với tăng 7,29 %; tài sản dài hạn tăng 607.815.054 đồng, tương ứng tăng 1,36 %. Ta có thể thấy giá Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 10 of 55 MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1. THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH trị tài sản ngắn hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Và sang năm 2009, giá trị tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tăng từ 71,41 % đến 72,56 % trong tổng giá trị tài sản. Về nguồn vốn, cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của công
Luận văn liên quan