Đề tài Thời gian lưu thông

Thời gian sản xuất dĩ nhiên bao gồm thời kì quá trình lao động, nhưng quá trình lao động lại không bao trùm hết toàn bộ thời gian sản xuất. Thời gian sản xuất gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Trước hết chúng ta cần nhớ rằng một bộ phận của tư bản bất biến tồn tại dưới hình thái những tư liệu lao động như máy móc, nhà xưởng,. những thứ này chừng nào còn tồn tại thì còn được dùng trong những quá trình lao động giống nhau, không ngừng lặp đi lặp lại. Sự gián đoạn có tính chất chu kì của quá trình lao động, ví dụ ban đêm tuy làm gián đoạn sự hoạt động của của những tư liệu sản xuất đó, nhưng không làm gián đoạn sự có mặt của chúng ở địa điểm sản xuất. Tư liệu lao động vẫn tiếp tục nằm ở đấy, không những khi chúng hoạt động mà ngay cả khi chúng không hoạt động nữa. Mặt khác nhà tư bản cần phải có sãn 1 số dự trữ nhất định về nguyên liệu và vật liệu phụ để cho quá trình sản xuất có thể diến ra trong 1 thời gian tương đối dài, theo một quy mô đã định trước, mà không phải phụ thuộc vào sự ngãu nhiên của lượng cung hàng hóa hàng ngày của thị trường. Dự trữ nguyên liệu đó,vv,, chỉ được tiêu dùng trong sản xuất dần đần, từng ít một. Do đó có 1 sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất của tư bản với thời gian hoạt động của tư bản

doc11 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thời gian lưu thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian lưu thông MỤC LỤC 1. Bản chất của lưu thông 2 2. Mối quan hệ giữa thời gian lưu thông và thời gian sản xuất 5 3. Các giai đoạn của quá trình lưu thông 6 4. Lưu thông được nghiên cứu về mặt chu chuyển 8 1. Bản chất của lưu thông Thời gian tuần hoàn = thời gian sản xuất + thời gian lưu thông Trong đó: Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất dĩ nhiên bao gồm thời kì quá trình lao động, nhưng quá trình lao động lại không bao trùm hết toàn bộ thời gian sản xuất. Thời gian sản xuất gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Trước hết chúng ta cần nhớ rằng một bộ phận của tư bản bất biến tồn tại dưới hình thái những tư liệu lao động như máy móc, nhà xưởng,.. những thứ này chừng nào còn tồn tại thì còn được dùng trong những quá trình lao động giống nhau, không ngừng lặp đi lặp lại. Sự gián đoạn có tính chất chu kì của quá trình lao động, ví dụ ban đêm tuy làm gián đoạn sự hoạt động của của những tư liệu sản xuất đó, nhưng không làm gián đoạn sự có mặt của chúng ở địa điểm sản xuất. Tư liệu lao động vẫn tiếp tục nằm ở đấy, không những khi chúng hoạt động mà ngay cả khi chúng không hoạt động nữa. Mặt khác nhà tư bản cần phải có sãn 1 số dự trữ nhất định về nguyên liệu và vật liệu phụ để cho quá trình sản xuất có thể diến ra trong 1 thời gian tương đối dài, theo một quy mô đã định trước, mà không phải phụ thuộc vào sự ngãu nhiên của lượng cung hàng hóa hàng ngày của thị trường. Dự trữ nguyên liệu đó,vv,, chỉ được tiêu dùng trong sản xuất dần đần, từng ít một. Do đó có 1 sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất của tư bản với thời gian hoạt động của tư bản Vậy thời gian sản xuất của tư liệu sản xuất nói chung gồm có: Thời gian trong đó chúng hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất, nghĩa là phục vụ trong quá trình sản xuất Những lần gián đoạn trong đó quá trình sản xuất, và do đó,cả sự hoạt động của những tư liệu sản xuất đã sáp nhập vào quá trình ấy, cũng bị đình chỉ Thời gian trong đó TLSX tuy đã có sẵn với tư cách là những điều kiện của quá trình sản xuất và do đó, đã là tư bản sản xuất, nhưng vẫn chưa bước vào quá trình sản xuất Sự chênh lệch được nghiên cứu trên đây, bao giờ cũng là 1 sự chênh lệch giữa thời gian mà tư bản sản xuất có mặt trong lĩnh vực sản xuất và thời gian mà có mặt trong quá trình sản xuất Sự chênh lệch giữa 2 thời gian đó là số trội lên của thời gian sản xuất so với thoài gian lao động. Sở dĩ có số trội lên đó, bao giờ cũng là vì tư bản sản xuất nằm trong lĩnh vực sản xuất dưới trạng thái tiềm tàng, mà không hoạt động trong quá trình sản xuất; hoặc là vì tư bản đó hoạt động trong quá trình sản xuất, nhưng lại không nằm trong quá trình lao động Rõ ràng thời là thời gian sản xuất và thời gian lao động càng khớp nhau bao nhiêu, thì năng suất và việc làm tăng thêm giá trị của một tư bản sản xuất nhất định trong 1 thời gian nhất định càng lớn bấy nhiêu Do đó cái xu hướng của nền sản xuất TBCN là hết sức giảm bớt phần trội lên của thời gian sx so với thời gian lao động. Mặc dầu thời gian sx của tư bản có thể không ăn khớp với thời gian lao động của nó, nhưng thời gian sx bao giờ cũng vẫn bao gồm thời gian lao động, và chính phần trội lên này của thời gian sx so với thời gian lao động lại là điều kiện của quá trình sản xuất. Do đó, thời gian sx bao giờ cũng là thời gian trong đó tư bản sx ra giá trị sử dụng và tự mình tăng thêm giá trị. Tư bản sản xuất chỉ tạo ra giá trị và giá trị thặng dư trong chừng mực sự hoạt động của nó bao trùm quá trình lao động, tức là khi sự hoạt động của nó là sự hoạt động của tư bản khả biến. Giá trị và giá trị thặng dư cũng như vậy, chúng không sinh ra trong toàn bộ thời gian sản xuất có tiêu dùng sức lao động đã mua được Thời gian sản xuất và thời gian lao động không trùng nhau là do 1 loạt nhân tố tạo nên; trong đó 1 số nhân tố chỉ có ở 1 số ngành sản xuất, còn những nhân tố khác thì có ở trong mọi ngành sản xuất. Trong những ngành như ngành trồng trọt và công nghiệp hóa chất, quá trình sản xuất bao giờ cũng dài hơn quá trình lao động: TLSX tiếp tục hoạt động cả sau quá trình lao động. Trong những ngành sản xuất khác, tuy thời gian của quá trình sản xuất trực tiếp trùng với thời gian lao động, nhưng vẫn có sự không ăn khớp giữa thời gian các yếu tố của tư bản sản xuất có mặt trong lĩnh vực sản xuất với sự hoạt động trực tiếp của các yếu tố ấy. Thứ nhất, tùy theo những điều kiện khác nhau mà người ta định ra mức dự trữ tối thiểu cân thiết về nguyên liệu nhiên liệu, các loại vật liệu phụ; dự trữ này bao giờ cũng phải có sẵn để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Mác gọi dự trữ này là tư bản tiềm tàng; nó có mặt trong lĩnh vực sản xuất, mặc dầu nó không tham gia tích cực vào bản thân hành vi sản xuất Thứ hai trong thời gian gián đoạn và ngừng lại của quá trình sản xuất, các yếu tố tư bản bất biến vẫn tiếp tục nằm trong lĩnh vực sản xuất, mặc dầu chúng không hoạt động với tư cách là tư bản sản xuất Thế là trong hết thảy mọi ngành sản xuất, thời gian các yếu tố của tư bản sản xuất có mặt trong lĩnh vực sản xuất dài hơn nhiều so với thời gian của quá trình lao động Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các yếu tố a) Tính chất của ngành sản xuất, chẳng hạn ngành đóng tàu có thời gian sản xuất dài hơn ngành dệt vải, và bản thân trong ngành dệt thợ dệt trơn có thời gian sản xuất ngắn hơn dệt trang trí hoa văn v.v. b) Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm, chẳng hạn xây dựng một xí nghiệp mất thời gian hơn xây dựng một ngôi nhà ở thông thường. c) Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn. d) Năng suất lao động. đ) Dự trữ sản xuất đủ hay thiếu v.v   Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó, không sản xuất ra hàng hoá, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hoá Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các nhân tố sau đây quy định: Thị trường xa hay gần, tình hình thị trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải v.v. 2. Mối quan hệ giữa thời gian lưu thông và thời gian sản xuất Thời gian lưu thông và thời gian sản xuất loại trừ lẫn nhau. Trong thời gian lưu thông của nó, tư bản không hoạt động với tư cách là tư bản sản xuất, và vì vậy không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư Nếu chúng ta nghiên cứu tuần hoàn dưới hình thái giản đơn nhất, khi mà toàn bộ giá trị tư bản cứ mỗi lần chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là chuyển ngay 1 lúc, thì chúng ta sẽ thấy rõ rằng, chừng nào mà thời gian lưu thông của tư bản còn kéo dài thì chừng đó quá trình sản xuất, và do đó sự tăng thêm giá trị của tư bản cũng bị gián đoạn; rằng tùy theo thời gian lưu thông dài hay ngắn mà quá trình sản xuất lặp đi lặp lại nhanh hay chậm. Ngược lại, nếu những bộ phận khác nhau của tư bản nối tiếp nhau đi qua tuần hoàn, thành thử tuần hoàn của tổng giá trị tư bản được thực hiện lần lượt trong tuần hoàn của những bộ phận khác nhau của giá trị tư bản đó, thì rõ ràng là khi khoảng thời gian đó các bộ phận cấu thành của giá trị tư bản thường xuyên bị giữ lại trong lĩnh vực lưu thông mà càng dài thị bộ phận của giá trị tư bản thường xuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất càng ít. Vì vậy sự mở rộng hay thu hẹp thời gian lưu thông đóng vai trò giới hạn tiêu cực đối với sự thu hẹp hay mở rộng thời gian sản xuất, hay cái mức độ theo đó 1 tư bản có 1 đại lượng nhất định hợt động với tư cách là tư bản sản xuất. những sự biến hóa hình thái của lưu thông tư bản càng chỉ diễn ra trên ý niệm, nghĩa là thời gian lưu thông càng bằng con số 0 hoặc càng tiến nhích lại gần con số 0, thì tư bản càng hoạt động, năng suất hoạt động của nó và việc nó tự tăng thêm giá trị lại càng lớn Vậy thời gian lưu thông của tư bản nói chung giới hạn thời gian sản xuất của nó, do đó cũng giới hạn quá trình tăng thêm giá trị của tư bản. Hơn nữa thời gian lưu thông của tư bản còn hạn chế quá trình này 1 cách tỷ lệ với độ dài của nó. Còn độ dài này thì có thể tăng hay giảm với 1 mức độ khác nhau,và vì vậy có thể hạn chế thời gian sản xuất của tư bản theo những mức độ hết sức khác nhau 3. Các giai đoạn của quá trình lưu thông Trong lĩnh vực lưu thông, tư bản đi qua, theo trình tự này hay trình tự kia, hai giai đoạn đối lập nhau, H-T và T-H. Vậy là thời gian lưu thông của tư bản phân ra 2 phần: thời gian cần thiết để tư bản chuyển hóa từ hàng hóa thành tiền, và thời gian cần thiết để tư bản chuyển hóa từ tiền thành hàng hóa. Ngay từ sự phân tích lưu thông giản đơn của hàng hóa H- T, tức là việc bán, là phần khó khăn nhất trong sự biến đổi hình thái của hàng hóa và vì vậy, trong những điều kiện thông thường, việc bán ra cũng chiếm phần lớn thời gian lưu thông . Dưới dạng tiền thì giá trị ở một hình thái bao giờ cũng có thể chuyển hóa thành một hình thái khác được. Còn dưới dạng hàng hóa thì giá trị phải chuyển hóa thành tiền rồi mới có được hình thái có khả năng trao đổi trực tiếp, và do đó có được cái hình thái sẵn sàng hoạt động. Nhưng trong quá trình lưu thông của tư bản, trong giai đoạn T-H của nó, vấn đề lại là sự chuyển hóa của tư bản tiền tệ thành những hàng hóa cấu thành những yếu tố nhất định của tư bản sản xuất trong một xí nghiệp nhất định. Có thể là những tư liệu sản xuất không có trên thị trường, mà còn phải sản xuất ra hoặc chuyển từ thị trường xa xôi đến; hay có thể trong việc cung thông thường của chúng đã xảy ra những sự thất thường, sự biến đổi về giá cả Tóm lại có thể có rất nhiều tình huống mà người ta không thể nào tính đến được trong sự biến đổi giản đơn của hình thái T-H, nhưng đối với cái phần đó của giai đoạn lưu thông, chúng ta lại đòi hỏi phải tốn thời gian khi thì dài hơn, khi thì ngắn hơn Tách rời nhau trong thời gian, H-T và T-H cũng có thể tách rời nhau không gian, thị trường mua và thị trường bán có thể là những thị trường khác nhau không gian Giữa H-T và T- H có 1 sự khác nhau không liên quan gì với sự khác nhau giữa hình thái hàng hóa và hình thái tiền, mà bắt nguồn từ tính chất tư bản củanghĩa của xã hội. Tự bản thân chúng H-T và T-H là những sự chuyển hóa giản đơn của 1 giá trị nhất định từ hình thái này sang hình thái khác. Nhưng H’ – T’ đồng thời lại là sự thực hiện giá trị thặng dư chứa đựng trong H’. Đối với T-H thì lại không phải như vậy. Chính vì vậy mà bán quan trọng hơn mua. Trong những điều kiện bình thường, T-H là 1 hành vi cần thiết để làm tăng thêm giá trị biểu hiện trong T, nhưng nó không phải là sự thực hiện giá trị thặng dư; nó là hành vi mở đầu cho công việc sản xuất ra giá trị thặng dư, chứ không phải là hành vi kết thúc đối với công việc sản xuất đó Bản thân hình thái tồn tại của hàng hóa, sự tồn tại của chúng với tư cách là những giá trị sử dụng, đặt ra những giới hạn nhất định cho lưu thông của tư bản hàng hóa H’-T’. Do chính ngay bản chất của chúng, các giá trị sử dụng có tính chất nhất thời. Vì vậy, nếu trong một khoảng thời gian nhất định, chúng không bước vào lĩnh vực tiêu dùng sản xuất hay lĩnh vực tiêu dùng cá nhân, tùy theo mục đích của chúng, nói 1 cách khác, nếu chúng không được bán ra trong 1 thời gian nhất định thì chúng sẽ bị hư hỏng, và cùng với giá trị sử dụng của chúng, chúng cũng mất cả cái đặc tính là vật mang giá trị trao đổi. Giá trị tư bản bao hàm trong những giá trị sử dụng cùng với giá trị thặng dư mọc thêm trên lựng giá trị tư bản đều sẽ mất đi. những giá trị sử dụng vẫn còn là vật mang một giá trị tư bản thường xuyên được bảo tồn và tăng thêm, chỉ trong chừng mực chúng không ngừng được đổi mới và tái sản xuất, không ngừng được thay thế bằng những giá trị sử dụng mới cùng loại hoặc khác loại. Nhưng điều kiện không ngừng lặp đi lặp lại của việc tái sản xuất ra những giá trị sử dụng là những giá trị sử dụng ấy phải được bán ra dưới hình thái những hàng hoá thành phẩm và thông qua việc bán đó mà đi vào tiêu dùng sản xuất hay tiêu dùng cá nhân. Trong một thời gian nhất định, chúng phải thay đổi hình thái sử dụng cũ của chúng để tiếp tục tồn tại dưới 1 hình thái mới. Giá trị trao đổi sở dĩ được bảo tồn, chỉ là do sự không ngừng đổi mới cái cơ thể hàng hóa của nó như thế. Những giá trị sử dụng của những hàng hóa khác nhau bị hư hỏng hoặc nhanh hoặc chậm , do đó khoảng thời gian giữa việc sản xuất ra chúng hoặc tiêu dùng chúng cũng có thể dài hay ngắn. Do đó, chúng có thể nằm 1 thời gian dài hay ngắn trong giai đoạn lưu thông H-T dưới dạng tư bản hàng hóa, có thể chịu đựng được những thời gian lưu thông hoặc dài hoặc ngắn với tư cách là hàng hóa mà không bị nguy cơ hủy hoại. Cái giới hạn mà sự hư hỏng của chính ngay cơ thể hàng hóa, là giới hạn tuyệt đối của cái phần đó của thời gian lưu thông, hay của cái thời gian lưu thông đó tư bản hàng hóa có thể tồn tại với tư cách là tư bản hàng hóa. Một hàng hóa càng dễ hư hỏng thì nó càng cần phải được tiêu dùng nhanh hơn, do đó cần phải được bán nhanh hơn sau khi được sản xuất ra, và càng có ít khả năng đi xa nơi sản xuất ra nó, do đó lĩnh vực lưu thông của nó càng rút hẹp lại, tính chất địa phương của thị trường tiêu thụ nó càng tăng lên. Vì vậy, một hàng hóa càng dẽ hư hỏng, giới hạn tuyệt đối của thời gian lưu thông của nó với tư cách là hàng hóa – do những thuộc tính vật lý của nó gây nên – càng eo hẹp, thì nó càng khó để trở thành đối tượng của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chỉ ở những nơi dân cư đông đúc, hay chừng nào mà đồng thời với sự phát triển của những phương tiện giao thông, khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ được rút ngắn lại, thì tư bản chủ nghĩa mới nắm lấy hàng hóa đó. Song việc tích tụ sản xuất một hàng hóa nào đó trong tay 1 số ít người và ở những nơi đông dân cư cũng có thể tạo ra 1 số ít người và ở những nơi đông dân cư cũng có thể tạo ra 1 thị trường tương đối lớn cho cả những hàng hóa như sản phẩm của những xí nghiệp lớn làm rượu bia, những xí nghiệp lớn làm sữa... 4. Lưu thông được nghiên cứu về mặt chu chuyển Ở chương V, Mac nghiên cứu thời gian lưu thông đã làm sáng tỏ được 3 vấn đề cơ bản đó là: bản chất của lưu thông, sự khác nhau giữa lưu thông và sản xuất, các giai đoạn của bản thân lưu thông. Tới chương XIV, Mac tập trung đi sâu nghiên cứu lưu thông về mặt chu chuyển, vì thời gian lưu thông là một phần của thời gian chu chuyển. Thời gian chu chuyển của tư bản thì bằng thời gian sản xuất và thời gian lưu thông hoặc thời gian lưu chuyển của nó cộng lại. Do đó, độ dài khác nhau của thời gian lưu thông làm cho thời gian chu chuyển, và độ dài của thời kì chu chuyển cũng khác nhau. Tất cả những nhân tố đẩy nhanh thời gian lưu thông, cũng là nhưng nhân tố đẩy nhanh toàn bộ sự chu chuyển. Một phần thời gian lưu thông – phần tương đối quan trọng nhât – là thời gian bán hàng, tức là thời kì mà tư bản nằm trong trạng thái tư bản hàng hóa. Thời gian lưu thông, và do đó, thời kì chu chuyển nói chung, kéo dài hay rút ngắn lại là tùy theo độ dài tương đối của kì hạn ấy. Thời gian cần thiết cho việc bán hàng hóa thành phẩm có thể rất khác nhau đối với nhà các tư bản cá biệt trong cùng một ngành sản xuất, do đó, có thể rất khác nhau không những đối với khối lượng những tư bản đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, mà còn đối với những tư bản độc lập khác nhau nữa, những tư bản này thực ra chỉ là những bộ phận đã tách riêng của tổng tư bản đầu tư vào trong cùng một ngành sản xuất. Tóm lại, tất cả những tình hình nào nói chung gây nên một sự khác nhau trong độ dài của các thời kì chu chyển của những tư bản đầu tư vào những ngành sản xuất khác nhau, thì đều đưa tới hậu quả là có sự khác nhau trong chu chuyển của những tư bản cá biệt khác nhau đầu tư vào cùng một ngành sản xuất, nếu như những tư bản đó hoạt động riêng rẽ. (Ví dụ, nếu một nhà tư bản có khả năng bán hàng nhanh hơn kẻ cạnh tranh của hắn; nếu như một nhà tư bản sử dụng những phương pháp rút ngắn thời kì lao động… với một mức nhiều hơn nhà tư bản khác). Một trong những nguyên nhân thường xuyên gây ra sự khác nhau trong thời gian bán hàng, và do đó, trong thời gian chu chuyển nói chung, là khoảng cách giữa thị trường bán hàng hóa và nơi sản xuất ra hàng hóa ấy. Trong suốt thời gian đi ra thị trường, tư bản vẫn bị ràng buộc dưới trạng thái tư bản hàng hóa; nếu hàng hóa được sản xuất theo đơn đặt hàng thì tư bản bị ràng buộc cho đến lúc giao hàng cho người đặt hàng; và nếu không phải theo đơn đặt hàng, thì cộng thêm vào thời gian đi ra thị trường còn có thời gian hàng hóa nằm trên thị trường đó chờ bán nữa. Mac xét kĩ hơn tác dụng của sự phát triển ngành vận tải đối với việc giảm bớt thời gian lưu thông. Sự cải tiến những phương tiện giao thông vận tải, tuy rút ngắn một cách tuyệt đối khoảng thời gian di chuyển của hàng hóa, nhưng khôgn xóa bỏ được sự khác nhau tương đối mà sự vận chuyển gây ra trong thời gian lưu thông của những tư bản hàng hóa khác nhau, hoặc thậm chí những bộ phận khác nhau của cùng một tư bản hàng hóa ấy, những bộ phận mà người ta đưa đến những thị trường khác nhau. Ví dụ, các tàu buồm cải tiến và các tàu thủy chạy bằng hơi nước rút ngắn thời gian hàng hóa nằm trên đường đi, chúng rút ngắn thời gian đó đối với những hải cảng gần, cũng như đối với những hải cảng xa. Thực ra, với một năng suất nhất định của các phương tiện vận tải, tốc độ tuyệt dối, và do đó, bộ phận tương ứng của thời gian lưu thông, không hề biến đổi. Nhưng những lượng hàng hóa có thể được gửi đi nối tiếp nhau sau những khoảng thời gian ngắn nối tiếp nhau, và bằng cách đó tuần tự đi ra thị trường mà không bị chất đống lại thành những khối lượng lớn dưới dạng tư bản hàng hóa tiềm thế cho đến lúc chúng được thực sự chở đi. Vì vậy, cả việc tư bản quay trở về cũng diễn ra từng phần một, qua những thời kì kế tiếp nhau tương đối ngắn, thành thử có một phần thường xuyên được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ, trong lúc phần kia còn đang lưu thông với tư cách là tư bản hàng hóa. Nhờ việc phân phối luồng quay trở về thành một số thời kì kế tiếp nhau như vậy, cho nên toàn bộ thời gian lưu thông, và do đó, thời gian chu chuyển nữa, cũng rút ngắn lại. Thời gian dài ngắn khác nhau của cuộc hành trình của hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ không những quyết định những sự khác nhau trong bộ phận thứ nhất của thời gian lưu thông, tức là thời gian bán, mà còn quyết định cả những sự khác nhau trong bộ phận thứ hai, tức là trong việc chuyển hóa tiền thành các yếu tố của tư bản sản xuất, tức là trong thời gian mua. Việc kéo dài thời gian trong đó tư bản bị giữ dưới hình thái tư bản hàng hóa, do ở cách xa thị trường tiêu thụ, trực tiếp làm chậm chễ việc tiền quay trở về, và do đó, nó cũng làm chậm trễ sự chuyển hóa từ tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. (Ví dụ, một hàng hóa được chở đi Ấn Độ, công việc đó kéo dài trong 4 tháng, chúng ta cũng giả thiết thời gian bán hàng = 0, nghĩa là hàng hóa được gửi đi theo đơn đặt hàng và được trả tiền ngay sau khi giao hàng cho người đặt hàng. Việc gửi tiền về kéo dài trong 4 tháng nữa. Như vậy, nói chung phải sau 8 tháng thì tư bản đó mới có thể lại hoạt động với tư cách là tư bản sản xuất, và do đó mới có thể bắt đầu lại cũng một công việc như trước). Như vậy, sự khác nhau trong thời gian lưu thông – một phần là sự khác nhau cá biệt tồn tại giữa những tư bản riêng biệt khác nhau trong cùng một ngành sản xuất, một phần là sự khác nhau tồn tại đối với những ngành khác nhau tùy theo những kì hạn thanh toán khác nhau, khi người ta không thanh toán ngay bằng tiền mặt, - sự khác nhau đó là do các kì hạn thanh toán khác nhau khi bán và mua gây nên. Tóm lại, thời gian bán hàng, mà ảnh hưởng trực tiếp của nó là sự phát triển của ngành giao thông vận tải, không những đẩy nhanh giai đoạn H – T, tức là biến tư bản hàng hóa thành tư bản tiền tệ, mà còn đẩy nhanh cả giai đoạn T – H, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. Một là, đường giao thông hoàn hảo hơn, thì về mặt kinh tế, làm cho các trung tâm công nghiệp chế biến gần với các trung tâm công nghiệp khai thác. Hai là, có ngành vận tải phát triển thì không cần thiết phải dự trữ nhiều ng
Luận văn liên quan