Đề tài Thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân

Trong thời đại ngày nay, trình độ KHCN của thế giới ngày càng phát triển tới đỉnh cao, nhưng không vì thế mà vai trò của con người lại trở nên nhỏ bé hơn. Ngược lại, người ta càng khẳng định tính chất chủ đạo, tính chất quyết định của con người trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với nước ta, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Việc phát triển và huy động con người như thế nào để biến nguồn nhân lực đó thành của cải quý giá của Tổ quốc là điều luôn được quan tâm. Đối với doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau về thương hiệu sản phẩm, uy tín, chất lượng, phương thức phục vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm,... mà còn cạnh tranh gay gắt về vấn đề nhân lực, nhân tài. Vì vậy vấn đề quản lý và sử dụng nhân sự có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời khuyến khích người lao động làm việc với hiệu quả cao hơn. Bất kỳ một tổ chức nào nếu sử dụng và khai thác tốt nguồn nhân lực thì ở đó hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động khác sẽ đạt hiệu quả cao. Với các đơn vị hoạt động kinh doanh, điều đó sẽ góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cả về chất lượng sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc tốt. Có như vậy mới phát huy cao độ về trí tuệ và tinh thần, sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, góp phần tạo việc làm tăng năng suất lao động, gắn thu nhập và lợi ích của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá tình thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân, được tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh và quản lý lao động của Công ty, báo cáo thực tập tổng hợp của em được xây dựng trên cơ sở phân tích tình hình và tổng hợp số liệu, qua đó đưa ra những nhận định và đánh giá về vấn đề này.

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu 2 I Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 4 1 Tổng quan về Công ty 4 1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty 4 1.2 Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty 4 1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 5 2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 7 2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất 7 2.2 Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty 8 2.3 Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty 9 3 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động ở Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 10 3.1 Cơ cấu lao động của Công ty 10 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua 13 II Một số vần đề về tổ chức lao động và quản lý nhân sự của Công ty Thanh Xuân 16 1 Phân công lao động và hiệp tác lao động 16 2 Chế độ làm việc – nghỉ ngơi cho nhân viên 16 3 Công tác tổ chức nơi làm việc 17 4 Vấn đề hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội 17 5 Những đổi mới và hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 18 5.1 Về mặt kinh doanh 18 5.2 Về mặt nhân sự 19 III Kết luận chung 20 Lời nói đầu Trong thời đại ngày nay, trình độ KHCN của thế giới ngày càng phát triển tới đỉnh cao, nhưng không vì thế mà vai trò của con người lại trở nên nhỏ bé hơn. Ngược lại, người ta càng khẳng định tính chất chủ đạo, tính chất quyết định của con người trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với nước ta, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Việc phát triển và huy động con người như thế nào để biến nguồn nhân lực đó thành của cải quý giá của Tổ quốc là điều luôn được quan tâm. Đối với doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau về thương hiệu sản phẩm, uy tín, chất lượng, phương thức phục vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm,... mà còn cạnh tranh gay gắt về vấn đề nhân lực, nhân tài. Vì vậy vấn đề quản lý và sử dụng nhân sự có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời khuyến khích người lao động làm việc với hiệu quả cao hơn. Bất kỳ một tổ chức nào nếu sử dụng và khai thác tốt nguồn nhân lực thì ở đó hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động khác sẽ đạt hiệu quả cao. Với các đơn vị hoạt động kinh doanh, điều đó sẽ góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cả về chất lượng sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc tốt. Có như vậy mới phát huy cao độ về trí tuệ và tinh thần, sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, góp phần tạo việc làm tăng năng suất lao động, gắn thu nhập và lợi ích của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá tình thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân, được tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh và quản lý lao động của Công ty, báo cáo thực tập tổng hợp của em được xây dựng trên cơ sở phân tích tình hình và tổng hợp số liệu, qua đó đưa ra những nhận định và đánh giá về vấn đề này. Kết cấu của báo cáo tổng hợp được trình bày theo 3 phần: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. Một số vần đề về tổ chức lao động và quản lý nhân sự của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. Kết luận chung. Báo cáo thực tập tổng hợp này chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót và chưa thể nghiên cứu một cách sâu sắc về công tác bố trí và hoạt động kinh doanh cũng như nhân lực của Công ty. Vì vậy em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Vân Điềm cùng các anh chị phòng Tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn. I Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 1 Tổng quan về Công ty 1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân (Gọi tắt là Công ty Thanh Xuân) là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa được thành lập năm 2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép kinh doanh. Ngày 23/9/2001 Công ty chính thức đi vào họat động. Trụ sở chính của Công ty đặt tại thị trấn Yên Mô – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, Công ty còn có văn phòng đại diện tại số 369 đường Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội. Do mới thành lập, quy mô hoạt động chưa lớn, Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường nhưng qua 5 năm hoạt động, với sự cố gắng của cán bộ và nhân viên, Công ty Thanh Xuân đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo lập được uy tín với khách hàng, mở rộng thị trường tới nhiều tỉnh trong cả nước nói chung và trong ngành du lịch – thương mại nói riêng. 1.2 Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty  Thành lập từ năm 2001, lĩnh vực hoạt động thứ nhất của Công ty là về thương mại: Kinh doanh xuất nhập khẩu giống cây trồng từ các nước Trung Quốc, Thái Lan về cung cấp cho thị trường ở các tỉnh trong cả nước. Ngoài ra, Công ty còn nhập thêm một số giống cây ăn quả như: Dứa, quýt, cam,... để cung cấp cho các nhà máy chế biến hoa quả.  Đến năm 2002, Công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực du lịch:  Xây dựng khu du lịch sinh thái vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi Thanh Xuân tại thị trấn Yên Mô – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình.  Cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục: Khách sạn, vườn hoa, nhà hàng đặc sản, hồ bơi, sân Tennis. Đây là lĩnh vực hoạt động có nhiều tiềm năng để phát triển do tận dụng được lợi thế về điều kiện tự nhiên: Công ty nằm trên tuyến đường chính của tỉnh Ninh Bình, gần khu di tích lịch sử và du lịch Tam Cốc – Bích Động. Điều này giúp Công ty thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, vui chơi tại đây. Hiện nay, cả lĩnh vực du lịch và lĩnh vực thương mại – xuất nhập khẩu của Công ty Thanh Xuân đều được hoạt động song hành. Tuy nhiên, hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu tại trụ sở Công ty ở Ninh Bình, còn hoạt động thương mại thì được giao dịch tại văn phòng Công ty ở Hà Nội. Vào thời điểm này, Công ty đang mở rộng và phát triển thị trường trong cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể là: Công ty cung cấp độc quyền về giống mía cho tất cả các nhà máy đường trong cả nước. 1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty    (Nguồn: Số liệu phòng Tổ chức - Hành chính)   Theo sơ đồ trên, bộ máy tổ chức của Công ty Thanh Xuân được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa 2 kiểu cơ cấu: Cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Giám đốc là người quản lý, nắm toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, giám đốc thường xuyên có sự trợ giúp của Phó Giám đốc, trợ lý Giám đốc và trưởng các phòng ban chức năng trong việc chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, thực hiện các quyết định. Mọi quyết định đều được truyền theo tuyến quy định. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận:  Giám đốc: là người nắm quyền cao nhất và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc phối hợp với Phó Giám đốc chỉ đạo các phòng ban thực hiện tốt chính sách, chiến lược kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc phối hợp với Phó Giám đốc chỉ đạo các phòng ban thực hiện tốt chính sách, chiến lược kinh doanh đã đề ra của Công ty, trực tiếp quản lý các bộ phận: Phòng Tổ chức- Hành chính, phòng Kế toán, phòng Xuất nhập khẩu.  Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc đôn đốc các bộ phận thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao của Công ty, thay mặt Giám đốc điều hành công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng, ký các văn bản được Giám đốc ủy quyền. Phó Giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận: Lễ tân, Bàn – Bar, Bếp, Buồng, Điện – Bảo vệ, Hướng dẫn viên du lịch.  Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, ngoại giao, quản trị và tổ chức các hoạt động tác nghiệp của Công ty. Phòng có chức năng quản lý hồ sơ nhân sự, tiếp nhận và bố trí, điều hành nhân lực nhằm hỗ trợ các phòng ban trong quá trình tuyển dụng, điều động đội ngũ công nhân viên. Đồng thời thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật, chấm công, phụ trách vấn đề tiền lương và bảo hiểm cho người lao động.  Phòng Kế toán: Có chức năng ghi chép lại các giao dịch về tài chính, chuẩn bị và diễn giải các báo cáo tài chính cung cấp cho ban quản lý các bộ phận khác, báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động đạt được để phục vụ hoạt động kinh doanh, chuẩn bị bảng lương, kế toán thu – chi đồng thời hạch toán kết quả kinh doanh, phân tích lỗ, lãi và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và cơ quan Bảo hiểm.  Phòng Xuất nhập khẩu: Có chức năng giao dịch cũng như chuẩn bị tất cả các thủ tục để nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về, đồng thời xuất bán cho các Công ty trong nước có nhu cầu.  Bộ phận Hướng dẫn viên du lịch: Có nhiệm vụ hướng dẫn du khách khi thực hiện các Tours nếu khách hàng có nhu cầu.  Bộ phận Lễ tân: Là bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng, đón khách đến, tiễn khách đi, làm thủ tục đăng ký và trả phòng theo dõi chặt chẽ các phòng được đăng ký ở khách sạn. Đồng thời chuyên nghiên cứu thị trường khách hàng trong lĩnh vực: Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí,... giúp cho việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.  Bộ phận Bàn – Bar: Có nhiệm vụ chế biến các món ăn và chuẩn bị bữa ăn phù hợp với thực đơn của khách do bộ phận lễ tân đưa xuống. Bộ phận này liên quan chặt chẽ với bộ phận Lễ tân để phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách.  Bộ phận Buồng: Có nhiệm vụ chăm lo nơi nghỉ ngơi của khách trong suốt thời gian khách lưu lại khách sạn, giữ vệ sinh trong các phòng của khách sạn.  Bộ phận Điện – Bảo vệ:  Phụ trách việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, sân chơi bao gồm: Điện chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí, bộ thông gió,... sửa chữa và tu bổ các trang thiết bị nếu có hỏng hóc.  Phụ trách công việc đảm bảo an toàn cho người cùng tài sản của khách và của Công ty. Phối hợp với bộ phận Lễ tân, Buồng trong việc quản lý khách ra vào, duy trì nội quy, quản lý người lao động trong giờ làm việc, ghi chép để phản ánh với ban Giám đốc, phòng Tổ chức Hành chính về mọi sai phạm của nhân viên trong Công ty. 2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất Đối với văn phòng tại Hà Nội: Được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng: điện thoại, fax, máy vi tính, máy photocopy, máy điều hoà không khí,... tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên và là nơi tiếp đón khách hàng trên lĩnh vực thương mại – xuất nhập khẩu. Đối với khu du lịch sinh thái, vui chơi và giải trí tại Ninh Bình:  Công ty đã xây dựng một khách sạn bốn tầng với 28 phòng dành cho khách nghỉ ngơi với các tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt đảm bảo chất lượng cho khách du lịch. Có một phòng ăn lớn để phục vụ khách ăn uống. Bộ phận Bếp được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản và đun nấu đồ ăn tốt như bếp ga, lò sấy, tủ lạnh,... được bố trí hợp lý thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chế biến cũng như tiêu thụ các thành phẩm.  Công ty có khuôn viên rộng với tổng diện tích 52.000 m2 với các cảnh quan, cây xanh và bồn hoa được bố trí hợp lý vừa đảm bảo thẩm mỹ với cảnh quan tự nhiên, sinh động vừa tạo ra không khí thoáng mát cho du khách giải trí và vui chơi ở đây. Bên cạnh đó còn có một hồ bơi và sân chơi tennis đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh sạch đẹp.  Ngoài ra, Công ty còn có 2 xe du lịch để sẵn sàng đưa khách du lịch đi thăm quan các khu di tích lịch sử của tỉnh Ninh Bình cũng như các địa điểm du lịch khác khi khách có nhu cầu. Hai xe này cũng được sử dụng vào việc cho thuê xe hợp đồng (nếu có khách thuê). 2.2 Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty Trên lĩnh vực hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu Công ty nhập khẩu giống mía từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, là nhà phân phối độc quyền giống mía cho các nhà máy đường trong cả nước. Thị trường của mặt hàng này rất rộng lớn từ Bắc đến Nam. Các bạn hàng chính trong lĩnh vực này là:  Công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa).  Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (Đồng Nai).  Công ty mía đường Sơn La. Ngoài ra, một số Công ty khác cũng nhận mua giống mía từ Công ty Thanh Xuân. Bên cạnh giống mía, Công ty còn nhập cả giống cây ăn quả như dứa, cam quýt,... để bán cho một số nhà máy chế biến hoa quả trong nước. Thị trường này hiện nay đang ngày càng được mở rộng cùng với bề dày phát triển của Công ty và đóng góp lớn vào doanh thu hàng năm. Trên lĩnh vực kinh doanh du lịch Khách sạn của Công ty được xây dựng tại thị trấn Yên Mô, gần ngay trung tâm của tỉnh Ninh Bình – cái nôi văn hóa của Việt Nam. Tại đây có các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên với bề dày lịch sử lâu đời: Khu Tam Cốc – Bích Động, cố đô Hoa Lư, đền thờ Vua Đinh, Vua Lê,... đã thu hút nhiều khách du lịch đến đây thăm quan, do đó nhu cầu lưu trú tại khách sạn tăng lên. Khách du lịch của Công ty gồm có khách du lịch nội địa và khách nước ngoài (nhất là người Trung Quốc). Ngoài ra, khách sạn còn phục vụ cả khách vãng lai và dân địa phương. Cùng với dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí, khách sạn của Công ty còn phục vụ ăn uống và lữ hành cho khách khi có nhu cầu. Đặc điểm chủ yếu của đối tượng khách ở đây là có khả năng thanh toán thấp. Công ty còn có quan hệ với các trung tâm du lịch, các Công ty lữ hành về việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch. Khách Trung Quốc đến với khách sạn của Công ty qua đơn đặt hàng của các Công ty lữ hành ở các tỉnh như Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Đây là lượng khách có tiềm lực lớn đối với khách sạn, tuy nhiên không ổn định do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, dịch bệnh,... Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty du lịch trong nước cũng như nước ngoài, để tồn tại và phát triển, Công ty phải luôn nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh có cùng thị trường với mình để đưa ra các chiến lược, sách lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn. 2.3 Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân là doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, do đó nguồn vốn của Công ty là nguồn vốn độc lập của chủ doanh nghiệp. Năm 2005 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 9.500 triệu đồng, được hình thành từ hai nguồn chính: Vốn tự có và vốn vay. Nguồn vốn của Công ty được phân bổ hợp lý vào hai lĩnh vực kinh doanh là thương mại và du lịch. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh du lịch của Công ty đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cơ bản tương đối cao. Nguồn vốn của Công ty về cơ bản đã đáp ứng được cho hoạt động kinh doanh của mình, song vẫn không tránh khỏi những khó khăn do có sự cạnh tranh từ nhiều Công ty khác. Muốn tồn tại và phát triển, Công ty cần một lượng vốn lớn hơn để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đồng thời cũng phải mở rộng quy mô hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận thông qua xúc tiến thương mại (xuất nhập khẩu). Đây có thể coi là một khó khăn lớn đặt ra cho Công ty Thanh Xuân nói riêng cũng như tất cả mọi công ty nói chung. 3 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động ở Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 3.1 Cơ cấu lao động của Công ty Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số lao động của toàn Công ty là 65 người, được chia ra làm 2 lĩnh vực hoạt động chính:  Kinh doanh thương mại: 20 người  Kinh doanh dịch vụ du lịch: 45 người Lao động của Công ty bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cơ cấu này được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 1 Cơ cấu lao động theo hình thức lao động tại Công ty Thanh Xuân:  ỉ  Đơị    So sánh        +/-  %   1.  Tổng số lao động  Người  61  65  4  106,56   2.  Lao động trực tiếp  Người  48  51  3  106,25   3.  Tỉ trọng lao động trực tiếp  %  79  78,5  -0,5    4.  Lao động gián tiếp  Người  13  14  1  107,7    Tỉ trọng lao động gián tiếp  %  21  21,5  0,5    (Nguồn: Số liệu phòngTổ chức-Hành chính ) Nhận xét chung: Số lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn (79%) so với tổng số lao động toàn doanh nghiệp. Năm 2005, tổng số lao động tăng lên 4 người trong đó lao động trực tiếp tăng 3 người, lao động gián tiếp chỉ tăng 1 người. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty đã chú trọng đến công tác tuyển dụng, bố trí và sắp xếp lao động cho phù hợp với đặc điểm của công việc: Lao động chủ yếu là lao động thủ công, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch. • Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính: Trong kinh doanh du lịch – thương mại, tính đặc thù của nó được thể hiện qua giới tính của người lao động. Trong hoạt động du lịch, lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam và là lao động trẻ, đặc biệt là các nhân viên tại bộ phận trực tiếp giao tiếp với khách như Lễ tân, Bar, Bàn, Hướng dẫn viên du lịch, còn những bộ phận làm việc căng thẳng hay đòi hỏi sức chịu đựng cao thì lao động nam lại chiếm ưu thế. Độ tuổi của lao động trong Công ty phần lớn không cao, tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 25 – 28 tuổi. Lao động được phân bổ theo từng phòng ban, bộ phận hoạt động cụ thể. Cơ cấu nhân viên của Công ty được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi và trình độ tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân năm 2005: ộậ  ốĐ  Giới tính  ổ  Trình độ học vấn  Trình độ ngoại ngữ     Nam  Nữ   ĐH  CĐ  TC,SC  A  B  C  ĐH   Ban GĐ  3  2  1  41  3  0  0  0  3  0  0   Phòng TC - HC  4  2  2  28  3  1  0  0  2  2  0   Phòng KT  2  0  2  27  2  0  0  0  2  0  0   Phòng XNK  4  2  2  28  3  1  0  0  3  1  0   Lễ tân  8  4  4  25  2  3  3  0  1  4  3   Buồng  12  1  11  25  1  5  6  6  6  0  0   Bàn – Bar  9  3  6  26  0  7  2  3  4  2  0   Bếp  7  5  2  30  2  2  3  5  0  2  0   Điện – Bảo vệ  8  8  0  36  0  0  8  8  0  0  0   Hướng dẫn viên DL  4  1  3  25  2  2  0  0  0  1  3   Lái xe, tạp vụ  4  2  2  31  0  0  4  2  2  0  0   Tổng cộng  65  30  35   18  21  26  24  23  12  6   (Nguồn: Số liệu phòng Tổ chức – Hành chính) Qua bảng trên ta thấy, số lao động nữ trong Công ty là 35 người chiếm 53,8% tổng số lao động, số lao động nam là 30 người chiếm 46,2%. Như vậy, việc bố trí và sử dụng lao động ở Công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành. • Cơ cấu lao động theo trình độ: Chất lượng của đội ngũ lao động ở Công ty Thanh Xuân không chỉ được biểu hiện qua cơ cấu giới tính mà còn được phản ánh qua chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, trong hoạt động du lịch còn có những yếu tố không thể thiếu được là trình độ hiểu biết tâm lý khách hàng, văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ứng xử. Nhìn chung trình độ học vấn của người lao động ở Công ty Thanh Xuân là tương đối cao. Số nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 39 người, chiếm 60% tổng số lao động toàn doanh nghiệp. Số còn lại chủ yếu là trung cấp, sơ cấp và có một số lao động là trình độ phổ thông, không qua đào tạo như: Nhân viên bảo vệ, tạp vụ. Xét theo trình độ ngành nghề, tỉ lệ lao động làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo còn chưa cao. Mảng xuất nhập khẩu: Có 11 nhân viên, trong đó 8 nhân viên tốt nghiệp đại học kinh tế, đại học thương mại, 3 nhân viên là cử nhân luật kinh tế. Mảng du lịch: 80% số lao động tốt nghiệp các trường chuyên ngành du lịch. Đặc biệt, có 2 chuyên gia đầu bếp được đào tạo tại Thái Lan, 1 chuyên gia điều hành du lịc
Luận văn liên quan