Đề tài Thực tập tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng trực thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội

Đất nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập WTO, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cố gắng, đổi mới và thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt. bản thân em là một sinh viên sắp ra trường, muốn hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp cũng như những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai nên em đã xin được thực tập tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng. Trong thời gian thực tập tổng hợp, cùng với sự tìm hiểu của bản thân, được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Vũ Hoàng Ngân, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp. Báo cáo của em gồm các nội dung sau đây: - I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - II. Môi trường hoạt động kinh doanh - III. Các hoạt động chính của công ty - IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty - V. Cơ cấu tổ chức - VI. Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động - VII. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất - VIII. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty đến năm 2010 - IX. Một số họat động của phòng Tổ chức lao động tiền lương - X. Kết luận

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng trực thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI Lời nói đầu Đất nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập WTO, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cố gắng, đổi mới và thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt. bản thân em là một sinh viên sắp ra trường, muốn hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp cũng như những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai nên em đã xin được thực tập tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng. Trong thời gian thực tập tổng hợp, cùng với sự tìm hiểu của bản thân, được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Vũ Hoàng Ngân, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp. Báo cáo của em gồm các nội dung sau đây: I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty II. Môi trường hoạt động kinh doanh III. Các hoạt động chính của công ty IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty V. Cơ cấu tổ chức VI. Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động VII. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất VIII. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty đến năm 2010 IX. Một số họat động của phòng Tổ chức lao động tiền lương X. Kết luận I/ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng: đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, là Công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và tự chủ về tài chính, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ đối với ngân sách Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế: Water Electric Mechanical, Installation and Construction Joinstock Company. Tên viết tắt: COWAELMIC Trụ sở chính: 198 Nguyễn Tuân - phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại (84) 04 2249222 / fax (84) 04 2249444 / Website: www.com.vn Văn phòng các đơn vị trực thuộc: 61E Đường La Thành – Láng Thượng - Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: (84) 04 8355270 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: A1 38/38A Đường Cách Mạng Tháng Tám - Phường Tây Thạnh - Quận Tân Bình * Từ năm 1975 đến 1993: Được hình thành từ Đội điện máy 100 thuộc Công ty kiến trúc khu nam Hà Nội từ ngày 15/11/1975, Xí nghiệp lắp máy điện nước ra đời trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất, cơ chế bao cấp mang nặng dấu ấn nặng nề. Giá trị sản lượng không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước bình quân từ 15 – 20%, thực hiện 100% chỉ tiêu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đảm bảo an toán sản xuất, chất lượng các công trình và hạng mục công trình. Đây cũng là thời kỳ có những công trình mà tên tuổi của nó còn mãi như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, nhà máy sợi Tây Đức… Những công trình này đã góp phần vào quá trình xây dựng đất nước sau chiến tranh. * Từ năm 1993 đến tháng 6/2000: Ngày 26/3/1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 151A/BXD-TCLĐ về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp lắp máy điện nước đã tách khỏi Công ty xây dựng số 1 - Tổng công ty xây dựng Hà Nội và đổi tên là Công ty lắp máy điện nước và xây dựng, trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Cho đến năm 1999, Công ty đã trực tiếp thi công nhiều công trình trên phạm vi cả nước và mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng, từng bước cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. * Từ tháng 7/2000 đến nay: Thực hiện Quyết định số 1595/QĐ-BXD ngày 13/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển sang doanh nghiệp Nhà nước Công ty lắp máy điện nước và xây dựng thành Công ty cổ phần, thành viên Tổng công ty xây dựng Hà Nội thuộc Bộ Xây dựng. Kể từ ngày 1/7/2000, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng, với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Từ năm 1997 đến nay, Công ty luôn được Bộ Xây dựng xếp hạng Doanh nghiệp hạng I. Trong quá trình phát triển, Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đồng thời đầu tư trang thiết bị thi công đồng bộ, hiện đại, đủ khả năng hoàn thành mọi công việc trong lĩnh vực xây lắp. Nhờ đó, trong những năm qua, Công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành nhiều công trình lớn trong nước, công trình liên doanh với nước ngoài, được chủ đầu tư và các đối tác đánh giá cao. Những công trình tiêu biểu gắn với thời kỳ này là: Dự án chung cư khu đô thị Linh Đàm, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà ga T1 Nội Bài, Vietcombank, đài tiếng nói Việt Nam, khu công nghiệp Suối Dầu – Nha Trang… Nhờ những kết quả đạt được, Công ty đã được tặng thưởng Huân ch ương lao động hàng 3 (1979), Huân chương lao động hạng Nhì (1985), Huân chương lao động hạng Nhất (1999), Huân chương Độc lập hạng 3 (2004), cờ thi đua của Chính phủ qua các năm. Năm 2003, Công ty được DNV cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9001 – 2000. II/ Môi trường hoạt động kinh doanh: Đến tháng 3/2005, Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng đã hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, là doanh nghiệp cổ phần hoá do Tổng công ty xây dựng Hà Nội nắm giữ 63,84%/6tỷ VNĐ vốn điều lệ 5 năm. Trong 5 năm qua (2002đến 31/12/2006), quán triệt chủ trương chính sách của Nhà nước về cổ phần hoá DNNN, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty xây dựng Hà Nội, đại hội Đảng bộ Công ty, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đã xác định mục tiêu chuyển đổi Doanh nghiệp sang loại hình có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, Doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. Để thực hiện được các mục tiêu trên với tình hình của Công ty trong buổi đầu mới cổ phần hoá có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn: Khó khăn: - Với đặc thù của một công ty xây lắp luôn phải tự tìm kiếm, tạo công ăn việc làm và thu nhập cao cho hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, trong thời gian qua, Công ty đứng trước những khó khăn trong thực hiện đổi mới phương thức quản lý kinh doanh. - Thử thách từ chính môi trường hoạt động mang tính cạnh tranh gay gắt, không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. - Trong 2 năm đầu từ năm 2000, các cơ quan quản lý nhà nước hầu như bỏ ngỏ, không quản lý Công ty cho đến khi Nghị định 64/2002/NĐ-CP về cổ phần hoá DNNN có hiệu lực công tác này mới được chấn chỉnh. - Vốn ít, đất đai và tài sản không đáng kể. - Những vướng mắc vốn còn tồn tại từ DNNN về tài chính đã hạn chế sức đầu tư trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng có những thuận lợi nhất định: - Là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, kế thừa những kinh nghiệm và uy tín 30 năm hoạt động của DNNN. Hoạt động trong mô hình cổ phần hoá là một điều kiện thuận lợi do được Nhà nước ưu đãi tromg đầu tư, thuế, tạo điều kiện cho vay ở Ngân hàng. Công ty đã có sự tự chủ trong kinh doanh, do vậy đã tạo được một số thị trường mới, đặc biệt là thị trường phía Nam. - Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Công ty được chủ động và tự quyết định trong việc lập kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng thị trường và ngành nghề; tự chịu trách nhiệm trong đầu tư và kinh doanh; chủ động trong đào tạo, tuyển dụng lao động, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, tuân theo quy định của pháp luật và phù hợp với Điều lệ Công ty. - Các quy định về ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế thu nhập DN trong 5 năm đầu đã giúp Công ty khắc phục được nhiều khó khăn về tài chính trong bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý và sở hữu. Riêng phần thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi sau khi cổ phần hoá đến năm 2003 được sử dụng để tăng vốn điều lệ và tăng quỹ đầu tư phát triển tổng số là 4,239 tỷ đồng. - Được Nhà nước hỗ trợ 463 triệu đồng để trợ cấp cho 85 lao động thuộc diện dôi dư. - Tổng công ty xây dựng Hà Nội thúc đẩy và hỗ trợ mọi mặt hoạt động của Công ty, giúp Công ty lập hồ sơ thầu, thương thảo và ký kết Hợp đồng kinh tế mà Công ty không đủ năng lực tài chính và thiết bị, máy móc, giao cho Công ty thực hiện các Hợp đồng kinh tế lớn, cho Công ty vay vốn khi cần thiết; thông qua người quản lý vốn để kiểm soát Công ty, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của Công ty. - Được các cơ quan cấp trên tích cực hướng dẫn, giúp đỡ Công ty tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong kinh doanh và xử lý tồn tại. Qua 5 năm hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với phương thức quản lý kinh doanh mới, Công ty đã vượt qua nhiều thử thách, tạo được uy tín với khách hàng. Doanh thu hàng năm tăng cao. Đó là kết quả của cơ chế quản lý mới: Công ty tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh. III . Các hoạt động chính của công ty 1. Xây lắp - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xử lý nước cấp và xử lý nước thải, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. - Xây dựng, trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử, văn hoá, thể thao; - Lắp đặt điện, nước, thang máy dân dụng, công nghiệp, điều hoà không khí trung tâm và cục bộ. Hệ thống kho lạnh. Hệ thống xử lý độ ẩm không khí; - Buôn bán, sản xuất: vật tư, thiết bị, phụ kiện vật liệu xây dựng, cấp thoát nước, điều hoà không khí trung tâm và cục bộ; cho thuê xe ô tô, xe máy và các phương tiện, thiết bị thi công xây dựng; - Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 220KV; - Chế tạo lắp ráp các kết cấu công trình; 2. Tư vấn và thiết kế - Lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế; - Khảo sát xây dựng, thí nghiệm. - Thiết kế (thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình, thẩm định dự án đầu tư). - Thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán; kiểm định chất lượng công trình xây dựng; quản lý dự án; dịch vụ tư vấn xây dựng khác; - Vận tải hàng hoá; - Dịch vụ vui chơi giải trí; 3. Đầu tư và phát triển dự án - Kinh doanh và phát triển nhà; - Kinh doanh bất động sản; - Đâu tư kinh doanh phát triển công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, văn phòng cho thuê, khách sạn, bãi đỗ xe; đầu tư các dự án theo hình thức chìa khoá trao tay; - Cung cấp các dịch vụ quản lý phục vụ các nhà ở cao tầng trong khu đô thị, cho thuê căn hộ cao cấp; dịch vụ: vệ sinh môi trường, công viên cây xanh, trông giữ ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, vận hành, bảo trì thang máy, sửa chữa điện, nước; - Kinh doanh siêu thị, dịch vụ kiốt, nhà hàng, sân tennis, bể bơi (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar); - Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và công nghiệp; - Sản xuất và kinh doanh nước sạch 4. Sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh thiết bị máy xây dựng - Sản xuất gạch tuynel - Sản xuất bê tông ống cống - Sản xuất bê tông asphalt - Kinh doanh vận tải, cho thuê xe ô tô, thiết bị máy xây dựng 5. Hợp tác kinh doanh với các đối tác và góp vốn đầu tư thành lập mới các công ty IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh và thị trường tiêu thụ Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc … có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, sản phẩm được theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận nên tính chất hang hóa thể hiện không rõ, sản phẩm cố định tại nơi sản xuất, đa dạng về hình thức và yêu cầu cao về chất lượng …Vì thế trong sản xuất xây dựng có những đặc điểm riêng, đó là : - Số lượng vốn mà Công ty bỏ ra thường bị ứ đọng làm cho việc tính giá thành công trình thường cao hơn mức bính thường và phải tính vào chi phí khấu hao tài sản cố định, tài sản di động và giá dự thầu. Điều này đòi hỏi Công ty phải tính toán cẩn thận và chính xác để tránh sự thiếu hụt vốn sau này - Họat động sản xuất đa phần được thực hiện ngoài trời, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Điều kiện sản xuất lại thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo giai đoạn và thời điểm thi công. Do đó phải lựa chọn phương án cũng như tiến độ thi công hợp lý, thích hợp về mặt tổ chức và kỹ thuật theo từng thời điểm để tránh rủi ro xảy ra Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Công ty sẵn sàng lien doanh, lien kết, nhận thầu các công trình của Nhà nước, tư nhân, các tổ chức nước ngoài 2. Đặc điểm về quy trình công nghệ Trong quá trình sản xuất sản phẩm, tùy vào từng công trình thực hiện, các bước công việc cụ thể được thực hiện như sơ đồ sau: V. Cơ cấu tổ chức: 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm: - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị: 05 uỷ viên kiêm nhiệm + 01 thư ký kiêm nhiệm - Ban kiểm soát: 03 uỷ viên kiêm nhiệm - Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc: Phụ trách công tác kế hoạch kinh tế thị trường; 01 phụ trách kỹ thuật an toàn - chất lượng ISO; 01 phụ trách chi nhánh phía Nam, Ban quản lý dự án phía Nam và Xí nghiệp đầu tư và xây dựng; - Các phòng nghiệp vụ: 05 phòng + Phòng Tổ chức lao động tiền lương : 05 CBCNV + Phòng Kế hoạch kinh tế thị trường : CBCNV + Phòng Kỹ thuật AT - KCS : CBCNV + Phòng Hành chính : CBCNV + Phòng Tài chính kế toán : CBCNV - Các Ban và Chi nhánh: 02 Ban quản lý, 01 Chi nhánh + Ban quản lý dự án khu vực phía Bắc: CBCNV + Ban quản lý dự án khu vực phía Nam: CBCNV + Chi nhánh Công ty tại Tp Hồ Chí Minh: CBCNV - 04 Ban điều hành tại công trình: CBCNV - 13 Xí nghiệp: Xí nghiệp Xây lắp số 1, Xí nghiệp Xây lắp số 2, Xí nghiệp Xây lắp số 3, Xí nghiệp Xây lắp số 4, Xí nghiệp Xây lắp số 5, Xí nghiệp Xây lắp số 6, Xí nghiệp Xây lắp số 7, Xí nghiệp Xây lắp số 8, Xí nghiệp Xây lắp số 9, Xí nghiệp Xây lắp hạ tầng, Xí nghiệp Cơ giới vật tư và xây lắp, Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ đô thị, Xí nghiệp đầu tư và xây dựng - 03 Đội: Đội điện nước, Đội Gia công cơ khí, Đội Cơ điện - Bình quân lao động: 46 CBCNV/1 Xí nghiệp - Tổng số lao động: hơn 4.000 CBCNV 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty với các quyền và nhiệm vụ theo pháp luật quy định. - Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan qản lý cao nhất, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị việc điều hành mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động Công ty và các quy chế khác của Công ty. - Phó Giám đốc thứ nhất: Phụ trách lĩnh vực và công tác: Tiếp thị. Kỹ thuật thi công, chất lượng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, an toàn bảo hộ và vệ sinh lao động. Đại diện lãnh đạo về chất lượng. Khoa học công nghệ và đào tạo. Chỉ đạo thi công các công trình trọng điểm. Quản lý vốn tại 01 Công ty liên kết. - Phó Giám đốc thứ hai: Phụ trách lĩnh vực và công tác: Tiếp thị. Kế hoạch kinh tế thị trường. Thay mặt Ban Giám đốc điều hành trình HĐQT phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư trong các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. Chỉ đạo lập các dự án đầu tư, lập các báo cáo tổng hợp công tác đầu tư dự án. Công tác kiểm tra và thanh quyết toán các dự án. Văn phòng hành chính, quản trị và quảng cáo doanh nghiệp. Tư vấn và thiết kế công trình. - Phó Giám đốc thứ 3: Phụ trách lĩnh vực và công tác: Tiếp thị. Kiêm Giám đốc Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh và Trưởng BQLDA phía Nam. Chỉ đạo thi công các công trình trọng điểm và Xí nghiệp hoạt động tại địa bàn phía Nam. Theo dõi và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư, hợp tác kinh doanh và xác lập thủ tục, thanh quyết toán các dự án phía Nam. Tổng hợp và báo cáo công tác với Giám đốc Công ty. - Các phòng ban: Các phòng ban có chức năng riêng biệt song tựu chung đều thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc và cùng tham gia giải quyết các công việc chung của Công ty trong phạm vi liên quan đến nhiệm vụ và chức năng của phòng phụ trách. Các Trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả công việc được giao. + Phòng Kế hoạch kinh tế thị trường: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ, kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch. Lập kế hoạch đầu tư thiết bị và tham gia quản lý các dự án đầu tư của Công ty. Công tác tiếp thị, làm hồ sơ dự thầu, xây dựng đơn giá, định mức lao động, đơn giá cho thuê. Quản lý khối cộng tác viên, chủ nhiệm công trình. + Phòng Tổ chức lao động: Tổ chức bộ máy Công ty và các đơn vị. Công tác cán bộ, đào tạo, tuyển dụng lao động, tiền lương, thanh tra bảo vệ quân sự, xây dựng Đảng. Thực hiện các chế độ chính sách với người lao động. + Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ tham mưu tài chính cho Giám đốc. Phản ánh trung thực tình hình tài chính của Công ty. Tổ chức giám sát, phân tích các hoạt động kinh tế giúp Giám đốc nắm bắt tình hình tài chính cụ thể của Công ty để đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn. Thực hiện chức năng: thanh toán, giao dịch ngân hàng, tiền lương, BHXH, thưởng, quan hệ với ngân sách thuế, công nợ, tổng hợp và tính giá thành các đơn vị báo sổ, toàn Công ty, vốn, hướng dẫn nghiệp vụ, đầu tư, báo cáo tài chính thống kê, quản trị, kế hoạch. + Phòng Kỹ thuật an toàn – KCS: Quản lý kỹ thuật trong nhận thầu; quản lý kỹ thuật thi công; cải tiến kỹ thuật quản lý chất lượng ISO; quản lý xe máy, thiết bị thi công; nghiệm thu bảo hành công trình; bảo hộ lao động. Lập chương trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ vào sản xuất thi công… + Phòng Hành chính: chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn văn phòng, văn thư lưu trữ, công văn đi - đến, tổ chức phục vụ các đại hội, phát động; quan hệ đối nội, đối ngoại. Quản trị văn phòng. Y tế, sức khoẻ định kỳ cho người lao động. + Trung tâm tư vấn: Có nhiệm vụ tư vấn và lập báo cáo khả thi các dự án đầu tư của Công ty. Khảo sát xây dựng, thí nghiệm; kiểm định chất lượng công trình xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; tư vấn xây dựng khác; quản lý dự án. + Các ban quản lý dự án: Phát triển dự án: tiếp thị, lập kế hoạch đầu tư, giám sát, lựa chọn nhà thầu. Quản lý các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. Quản lý dự án liên doanh, liên kết đầu tư. Quản lý thuê. - Các đơn vị sản xuất: Các Xí nghiệp và Đội trực thuộc Công ty là những đơn vị có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây lắp và tạo ra nguồn thu chủ yếu cho Công ty. Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng: 3. Cơ cấu và nhiệm vụ của từng chức danh trong phòng Tổ chức lao động tiền lương Cơ cấu gồm có: 1 Trưởng phòng 1 Phó phòng 3 Chuyên viên nhân sự 3.1/ Nhiệm vụ của trưởng phòng - Làm công tác tổ chức, nhân sự, điều động, thành lập, giải thể, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiếp nhận CBCNV… - Đào tạo, nâng bậc cán bộ quản lý và nghiệp vụ - Dự thảo mới, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế tổ chức lao động tiền lương, thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ … - Hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức lao động cho các đơn vị - Giám sát các đơn vị thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT và các chính sách trợ cấp thôi việc, thai sản, ốm đau, tai nan lao động - Tổng hợp công việc của phòng hàng tuần để báo cáo hội nghị giao ban - Tổ chức và chuẩn bị tài liệu cho Đại hội cổ đông thường niên và các phiên họp của Hội đồng quản trị - Giải quyết các công việc thường xuyên và đột xuất khác của công ty 3.2 / Nhiệm vụ của phó phòng - Phụ trách công tác quân sự, bảo vệ toàn Công ty, hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ công tác bảo vệ an ninh các đơn vị trực thuộc C
Luận văn liên quan