Đề tài Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay – những yếu tố ảnh hưởng

Trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam hiện nay có nhiều loại thuế được áp dụng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, Mỗi loại thuế đều đóng một vai trò nhất định trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như thực hiện chính sách điều tiết kinh tế, tiêu dùng của nhà nước. Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế được áp dụng phổ biến hiện nay, rất gần gũi với các nhà sản xuất, kinh doanh lẫn người tiêu dùng. Đây là một loại thuế “trẻ” trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng tính chất và việc áp dụng nó đã thể hiện nhiều điểm tích cực. Đối với Việt Nam, thuế giá trị gia tăng từ khi được áp dụng đã thể hiện nhiều ưu điểm và phát huy được những lợi thế của nó. Tuy nhiên, với một nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – việc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về thuế giá trị gia tăng nói riêng còn không ít những vấn đề cần quan tâm. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng để tìm ra những nguyên nhân của nó và đưa ra hướng hoàn thiện là một vấn đề cấp thiết vì loại thuế này có mức độ ảnh hưởng rộng đối với người nộp thuế cũng như đối tượng chịu thuế, và là một trong những nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước. Nâng cao được hiệu lực thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam sẽ giúp cho nhà sản xuất, người tiêu dùng và các chủ thể quản lý nhận thức rõ vai trò và vị trí của thuế, tự nguyện thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng đắn pháp luật về loại thuế này. Bài làm sẽ xem xét những vấn đề liên quan về thuế giá trị gia tăng, pháp luật về thuế giá trị gia tăng; dựa vào pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay – những yếu tố ảnh hưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam hiện nay có nhiều loại thuế được áp dụng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, … Mỗi loại thuế đều đóng một vai trò nhất định trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như thực hiện chính sách điều tiết kinh tế, tiêu dùng của nhà nước. Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế được áp dụng phổ biến hiện nay, rất gần gũi với các nhà sản xuất, kinh doanh lẫn người tiêu dùng. Đây là một loại thuế “trẻ” trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng tính chất và việc áp dụng nó đã thể hiện nhiều điểm tích cực. Đối với Việt Nam, thuế giá trị gia tăng từ khi được áp dụng đã thể hiện nhiều ưu điểm và phát huy được những lợi thế của nó. Tuy nhiên, với một nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – việc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về thuế giá trị gia tăng nói riêng còn không ít những vấn đề cần quan tâm. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng để tìm ra những nguyên nhân của nó và đưa ra hướng hoàn thiện là một vấn đề cấp thiết vì loại thuế này có mức độ ảnh hưởng rộng đối với người nộp thuế cũng như đối tượng chịu thuế, và là một trong những nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước. Nâng cao được hiệu lực thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam sẽ giúp cho nhà sản xuất, người tiêu dùng và các chủ thể quản lý nhận thức rõ vai trò và vị trí của thuế, tự nguyện thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng đắn pháp luật về loại thuế này. Bài làm sẽ xem xét những vấn đề liên quan về thuế giá trị gia tăng, pháp luật về thuế giá trị gia tăng; dựa vào pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng. NỘI DUNG Một số vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng Khái niệm , bản chất và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng Khái niệm thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa và được cung cấp dịch vụ [3, tr.57]. Đây là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng [1, tr.737]. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế hiện đại, được các nhà kinh tế nghiên cứu từ những năm 1920 [4,tr.61] nhưng đến tận năm 1954 thì phương thức thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của hàng hóa mới được áp dụng đầu tiên ở Pháp. Từ năm 1968, Pháp mở rộng diện áp dụng đối với dịch vụ. Do có những ưu thế về việc thu không gây ra tình trạng đánh thuế trùng lặp nên thuế này được nhiều nước áp dụng. Năm 1977, Liên minh châu Âu ra Nghị quyết số 06 về hoàn thiện cơ chế thu thuế giá trị gia tăng và xem việc áp dụng nó là điều kiện gia nhập cộng đồng [1, tr.737]. Hiện nay, có khoảng 120 quốc gia, vùng lãnh thổ đã áp dụng loại thuế này [4,tr.61]. Bản chất của thuế giá trị gia tăng Bản chất của thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu. Thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh. Tính gián thu của loại thuế gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người thực tế chịu thuế khác nhau. Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ vì số thuế nhà nước thu là một bộ phận cấu thành của giá hàng hóa, dịch vụ. Do tính gián thu này mà thuế giá trị gia tăng có khả năng điểu tiết tiêu dùng xã hội. Đây cũng là một loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, dễ quản lý vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên sẽ hạn chế động cơ trốn thuế [1, tr.737,738]. Vì thuế giá trị gia tăng cấu thành một phần trong giá bán (giá cả hàng hóa, dịch vụ) nên loại thuế này có ảnh hưởng trực tiếp dến sức tiêu dùng trong nước cũng như chỉ số lạm phát của nền kinh tế. Nhà nước cần quan tâm đến vấn đề này để quyết định những chính sách thuế suất hợp lý trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng [4,tr,58]. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng[4,tr.59-61] Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất rộng. Mọi người tiêu dùng trong xã hội khi mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ đều phải chi trả một phần thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất của nền kinh tế xã hội. Loại thuế này thể hiện sự công bằng trong chính sách thuế của nhà nước, đồng thời cũng là công cụ để nhà nước điều tiết tiêu dùng xã hội: đánh thuế thấp đối với những hàng hóa, dịch vụ được khuyến khích tiêu dùng và đánh thuế cao đối với những hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng. Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ, cho nên không gây đột biến về giá cho người tiêu dùng. Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Đây chính là tính liên hoàn của loại thuế này, và cũng là ưu việt của nó so với thuế hàng hóa dịch vụ thông thường (thuế doanh thu) mà Việt Nam và nhiều quốc gia đã áp dụng trong giai đoạn trước đây. Trong tương quan so sánh với thuế doanh thu trước đây, thuế giá trị gia tăng được coi là mọt loại thuế lý tưởng khi thỏa mãn bốn tiêu chuẩn: (i) đơn giản về mặt kỹ thuật, tức là không tạo ra cơ hội trốn thuế: thuế suất áp dụng không ở nhiều mức; (ii) hiệu quả về mặt tài chính, do chủ thể chịu thuế và đối tượng chịu thuế rất rộng; (iii) công bằng về mặt xã hội: cơ chế đánh thuế của nó với mức thuế suất thấp đánh vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường và mức cao đánh vào các mặt hàng xa xỉ, nhờ đó nó góp phần vào phân phối lại thu nhập tức là đưa lại kết quả phân phối lại của cải xã hội; và (iv) có tác dụng khuyến khích về mặt kinh tế, tức là có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ vào cơ chế khấu trừ thuế đầu vào và miễn thuế đối với hàng xuất khẩu. [3] Pháp luật về thuế giá trị gia tăng trong hệ thống pháp luật Việt Nam Pháp luật thuế giá trị gia tăng Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế, quản lý và quyết toán thuế giá trị gia tăng. [4, tr.64] Pháp luật thuế giá trị gia tăng có hai đặc điểm cơ bản: - Có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả các đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập để phục vụ đời sống trong xã hội. - Chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định, đặc biệt là các tiêu chuẩn về kế toán, chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý hành chính của các cơ quan tham gia quản lý, thu thuế. Lịch sử phát triển pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước năm 1990, khi còn xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thuế doanh thu được áp dụng, tuy nhiên loại thuế này thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, doanh thu tính thuế được xác định là toàn bộ doanh thu phát sinh của mỗi khâu sản xuất lưu thông – làm cho hàng hóa càng qua nhiều khâu trung gian thì số tiền thuế doanh thu được tính cho hàng hóa đó càng lớn. Điều này đã vi phạm nguyên tắc tránh đánh thuế nhiều lần. Thứ hai, chế độ thuế suất của thuế doanh thu cũng rất phức tạp, gây khó khăn khi áp dụng và dễ nảy sinh nhiều vi phạm pháp luật. [4,tr.62] Vào cuối những năm 1980, do nhận thức được những hạn chế của loại thuế doanh thu và học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới về thuế giá trị gia tăng, Việt Nam đã triển khai nghiên cứu áp dụng loại thuế này [1,tr.737]. Năm 1993, 1994, Việt Nam đã thử nghiệm áp dụng thí điểm thuế giá trị gia tăng đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định [4,tr.62,63]. Với những thành công đạt được từ những thử nghiệm đó, ngày 10/5/1997, Quốc hội IX đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ 1/1/1999 và từ đó thuế giá trị gia tăng thay thế thuế doanh thu [1,tr.737]. Luật thuế giá trị gia tăng được ban hành và áp dụng thay cho thuế doanh thu bởi ba lý do cơ bản: (i) Việc áp dụng luật thuế giá trị gia tăng giải quyết tình trạng đánh chồng thuế qua các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa; (ii) Áp dụng luật thuế giá trị gia tăng với quy định thuế suất đơn giản, đảm bảo ở mức độ tương đối về tính đơn giản và tính trung lập của thuế; (iii) Luật thuế giá trị gia tăng với những điều kiện và phương pháp tính thuế không chỉ tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế mà còn là biện pháp chống gian lận, trốn lậu thuế ở các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa. [4, tr.64,65] Luật Thuế giá trị gia tăng năm 1997 qua nhiều năm áp dụng và được sửa đổi bổ sung hai lần (vào năm 2003 và năm 2005) đã thể hiện vai trò tích cực của nó trong việc thực hiện chính sách thuế của nhà nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế [2]. Quốc hội đã ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 với những thay đổi nhất định nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, có hai văn bản điều chỉnh pháp luật thuế giá trị gia tăng là Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay – những yếu tố ảnh hưởng Những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng Một là, với diện chủ thể chịu thuế và đối tượng chịu thuế rộng; là loại thuế gián tiếp không gây tác động lớn đến sự biến đổi giá cả và là thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng đã tạo ra nguồn thu thường xuyên và ổn định cho ngân sách nhà nước. Có thể nhận thấy những loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu nhập khẩu ...trong thời kỳ kinh tế suy thoái thường bị tác động rất lớn. Tuy nhiên, đối với thuế giá trị gia tăng thì ngay cả trong thời kỳ kinh tế đi xuống, nhà nước vẫn thu được một khi người tiêu dùng vẫn còn tiêu dùng. Hơn nữa, tiêu dùng của xã hội càng ngày càng tăng. Do đó, nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế giá trị gia tăng rất thường xuyên và ổn định. Các cơ quan nhà nước nói chung và những chủ thể có trách nhiệm trong việc tính thuế, thu thuế có trách nhiệm đối với việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ loại thuế này. Hai là, với việc quy định thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu, và với tính liên hoàn của nó, thuế giá trị gia tăng cũng là một yếu tố góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất, chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu. Hàng hóa, dịch vụ qua nhiều khâu nhưng số tiền thuế không đổi nên những người sản xuất, kinh doanh có thể chia nhỏ quá trình sản xuất ra mà không lo tăng giá. Với lợi thế này, thuế giá trị gia tăng được các chủ thể sản xuất, kinh doanh quan tâm và áp dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình và tận dụng được chính sách của nhà nước để tìm được lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu. Ba là, thuế giá trị gia tăng được tính toán trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp và hiện nay công tác hạch toán, kế toán của các doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện và ổn định dần. Đây là cơ sở để việc áp dụng thuế giá trị gia tăng được dễ dàng, thuận lợi, minh bạch, hạn chế được gian lận về thuế. Bốn là, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định hai phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ và phương pháp trừ trực tiếp. So với nhiều quốc gia trên thế giới chỉ áp dụng phương pháp khấu trừ thì ở Việt Nam, việc áp dụng hai cách tính này là điểm phù hợp với nền kinh tế thị trường còn non trẻ. Các chủ thể kinh doanh với mô hình chặt chẽ, hệ thống kế toán hoàn chỉnh và được phép sử dụng hóa đơn sẽ được áp dụng phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào. Còn những mô hình không chặt chẽ, chi phí thấp, tiết kiệm, đơn giản và chỉ sử dụng hóa đơn bán lẻ thì áp dụng phương pháp trừ trực tiếp: Thuế GTGT nộp = GTGT X thuế suất. Năm là, về quy định hoàn thuế của thuế giá trị gia tăng: Nhà nước sẽ trả lại phần tiền thuế đã nộp vượt quá nghĩa vụ của người nộp thuế (áp dụng phương pháp khấu trừ). Đây cũng là điểm tác động đến việc minh bạch hóa công tác hạch toán, kế toán ở các mô hình sử dụng phương pháp khấu trừ và các quy định về hoàn thuế được các chủ thể thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, với việc hoàn thuế đối với các dự án đầu tư có thuế đầu vào 200 triệu đồng – một dạng của tín dụng thuế, một loại ưu đãi của nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư, quy định này cũng đóng vai trò trong việc thực thi luật thuế giá trị gia tăng trong thực tiễn. Những yếu tố hạn chế việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng Các quy định của pháp luật Một là, về đối tượng không chịu thuế: Xuất phát từ chủ trương thực hiện ưu đãi về thuế, luật thuế giá trị gia tăng đã quy định 25 loại hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế. Phạm vi này có thể coi là rộng. Thực tế cho thấy trong quá trình áp dụng, nhiều trường hợp quy định về đối tượng không chịu thuế đã có những kết quả đi ngược lại với ý đồ của nhà làm luật. Sự ưu đã này đưa đến kết quả áp dụng không thống nhất trong phương pháp khấu trừ, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ thể. Khi sử dụng các hàng hóa dịch vụ được miễn thuế để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ không được miễn thuế và ngược lại, có thể dễ dàng nhận thấy thuế giá trị gia tăng đã chưa được tính toán một cách hợp lý. Ví  dụ, dịch vụ y tế thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 5.9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, khi cung cấp các dịch vụ này sẽ không phát sinh thuế giá trị gia tăng, các phòng khám không phải nộp thuế giá trị gia tăng; nhưng khi mua thiết bị  và dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh... lại phải chịu 5% thuế  giá trị gia tăng đầu vào theo quy định tại Điều 8.2.1 Luật Thuế giá trị gia tăng. Do không có thuế giá trị gia tăng đầu ra để khấu trừ  nên toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đã trả khi mua các thiết bị, thuốc men phục vụ cho việc chữa bệnh sẽ phải tính cả vào giá dịch vụ  y tế, gây khó khăn cho người dân khi khám chữa bệnh. Hai là, về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp từ trực tiếp có những hạn chế nhất định. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp này được tính theo công thức: Thuế  GTGT phải nộp = GTGT X Thuế  suất     Phương pháp này cần phải tính trực tiếp phần giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong cả quá trình sản xuất – lưu thông – tiêu dùng. Về mặt lý thuyết, điều này có vẻ dễ thực hiện: giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ bằng giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra trừ giá hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Tuy nhiên, ngay trong tính toán lý thuyết thì cách này cũng đã thể hiện tính bất hợp lý. Có thể thấy rõ điều này qua phân tích1 dưới đây: Giả sử: các khâu kinh doanh như sau: A bán hàng cho B, B mua hàng từ A và sử dụng nó làm nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm của B được bán cho C. A ----------à B-----------à C (P1 - P2 - P3 ) Thuế suất thuế giá trị gia tăng là t. Phương pháp khấu trừ sẽ được tính theo bảng sau: Khâu kd Giá chưa thuế Thuế GTGT đầu ra (ghi ở hóa đơn bán hàng) Thuế GTGT phải nộp Giá bán (Giá có thuế) 1 P1 P1 . t P1 . t P1 (1+t) 2 P2 P2 . t (P2 – P1) . t P 2 (1+t) 3 P3 P3 . t (P3 – P2) . t P 3 (1+t) Với phương pháp trừ trực tiếp thì thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ là: [ P3 ( 1 + t ) – P2 ( 1 + t ) ] . t = ( P3 – P2 ) . t + ( P3 – P2 ) . t2 Phương pháp trừ trực tiếp cho kết quả lớn hơn so với phương pháp khấu trừ, vì nó đã không trừ đi những phần thuế đã nộp trước đó. Như vậy, giá tính thuế của phương pháp trừ trực tiếp không phải là giá chưa có thuế giá trị gia tăng mà là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng – vi phạm nguyên tắc giá tính thuế là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. Điều này đã gây ra sự bất  bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và đối tượng nộp theo phương pháp tính trực tiếp. Pháp luật thuế giá trị gia tăng đã không đảm bảo được nguyên tắc dù tính thuế theo phương pháp nào thì phải nộp thuế như nhau, áp dụng thuế suất như nhau.2 Vấn đề thuế đánh chồng thuế tiếp tục cần phải điều chỉnh lại khi xem xét trường hợp các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có quan hệ giao dịch 1 Th.s Trần Vũ Hải – GV Đại học Luật Hà Nội. 2 Bài tập nhóm số 2 – Luật Tài chính – Nhóm KT32C1 - 3 với đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và ngược lại. Ví dụ: doanh nghiệp A (nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) mua hàng của hộ kinh doanh B (nộp thuế theo phương pháp trừ trực tiếp) thì hộ kinh doanh B chỉ có thể cung cấp hóa đơn bán lẻ cho doanh nghiệp A, và doanh nghiệp A sẽ không được trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ba là, pháp luật thuế giá trị gia tăng chưa có  quy định về một số  nội dung quan trọng, như thời điểm phát sinh cũng như thời điểm kết thúc nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, phạm vi lãnh thổ của nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, hoặc quyền đòi lại thuế của doanh nghiệp trong trường hợp nghiệp vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bị hủy bỏ hoặc không đòi được tiền, nên không phân biệt được một cách rạch ròi giữa quyền hạn và trách nhiệm giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia các quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng.  Sự lợi dụng chính sách của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người dân Chính sách thuế giá trị gia tăng chủ yếu bị lợi dụng là hoàn thuế. Các doanh nghiệp thường khai khống hóa đơn bán hàng để làm sai lệch thuế giá tính thuế giá trị gia tăng. Giá ghi trong hóa đơn chứng từ thường thấp hơn rất nhiều so với giá bán thực tế, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng. Ví dụ thường gặp đó là các đại lý bán xe máy. Nhờ vào thủ đoạn này, các doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng thua lỗ trên giấy tờ - không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lẫn thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó, người tiêu dùng hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì họ chỉ cần biết giá thực tế họ mua được là bao nhiêu. Việc làm này của người tiêu dùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trốn thuế, vừa nhận được một khoản lợi bất chính từ việc hoàn thuế của nhà nước, do giá đầu vào thường được khai cao hơn giá đầu ra. Đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc một số hàng hóa được áp dụng mức thuế 5%, các doanh nghiệp có thể lợi dụng sự ưu đãi này trong việc khai khống bản kê mua bán hàng hóa là nông lâm thủy sản chưa qua chế biến của người bán không có hóa đơn để chiếm đoạt tiền khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng; lập hồ sơ khống hàng nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến xuất khẩu qua đường biên giới đất liền để chiếm đoạt tiền hoàn thuế... Việc sử dụng hóa đơn, chứng từ là công cụ để tính toán thuế giá trị gia tăng cũng bị lợi dụng bởi việc mua bán hóa đơn chứng từ giả bởi các “doanh nghiệp ma”. Với những hóa đơn này, giá đầu vào của các doanh nghiệp được đội lên rất lớn. Nhà nước không những không thu được thuế vào ngân sách mà còn phải trích ngân sách để hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Điều này là một trong những yếu tố làm hạn chế tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường, và hạn chế khả năng phát triển của các doanh nghiệp chân chính. Nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Hoàn thiện pháp luật Pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện nay đã được coi là một thành công trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, với những phân tích trên đây, cho thấy vẫn còn một số điểm hạn chế. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng là: - Thu hẹp diện đối tượng được miễn thuế. Trong xã hội hiện nay thì vấn đề tiêu dùng đã trở nên đa dạng, phong phú và phức tạp. Khi đối tượng được miễn thuế còn nhiều thì việc nhà nước điều chỉnh các đối tượng này về việc đánh thuế giá trị gia tăng sẽ bị hạn chế. Nó tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế và hạn chế khả n
Luận văn liên quan