Đề tài Thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt nam

Dẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam một cách có hiệu quả ra các thị trường chiến lược luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những phương hướng quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định nhiệm vụ: “tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia . khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua tiếp tục nhấn mạnh: “đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng mới, sản phẩm chế biến có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao”. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu. Trong số các biện pháp bảo hộ được áp dụng phổ biến và hợp pháp trong thương mại quốc tế hiện nay, chống bán phá giá (chống BPG) là biện pháp bảo hộ được các nước nhập khẩu áp dụng nhiều nhất để bảo hộ ngành sản xuất trong nước của mình. Có thể thấy, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà các Văn kiện của Đảng đã đề ra, một vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thấu đáo về chính sách và Pháp luật về chống BPG của những thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), cũng như luật lệ về chống BPG của WTO để có những biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được những thiệt hại vô lý do chính sách và pháp luật về chống BPG của các nước nhập khẩu gây ra. Dưới góc độ thực tiễn của Việt Nam, cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện chống BPG. Vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam gặp phải là vào năm 1994 và đến nay tổng số vụ kiện chống BPG mà Việt Nam có liên quan đã lên tới con số 36 tính đến tháng 12 năm 2010, trong đó có 15 vụ kiện tại thị trường Hoa Kỳ và EU. Một số hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như xe đạp, cá tra, cá basa, giầy dép, quần áo.những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, lại là những mặt hàng có nguy cơ bị kiện chống BPG cao, nhất là tại các thị trường Hoa Kỳ và EU. Có thể nói, cho đến nay thuế chống BPG đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kể cả khi đã gia nhập WTO. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có đối sách hữu hiệu để ứng phó với các vụ kiện chống BPG. Doanh nghiệp Việt Nam thường ở vào thế thụ động, bất lợi trong các vụ kiện chống BPG. Mức thuế chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam luôn ở mức cao, từ 70%-80%. Mỗi khi bị kiện, không những sản lượng của mặt hàng này bị suy giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam điêu đứng mà hàng trăm ngàn công nhân cũng có nguy cơ bị mất việc làm. Về thực trạng pháp luật của Việt Nam, năm 2004, Pháp lệnh Chống bán phá giá đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI ban hành để bảo vệ sản xuất trong nước trước luồng hàng hóa giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp lệnh chống BPG và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vẫn có những bất cập nhất định trong các quy định của pháp luật và đặc biệt là trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chống BPG của Việt Nam. Một minh chứng cụ thể là kể từ khi có Pháp lệnh Chống BPG đến nay vẫn chưa có một vụ kiện chống BPG nào được khởi kiện tại Việt Nam. Thêm vào đó, một trong những điểm bất cập và cũng là thách thức lớn đối với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đó là sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia am tường về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó có pháp luật về chống BPG của WTO cũng như các nước nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X tại Hội nghị lần thứ 4, năm 2007 đã chỉ rõ: “đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thường rơi vào thế bất lợi trong các vụ kiện chống BPG. Tuy nhiên, đào tạo được đội ngũ chuyên gia giỏi không phải là công việc có thể làm trong một sớm một chiều. Công việc cần phải làm trước tiên là tiến hành nghiên cứu một cách thấu đáo luật lệ về chống BPG của WTO và của một số hệ thống pháp luật về chống BPG quốc gia lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và EU để hình thành các tài liệu tham khảo đáng tin cậy phục vụ công tác đào tạo. Thực hiện chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn các vụ kiện chống BPG mà Việt Nam có liên quan và thực trạng pháp luật của Việt Nam cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.cho thấy tính cấp thiết cao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài về Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế, đặc biệt là của WTO, Hoa Kỳ và EU. Về mặt lý luận, Pháp luật về chống BPG của WTO chi phối trực tiếp các quan hệ thương mại quốc tế, còn pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU thường được coi là có ảnh hưởng lớn tới Pháp luật về chống BPG của các nước trên thế giới. Nghiên cứu sâu về Pháp luật về chống BPG của WTO sẽ giúp thấy được bức tranh tổng thể về Pháp luật về chống BPG toàn cầu. Trong khi đó nếu kết hợp với Pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU sẽ giúp có được cái nhìn toàn diện hơn về nội dung hiện tại cũng như xu hướng phát triển của Pháp luật về chống BPG của các nền kinh tế lớn và qua đó là của thương mại quốc tế nói chung. Về mặt thực tiễn, đề tài cũng có tính cấp thiết cao. Qua việc nghiên cứu sâu Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU, tác giả sẽ đưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế về việc cần phải chú trọng tới những yếu tố nào và cần phải làm gì để giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được một cách tốt nhất nguy cơ bị áp thuế chống BPG khi xuất khẩu sang các nước thành viên WTO mà trực tiếp là hai thị trường Hoa Kỳ và EU. Việc nghiên cứu kỹ hệ thống luật lệ của WTO, Hoa Kỳ và EU về chống BPG cũng góp phần cung cấp kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về chống BPG của Việt Nam hiện nay.

doc200 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Dẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam một cách có hiệu quả ra các thị trường chiến lược luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những phương hướng quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định nhiệm vụ: “tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia ... khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua tiếp tục nhấn mạnh: “đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng mới, sản phẩm chế biến có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao”. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu. Trong số các biện pháp bảo hộ được áp dụng phổ biến và hợp pháp trong thương mại quốc tế hiện nay, chống bán phá giá (chống BPG) là biện pháp bảo hộ được các nước nhập khẩu áp dụng nhiều nhất để bảo hộ ngành sản xuất trong nước của mình. Có thể thấy, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà các Văn kiện của Đảng đã đề ra, một vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thấu đáo về chính sách và Pháp luật về chống BPG của những thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), cũng như luật lệ về chống BPG của WTO để có những biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được những thiệt hại vô lý do chính sách và pháp luật về chống BPG của các nước nhập khẩu gây ra. Dưới góc độ thực tiễn của Việt Nam, cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện chống BPG. Vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam gặp phải là vào năm 1994 và đến nay tổng số vụ kiện chống BPG mà Việt Nam có liên quan đã lên tới con số 36 tính đến tháng 12 năm 2010, trong đó có 15 vụ kiện tại thị trường Hoa Kỳ và EU. Một số hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như xe đạp, cá tra, cá basa, giầy dép, quần áo...những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, lại là những mặt hàng có nguy cơ bị kiện chống BPG cao, nhất là tại các thị trường Hoa Kỳ và EU. Có thể nói, cho đến nay thuế chống BPG đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kể cả khi đã gia nhập WTO. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có đối sách hữu hiệu để ứng phó với các vụ kiện chống BPG. Doanh nghiệp Việt Nam thường ở vào thế thụ động, bất lợi trong các vụ kiện chống BPG. Mức thuế chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam luôn ở mức cao, từ 70%-80%. Mỗi khi bị kiện, không những sản lượng của mặt hàng này bị suy giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam điêu đứng mà hàng trăm ngàn công nhân cũng có nguy cơ bị mất việc làm. Về thực trạng pháp luật của Việt Nam, năm 2004, Pháp lệnh Chống bán phá giá đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI ban hành để bảo vệ sản xuất trong nước trước luồng hàng hóa giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp lệnh chống BPG và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vẫn có những bất cập nhất định trong các quy định của pháp luật và đặc biệt là trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chống BPG của Việt Nam. Một minh chứng cụ thể là kể từ khi có Pháp lệnh Chống BPG đến nay vẫn chưa có một vụ kiện chống BPG nào được khởi kiện tại Việt Nam. Thêm vào đó, một trong những điểm bất cập và cũng là thách thức lớn đối với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đó là sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia am tường về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó có pháp luật về chống BPG của WTO cũng như các nước nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X tại Hội nghị lần thứ 4, năm 2007 đã chỉ rõ: “đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thường rơi vào thế bất lợi trong các vụ kiện chống BPG. Tuy nhiên, đào tạo được đội ngũ chuyên gia giỏi không phải là công việc có thể làm trong một sớm một chiều. Công việc cần phải làm trước tiên là tiến hành nghiên cứu một cách thấu đáo luật lệ về chống BPG của WTO và của một số hệ thống pháp luật về chống BPG quốc gia lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và EU để hình thành các tài liệu tham khảo đáng tin cậy phục vụ công tác đào tạo. Thực hiện chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn các vụ kiện chống BPG mà Việt Nam có liên quan và thực trạng pháp luật của Việt Nam cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...cho thấy tính cấp thiết cao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài về Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế, đặc biệt là của WTO, Hoa Kỳ và EU. Về mặt lý luận, Pháp luật về chống BPG của WTO chi phối trực tiếp các quan hệ thương mại quốc tế, còn pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU thường được coi là có ảnh hưởng lớn tới Pháp luật về chống BPG của các nước trên thế giới. Nghiên cứu sâu về Pháp luật về chống BPG của WTO sẽ giúp thấy được bức tranh tổng thể về Pháp luật về chống BPG toàn cầu. Trong khi đó nếu kết hợp với Pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU sẽ giúp có được cái nhìn toàn diện hơn về nội dung hiện tại cũng như xu hướng phát triển của Pháp luật về chống BPG của các nền kinh tế lớn và qua đó là của thương mại quốc tế nói chung. Về mặt thực tiễn, đề tài cũng có tính cấp thiết cao. Qua việc nghiên cứu sâu Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU, tác giả sẽ đưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế về việc cần phải chú trọng tới những yếu tố nào và cần phải làm gì để giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được một cách tốt nhất nguy cơ bị áp thuế chống BPG khi xuất khẩu sang các nước thành viên WTO mà trực tiếp là hai thị trường Hoa Kỳ và EU. Việc nghiên cứu kỹ hệ thống luật lệ của WTO, Hoa Kỳ và EU về chống BPG cũng góp phần cung cấp kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về chống BPG của Việt Nam hiện nay. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Kể từ khi chuẩn bị cho quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, đã có nhiều quan tâm nghiên cứu về pháp luật của WTO về chống BPG. Nổi bật nhất trong số các sách chuyên khảo về vấn đề này là công trình của tác giả Đoàn Văn Trường, BPG và biện pháp chống BPG hàng nhập khẩu (1998), Nguyễn Hữu Khải, Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế (2007), Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với những vụ kiện chống BPG trong thương mại quốc tế (2007). Trong số các công trình nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn có các bài báo của các tác giả Bùi Thanh Hải, Thuế chống BPG, trợ cấp trong thương mại quốc tế, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Đoàn Văn Trường, Những biện pháp đối phó với các vụ kiện chống BPG ở nước ngoài (Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 2002), Hoàng Phước Hiệp, Tìm hiểu Pháp luật về chống BPG của Tổ chức thương mại thế giới và Hoa Kỳ (Tạp chí luật học, 2003), Vũ Kim Dũng, BPG và giải pháp chống BPG (Tạp chí hoạt động khoa học, 2003), Nguyễn Thanh Hà, Xung quanh việc hàng xuất khẩu Việt Nam bị kiện chống BPG (Tạp chí tài chính, 2004), Lê Huy Trọng, Thuế chống BPG, kinh nghiệm của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, 2004). Bên cạnh đó, còn có một số công trình dưới dạng các bài báo nghiên cứu chuyên sâu về Pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU như bài Quy trình chống BPG và áp dụng thuế chống phá giá ở EU (Tạp chí ngoại thương, 1998), Dương Nguyệt Nga, Luật chống BPG của Hoa Kỳ và EU với thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị khởi kiện BPG (Tạp chí kinh tế và phát triển, 2002), Đoàn Tất Thắng, Những kinh nghiệm của EU về chống BPG, chống trợ cấp xuất khẩu và hoạt động tự vệ (Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 2003). Gần đây trong số các tài liệu về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU còn có một số công trình dưới dạng cẩm nang kiến thức do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành như cuốn Hỏi đáp pháp luật về chống BPG WTO-Hoa Kỳ-EU (2009), Cẩm nang kháng kiện chống BPG và chống trợ cấp tại Liên minh châu Âu (2009), Cẩm nang kháng kiện chống BPG và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ (2009). Những công trình này tuy không mang tính chất học thuật nhưng cũng cung cấp những thông tin và kiến thức phổ thông hữu ích đáng tham khảo về chống BPG. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU ở Việt Nam đã đề cập tới khái niệm và đặc điểm của hoạt động BPG và chống BPG trong thương mại quốc tế. Cụ thể, công trình nghiên cứu của tác giả NgAuyễn Hữu Khải (2007) đề cập tới chống BPG trong mối quan hệ với những biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước khác như hàng rào kỹ thuật, trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp... Công trình nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Mỹ Loan (2007) chú trọng tới khía cạnh thực tế của vấn đề là tác động của việc áp dụng các biện pháp chống BPG trong thương mại quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tác phẩm này cũng đưa ra một số đề xuất để ứng phó với các vụ kiện chống BPG hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Các bài báo trên các tạp chí đề cập tới chống BPG ở những khía cạnh cụ thể và thực tế. Phần lớn trong số đó tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình hàng hoá Việt Nam bị kiện chống BPG trong thương mại quốc tế. Có những bài báo chú trọng tới việc tham khảo kinh nghiệm có liên quan của các nước có điều kiện tương tự ở Việt Nam, ví dụ bài báo của Lê Huy Trọng (2004). Chủ đề pháp luật về chống BPG của Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Điển hình là các công trình của Nguyễn Đình Chiến, Để áp dụng thành công thuế đối kháng, thuế chống BPG ở Việt Nam (Tạp chí Tài chính, 2003), Thanh Tùng, Khung pháp lý về chống BPG đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Tạp chí Kế toán, 2004), Nội dung cơ bản của Pháp lệnh chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (NXB Tư Pháp, 2004), Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống BPG hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn (NXB Tư pháp, 2005). Gần đây nhất có hai luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Trung Kiên, Pháp luật về chống BPG hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, bảo vệ năm 2010 tại Trường Đại học Luật Hà Nội, và Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống BPG hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung các công trình này đã nghiên cứu một cách khá sâu sắc về pháp luật chống BPG của Việt Nam cũng như đã đưa ra một số kiến nghị đáng tham khảo. Có thể nhận xét một cách khái quát về tình hình nghiên cứu trong nước là phần lớn các công trình nghiên cứu về chống BPG thường chú trọng vào việc giới thiệu pháp luật thực định của các nước và WTO về chống BPG. Khía cạnh lý luận của BPG và Pháp luật về chống BPG chưa được đề cập nhiều, do đó, các vấn đề liên quan tới xu hướng vận động của Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế cũng chưa được phân tích một cách khoa học. Đặc biệt, ở trình độ nghiên cứu sinh tiến sĩ chưa có công trình nào kết hợp nghiên cứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế của WTO, Hoa Kỳ và EU từ đó liên hệ tới các vấn đề của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về pháp luật về chống BPG của Việt Nam thường chỉ tiếp cận từ góc độ lý luận về chống BPG và thực tiễn của Việt Nam để đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chống BPG của Việt Nam. Rất hiếm các công trình đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chống BPG của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực thi pháp luật chống BPG ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU và thực tiễn của WTO. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài, nghiên cứu về Pháp luật về chống BPG rất phong phú và đã có từ rất lâu. Các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào những hệ thống pháp luật chi phối hoạt động thương mại quốc tế hiện đại như WTO, Hoa Kỳ và EU. Điển hình trong những công trình nghiên cứu về Pháp luật về chống BPG của những hệ thống này có các tác phẩm của Clive Stanbrook và Philip Bentley, Dumping and subsidies: the law and procedures governing the imposition of anti-dumping and countervailing duties in the european community (1996), Keith Steele (editor), Anti-dumping under the WTO: a comparative review, (1996), Wolfgang Muller, EC anti-dumping law: a commentary on regulation 384/96, Nicholas Khan (1998), Sebastian Farr, EU anti-dumping law: pursuing and defending investigations (1998), Pierre Didier, WTO trade instruments in EU law: commercial policy instruments: dumping, subsidies, safeguards, public procurement (1999), Brink Lindsey, Antidumping Exposed: The Devilish Details of Unfair Trade Law, Cato Institute (2003), Wenxi Li, Anti-dumping law of the WTO/GATT and the EC: gradual evolution of anti-dumping law in global economic integration (2003), Aradhna Aggarwal, The Anti-Dumping Agreement and Developing Countries: An Introduction, Oxford University Press (2007), Yan Luo, Anti-dumping in the WTO, the EU and China: The Rise of Legalization in the Trade Regime and its Consequences, Kluwer Law International (2010). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thường trình bày, phân tích và bình luận rất chi tiết về quy định của WTO cũng như pháp luật của Hoa Kỳ và EU về chống BPG. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu mang tính học thuật của nước ngoài về tác động của Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU đối với hàng hóa của Việt Nam để từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với các vụ kiện chống BPG ở các thị trường này. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Dối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: các quan điểm, tư tưởng luật học về BPG và chống BPG; các quy định trong pháp luật thực định về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU; pháp luật Việt Nam về chống BPG; và thực tiễn chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ và EU; thực tiễn chống BPG hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Về phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ nghiên cứu về BPG và chống BPG trong thương mại quốc tế, tức là việc BPG hàng hóa qua biên giới quốc gia, được pháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh. Luận án không nghiên cứu về BPG hàng hóa trong nước, tức là việc BPG hàng hóa trong thương mại nội địa, là lĩnh vực chỉ được quan tâm trong phạm vi của một quốc gia. Trong thương mại quốc tế thời kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là trong quá trình đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana, những nước tham gia đàm phán đã chia BPG thành bốn nhóm: BPG về giá, BPG dịch vụ, BPG hối đoái, BPG xã hội. Sau này, ba nhóm BPG sau không được điều chỉnh chi tiết thêm trong thương mại quốc tế mà chỉ có BPG về giá là tiếp tục được quy định trong Điều VI của GATT và trở thành khái niệm BPG trong thương mại quốc tế được sử dụng phổ biến ngày nay. Chính vì vậy, luận án này chỉ nghiên cứu về BPG về giá với ý nghĩa là khái niệm BPG trong thương mại quốc tế hiện đại mà không nghiên cứu về ba nhóm BPG còn lại. Pháp luật thương mại quốc tế là một lĩnh vực hết sức rộng và đã có lịch sử phát triển tương đối lâu dài mà trong khuôn khổ thời gian và độ dài của một luận án nghiên cứu sinh không thể bao trùm hết được. Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ bao gồm các quy định hiện hành của pháp luật WTO, Hoa Kỳ, EU và Việt Nam về chống BPG cụ thể là các điều kiện xác định có BPG, xác định thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại, các biện pháp chống BPG, các thủ tục xem xét lại thuế chống BPG; thực tiễn chống BPG đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ và EU từ trước tới nay cũng như thực tiễn chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi Pháp lệnh chống BPG được ban hành cho tới nay. Lý do để tác giả lựa chọn các hệ thống luật lệ trên là vì WTO là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất toàn cầu, có số lượng thành viên là đại đa số các quốc gia trên thế giới. Luật lệ của WTO trong đó có luật lệ về chống BPG là hệ thống luật lệ về thương mại quốc tế điển hình nhất và có vai trò quan trọng nhất trong điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trên thế giới. Trong khi đó, Hoa Kỳ và EU là những thị trường và cũng là những đối tác lớn nhất trong thương mại quốc tế toàn cầu. Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và EU đều có ảnh hưởng lớn trong thương mại quốc tế và đối với các nước trên thế giới. Mặt khác, đây cũng là hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nơi mà hàng hóa Việt Nam luôn được coi là hàng hóa giá rẻ và thường có nguy cơ bị kiện chống BPG cao. Chính vì vậy việc chọn WTO, Hoa Kỳ và EU sẽ vừa giúp cho luận án có thể tập trung được vào những hệ thống luật lệ cốt lõi nhất và điển hình nhất của pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế, đồng thời vừa có thể đưa ra được những khuyến nghị hữu ích, trực tiếp nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ và EU. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Dể làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu trong Luận án được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp so sánh là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương của luận án, đặc biệt là Chương 2 khi so sánh các quy định tương ứng của pháp luật WTO, Hoa Kỳ và EU điều chỉnh các lĩnh vực của chống BPG. Tương tự, phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng như những phương pháp bổ trợ cho phương pháp so sánh. 5. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nhận thức rõ về tính cấp thiết cũng như tình hình nghiên cứu đề tài, mục đích trực tiếp của luận án được xác định là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nội dung luật thực định của Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU, rút ra được những nội dung thống nhất trong Pháp luật về chống BPG chi phối các luồng thương mại quốc tế và xu hướng vận động, phát triển chung của Pháp luật về chống BPG trên quy mô toàn cầu. Trên cơ sở đó, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế và khả thi để giúp cho hàng hóa Việt Nam hạn chế được nguy cơ bị kiện chống BPG khi xuất khẩu sang các nước khác mà trước tiên là Hoa Kỳ và EU. Thông qua việc nghiên cứu hệ thống luật lệ chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU, luận án cũng nhằm mục đích đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực tiễn chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một trong số các mục đích chính của luận án như đã nêu ở trên đây. Bởi lẽ thời gian và độ dài của luận án không cho phép đi sâu phân tích và nhận xét về hệ thống pháp luật chống BPG của Việt Nam để rồi từ đó đưa ra được những kiến nghị thật sự toàn diện để hoàn thiện hệ thống pháp luật chống BPG của Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, đặc điểm và nội dung pháp luật thực định về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU; - Phân tích và làm rõ được xu hướng phát triển của pháp luật về chống BPG hiện đại trên phạm vi quốc tế; - Đề xuất các kiến nghị thực tiễn và mang tính khả thi phù hợp với tình hình hoạt động xuất khẩu của Việt Nam để giúp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hạn chế được rủi ro bị áp thuế chống BPG. - Đề xuất các kiến nghị thực tiễn nhằm h
Luận văn liên quan