Đề tài Thực tiễn về hợp tác văn hóa - Xã hội trong khuân khổ ASEAN từ 1976 đến nay

Trong quá trình hội nhập với quốc tế, Đông Nam Á (ĐNA) là khu vực lịch sử văn hóa riêng đồng thời cũng là khu vực chiến lược, phát triển năng động. Để có được sự hòa hợp giữa các quốc gia trong khu vực bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển cần phải xem xét sự phát triển và gắn kết của ĐNA dưới góc độ văn hóa. Việc xây dựng ASEAN mang tính xã hội cộng đồng trước hết phải đầu tư xây dựng cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Xã hội càng phát triển nhu cầu về văn hóa xã hội của con người càng được nâng cao. Cùng với sự hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế chính trị, sự hợp tác trong văn hoá đang ngày một được các nước ASEAN xúc tiến mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN nói chung và cộng đồng văn hóa nói riêng là một thích ứng trước tình hình quốc tế. Bằng khả năng và sự cố gắng nỗ lực của mình, Việt Nam cũng đã có nhứng đóng góp đáng kể trong quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiễn về hợp tác văn hóa - Xã hội trong khuân khổ ASEAN từ 1976 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG KHÁI QUÁT VỀ ASEAN VÀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á. Khái quát về Asean. Khái quát về văn hóa Đông Nam Á.  THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC VĂN HÓA - XÃ HỘI TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN TỪ 1976 ĐẾN NAY. TRỤ CỘT VỀ HỢP TÁC VĂN HÓA - XÃ HỘI THEO HIẾN CHƯƠNG ASEAN. Những thành tựu đã đạt được tiền đề cho việc xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội Asean 2. Những thách thức đặt ra trong quá trình xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội Asean. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN. KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập với quốc tế, Đông Nam Á (ĐNA) là khu vực lịch sử văn hóa riêng đồng thời cũng là khu vực chiến lược, phát triển năng động. Để có được sự hòa hợp giữa các quốc gia trong khu vực bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển cần phải xem xét sự phát triển và gắn kết của ĐNA dưới góc độ văn hóa. Việc xây dựng ASEAN mang tính xã hội cộng đồng trước hết phải đầu tư xây dựng cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Xã hội càng phát triển nhu cầu về văn hóa xã hội của con người càng được nâng cao. Cùng với sự hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế chính trị, sự hợp tác trong văn hoá đang ngày một được các nước ASEAN xúc tiến mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN nói chung và cộng đồng văn hóa nói riêng là một thích ứng trước tình hình quốc tế. Bằng khả năng và sự cố gắng nỗ lực của mình, Việt Nam cũng đã có nhứng đóng góp đáng kể trong quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN. NỘI DUNG KHÁI QUÁT VỀ ASEAN VÀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á Khái quát về Asean. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8-8-1967 sau khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái lan ký bản tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok) đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Ra đời trong thời kỳ chiến tranh lạnh và chịu tác động mạnh mẽ bởi môi trường địa - chính trị của thời kỳ này, phạm vi hợp tác của ASEAN trong hơn hai thập kỷ đầu chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực và ít hiệu quả. Các thành viên của Hiệp hội gắn kết được với nhau nhờ một "chất keo dính", đó là những nguy cơ, thách thức chung có nguồn gốc từ chiến tranh lạnh đối với hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước trong khu vực. Sự kết thúc chiến tranh lạnh đã mở ra triển vọng to lớn để triển khai mạnh mẽ những ý tưởng hợp tác toàn ĐNA, nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh. Với nỗ lực to lớn, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong sự đa dạng, các nước thành viên ASEAN trong những năm qua đã xây dựng ASEAN trở thành một trong những tổ chức khu vực hoạt động thành công nhất trên thế giới và tạo được uy tín lớn trong và ngoài khu vực. Mở đầu bằng việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội vào tháng 7-1995, giờ đây ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và có trụ sở chính đặt tại Jakarta (Indonesia). Khu vực ASEAN có diện tích hơn 4.3 triệu km2 với dân số khoảng 500 triệu người; (GDP khoảng hơn 700 tỷ đô la Mỹ) và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm 339,2 tỷ USD. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về diện tích và dân số, tôn giáo cũng như thể chế chính trị hoàn toàn khác nhau. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội cũng không đồng đều. Điều này đã tạo nên một sự phong phú đa dạng cho hiệp hội và đó cũng là một đặc điểm rất quan trọng đòi hỏi "sự thống nhất trong đa dạng" (Unity in diversity). Tuy nhiên, sau hơn 42 năm hình thành và phát triển, cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính khu vực năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 2009 đã để lại cho các nước ASEAN những hậu quả nặng nề và ASEAN hiện đang cố gắng vượt qua những khó khăn, thách thức, phục hồi kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường hợp tác để lấy lại đà phát triển. Khái quát về văn hóa Đông Nam Á.  ĐNA đã là một trong những cái nôi hình thành loài người .Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương nam. Trước đó người ta gọi là Indo - china, bởi lẽ nó nằm lọt giữa hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa. Văn hoá ĐNA thống nhất da dạng với một dân cư nông nghiệp trồng lúa nước và nền văn minh này được sinh ra từ một thể văn hoá bao gồm 3 yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển .Trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng chiếm vai trò chủ đạo . Với những nét đặc trưng văn hóa của riêng mình mỗi dân tộc góp phần tạo dựng nên sự đa dạng của lịch sử, văn hóa ĐNA. Chính vì vậy người ta không bao giờ nhầm lẫn giữa khái niệm hòa hợp (intergration) và hòa tan (disolution). Dù hòa nhập để tìm và phát huy sức mạnh của cả khu vực các dân cư ở đây vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Một nét đặc trưng khái quát nhất của văn hóa ĐNA là khả năng tiếp nhận, thâu hóa những yếu tố văn hóa từ bên ngoài vào để làm giàu thêm, phong phú thêm những bản sắc của văn hóa ĐNA. Bao trùm tất cả đời sống tinh thần của cư dân ĐNA là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước. Do vậy từ những truyện thần thoại đến lễ hội, phong tục tập quán đến âm nhạc nghệ thuật kể cả múa hát đều là của cư dân nông nghiệp lúa nước. Cho đến ngày nay biểu tượng chung của các nước ASEAN vẫn là bó lúa. Trong lịch sử hình thành các tôn giáo hiện đại của vùng này đã từng có nhiều tôn giáo cùng tồn tại. Từ phật giáo, ấn độ giáo, hồi giáo, thiên chúa giáo đã thích nghi không chỉ trong phạm vi từng quốc gia mà còn trên phạm vi khu vực. Các tôn giáo này thích nghi theo lối “trầm tích” cái sau phủ lên cái trước cùng song song phát huy ảnh hưởng. Chính vì tính thích nghi, tính mở, uyển chuyển của ĐNA mà các tôn giáo ở đây chấp nhận cùng tồn tại, nhìn chung không có xung đột chiến tranh tôn giáo. Những nét văn hóa đặc trưng của một xã hội nông nghiệp như: tục thờ cũng tổ tiên, thờ thần núi, thần sông, thần lúa, đặc biệt là thần đất, tín ngưỡng phồn thực với những nghi thức cầu mùa… Bên cạnh đó văn học nghệ thuật là cũng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ĐNA. Cùng với kho tàng văn học dân gian hết sức phong phú đa dạng của các dân tộc ĐNA, văn học viết ĐNA dược hình thành trên cơ sở văn học dân gian và văn học nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ). Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác kiến trúc ĐNA chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc hồi giáo. Trong đó kể đến các công trình nổi tiếng như: khu di tích Mỹ Sơn của người Chăm (Việt Nam), tổng thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở Indonexia. Di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ĐNA đó là khu đền Ăng co vát. Hay chùa Vàng là biểu tưởng của đất nước Mianma. Cùng với nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần phật. THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC VĂN HÓA - XÃ HỘI TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN TỪ 1976 ĐẾN NAY. Trong lĩnh vực giao lưu văn hoá, toàn cầu hoá luôn là một con dao hai lưỡi. Một mặt nó tạo điều kiện cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau, qua đó tăng thêm sự hiểu biết đối với các nền văn hoá khác nhau, nhưng mặt khác nó cũng tạo nên nguy cơ về “sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị, đe doạ làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại” (UNESCO). Do vậy, hợp tác vì một nền văn hoá ASEAN đầy bản sắc, đa dạng trong thống nhất là một mục tiêu cao cả mà Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã và đang tiến hành. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã chú trọng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hoá, nâng cao hiểu biết về các nền văn hoá trong ASEAN và ngoài khu vực. Ngày nay, ASEAN đang xây dựng một Cộng đồng Văn hoá - Xã hội, do đó ASEAN càng cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hoá, cần huy động các nguồn lực khác nhau, bao gồm các nguồn lực của giới kinh doanh và các tổ chức quốc tế để cùng với Quỹ Văn hoá ASEAN duy trì và làm phong phú thêm hoạt động văn hoá quan trọng này. Quan hệ văn hoá đa phương Việt Nam - ASEAN thực sự sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ nhau cho sự hợp tác giữa các nước đạt được hiệu quả cao hơn. Ngay từ năm 1976, những người đứng đầu Nhà nước và chính phủ ASEAN đã ký “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp” nhằm xây dựng bản sắc ASEAN thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu văn hoá - xã hội và tăng cường trao đổi, giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá - thông tin. Đây được coi là bản “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp I”. Năm 2003, nguyên thủ các nước ASEAN đã ký “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp II” nhằm thể hiện ước vọng lớn lao của ASEAN về một Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về an ninh, chính trị; kinh tế và văn hoá - xã hội trong “Tầm nhìn ASEAN 2020” và sau đó, các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện xây dựng “Cộng đồng ASEAN” vào năm 2015 với một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng chia sẻ phồn vinh và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, các nước ASEAN đã thành lập hai Uỷ Ban Thường trực: Uỷ ban về hoạt động văn hoá - xã hội năm 1971 và Uỷ ban về thông tin đại chúng năm 1973. Năm 1978, Uỷ ban Văn hoá - Thông tin chính thức được thành lập và bắt đầu từ đây các hoạt động của việc hợp tác Văn hoá - Thông tin giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN tiến hành thông qua Uỷ ban này gọi tắt là ASEAN – COCI (ASEAN Committee on Culture and Information ). Hội nghị thượng đỉnh lần thứ năm họp tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 12/1995 đã thảo luận và các nước thành viên nhất trí đưa các hợp tác chuyên ngành lên một tầm cao mới, trong đó có hợp tác Văn hoá - Thông tin . Tháng 7/2000 tại Băng Cốc, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cùng các Ngoại trưởng ASEAN ký bản Tuyên bố ASEAN về Di sản văn hoá ASEAN. Đây là một văn kiện quan trọng và rất có ý nghĩa trong việc tăng cường nhận thức về ASEAN, tăng cường sự hợp tác khu vực để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá các nước ASEAN. Năm 2003 Hội nghị bộ trưởng văn hóa và nghệ thuật đầu tiên trong khối ASEAN và ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc) đã diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong hai ngày 14 và 15-10 Tại hội nghị, các bộ trưởng văn hóa - nghệ thuật trong khu vực đồng ý phải tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm bảo đảm các kỹ năng và giá trị trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật được bảo tồn ổn định. Hội nghị còn bàn đến tương lai tự do hóa việc mua bán các sản phẩm văn hóa trong khu vực. Các bộ trưởng tin rằng ASEAN và cả ASEAN +3 là tập hợp những nước giàu màu sắc văn hóa, đều có những nét lôi cuốn và đóng góp riêng vào sự phát triển của khu vực. Đây là cuộc họp đầu tiên thể hiện bước đi cụ thể trong việc thực hiện các mục tiêu của "Cộng đồng xã hội - văn hóa ASEAN" - một trong ba trụ cột được đề cập trong Tuyên bố Bali Concord II. Như vậy hợp tác về văn hoá xã hội trong khuôn khổ ASEAN không chỉ dừng lại ở các tuyên bố trong các hội nghị mà còn trong cả những hoạt động thiết thực trong và thiết lập cả cơ chế để sự hợp tác này mang lại hiệu quả nhất. Hợp tác trong lĩnh vực văn học và nghiên cứu về ASEAN. Tại Hội nghị “Sách vì mọi người của các nước ASEAN” từ ngày 13-15/8/1996 tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã thông qua những nghị quyết về việc xuất bản, thúc đẩy và phân phối phát hành sách và việc phát triển nguồn lực con người trong đội ngũ những người làm công tác liên quan đến sách. Trên cơ sở nhận thức rõ việc phát hành sách là dòng chảy giao lưu tự do của thông tin, sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị Trong khuôn khổ các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng 30 năm thành lập ASEAN, Triển lãm liên hoan ảnh các nước ASEAN lần thứ nhất được tổ chức ở Hà Nội. Đây là lần đầu tiên có một hoạt động nhiếp ảnh quy mô của các nước ASEAN tổ chức tại Hà Nội. Việt Nam đạt một huy chương vàng . Liên hoan ảnh trở thành một hoạt động truyền thống hàng năm của tổ chức nhiếp ảnh các nước ASEAN, tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, các cá nhân nghệ sĩ nhiếp ảnh, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong cộng đồng. Trong dịp kỷ niệm 37 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tuần văn hoá ASEAN đã được khai mạc tại Nhà hát lớn Hà Nội (8/8/2004) với một chương trình nghệ thuật đặc sắc do gần 500 nghệ sĩ đến từ các nước ASEAN biểu diễn. Tuần văn hoá ASEAN ở Việt Nam là một trong các nỗ lực để duy trì và phát huy văn hoá ASEAN, khuyếch trương các giá trị châu Á, tạo cơ sở cho việc phát huy các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội. Về bản sắc và sự hiểu biết lẫn nhau trong khu vực. Đó là sự phổ biến các kênh truyền hình phát về các quốc gia ASEAN và được coi là cơ sở thể hiện sự quan tâm đối với đời sống văn hóa và sự phát triển của các quốc gia ASEAN. Theo đánh giá của Báo cáo tổng quan về ASEAN, có 3 quốc gia được coi là phát triển tốt việc này, đó là: Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Singapo. Có 4 quốc gia đưa thông tin qua phim về ASEAN được chiếu ở các rạp trong nước. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục chính thức đang được sử dụng như là một kênh thúc đẩy sự quan tâm tìm hiểu về ASEAN. Một số quốc gia như Campuchia, Indonesia, Lào, Việt Nam đã trích dẫn lịch sử và văn hóa ASEAN như là một môn học trong chương trình đào tạo ở trường học. Những thiết chế khu vực đã được thành lập để đạt được mục đích này, bao gồm: Trung tâm về truyền thống và văn hóa khu vực được thành lập bởi Bộ giáo dục các quốc gia Đông Nam Á, mạng lưới các trường đại học ASEAN cũng là nơi trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu về ASEAN. TRỤ CỘT VỀ HỢP TÁC VĂN HÓA - XÃ HỘI THEO HIẾN CHƯƠNG ASEAN. Cội nguồn bản sắc văn hóa của khu vực là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ nhất tới sự phát triển của ASEAN. Nên để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong Tầm nhìn ASEAN đến năm 2015 đó là dự kiến sẽ là một khu vực Đông Nam Á trong quan hệ hợp tác như là một cộng đồng quan tâm đến xã hội và nhằm mục đích phát triển mạnh mẽ nhận thức về bản sắc khu vực, bảo tồn khu vực Di sản văn hóa, và những nỗ lực để tạo ra một cộng đồng ASEAN mạnh mẽ. Trong những năm qua bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt thì vẫn còn tồn tại trong đó những hạn chế và thách thức trên con đường xây dựng cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Những thành tựu đã đạt được tiền đề cho việc xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội Asean. Hợp tác vì một nền văn hóa ASEAN đầy bản sắc, đa dạng trong thống nhất là một mục tiêu mà Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã và đang tiến hành. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã chú trọng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa trong ASEAN và ngoài khu vực để hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Từ năm 1976, những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ ASEAN đã ký “Tuyên bố ASEAN hòa hợp” nhằm xây dựng bản sắc ASEAN thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu văn hóa – xã hội và tăng cường trao đổi, giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa thông tin. Trong đó các lĩnh vực hợp tác văn hóa giữa các quốc gia ASEAN chủ yếu như: phát thanh, truyền hình, văn học, nghệ thuật nghe nhìn và biểu diễn…được chú trọng bằng việc tổ chức thành công các hoạt động văn hóa lớn của ASEAN tại các quốc gia trong khối ASEAN cũng như việc tham gia tích cực, có chất lượng vào các hoạt động được tổ chức tại các quốc gia khác nhằm quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế vốn năng động của ASEAN ra bạn bè thế giới như: các cuộc liên hoan múa các nước ASEAN, tuần phim ASEAN, triển lãm liên hoan ảnh các nước ASEAN, tuần văn hóa ASEAN…Thông qua các hoạt động văn hóa này, những người làm công tác, cũng như các nghệ sĩ có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong khu vực. Bên cạnh đó do tình hình thế giới và khu vực đang đặt ra những thách thức mới như: khủng hoảng kinh tế - tài chính, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đang là những nguy cơ hiện thực ảnh hưởng tiêu cực đến an sinh xã hội, đời sống nhân dân, ổn định của từng nước cũng như của cả khu vực. Đứng trước những nguy cơ này, ASEAN đã tăng cường hơn nữa việc hợp tác trong lĩnh vực y tế công cộng, kể cả trong công tác phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm như SARS, cúm gia cầm, HIV và AIDS…cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến các thảm họa tự nhiên như động đất, sóng thần… Thông qua một loạt các sáng kiến về văn hóa xã hội nhằm tăng cường thêm tinh thần đoàn kết, bạn bè giữa công dân ASEAN. Ví dụ như: Trại hè Thanh niên ASEAN và Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN tạo cơ hội tìm hiểu văn hóa lẫn nhau giữa thanh niên ASEAN để họ phát triển sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về sự đa dạng văn hóa cũng như hiểu biết rõ hơn về cộng đồng ASEAN. Đồng thời trong lĩnh vực giáo dục, sinh viên và giảng viên của các trường đại học ASEAN đang tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thông qua các chương trình nghiên cứu ASEAN, trao đổi nghiên cứu…Các Bộ trưởng giáo dục ASEAN cũng đang hợp tác về đào tạo giáo viên và phát triển, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm về phát triển cộng đồng đa sắc tộc, đa văn hóa. Ngoài ra cũng đã tổ chức thành công các hoạt động khác tạo ra sự thống nhất giữa các thành viên như SEA games, ASEAN Paragames… Có thể nói trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, việc hợp tác giữa các nước ASEAN với nhau, và giữa ASEAN với các nước trong khu vực không còn là điều xa lạ, và văn hóa chính là cầu nối trong quan hệ quốc tế của mỗi nước. Những thành tựu hợp tác trên đã đem lại không chỉ tăng cường sự hiểu biết, tinh thần đoàn kết giữa các nước ASEAN, và các nước trong khu vực hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN mà các quốc gia còn đang nỗ lực xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về ASEAN để thế giới nhìn nhận và đánh giá. Những thách thức đặt ra cho việc xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội Asean Trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng văn hóa – xã hội nói riêng, đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ, không chỉ với từng quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề chung của toàn khu vực. Để thực hiện được mục tiêu xây dựng nhóm hài hòa các quốc gia ĐNA, hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong cộng đồng xã hội đùm bọc lẫn nhau như Tầm nhìn ASEAN 2020 (mà nay là Tầm nhìn ASEAN 2015) thì đó là các vấn đề mà các quốc gia trong khu vực cần tính đến và có những giải pháp kịp thời. Quá trình di chuyển lao động sẽ tạo ra những chi phí xã hội và chi phí kinh tế cao cho các quốc gia, nhất là những nước dựa vào xuất khẩu lao động. Sự xuống cấp của môi trường do phát triển kinh tế quá độ. Do tập trung quá lớn vào việc phát triển kinh tế đã khiến các quốc gia có phần bỏ quên sự tác động của việc đầu tư phát triển kinh tế quá nhanh đến môi trường. Ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải từ các khu công nghiệp, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức vào phục vụ công nghiệp đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia. Lối sống thay đổi do sự phát triển kinh tế và sản phẩm mới. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh,… Đây là các vấn đề đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm bởi sự tác động của nó đến đời sống kinh tế, an ninh, xã hội và sự hợp tác của các quốc gia. Đây cũng là thách thức đặt ra đối với ASEAN trong quá trình xây dựng cộng đồng. Trong khuôn khổ ASEAN, các quốc gia cần có sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm nhằm đối phó với các vấn đề này. Những tác động tiêu cực từ bên ngoài do sự phát triển của các loại hình du lịch và công nghiệp giải trí như các trò chơi game, các loại hình giải trí cảm giác mạnh bên cạnh tác dụng tiêu khiển còn có thể gây tác động xấu đến đối tượng sử dụng như sự ham thích quá độ, thậm chí, nhiều loại hình giải trí còn có thể dẫn tới sự lệch lạc trong việc hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tác động xã hội do thay đổi về cơ cấu dân cư, dân số trở nên già đi và số người cao tuổi tăng lên. Sự thay đổi trong vai trò của gia đình do các tác động khác nhau: do vai trò của người phụ nữ thay đổi, quan niệm và thái độ ứng xử của xã hội đối với việc chăm sóc trẻ em và người già, ảnh hưởng từ lối sống bên ngoài khu vực,… Chênh lệch v
Luận văn liên quan