Đề tài Thực trạng các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng phát triển Việt Nam và các giải pháp

Đến hết 31/12/2006, vốn huy động bình quân năm 2006 của Sở Gaio dịch I đạt 2.801.087 triệu đồng bằng 137% kế hoạch được Hội sở chính giao ( nếu tính cả bán trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành do Sở Giao dịch I khai thác được thì dư nợ đạt 3.126.187 tỷ đồng ). Doanh số huy động trong năm 2006 đạt trên 7.000 tỷ đồng. Vốn huy động đã có sự tăng trưởng đều đặn qua hằng năm. Số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2.916,106 tỷ đồng, trong đó: + Kỳ hạn từ 1 năm trở lên: 1.370,343 tỷ đồng. + Kỳ hạn dưới 1 năm: 1.460,994 tỷ đồng. + Không kỳ hạn: 84,769 tỷ đồng Số vốn huy động được taị Sở Giao dịch I đã đáp ứng nhu cầu giải ngân vốn tín dụng ngắn hạn HTXK ( doanh số cho vay ngắn hạn HTXK 709,487 tỷ đồng; dư nợ 461,476 tỷ đồng ). Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao dịch I thực hiện nghiêm túc quy định điều chuyển vốn huy động về Hội Sở chính đến 31/12/2006 là 1.659,526 tỷ đồng. Vốn huy động đến hạn được thanh toán đầy đủ, kịp thời. Xác định công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ trọng tâm.Năm 2007, Sở Giao dịch I đã chủ động triển khai công tác huy động vốn, cùng với việc tích cực tìm kiếm các nguồn vốn phù hợp với đặc điểm huy động vốn của NHPT, Sở Giao dịch I luôn bám sát và phân tích thị trường, khai thác các khách hàng mới đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khi lãi suất quy định của HSC thấp hơn rất nhiều so với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng và thường xuyên biến động theo xu hướng giảm từ 2- 3%/năm so với lãi suất trên thị trường, đề xuất nhiều các giải pháp báo cáo Ngân hàng Phát triển để đa dạng hoá các hình thức huy động và khai thác được các nguồn vốn trên địa bàn.

doc47 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng phát triển Việt Nam và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực tập là một giai đoạn rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường đại học. Thực tập là việc sinh viên tới cơ sở quan sát tìm hiểu thực tế, từ đó nghiên cứu thực hành và đối chiếu với những kiến thức đã được lĩnh hội trên ghế giảng đường. Thực tập là con đường hiểu quả nhất để gắn lý thuyết với thực tiễn, thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện về con người của nhà trường. Tại cơ sở thực tập sinh viên sẽ thực tập tổng hợp và sau đó là thực tập theo chuyên đề. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên sẽ tìm hiểu mọi mặt hoạt động của cơ sở về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu và tổ chức, các hoạt động nghiệp vụ theo chương trình học của mình, từ đó nắm được hoạt động cơ bản của cơ sở thực tập, nắm được sự vận động trên thực tiễn của các vấn đề lý thuyết đã học, tạo nên sự hiểu biết và thành thạo nhất định về chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Được sự đồng ý của Nhà trường và giáo viên hướng dẫn cũng như của đơn vị thực tập, em đã đến thực tập tại Sở giao dịc I -Ngân hàng phát triển Việt Nam. Báo cáo này là kết quả sau 4 tuần em thực tập tổng hợp tại đây. Báo cáo thực tập tổng hợp này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy T.S Từ Quang Phương cũng như sự giúp đỡ nhiệt thành của các cán bộ, nhân viên chi nhánh Sở giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam và sự nỗ lực của bản thân sinh viên. Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới sự giúp đỡ nhiệt tình đó cũng như những chỉ bảo để hoàn thiện báo cáo này. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB) Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Quỹ hỗ trợ phát triển ( trước đây ) được thành lập theo nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ Theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nước ta phấn đấu đến năm 2010, GDP tăng ít nhất gấp 2 lần so với năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân mỗi năm từ 7,5%-8,0%; tăng trưởng xuất khẩu từ 14%-16% và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Để đạt dược mục tiêu đó, tổng đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 1.850-1.960 nghìn tỷ đồng, chiếm 37%-38% GDP; trong đó, dự kiến kế hoạch nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đạt 160-170 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với giai đoạn 2001-2005. Đây là một kênh tín dụng rất quan trọng để Nhà nước tập trung hỗ trợ vào các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm; tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa các ngành sản xuất công nghiệp,trước hết tập trung vào các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, cơ sở hạ tầng của một số ngành kinh tế-xã hội, các vùng miền khó khăn mà ngân sách Nhà nước không có nguồn để hỗ trợ; các tổ chức tín dụng không muốn cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao… Cùng với việc huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nứớc cho đầu tư phát triển, một trong các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, chống thất thoát lãng phí vốn của Nhà nứớc là đổi mới tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ( bao gồm cả cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện), góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động tín dịng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải -Việc hoàn thiện chính sách tài chính, trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu, chích sách chi ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính minh bạch, cải cách hệ thống ngân hàng phải tách bạch rõ hoạt động cho vay theo chính sách và cho vay thương mại, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng và một hệ thống chính sách ổn định, công khai, rõ ràng phù hợp với thông lệ quốc tế từ khâu hoạch định, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện. Từ đó đăt ra yêu cầu cần đổi mới chính sách và mô hình tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng tiếp cận với thị trường, minh bạch về tài chính, chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghiệp vụ; đảm bảo nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước ngày càng ổn định và phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Dự kiến nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giai đoạn 2006-2010 là 160-170 nghìn tỷ đồng,tăng khoảng 50% so với giai đoạn 2001-2005.Như vậy, kênh tín dụng này chiếm một vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiên thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, tạo đà đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, dự kiến nhiệm vụ kế hoạch 2006-2010, những yêu cầu thách thức của quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư phát triển, lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, Quỹ hỗ trợ phát triển đã báo cáo chính phủ phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước như sau: Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được hoạch định theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cần bổ sung các quy định để các dự án được hỗ trợ đều phải được kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình đầu tư từ chủ trương, ý đồ đầu tư đến khâu chuẩn bị dự án, và quá trình khai thác sủ dụng công trình hoàn thành cho đến khi hoàn trả hết vốn và lãi cho Nhà nước Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi, hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để hỗ trợ được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của các nhà đầu tư, chuyển dàn tư ưư đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ… Tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo mô hình Ngân hàng chính sách, là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ Với phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư của Nhà nước được đề xuất nêu trên, VDB đã được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển ( được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân , có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển Vốn điều lệ của VDB là 5000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ của Quỹ Hỗ trợ phát triển Theo Quyết định số 04/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch I được thành lập trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ HTPT để thực hiện các nhiệm vụ: huy động, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT, tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. Kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động 01/7/2006, Sở giao dịch I quyết tâm thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đã nhanh chóng ổn định tổ chức, triển khai ngay các công việc kế thừa và nhận bàn giao từ Chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ hỗ trợ phát triển đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của hai đơn vị được kế thừa. Tập thể cán bộ viên chức của Sở Giao dịch I gồm 107 người, đã nỗ lực cố gắng, thực hiện nhiệm vụ được giao. Chức năng và nhiệm vụ Nhiệm vụ của Sở Giao dịch I Sở giao dịch I có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ theo phân cấp của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn; Cho vay đầu tư phát triển và cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoai theo quyết định của thủ tướng chính phủ; Hỗ trợ sau đầu tư Bão lãnh tín dụng đầu tư; Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu; Thực hiện nghiệm vụ nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác cho vay từ các nguồn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nứơc ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, một số dự án liên tỉnh mà chủ đầu tư có trụ sở chính đặt tại Hà Nội; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin ( thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo mật ), tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại đơn vị, thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với đội ngũ cán bộ, viên chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Giám đốc. Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Sở Giao dịch I; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Giao dịch I Quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác đượ Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho Sở Giao dịch I để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; Huy động vốn, thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu được Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về thất thoát vốn đã được giao theo quy định của Pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Sở Giao dịch I; Đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc khởi kiện, khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Sở Giao dịch I Tổ chức triển khai hoạt động bộ máy các phòng trực thuộc để quản lý điều hành công việc phù hợp với nhiệm vụ của Sở Giao dich I theo quy định của Tổng Giám đốc. Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh theo phân cấp; Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng; Yêu cầu các chủ đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Sở Giao dịch I cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng của doanh nghiệp; Từ chối việc cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bão lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không đảm bảo các điều kiện theo quy định; Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật. Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật và của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ và không có thỏa thuận khác, Sở Giao dịch I được quyền báo cáo với các cấp có thẩm quyền để phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Chủ động trong xử lý rủi ro theo quy định của Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo hướng dẫn và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm bảo công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Sở Giao dịch I và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với cơ quan có thẩm quyền theo quy định Báo cáo Tổng Giám đốc trong việc ủy thác, nhận ủy thác trong hoạt động nghiệp vụ, cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Tổ chức bộ máy và điều hành Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch I có tổ chức bộ máy gồm các phòng chức năng, nghiệp vụ sau đây Phòng kế hoạch – Nguồn vốn Phòng Thẩm định Phòng tín dụng 1 Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 3 Phòng tín dụng xuất khẩu Phòng Quản lý vốn nước ngoài Phòng thanh toán tập trung Phòng Tài chính kế toán Phòng Hành chính – quản lý nhân sự Phòng kiểm tra Căn cứ tình hình thực tế và tùy theo quy mô, tính chất, khối lượng công việc; số lượng, trình độ cán bộ của đơn vị, Giám đốc Sở Giao dịch I và Trưởng phòng ban Tổ chức cán bộ đề xuất phương án tổ chức bộ máy trình Tổng Giám đốc phê duyệt đảm bảo bộ máy hoạt động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của công việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và mối quan hệ phối hợp công tác của các Phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Giao dich I do Tổng Giám đốc Sở Giao dịch I ban hành Đứng đầu Sở Giao dịch I là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có một số Phó Giám đốc Giám đốc, phó Giám đốc Sở Giao dịch I do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ. Giám đốc là người được Tổng Giám đốc ủy quyền đại diện trước Pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động của Sở Giao dịch I. 1. Cơ cấu nhân sự Tổng số cán bộ: 106 trong đó 43 năm (41%) và 63 nữ (59%) Cán bộ trong biên chế: 99 trong đó có 38 nam (38%) và 61 nữ (62%) Hợp đồng khoán gọn: 07 trong đó 05 nam và 02 nữ. Tổng số lãnh đạo Sở: có 05 đồng chí trong đó 01 đồng chí biệt phải công tác tại CN Vĩnh Phúc. Tổng số lãnh đạo phòng: 22 (TP 10 đ/c, Phó TP 12 trong đó có 1 Trưởng phòng biệt phái công tác tại Ban chỉ đạo đường cao tốc). Về cán bộ có 01 đồng chí biệt phái công tác tại ban chỉ đạo đường cao tốc, 01 đ/c đi học dài hạn ở nước ngoài, 01 đồng chí đang xin chuyển công tác 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1 PHÒNG THẨM ĐỊNH Nghiên cứu, xây dựng quy định về công tác thẩm định dự án đầu ta, công tác phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro, công tác thẩm tra hồ sơ và giá trị khối lượng XDCB hoàn thành phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay tổng hợp và trình Lãnh đạo Sở Giao dịch I quyết định cho vay hay không cho vay, bảo lãnh hay không bảo lãnh các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quyết định phân cấp hoặc trình Tổng Giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam ( Dự án không phân cấp). Xây dựng quy trình công tác Thẩm định tại các phòng nghiệp vụ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và trong quá trình vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanhn đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thuộc Sở Giao dịch I quản lý. Trực tiếp thẩm tra: Dự toán, giá trị khối lượng nghiệm thu, thanh toán lần cuối các công trình, hạng mục công trình hoàn thành để phục vụ công tác cho vay, thanh toán vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn ODA, quỹ quay vòng,… thưo đúng quy định hiện hành. Dự toán giá trị khối lượng nghiệm thu,thanh toán lần cuối các công trình, hạng mục công trình hoàn thành đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác thưo quyết định của Giám đốc Sở giao dịch I. Thu thập, tổng hợp, hệ thống hóa cá thông tin có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thực hiện khai thác và quản lý chương trình hệ thống thông tin các chỉ tiêu kinh tế kyc thuật của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại Sở Giao dịch I theo đings quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam.. thu thập thông tin về phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tổng hợp các thông tin có liên quan đến cá dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và các thông tin liên quan đến chủ đầu tư, phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro. Thông báo, hướng dẫn các phòng nghiệp vụ trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng và xử lý theo chỉ đạo của NHPTVN và Lãnh đạo Sở Giao dịch I. Tham gia các hội đồng thẩm định xét thầu, đầu thầu (nếu có), phối hợp các phòng có liên quan xác định giá trị tài sản để cầm cố, thế cháp vay vốn, bảo lãnh …. SGDI, đánh giá tài sản của Sở Giao dịch I khi mua sắm, thanh lý tài sản. 2.2. PHÒNG TÍN DỤNG I Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám đốc Sở Giao dịch I các văn bản tham gia ý kiến với Ngân hàng phát triển Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách quản lý vốn tín dụng đầu phát triển của Nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám đốc Sở Giao dịch I; phối hợp với các phòng tham gia ý kiến xây dựng quy trình nghiệp vụ quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước,cho vay đầu tư dự án ra nước ngoài, cấp phát, cho vay vốn nhận ủy thác đã được Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành. Tiếp nhận hồ sơ cá dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. Phối hợp với phòng có liên quan tham gia thẩm định các dự án bảo lãnh TDDDT, vay vốn tín dụng đầu tư để đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với phòng kế hoạch nguồn vốn trong việc tổng hợp nhu cầu vốn vay tín dụng ĐT, nhu cầu bảo lãnh tín dụng đầu tư, nhu cầu hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của các dự án, lập kế hoạch cho vay đầu tư, kế hoạch bảo lãnh tín dụng đầu tư, kế hoạch hỗ trợ sau đầu tư và lập kế hoạch thu nợ (gốc + lãi) hàng năm đối với các dự án. Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản theo quy định hiện hành của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đồng thời phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán giải ngân vốn cho vay đầu tư, cấp hỗ trợ SĐT cho dự án hàng năm. Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản, bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi (nếu có). Theo dõi, kiểm tra quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình Tài chính của doanh nghiệp vay vốn để phục công tác quản lý theo quy định hiện hành. Thực hiện việc bảo lãnh tín dụng đầu tư và cấp hỗ trợ SDDT, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thương mại của đơn vị được bảo lãnh; theo dõi, kiểm tra tài sản được hỗ trợ sau đầu tư. Phối hợp với phòng Kế hoạch nguồn vốn trình Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc điều chỉnh kế hoạch cho vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay, thu nợ các dự án được giao. Trình Giám đốc thanh lý các HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi đơn vị vay vốn đã hoàn thành việc trả nợ gốc và lãi vay, thanh lý HĐHTSĐT khi kết thúc cấp hỗ trợ, thanh lý HĐBL khi kết th
Luận văn liên quan