Đề tài Thực trạng các tổ chức trung gian tài chính tại Việt Nam hiện nay

Hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Tính ưu việt của các TCTGTC này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trọng đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các TCTGTC là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát trriển công nghệ ở các nước, nhất là đối với các nước chậm phát triển. Với Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và những năm tiếp theo nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội trong thời kỳ 1996 - 2000 cần vào khoảng 45 - 50 tỉ USD nhà nước ta đã tích cực trên mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua vốn đầu tư đểđ ổi mới công nghệ máy móc thiết bị trong đó có cả vốn trung và dài hạn của ngành ngân hàng. Còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác trong đó có chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết. Chính vì vậy sự phát triển của các TCTGTC là một điểu tất yếu cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên việc hoạt động của các TCTGTC tại Việt Nam vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng phát triển của mình trong tiến trình phát triển kinh tế. Vì vậy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về các tổ chức trung gian tài chính nhằm phát triển nền kinh tế bền vững .

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 13944 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các tổ chức trung gian tài chính tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH. 3 I. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TGTC 3 1.1. Các tổ chức tài chính chính thức: 3 1.1.1. Các ngân hàng thương mại: 3 1.1.2.Các Công ty tài chính : 3 1.1.3. Các hợp tác xã tín dụng: 4 1.2.Các tổ chức tài chính không chính thức: 4 II. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TCTGTC TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH. 4 2.1. Vị trí của các TCTGTC trong hệ thống tài chính. 4 2.2. Vai trò của các TCTGTC. 5 PHẦN II. THỰC TRẠNG CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 7 I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1. KHÁI NIỆM 7 1.2. Vị trí của NHTM trong hệ thống tài chính 7 1.3.Chức năng của NHTM 8 a. chức năng trung gian tín dụng 8 b. chức năng trung gian thanh toán. 9 c. chức năng tạo tiền 10 1.4.Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế. 11 b. ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường. 11 c. NHTM là công cụ vĩ mô để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 11 d. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. 11 II. CÁC TỔ CHỨC PHI NGÂN HÀNG. 19 A.Bảo hiểm và các quỹ trợ cấp 19 B.CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ QUỸ ĐẦU TƯ 27 2.1.CÔNG TY TÀI CHÍNH 27 2.1.1.Các loại hình CTTC: 27 2.1.2. Thực trạng của các CTTC: 28 2.1.3. CTTC cổ phần. 28 2.2.Quỹ đầu tư 29 2.2.1. Cho thuê tài chính và sự hoạt động của các công ty cho thuê tài chính 29 2.2.2. Khả năng tăng trưởng dư nợ cho thuê của các công ty cho thuê tài 35 C. Thị trường chứng khoán Việt Nam 36 2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 36 2.2.Điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động tốt. 36 2.4.Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động theo quy luật nào 42 2.5.Điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động tốt 44 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ... Tính ưu việt của các TCTGTC này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trọng đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các TCTGTC là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát trriển công nghệ ở các nước, nhất là đối với các nước chậm phát triển. Với Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và những năm tiếp theo nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội trong thời kỳ 1996 - 2000 cần vào khoảng 45 - 50 tỉ USD nhà nước ta đã tích cực trên mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua vốn đầu tư đểđ ổi mới công nghệ máy móc thiết bị trong đó có cả vốn trung và dài hạn của ngành ngân hàng. Còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác trong đó có chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết. Chính vì vậy sự phát triển của các TCTGTC là một điểu tất yếu cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên việc hoạt động của các TCTGTC tại Việt Nam vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng phát triển của mình trong tiến trình phát triển kinh tế. Vì vậy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về các tổ chức trung gian tài chính nhằm phát triển nền kinh tế bền vững . PHẦN I: SƠ LƯỢC CHUNG VỀ TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH. I. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TGTC Các tổ chức trung gian tài chính là bộ phận luân chuyển vốn trong nền kinh tế là cầu nối trung gian kết nối những người cần vốn và có vốn nhàn rỗi. Thông qua hoạt động tài chính trung gian hoặc hoạt động trực tiếp trên thị trường tài chính. Các tổ chức tài chính trung bao gồm các tổ chức tài chính chính thức và các tổ chức tài chính không chính thức: 1.1. Các tổ chức tài chính chính thức: 1.1.1. Các ngân hàng thương mại: Trong số các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống các ngân hàng thương mại chiếm vị trí quan trọng nhất cả về quy mô và về thành phần các nghiệp vụ (Có và Nợ). Hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ, nghiệp vụ Nợ (huy động vốn); nghiệp vụ có (cho vay vốn) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ và vật quý giá...) Ở nước ta, đa số các ngân hàng hiện nay là ngân hàng chuyên doanh do Nhà nước cấp vốn hoạt động (ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương...), hệ thống các chi nhánh của chúng lại được bố trí theo địa giới hành chính, nên chưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình do nội dung hoạt động bị hạn chế, chất lượng và kỹ thuật phục vụ thấp, không có yếu tố cạnh tranh và không bám sát được sự phát triển của thị trường. Để khắc phục cần sớm hình thành và phát triển các ngân hàng cổ phần đặc biệt là các ngân hàng kinh doanh tổng hợp. 1.1.2.Các Công ty tài chính : Các TCTGTC thu hút vốn bằng cách phát hành thương phiếu hoặc cổ phiếu và trái khoán và dùng tiền thu được để cho vay (thường là các món tiền nhỏ) đặc biệt thích hợp với các nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Quá trình trung gian tài chính c ủa các TCTGTC có thểđược mô tả bằng cách nói rằng họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ - một quá trình hoàn toàn khác với quá trình của những ngân hàng thương mại, các ngân hàng này phát hành các món tiền gửi với số lượng tiền nhỏ và sau đó thường cho vay với món tiền lớn. 1.1.3. Các hợp tác xã tín dụng: Các hợp tác xã tín dụng là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được thành lập chủ yếu theo nguyên tắc góp vốn cổ phần. 1.2.Các tổ chức tài chính không chính thức: Các tổ chức tài chính không chính thức tồn tại dưới nhiều hình thức a. Công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán Chuyên môn hóa hoạt động trên thị trường thứ cấp Cty môi giới là những trung gian thuần túy, làm cho người mua và người bán gặp nhau, nhờ đó được hưởng hoa hồng môi giới. Cty kinh doanh ck ngoài việc môi giới còn tự kinh doanh cho mình Ngày nay, các công ty này đã mở rộng phạm vi hoạt động b. Các SGD chứng khoán Là trung tâm giao dịch ck có tổ chức trong đó việc M-B được thực hiện một cách trực tiếp qua đấu giá (mua bán qua đấu giá) hoặc qua những người buôn (mua bán theo ấn định) c. Trường hợp Việt Nam Công ty bảo hiểm Quỹ hưu trí (bảo hiểm XH) Công ty tài chính, Cty cho thuê TC Quỹ đầu tư Công ty chứng khoán II. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TCTGTC TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH. 2.1. Vị trí của các TCTGTC trong hệ thống tài chính. Trong hệ thống các tổ chức tín dụng, ngoài ngân hàng thương mại, còn hàng loạt các t ổ chức khác như các TCTGTC, các hợp tác xã tín dụng, các hội cho vay, các quỹ hỗ trợ ...Trong đó các TCTGTC là các hội thương mại, hoạt động chủ yếu của chúng là thu hút vốn để đóng góp và quản lý các dự án đầu tư, cho vay để mua bán hàng hoá, dịch vụ. Trên cơ sở đó nó tạo ra vô số các quan hệ kinh tế chuyển biến tích cực làm cho hệ thống tài chính trở nên rộng lớn và bao quát hơn. Ngoài dịch vụ cho vay tín dụng, các TCTGTC còn thực hiện hàng loạt các dịch vụ khác, như: cầm cố các loại hàng hoá, vật tư, ngoại tệ, các giấy tờ có giá trị và các dụng cụ bảo đảm khác, tư vấn và Marketing, giámđịnh các công việc chuẩn bịđể ký kết hợp đồng hoặc thành lập các công ty liên doanh. Trên phương diện tính chất hoạt động của mình các TCTGTC huy động được nguồn vốn khổng lồ, điều hoà nguồn vốn một cách hiệu quả nhất từđó tạo sự liên kết trong hệ thống tài chính. Thông qua đó các TCTGTC bành trướng ngày càng lớn và nắm quyền kiểm soát (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiều ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Nghĩa là hoạt động của các TCTGTC đã bao trùm lên hoạt động của các ngân hàng thương mại để nắm giữ và chi phối hoạt động của các ngành kinh tế. 2.2. Vai trò của các TCTGTC. Một là, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế. Nó cho phép sử dụng triệt để các nguồn vốn mà các công ty này đang nắm giữ. Đồng th ời nó còn huy động thêm một lượng vốn quan trọng trong nền kinh tế vào quá trình lưu thông hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế, cùng với các định chế khác hoạt động kinh doanh tiền tệ của các định chế phi tài chính này làm phong phú thêm thị trường tài chính, làm sôi động thị trường tài chính tạo ra nguồn vốn lớn làm cho các doanh nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Hai là, thúc đẩy hoạt động các ngân hàng thương mại mở rộng và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Khi có nhiều định chế khác cùng hoạt động kinh doanh tiền tệ, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ mở rộng các dịch vụ thanh toán cho các định chếđó (vì đây là hoạt động độc quyền của ngân hàng thương mại). Cũng như cho các chủ thể khác đặc biệt là tổ chức thanh toán cho cá nhân. Hoạt động thanh toán phát triển là điều kiện tiền đềđể hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cũng sẽ trở lại với hoạt động truyền thống của nó là cấp tín dụng ngắn hạn bằng các nguồn vốn rẻ nhất, nguồn vốn từ tổ chức thanh toán cho nền kinh tế. ởđó ngân hàng thương mại sẽ là chủ thể có vị trí hàng đầu trong chiết khấu các giấy tờ có giá. Ba là, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương luôn hướng về việc làm thế nào tạo ra một thị trường tiền tệ hoàn hảo hơn, trong đó có nhiều chủ thể cung ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở khai thác các nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế, để cuối cùng có được một chính sách lãi suất hợp lý nhất. (Lãi suất hợp lý là lãi suất ởđó, cung cầu gặp nhau ở mức độ hoàn hảo nhất quyết định, không có độc quyền, hoặc cạnh tranh thiếu hoàn hảo). Bốn là, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất. Năm là, khai thác được mọi nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Sáu là, kinh dẫn các nguồn vốn đầu tư quốc tế cho các dự án đầu tư. Nhìn chung trong một hệ thống tài chính ví như một cơ thể con người thì các tổ chức trung gian tài chính là những huyết mạch trên cơ thể con người. Các tổ chức trung gian tài chính giúp nền kinh tế điều hòa tạo điều kiện cho dòng tiền lưu thông một cách liên tục tận dụng được tài nguyên. PHẦN II. THỰC TRẠNG CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM Ngân hàng Thương Mại là loại hình Tổ chức Tín Dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân Hàng (hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền gửi này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán) và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan và mục tiêu lợi nhuận. 1.2. Vị trí của NHTM trong hệ thống tài chính Như ta đã biết, các tổ chức trung gian tài chính đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, chiếm khoảng 2/3 tổng lưu chuyển vốn trên thị trường.Các tổ chức này bằng cách tập trung và huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, bằng nhiều phương thức khác nhau để tạo lập nguồn vốn hoạt động cho mình. Sau đó các tổ chức trung gian tài chính sử dụng nguồn vốn đó cho vay và đầu tư.Trong các trung gian tài chính thì NHTM lại là một tổ chức quan trọng nhất, nó nắm giữ khoảng 2/3 tài sản có trong hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, NHTM là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng nhất trong tài chính gián tiếp,có khả năng chi phối hoạt động của hệ thống tài chính,điều đó được thể hiện như sau: + Thứ nhất, NHTM là một loại trung gian tài chính có số lượng lớn nhất trong hệ thống các tổ chức trung gian tài chính và thực hiện phàn lớn các hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính nói chung. Theo như bảng hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam thì hiện nay nước ta đang có tất cả là 39 NHTM đang hoạt động trên tổng số 49 ngân hàng. Qua đó có thể thấy được các NHTM chiếm một tỷ lệ lớn trong hệ thống trung gian tài chính. Vì chiếm tỷ trọng lớn như vậy nên lượng vốn mà NHTM huy động được và thực hiện lưu chuyển trên thị trường là rất lớn. + Thứ hai, NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng dầy đủ lợi ích của hệ thống tài chính. NHTM có thể cho phép tiết kiệm thời gian, chi phí về thu thập xử lý thông tin cho những người đi vay cũng như những người đi vay. Trên cơ sở đó hạ thấp được giá thành sử dụng vốn. Do NHTM là tổ chức thường xuyên thực hiện việc nhận tiền gửi và cho vay nên có sự chuyên môn hóa trong các nghiệp vụ này. Từ đó chi phí cho mỗi khoản vay sẽ giảm đi rất nhiều. Bằng cách làm đó các ngân hàng đã dễ dàng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong nền kinh tế. Như vậy, NHTM đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống tài chính, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trên thị trường. Trên cơ sở đó tạo điều kiện kích thích dầu tư phát triển. 1.3.Chức năng của NHTM a. chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NhTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa ngân, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cáp các dịch vụ thanh toán tiện lợi. Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu thanh toán mà không mất nhiều sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. Đối với NHTM, họ sẽ kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM. Đối với nền kinh tế, chức năng này cóa vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng nà, NHTM đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. b. chức năng trung gian thanh toán. NHTM lâm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàngnuur trích tiền từ tài khoản tienf gửi của họ để thanh toán tiền hàng háo, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây các NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân vì ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi đẻ theo dõi các khoản thu chi. Đó là tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng,đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán.Hơn nũa việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, khoảng cách địa lý…điieeuf này đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Việc các NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các NHTM cung cáp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi ph, thời gian, lại đảm bảo được thanh taons an toàn. Như vây, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc đọ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã làm giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền… Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nũa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trên tài khoản của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sỏ hình thành chức năng tạo tiền củ NHTM. c. chức năng tạo tiền Khi có sự phân hóa trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tạ các NHTM. Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi gáp nhiều lần so với số dự trữ tăng them ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi.Hệ số này chịu tác động của các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Khi ngân hàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Đó là một phát minh lớn trong hoạt động ngân hàng. Ở đây, chings hoạt động cho vay đã tạo ra tiền gửi. Tuy vậy để tạo ra tiền gửi thanh toán, NHTM phải làm được chức năng trung gian thanh toán, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng thì số tiền trên tài khoản này mới là một bộ phận của lượng tiền giao dịch. Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. hức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà NHTM cho vay làm tăng khả năng tạo tiền của NHTM, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng. 1.4.Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế. a. ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất. cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. b. ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doing nghiệp đã đóng vai trò quam trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh. Có thể nói thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. c. NHTM là công cụ vĩ mô để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đẫ góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.Thông qua việc cung tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phan chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô: “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngan hàng dẫn dắt thị trường”. d. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó.Vì vậy, nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế. Và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này.Với các nghiệp vụ kinh doanh nhu nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái…NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng. Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò