Đề tài Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên Điạbàn Hà Nội

Cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà Nước. Thuế không chỉ tạo nguồn thu cho Chính phủhoạt động mà còn là công cụ đểphân phối lại thu nhập, tạo ra công bằng xã hội vì vậy thuế đóng một vai trò cực kỳquan trọng trong hệthống các công cụquản lý kinh tếvĩmô của Chính phủ. ỞViệt nam, Luật thuếGTGT ra đời (thay cho thuếdoanh thu) là một thành công lớn trong quá trình cải cách hệthống thuế, có ý nghĩa lịch sửtrong hoạt động quản lý kinh tếcủa Đảng và Nhà nước ta. Quảvậy, sau hơn 4 năm thực hiện Luật thuếGTGT đã chứng tỏ được những ưu thếcủa mình như: Khắc phục được tính trùng lặp của thuếdoanh thu, thúc đẩy sựphát triển sản xuất, khuyến khích xuất khẩu. Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thuếGTGT vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, đặc biệt tình trạng lợi dụng việc hoàn thuế GTGT để bòn rút NSNN đang diễn ra rất phổ biến gây thất thoát lớn cho NSNN. Đối với thủ đô Hà nội, các doanh nghiệp Công nghiệp chiếm vịtrí quan trọng trong cơcấu kinh tếcủa toàn thành phố, đóng góp lớn vềsốthu cho NSNN. Hàng năm hoàn thuếGTGT đối với các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng không nhỏtrong sốthu của toàn Cục. Công tác hoàn thuếGTGT của các doanh nghiệp này trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quảtốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chếnhưbao doanh nghiệp khác, những hạn chếnày đã đặt ra m ột đòi hỏi là phải nghiên cứu vấn đềhoàn thuếnói chung và thực trạng công tác hoàn thuếcủa các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạbàn Hà nội nói riêng đểnắm bắt được những kẽhở, những gian lận trong công tác hoàn thuếtừ đó đưa ra các giải pháp hợp lý đểngăn chặn tình trạng này đảm bảo cho việc hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạbàn Hà nội đạt kết quảtốt nhất.

pdf85 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên Điạbàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạ bàn Hà nội” 2 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 4 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5 CHƯƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ....... 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT .................................................. 7 1.1.1. Khái niệm về thuế GTGT ............................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT: ............................................................ 7 1.1.3. Ưu điểm của thuế GTGT: ............................................................. 9 1.1.4. Cơ chế vận hành thuế GTGT ...................................................... 10 1.1.5. Nội dung cơ bản trong luật thuế GTGT ...................................... 11 1.2. Hoàn thuế GTGT........................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm về hoàn thuế GTGT ................................................... 17 1.2.2. ý nghĩa tác và dụng của hoàn thuế .............................................. 18 1.2.3. Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế ............................. 19 1.2.4. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào .................................. 23 1.2.5. Quy định về hoá đơn, chứng từ ................................................... 24 1.2.6. Hồ sơ xin hoàn thuế .................................................................... 26 1.2.7. Trách nhiệm của đối tượng được hoàn thuế ................................ 28 1.2.8. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế .................... 29 1.2.9. Thẩm quyền và trình tự giải quyết hoàn thuế GTGT ................... 30 1.2.10. Kiểm tra sau hoàn thuế ............................................................ 34 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................................... 35 2.1. Tổng quan về cục thuế hà nội ............................................................ 35 2.1.1. Khái quát về cục thuế Hà nội và phòng Công nghiệp .................. 35 2.1.2. Một số đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội ........................................ 39 2.2. Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà nội ................................................................. 40 3 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội ........................................ 37 2.2.2. Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội .................................................. 46 CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. ............................ 66 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của công tác hoàn thuế trong những năm tới (từ nay tới 2010) ................................................................................. 66 3.1.1. Yêu cầu của thuế GTGT trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 ... 66 3.1.2. Yêu cầu của hoàn thuế GTGT từ nay tới 2010 ............................ 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác hoàn thuế VAT đối với doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ........................................................ 68 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................... 68 3.2.2. Tiếp tục thay đổi việc hoàn thuế ................................................. 68 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hoá đơn ....................... 69 3.2.4. Tiếp tục đổi mới cơ chế thanh toán trong hoạt động mua bán, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) đối với đối tượng nộp thuế.... 74 3.2.5. Cần chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra hoàn thuế .................... 75 3.2.6. Tăng cường xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong hoàn thuế 78 3.2.7. Đẩy mạnh việc hình thành dịch vụ tư vấn thuế ........................... 78 3.2.8. Tuyên truyền, giáo dục về thuế GTGT, đặc biệt là hoàn thuế GTGT. ........................................................................................... 80 3.2.9. Tiếp tục nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thuế..................... 81 3.3. Những kiến nghị ................................................................................ 82 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 85 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước DNQD: Doanh nghiệp quốc doanh ĐT: Đầu tư ĐP: Địa phương GTGT: Giá trị gia tăng KH: khách hàng NSNN: Ngân sách Nhà nước TW: Trung ương TT: Thông tư TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VP: Văn phòng VAT: Thuế giá trị gia tăng XNK: Xuất nhập khẩu XK: Xuất khẩu 5 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà Nước. Thuế không chỉ tạo nguồn thu cho Chính phủ hoạt động mà còn là công cụ để phân phối lại thu nhập, tạo ra công bằng xã hội vì vậy thuế đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Ở Việt nam, Luật thuế GTGT ra đời (thay cho thuế doanh thu) là một thành công lớn trong quá trình cải cách hệ thống thuế, có ý nghĩa lịch sử trong hoạt động quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Quả vậy, sau hơn 4 năm thực hiện Luật thuế GTGT đã chứng tỏ được những ưu thế của mình như: Khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu, thúc đẩy sự phát triển sản xuất, khuyến khích xuất khẩu... Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thuế GTGT vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, đặc biệt tình trạng lợi dụng việc hoàn thuế GTGT để bòn rút NSNN đang diễn ra rất phổ biến gây thất thoát lớn cho NSNN. Đối với thủ đô Hà nội, các doanh nghiệp Công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của toàn thành phố, đóng góp lớn về số thu cho NSNN. Hàng năm hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong số thu của toàn Cục. Công tác hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp này trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như bao doanh nghiệp khác, những hạn chế này đã đặt ra một đòi hỏi là phải nghiên cứu vấn đề hoàn thuế nói chung và thực trạng công tác hoàn thuế của các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạ bàn Hà nội nói riêng để nắm bắt được những kẽ hở, những gian lận trong công tác hoàn thuế từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý để ngăn chặn tình trạng này đảm bảo cho việc hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạ bàn Hà nội đạt kết quả tốt nhất. 6 Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn: “Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạ bàn Hà nội” nhằm hai mục đích: Thứ nhất: Về mặt lý luận, đưa ra những lý luận chung về thuế GTGT và hoàn thuế GTGT. Thứ hai:Về mặt thực tiễn, nhằm đánh giá thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạ bàn Hà nội và đưa ra một số giải pháp. Ngoài lời mở đầu, lời kết, luận văn gồm 3 phần: Chương I : Thuế GTGT hoàn thuế GTGT Chương II: Thực trạng hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo – PGS.TS: Nguyễn Thị Bất trực tiếp hướng dẫn, các Thầy Cô giáo cùng các Cô, chú ở phòng Công nghiệp - Cục thuế Hà Nội đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này. 7 CHƯƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT 1.1.1. Khái niệm về thuế GTGT Để nắm được khái niệm của thuế giá trị gia tăng, trước hết ta cần hiểu thế nào là giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ do cơ sơ sản xuất, chế biến, buôn bán hoặc dịch vụ tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hoá mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Nói cách khác đây là số chênh lệch giữa “giá đầu vào” với “giá đầu ra” do đơn vị tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ.  Khái niệm về thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng như thuế doanh thu.Tuy nhiên thuế GTGT có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ người bán hàng hoặc dịch vụ lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc dịch vụ ở khâu tiếp theo chỉ phải nộp trên phần giá trị gia tăng thêm. 1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT: - Là một loại thuế gián thu, người nộp thuế là những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá - dịch vụ, còn người chịu thuế là người sử dụng cuối cùng của hàng hoá dịch vụ ấy. Như vậy người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một. - Thuế GTGT là loại thuế đánh nhiều giai đoạn nhưng chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của từng giai đoạn đó, tổng số thu của các giai đoạn ngang bằng với số thuế đầu ra ở khâu tiêu thụ cuối cùng. 8 - Thuế GTGT có tính trung lập cao, vì nó là khoản thu nhập cho Nhà nước ở người mua hàng hoá. - Thuế GTGT đem lại nguồn thu lớn, ổn định và thường xuyên cho NSNN - Thuế GTGT thực chất là một sắc thuế đánh vào tiêu dùng hàng hoá dịch vụ được thu ở khâu bán hàng và nó mang tính luỹ thoái cao so với thu nhập. Tính chất này xuất phát từ quy luật giảm dần của thiên hướng tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì tiêu dùng cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của tiêu dùng sẽ chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập. Người có thu nhập càng cao sẽ có tỷ suất thuế tiêu dùng trên tổng thu nhập càng nhỏ. Để minh chứng cho điều này ta có thể xem ví dụ sau đây: VD: Một người A có thu nhập 5 triệu đồng, mua một chai bia phải trả thuế GTGT là 3000đ. Tỷ lệ điều tiết thuế thu nhập Một người B có thu nhập 0.5 triệu, khi mua bia cũng phải trả thuế GTGT là 3000đ Tỷ lệ điều tiết thuế thu nhập Như vậy người có thu nhập ít hơn bị điều tiết gấp 10 lần người có thu nhập cao hơn. Rõ ràng người có thu nhập càng cao thì sẽ bị điều tiết càng nhỏ. - Thuế GTGT có phạm vi đối tượng rất rộng và thường được xây dựng căn cứ vào công dụng vật chất của sản phẩm không phân biệt người mua và dùng vào mục đích gì. Thuế GTGT cho phép chống buôn lậu thuế có hiệu quả, và tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau về thuế. Việc khấu trừ thuế GTGT được tiến hành dựa trên hoá đơn mua hàng và do vậy áp dụng thuế này không những bắt buộc người mua và người bán phải lập các hoá đơn chứng từ mà %06.0100* 5 3000 == tr %6.0100* 5.0 3000 == tr 9 còn buộc người nộp thuế phải giữ sổ sách kế toán đầy đủ, chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Thuế GTGT không gây ra phản ứng từ những người chịu thuế khi Nhà nước có sự điều chỉnh theo hướng tăng thuế suất vì họ không biết đó là sự điều tiết của Nhà nước mà họ nghĩ đó là nguyên nhân do cung cầu hoặc chi phí. Đối tượng bị điều tiết là tất cả những người tiêu dùng nhưng đầu mối thu tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá- dịch vụ do vậy giảm được chi phí quản lý thuế. 1.1.3. Ưu điểm của thuế GTGT: - Tránh được hiện tượng đánh thuế trồng lên thuế do thuế GTGT chỉ đánh trên giá trị tăng thêm, điều này cho thấy thuế GTGT ra đời là phù hợp với kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. - Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ cung ứng, nên có thể tạo ra nguồn thu lớn cho NSNN. - Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc dịch vụ, nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, đẩy nhanh quá trình thu. - Thuế được hoàn đối với hàng xuất khẩu nên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. - Thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo vệ hàng sản xuất, kinh doanh nội địa. - Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ người nộp thuế. Thông thường trong chế độ kê khai nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự tính, tự kê khai và nộp thuế theo thông báo của Cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế GTGT cũng có mặt 10 thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải lập và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ, nên việc thu thuế tương đối sát với thực tế hoạt động kinh doanh. - Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm Nhìn chung trong các sắc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là sắc thuế tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế như tạo được nguồn thu lớn cho NSNN, đơn giản, trung lập... 1.1.4. Cơ chế vận hành thuế GTGT Cơ chế vận hành thuế GTGT được thể hiện ở các mặt sau: - Đối với các doanh nghiệp, thuế GTGT gắn liền với hai yếu tố riêng biệt độc lập với nhau. + Yếu tố có liên quan đến chế độ khấu trừ thuế, tức là liên quan tới bộ phận thuế GTGT đánh trên các nghiệp vụ mua hàng hoá, dịch vụ đầu vào, kể cả nghiệp vụ mua tài sản cố định. + Yếu tố liên quan tới chế độ tính thuế, tức là gắn liền với bộ phận thuế GTGT thu được (thuế GTGT đánh trên các nghiệp vụ bán hàng-hàng hoá, dịch vụ đầu ra, kể cả nghiệp vụ bán tài sản cố định). Chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ có thể xảy ra hai trường hợp: - Nếu là số dương, thì doanh nghiệp phải nộp số chênh lệch đó. - Nếu là số âm doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hoàn trả. - Đối với người tiêu dùng cuối cùng: Từ đặc điểm của thuế GTGT cho ta thấy rằng, thuế GTGT là thuế mang tính trung lập cao do vậy đối tượng chịu thuế không phải là doanh nghiệp sản xuất, bán ra mà là người tiêu dùng cuối cùng vì người tiêu dùng cuối cùng thực hiện một khâu việc duy nhất đó là mua hàng hoá, dịch vụ. 11 1.1.5. Nội dung cơ bản trong luật thuế GTGT 1.1.5.1. Đối tượng chịu thuế Theo quy định tạo điều 2 Luật thuế GTGT và điều 2 nghị định số 28/1998/NĐ-CP của Chính phủ thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở việt nam, trừ các đối tượng không chịu thuế. 1.1.5.2. Đối tượng nộp thuế Luật thuế GTGT quy định tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá-dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. - Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: + Doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác, hợp tác xã. + Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo pháp luật. + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Các cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm những người kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân hợp tác với nhau để cùng sản xuất, kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh. 1.1.5.3. Thuế suất Thuế suất thuế GTGT có 4 mức: 0%, 5%, 10%, 20%. 12 - Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu: Hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu. Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất vào khu chế xuất. - Thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. - Thuế suất 10%: áp dụng cho hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế suất 0%, 5%, 20%. - Thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ đặc biệt. 1.1.5.4. Giá tính thuế Giá tính thuế GTGT của hàng hoá và dịch vụ được xác định như sau: - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. - Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Hoạt động cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị...giá để tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp). - Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế. - Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng như đại lý mua, bán hàng hoá, uỷ thác XNK hưởng hoa hồng giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng chưa trừ một khoản phí tổn nào. - Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT. 13 - Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ số kiến thiết...ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định. Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / [1+(%)thuế suất của hàng hoá, dịch vụ]. 1.1.5.5. Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp được tính theo hai phương pháp đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. . Phương pháp khấu trừ Phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, những quy định về hoá đơn mua bán hàng. Cách tính: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = (Giá tính thuế của hàng hoá,dịch vụ bán ra)*(Thuế suất tương ứng của hàng hoá, dịch vụ) Thuế GTGT đầu vào là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ. . Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Phương pháp này áp dụng đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Cách tính: Số thuế GTGT phải nộp = (GTGT của hàng hoá, dịch vụ) *(thuế suất thuế GTGT tương ứng) 14 GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng Tuy nhiên hiện nay Nhà nước vẫn khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. 1.1.5.6. Quy định khác 1. Quy định đăng ký nộp thuế Đăng ký nộp thuế là khâu đầu tiên của quá trình thu thuế. Việc đăng ký nộp thuế thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Quy định về đăng ký nộp thuế được thể hiện như sau: Đối với cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế GTGT với Cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của Cơ quan thuế. Với cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh Cơ sở kinh doanh theo phương pháp trực tiếp trên GTGT nếu thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, có thể
Luận văn liên quan