Đề tài Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007- 2011

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi gặp rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sẩy, hết tuổi lao động, qua đời. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua, chính sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phối hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước, với nguyện vọng của người lao động. Trong hoạt động BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia có vai trò hết sức quan trọng để duy trì hoạt động BHXH nói chung. Do đó, triển khai công tác thu được các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong ngành. Với vai trò là một sinh viên khoa Bảo hiểm, trường Đai học Lao động xã hội, với những kiến thức đã được thầy cô giáo truyền thụ, em cũng muốn nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề đang rất được quan tâm trong BHXH hiện nay, vấn đề quản lý thu BHXH. Do đó, em đã chọn đề tài " Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007- 2011" cho bài viết tiểu luận Quản trị BHXH của mình. Bài tiểu luận của em gồm 3 phần lớn: Chương I: Một số vấn đề quản lý thu BHXH Chương II: Thực trạng quản lý thu BHXH tỉnh Thanh Hóa Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tỉnh Thanh Hóa

doc25 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 8444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007- 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi gặp rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sẩy, hết tuổi lao động, qua đời. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua, chính sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phối hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước, với nguyện vọng của người lao động. Trong hoạt động BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia có vai trò hết sức quan trọng để duy trì hoạt động BHXH nói chung. Do đó, triển khai công tác thu được các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong ngành. Với vai trò là một sinh viên khoa Bảo hiểm, trường Đai học Lao động xã hội, với những kiến thức đã được thầy cô giáo truyền thụ, em cũng muốn nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề đang rất được quan tâm trong BHXH hiện nay, vấn đề quản lý thu BHXH. Do đó, em đã chọn đề tài " Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007- 2011" cho bài viết tiểu luận Quản trị BHXH của mình. Bài tiểu luận của em gồm 3 phần lớn: Chương I: Một số vấn đề quản lý thu BHXH Chương II: Thực trạng quản lý thu BHXH tỉnh Thanh Hóa Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tỉnh Thanh Hóa Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh những kiến thức đã được học, em còn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Ths. Tô Thị Hồng cũng như các thầy cô khác trong khoa Bảo hiểm. Qua bài tiểu luận này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tô Thị Hồng cũng như toàn bộ các thầy cô trong khoa Bảo hiểm. Thực chất bài tiểu luận này là sự trau dồi kiến thức cho bản thân em. Do kiến thức còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo chưa phong phú cũng như thời gian làm bài chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô giáo nhận xét góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Một số từ viết tắt trong bài: BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH 1.1. Đối tượng và phạm vi quản lý 1.1.1. Đối tượng quản lý 1.1.1.1. Đối tượng tham gia bảo BHXH a/ NLĐ tham gia BHXH NLĐ tham gia BHXH tùy theo loại hình BHXH do chính phủ quy định áp dụng trong từng thời kì. - NLĐ tham gia BHXH bắt buộc: Theo quy định tại Điều 2–Nghị đinh số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BLDDTBXH ngày 30/1/2007, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau: NLĐ tham gia bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động; + NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; + Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. + NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn được hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước ; + NLĐ đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - NLĐ tham gia BHXH tự nguyện: Theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc đối tượng áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc bao gồm: + NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; + Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố; + Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; + Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; + NLĐ tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân. + Người tham gia khác. b/ NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp; + Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp; + Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; + Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật; + Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục-đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác. + Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập ,hoạt động theo Luật Hợp tác xã; + Hộ kinh doanh cá thể,tổ hợp tác,tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động: + Cơ quan,tổ chức,cá nân nước ngoài,tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. 1.1.1.2. Đối tượng tham gia BHYT Người tham gia BHYT do pháp luật về BHYT quy định. Theo quy định tại Luật BHYT (Luật số 25/2008/QH 12) 1.1.1.3 Đối tượng tham gia BHTN - NLĐ tham gia BHTN : Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với NSDLĐ tham gia BHTN: * Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; * Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; * Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; * Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn với người sử dụng lao động tham gia BHTN thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN - NSDLĐ tham gia BHTN: + Là người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây: + Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. + Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác. + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã + Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. 1.1.2 Phạm vi quản lý - Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT trên địa bàn quản lý theo sự phân bố của cấp quản lý. - Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXH buộc, BHTN, BHYT trong từng đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và những người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý. - Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHTN, BHYT, của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXN, BHTN, BHYT; - Quản lý mức thu nhập đăng ký đóng BHXH tự nguyện của người tham gia BHXH tự nguyện; mức đóng BHYT của người tự nguyện tham gia BHYT. 1.2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm: - Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN ( trường hợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXN, BHTN, BHYT ). - Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện. - Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHTN, BHYT của từng đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo mẫu của quỹ BHXH Việt Nam. - Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN do đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT. - Cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH. - Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN. Đây là nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH 1.3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH Việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm một cách khoa học, chặt chẽ sẽ thực hiện những vai trò cơ bản sau: - Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH, BHTN, BHYT đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và đúng thời gian quy định; - Là điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tham gia BHXH, BHTN, BHYT cña người lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; - Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH, BHTN, BHYT cho mọi người vì sự an sinh và công bằng của xã hội theo chủ trương của nhà nước 1.4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm: Pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH, BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật khác lien quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Hợp tác xã, Luật Sĩ quan Công an nhân dân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân… 1.5. Hồ sơ tham gia BHXH, BHTN, BHYT và thủ tục thực hiện 1.5.1. Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN - Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc + Tờ khai cá nhân của người lao động; + Danh sách NLĐ tham gia BHXH, BHYT bắt buộc do NSDLĐ lập; + Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người sử dụng lao động tham gia BHXH lần đầu; + Hợp đồng lao động đối với NSDLĐ là cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động. - Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện Tờ khai cá nhân của NLĐ. - Hồ sơ tham gia BHYT + Văn bản đăng ký tham gia BHYT của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định của Luật BHYT; + Danh sách người tham gia BHYT. + Tờ khai của cá nhân, hộ gia đình tham gia BHYT. - Hồ sơ tham gia BHTN + Tờ khai cá nhân của người lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; + Danh sách người lao động tham gia BHXHTN do người sử dụng lao động lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. 1.5.2. Sổ BHXH, thẻ BHYT - Cấp và quản lý sổ BHXH + Tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho từng người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia BHXH bắt buộc và BHTN; trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp không cấp sổ BHXH cho người lao động thì tổ chức BHXH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Việc quản lý sổ BHXH có liên quan đến NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH NLĐ chỉ trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm việc khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. NSDLĐ có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXH cho NLĐ thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình NLĐ làm việc tại đơn vị. Cơ quan BHXH các cấp, cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ phải mở sổ theo dõi trong quá trình tiếp nhận, cấp sổ BHXH cho NLĐ. 1.6. Quản lý thu bảo BHXH, BHYT, BHTN 1.6.1 Khái niệm: Thu BHXH, BHTN, BHYT là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH, BHTN, BHYT theo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung cho mục đích đảm bảo cho việc chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT và hoạt động của tổ chức BHXH. 1.6.2 Vai trò quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT - Nắm chắc được nguồn thu BHXH, BHTN, BHYT. - Tăng thu, đảm bảo cân đối quỹ BHXH, BHTN, BHYT. - Đảm bảo quyền lợi người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Tham gia vào thị trường tài chính, đầu tư phát triển. 1.6.3 Nội dung quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT. Nội dung chính của công tác quản lý thu bao gồm: - Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Quản lý mức lương hoặc tiền công theo hợp đồng hoặc mức trợ cấp của từng người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công của số người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Quản lý mức đóng BHXH, BHTN, BHYT. - Cấp sổ thẻ BHXH, BHYT cho người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Lập dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT cho năm sau. - Tổ chức thu BHXH, BHTN, BHYT. Đây là nội dung chính của công tác thu BHXH, BHTN, BHYT. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỈNH THANH HÓA 2.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam. Đây là một trong những tỉnh lớn của nước ta, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú. Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. 2.1.2. Cơ cấu BHXH tỉnh Thanh Hóa BHXH tỉnh Thanh Hoá được thành lập theo QĐ số 137/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995 và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ thực hiện chế độ BHXH, BHYT theo QĐ 1620/QĐ – TCCB; Quyết định 195/QĐ – TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam. Hệ thống tổ chức, bộ máy của BHXH tỉnh Thanh Hóa hiện nay, bao gồm 36 đơn vị trực thuộc, ở văn phòng tỉnh gồm 9 phòng chức năng, nghiệp vụ và 27 cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố. Các phòng ban chức năng, nghiệp vụ của BHXH tỉnh Thanh Hóa bao gồm:- Phòng bảo hiểm tự nguyện- Phòng công nghệ thông tin- Phòng chế độ chính sách- Phòng giám định chi- Phòng kiểm tra- Phòng kế hoạch tài chính- Phòng quản lý hồ sơ- Phòng tổ chức hành chính & Phòng thu. 2.2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa 2.2.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia Quản lý danh sách đối tượng tham gia là một trong những vấn đề mấu trong quản lý đối tượng tham gia BHXH. Xác định được điều này, trong những năm qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp như: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế mới. Nhờ đó đã thu được những kết quả khả quan. Về danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN Danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN do đơn vị sử dụng lập. Cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm quản lý danh sách này. Dựa trên danh sách đối tượng tham gia có thể thống kê được số đơn vị sử dụng lao động cũng như số lao động đang tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. Theo báo cáo hàng năm của BHXH tỉnh Thanh Hóa, dựa trên danh sách đối tượng tham gia thì năm 1995 mới có 711 đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH là 83.723. Đến năm 2005, số lượng đơn vị sử dụng lao động cũng như số lao động tham gia BHXH đã tăng lên đáng kể. Để thấy rõ hơn sự phát triển này chúng ta cùng xem xét bảng số liệu thống kê dưới đây: Bảng 2.2.1.1 : Tình hình lao động tham gia BHXH tại Thanh Hóa (05-09) Đơn vị tính: Người Các năm Loại hình  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010  Năm 2011   Tổng số lao động  137.727  139.990  147.170  166.321  187.064   Trong đó:        - HCSN  70.426  70.609  72.217  74.227  76.293   - DNNN  28.869  20.550  18.360  17.112  15.946   - Xã, phường.  10.784  10.876  11.237  11.566  11.905   - NCL  5.340  6.333  7.758  8.111  8.481   - DNNQD  19.510  27.736  32.706  39.434  48.546   - DN FDI  758  818  1.245  1.467  1.890   - HTX  1.635  2.304  2.656  3.121  3.667   - Hộ SXKD  405  764  991  11.283  20.397   Qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy: số đối tượng trong danh sách quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở Thanh Hóa liên tục tăng qua các năm ( trong đó, số lao động tăng 49.337 người, tốc độ tăng là 1,39 lần; số đơn vị sử dụng lao động tăng 1.623 đơn vị, tốc độ tăng là 1,403 lần ), nhờ các biện pháp tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia mà BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện. Cơ cấu các loại hình tham gia BHXH thay đổi: doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số đơn vị và lao động, trong khi đó doanh nghiệp nhà nước giảm dần và khu vực hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể nhìn chung ổn định, tuy có tăng, nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, quy mô sản xuất giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản. Đối với lực lượng lao động khu vực hành chính sự nghiệp không giảm điều đó cho thấy việc thực hiện cải cách hành chính công còn hạn chế chưa phản ánh đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. .Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT tự nguyện được cơ quan BHXH quản lý. Từ việc quản lý danh sách này, BHXH tỉnh Thanh Hóa có thể dễ dàng thống kê số lượng người tham gia hình thức BHXH, BHYT tự nguyện. Theo báo cáo của BHXH tỉnh, qua gần 3 năm thực hiện, đến hết tháng 09-2010, danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện toàn tỉnh là trên 1.460 trường hợp, với số tiền thu được gần 2 tỷ 287 triệu đồng. Trong đó, huyện Thọ Xuân có 271 người, TP Thanh Hóa 162 người, Hoằng Hóa 151 người, Đông Sơn 78 người,v.v... Đặc biệt, các huyện miền núi số người tham gia còn rất thấp, như Mường Lát 4 người, Lang Chánh 4 người, Như Xuân 8 người... 2.2.2. Quản lý tiền lương đóng BHXH Việc quản lý tiền lương đóng BHXH của BHXH tỉnh Thanh Hóa được thực hiện tương đối tốt, bao gồm: Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Việc quản lý mức tiền lương, tiền công được BHXH tỉnh Thanh Hóa thực hiện thông qua việc quản lý bảng kê khai mức tiền lương, tiền công của từng đơn vị. Trong suốt những năm qua BHXH tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt công tác quản lý mức tiền lương, tiền công, không để xảy ra sai sót, do đó, có cơ sở chính xác để quản lý mức thu BHXH. Quản lý quỹ tiền lương, tiền công đóng làm căn cứ đóngBHXH, BHYT, BHTN Quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH được quản lý theo từng đơn vị sử dụng lao động, giống như việc quản lý danh sách đối tượng tham gia. Cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt việc chỉ đạo công tác quản lý quỹ tiền lư
Luận văn liên quan