Đề tài Thực trạng đầu tư FDI của Việt Nam sang Lào và các giải pháp

Những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%/năm. Và đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một trang mới cho nền thương mại Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã đang và muốn đầu tư ra nước ngoài bở vì họ nhận thấy tầm quan trọng cũng như lợi ích của nó. Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư đến trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số này hứa hẹn sẽ tăng cao trong những năm tới. Tuy nhiên không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được nâng cao,từ các dự án quy mô nhỏ,ngành nghề đơn giản đã chuyển sang các dự án với quy mô lớn, ngành nghề đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, một vấn đề rất thiết thực và quan trọng với công việc sau này của chúng em,những sinh viên chuyên ngành ngoại thương. Chúng em đã tìm hiểu và vận dụng những kiến thức học được để nghiên cứu đề tài : THỰC TRẠNG VIỆT NAM ĐẦU TƯ FDI SANG LÀO VÀ CÁC GIẢI PHÁP. Chúng em mong rằng qua đề tài này, sẽ nhìn nhận được một cách rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời qua đó chúng em cũng đã tìm hiểu về hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào như là một ví dụ để có một cái nhìn sâu sắc nhất về nước bạn Lào, nước đón nhận nguồn vốn đầu tư nhiều nhất của nước ta. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ và tầm nhìn còn hạn chế, vì vậy rất mong được sự nhận xét của cô và các bạn để đề tài của tụi em có thể trở thành một công cụ hữu ích trên con đường học tập và làm việc sau này. Kết cấu của đề tài: Phần 1: Việt Nam đầu tư FDI ra nước ngoài Chương 1: Những hiểu biết về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng Việt Nam đầu tư FDI ra nước ngoài Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư Phần 2: Việt Nam đầu tư FDI sang Lào Chương 1: Môi trường đầu tư của Lào Chương 2: Thực trạng Việt Nam đầu tư FDI sang Lào Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư

pdf166 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3670 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư FDI của Việt Nam sang Lào và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%/năm. Và đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một trang mới cho nền thương mại Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã đang và muốn đầu tư ra nước ngoài bở vì họ nhận thấy tầm quan trọng cũng như lợi ích của nó. Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư đến trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số này hứa hẹn sẽ tăng cao trong những năm tới. Tuy nhiên không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được nâng cao,từ các dự án quy mô nhỏ,ngành nghề đơn giản đã chuyển sang các dự án với quy mô lớn, ngành nghề đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao… Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, một vấn đề rất thiết thực và quan trọng với công việc sau này của chúng em,những sinh viên chuyên ngành ngoại thương. Chúng em đã tìm hiểu và vận dụng những kiến thức học được để nghiên cứu đề tài : THỰC TRẠNG VIỆT NAM ĐẦU TƯ FDI SANG LÀO VÀ CÁC GIẢI PHÁP. Chúng em mong rằng qua đề tài này, sẽ nhìn nhận được một cách rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời qua đó chúng em cũng đã tìm hiểu về hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào như là một ví dụ để có một cái nhìn sâu sắc nhất về nước bạn Lào, nước đón nhận nguồn vốn đầu tư nhiều nhất của nước ta. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ và tầm nhìn còn hạn chế, vì vậy rất mong được sự nhận xét của cô và các bạn để đề tài của tụi em có thể trở thành một công cụ hữu ích trên con đường học tập và làm việc sau này.Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 1 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả Kết cấu của đề tài: Phần 1: Việt Nam đầu tư FDI ra nước ngoài Chương 1: Những hiểu biết về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng Việt Nam đầu tư FDI ra nước ngoài Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư Phần 2: Việt Nam đầu tư FDI sang Lào Chương 1: Môi trường đầu tư của Lào Chương 2: Thực trạng Việt Nam đầu tư FDI sang Lào Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 2 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả Phần 1: Việt Nam đầu tư FDI ra nước ngoài Chương 1: Những hiểu biết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Khái niệm: Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường". Khái niệm trên nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp, trong đó đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản thu lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản tài chính nước ngoài, nhưng nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp; còn đối với FDI, các nhà đầu tư quan tâm và được quyền quản lý doanh nghiệp tùy theo mức độ góp vốn vút mình. Ở điều 13 của Luật Đầu tư Việt Nam được Quốc hội thông qua 11/2005 nêu rõ: " Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư". Bản chất của hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư. 1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau: a)Phân theo hình thức đầu tư : * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh : Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm. - Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 3 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả - Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty mới. - Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh. * Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh : Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. đặc điểm của hình thức liên doanh này là: - Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. - Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước. - Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn. * Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn từ nước ngoài : Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là: - Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư. - Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư * Các hình thức khác : Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế. b) Phân theo bản chất đầu tư: * Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. * Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 4 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. c) Phân theo tính chất dòng vốn * Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. * Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. * Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ : Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. d)P hân theo động cơ của nhà đầu tư * Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. * Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... * Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.1.3. Vai trò và hậu quả đầu tư FDI đối với nước XK và nước NK vốn 1.1.3.1 Đối với nước xuất khẩu vốn và chủ đầu tư nước ngoài Ưu điểm: - Giúp gia tăng quy mô GNP cho quốc gia xuất khẩu vốn Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 5 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả - Do đặc điểm của đầu tư trực tiếp là quyền sở hữu và quyền điều hành, quản lý vốn gắn liền với nhau nên vốn được sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao, giảm những bất đồng, tranh chấp trong điều hành quản lý vốn. - Chủ đầu tư nước ngoài có thể đưa cơ sở sản xuất tới gần vùng nguyên nhiên liệu, lao động, khu vực tiêu thụ sản phẩm để khai thác những lợi thế về giá cả yếu tố sản xuất nên có thể giảm được chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận của vốn so với trong nước, dễ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. - Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại vì đầu tư trực tiếp tạo ra các đối tượng đầu tư ngay “trong lòng” các quốc gia tiếp nhận đầu tư. - Các nhà đầu tư có thể mở công ty con ở các nước khác nhau để thực hiện “chuyển giá” nhằm bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất. - Do đầu tư ở nhiều quốc gia có nền kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên giúp chủ đầu tư phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư. - Tận dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhược điểm - Rủi ro đầu tư cao nếu môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia tiếp nhận đầu tư không ổn định. Khi đó chủ đầu tư có thể dễ bị mất vốn - Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư. 1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư Ưu điểm: - Đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tăng quy mô GDP và cải thiện cán cân thanh toán. Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế. - Góp phần thay đổi và mở rộng cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 6 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả - Làm tăng lượng cung vốn và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý của nước ngoài. - Huy động được nguồn vốn và khai thác chúng ở mức độ tối đa. Bởi vì đầu tư trực tiếp chỉ quy định mức vốn đóng góp tối thiểu. - Tạo điều kiện cho quốc gia tiếp nhận đầu tư khai thác tốt nhất những tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động mà mình sở hữu. - Thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, giải quyết một phần nạn thất nghiệp cho người lao động nước sở tại. Giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước mà trước đây do thiếu vốn đã không giải quyết được. - Tạo điều kiện cho nước sở tại sử dụng hiệu quả phần vốn đóng góp của mình, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế nói chung. - Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại thông qua việc kích thích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, góp phần giúp các doanh nghiệp hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh mới. Khuyết điểm: - Xuất phát từ mục đích của đầu tư là lãi suất vốn cao và thời gian thu hồi vốn nhanh nên chủ đuầ tư chỉ tập trung vào các ngành và vùng có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng đạt được mục đích trên. Điều này thường dẫn đến hậu quả là cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ bị mất cân đối, phát triển không đồng đều, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung. - Nếu không có kế hoạch thu hút đầu tư FDI phù hợp và khoa học, các dự án có thể bị đầu tư tràn lan, ồ ạt và kém hiệu quả. Nguồn tài nguyên khi ấy bị bóc lột quá mức dẫn đến kiệt quệ, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống người dân một cách nghiêm trọng, làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, dịch bệnh… - Nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư không kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiếp nhận công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao dẫn đến khả năng cạnh tranh bị giảm ngay trên sân nhà. - Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Khi tiến hành đàm phán hợp tác đầu tư, phía tiếp nhận đầu tư thường là yếu về thế và lực, Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 7 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả kinh nghiệm chưa nhiều, nếu hiểu biết không sâu và sơ hở sẽ dễ bị đối tác khai thác, thôn tính hoặc chi phối trong suốt quá trình đầu tư. 1.2 Kinh nghiệm tăng cường đầu tư ra nước ngoài của các nước và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam 1.2.1 Chính sách và tình hình đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan và Trung Quốc: 1.2.1.1 Thái Lan a) Chính sách, tình hình đầu tư ra nước ngoài: Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Thái Lan đang được khuyến khích và đẩy mạnh, chính phủ đã ban hành những quy định mới giúp các doanh nghiệp có thể đầu tư ra nước ngoài thuận lợi hơn. − Ngân hàng trung ương Thái Lan vừa thay đổi chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhằm kiềm chế đà tăng giá của đồng baht Thái. − Theo quy định mới, doanh nghiệp Thái Lan có tài sản từ 5 tỉ baht (147,1 triệu đô la Mỹ) trở lên được quyền đầu tư vào các tài sản ở nước ngoài. Hiện Thái Lan có 503 công ty đạt tiêu chuẩn này, mỗi công ty có quyền đầu tư ra nước ngoài tối đa 50 triệu đô la Mỹ mà không phải xin phép; nếu muốn đầu tư vượt quá số tiền đó, công ty mới phải xin ngân hàng trung ương phê chuẩn. Trước đây, Thái Lan chỉ cho phép một số nhà đầu tư và tổ chức được đầu tư vào tài sản ở nước ngoài. Cá nhân chỉ có thể đầu tư thông qua các công ty môi giới hoặc quỹ đầu tư, doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài phải xin phép ngân hàng trung ương và được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. − Chính phủ Thái Lan đang thực thi chính sách thúc đẩy ngành dịch vụ và giải trí có tiềm năng ra nước ngoài như phim hoạt hình, nhạc và phần mềm. − Trong các thị trường đầu tư của Thái Lan, Việt Nam là một trong những quốc gia đem lại cơ hội cho những nhà đầu tư Thái Lan. − Vào ngày 14/8/2009 Bộ Thương Mại Thái Lan cho biết các doanh nghiệp nước này sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một cơ sở sản xuất mạnh của các nước ASEAN. Những lĩnh vực mà các nhà đầu tư Thái quan tâm là những ngành sản xuất cần nhiều nhân công, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Việt Nam đang xây dựng thêm một hải cảng rất quan trọng ở Vũng Tàu. Cảng này sẽ phụ trách toàn bộ các quốc gia vành đai biển Thái Bình Dương. Vì thế Thái Lan rất quan tâm tới việc đầu tư vào Việt Nam để Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 8 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả phục vụ xuất khẩu sang các nước khác. Theo thống kê, đã có 216 dự án của Thái Lan đang được đầu tư vào Việt Nam bởi 25 công ty hàng đầu Thái Lan. Trong năm 2009, các nhà đầu tư Thái Lan đứng thứ tám trong nhóm những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. − Thái Lan đang có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường chứng khoán nước ngoài vì sẽ dàn trải được rủi ro và thu về lợi nhuận cao hơn. − Các công ty quản lý tài sản đã được phép đầu tư khoảng 3,8 tỉ USD ra nước ngoài trong năm nay thông qua quỹ đầu tư nước ngoài. − Các tổ chức đầu tư lớn tại Thái Lan như Quỹ hưu trí chính phủ (GPF) …,đều cho rằng việc đầu tư ra nước ngoài là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển. Ngoài việc đầu tư gián tiếp ( trái phiếu, cổ phiếu..), các tổ chức này còn đang khai thác các cơ hội đầu tư vào 4 lĩnh vực mới ở nước ngoài như quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hàng hóa, quỹ bảo hộ và quỹ cơ sở hạ tầng, đồng thời tiến hành đa dạng hóa việc đầu tư ra nước ngoài vì các cổ phiếu có giá trị lớn trong nước còn hạn chế, đồng thời thị trường Thái bị đánh giá là bất ổn hơn so với các thị trường khác. b) Thành công: − Các chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan nhằm mục tiêu tạo ra tác động tâm lý làm giảm nhẹ áp lực tăng giá lên đồng baht Thái. Hiện tại chính sách này chưa đạt được mục tiêu như mong đợi, nhưng trong tương lai nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất nhập khẩu phòng vệ tốt hơn, giảm bớt khó khăn và giành lại sức cạnh tranh của hàng Thái. − Giá tài sản hiện thời trên thị trường nước ngoài đang rẻ, cùng với việc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, chính phủ cũng kêu gọi các nhà đầu tư mua những tài sản có giá trị, giúp các doanh nghiệp tăng cường tiềm lực về tài sản. c) Hạn chế: − Lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường chứng khoán nước ngoài vẫn hạn chế do doanh nghiệp Thái Lan còn thiếu hiểu biết và quan tâm về tình trạng lên xuống của đồng tiền. − Con số về vốn đầu tư ra nước ngoài vẫn còn khiêm tốn. Từ đầu năm 2010 đến nay, Thái Lan chỉ mới chấp thuận cho đầu tư ra nước ngoài với trị giá khoảng 900 triệu USD. Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư vẫn còn hạn chế mặc dù họ hiểu rõ những lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài. Nhóm SV Ngo i th ng 4 - K33 ĐH Kinh T TP.HCMạ ươ ế Trang 9 Th c tr ng Vi t Nam đ u t FDI sang Lào và các gi i phápự ạ ệ ầ ư ả − Chính sách mới chưa có tác động ngay đến tỷ giá đồng baht như mong muốn của ngân hàng trung ương Thái Lan vì số doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn để được hưởng lợi theo chính sách mới còn hạn chế và họ cần có nhiều thời gian để tìm hiểu thị trường và cơ hội trước khi quyết định đầu tư. 1.2.1.2 Trung Quốc a) Chính sách và tình hình đầu tư ra nước ngoài: Ba mươi năm kể từ khi Trung Quốc mở cửa và cải cách nền kinh tế định hướng thị trường, đầu tư FDI của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. TheoUN's 2010 World Investment Report tổng số tiền Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài xếp hạng thứ 6 trên thế giới vào năm 2009. Vào những năm đầu khi mới mở cửa, các công ty của Trung Quốc bắt đầu với những vốn đầu tư nhỏ ra nước ngoài, hầu hết là đầu tư vào các nước và các khu vực lân cận, bao gồm Hồng Kông, Macao. Đó là vì vào thời điểm đó các công ty của Trung Quốc còn khá mới với thế giới và thiếu lợi thế cạnh tranh cần thiết cho nguồn vốn FDI cũng như Trung Quốc còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc đầu tư. Thêm vào đó, Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc thiếu ngoãi tệ và chính phủ thực hiện n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDau tu sang Lao.pdf
  • pdfBia.pdf
Luận văn liên quan