Đề tài Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương

Con người là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong xã hội, con người với bàn tay lao động và trí óc sáng tạo đã xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng tươi đẹp. Vì thế bảo vệ con người tạo dựng một xã hội trong sạch và lành mạnh cho sự phát triển của con người là nhiệm vụ quan trọng của mỗi đất nước. Việt Nam là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa nên yếu tố con người càng được coi trọng bởi Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt bảo vệ con người trước hết là bảo vệ sức khoẻ và tính mạng là những tài sản vô giá của mỗi người. Hiếp Pháp 1992 tại điều 71 qui định “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự”. Và Bộ luật Hình sự năm 1999 phần các tội phạm sau chương 11 qui định các tội xâm phạm An Ninh Quốc Gia là chương 12 qui định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Điều đó thể hiện Nhà Nước ta rất coi trọng và bảo vệ quyền con người. Tuy vậy những năm gần đây nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ có xu hướng gia tăng trong đó tội cố ý gây thương tích đã trực tiếp xâm hại đến sức khỏe của con người, gây bất ổn cho xã hội. Đây là tội phạm thường xuyên diễn ra và là mối quan tâm nhức nhối của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nói riêng. Là một tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 78km, Hoà Bình đã phát huy vị thế của mình từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn đang chuyển mình khởi sắc. Kinh tế đã có những bước tiến tăng vọt cùng với sự thay đổi đáng kể của xã hội, tuy thế kéo theo nó là những mặt trái của sự phát triển như phân hoá giầu nghèo sâu sắc, con người tha hoá về nhân cách chạy theo sức hút của đồng tiền Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm cố ý gây thương tích gia tăng. Cố ý gây thương tích một vấn đề không còn mới mẻ, tuy nhiên ở mỗi địa phương khác nhau lại có tình hình phạm tội khác nhau vì vậy việc đưa ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của loại tội phạm này là rất cần thiết để từ đó đề ra được giải pháp hữu hiệu nhằm phòng chống loại tội phạm này trên từng địa phương nhất định. Chính vì thế em chọn đề tài “ Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương” làm đề tài viết chuyên đề thực tập. Thể theo nguyên nguyện vọng và được phân công thực tập tại địa bàn Hoà Bình, vì vậy em mong muốn đưa ra được ý kiến của mình trong vấn đề tội phạm cố ý gây thương tích và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình. Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn nhiều nội dung chưa được đầu tư thoả đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5050 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU Con người là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong xã hội, con người với bàn tay lao động và trí óc sáng tạo đã xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng tươi đẹp. Vì thế bảo vệ con người tạo dựng một xã hội trong sạch và lành mạnh cho sự phát triển của con người là nhiệm vụ quan trọng của mỗi đất nước. Việt Nam là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa nên yếu tố con người càng được coi trọng bởi Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt bảo vệ con người trước hết là bảo vệ sức khoẻ và tính mạng là những tài sản vô giá của mỗi người. Hiếp Pháp 1992 tại điều 71 qui định “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự”. Và Bộ luật Hình sự năm 1999 phần các tội phạm sau chương 11 qui định các tội xâm phạm An Ninh Quốc Gia là chương 12 qui định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Điều đó thể hiện Nhà Nước ta rất coi trọng và bảo vệ quyền con người. Tuy vậy những năm gần đây nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ có xu hướng gia tăng trong đó tội cố ý gây thương tích đã trực tiếp xâm hại đến sức khỏe của con người, gây bất ổn cho xã hội. Đây là tội phạm thường xuyên diễn ra và là mối quan tâm nhức nhối của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nói riêng. Là một tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 78km, Hoà Bình đã phát huy vị thế của mình từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn đang chuyển mình khởi sắc. Kinh tế đã có những bước tiến tăng vọt cùng với sự thay đổi đáng kể của xã hội, tuy thế kéo theo nó là những mặt trái của sự phát triển như phân hoá giầu nghèo sâu sắc, con người tha hoá về nhân cách chạy theo sức hút của đồng tiền…Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm cố ý gây thương tích gia tăng. Cố ý gây thương tích một vấn đề không còn mới mẻ, tuy nhiên ở mỗi địa phương khác nhau lại có tình hình phạm tội khác nhau vì vậy việc đưa ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của loại tội phạm này là rất cần thiết để từ đó đề ra được giải pháp hữu hiệu nhằm phòng chống loại tội phạm này trên từng địa phương nhất định. Chính vì thế em chọn đề tài “ Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương” làm đề tài viết chuyên đề thực tập. Thể theo nguyên nguyện vọng và được phân công thực tập tại địa bàn Hoà Bình, vì vậy em mong muốn đưa ra được ý kiến của mình trong vấn đề tội phạm cố ý gây thương tích và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình. Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn nhiều nội dung chưa được đầu tư thoả đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN II - NỘI DUNG I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin: Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên bởi nó giúp cho mỗi sinh viên thêm tầm hiểu biết và phục vụ tốt nhất cho việc viết chuyên đề. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin nên ngay từ khi đi thực tập bản thân em đã xác định được đề tài để viết báo cáo thực tập và có sự chuẩn bị cho việc thu thập thông tin, tài liệu nhằm phục vụ tốt nhất trong việc hoàn thành chuyên đề thực tập. Được sự giúp đỡ của Toà án Tỉnh Hoà Bình nơi thực tập và đặc biệt là sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cán bộ hướng dẫn nên trong quá trình thực tập cũng như quá trình thu thập thông tin em gặp rất nhiều thuận lợi. Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của cấp uỷ địa phương, sự chỉ đạo thường xuyên của ngành dọc cấp trên và đặc biệt là sự lỗ lực của mỗi Đảng viên và Đoàn viên trong đơn vị nhằm xây dựng Toà án nhân dân ngày càng vững mạnh. Đến nay Toà án tỉnh Hoà Bình đã ổn định với cơ cấu tổ chức cán bộ gồm 40 đồng chí trong đó có 1 đồng chí Chán án, 2 đồng chí phó Chánh án và 4 toà chuyên trách là Toà kinh tế, toà hành chính, Toà dân sự, Toà hình sự và các phòng ban chuyên môn…Đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính của mình là hoạt động xét xử, nhất là các vụ án điểm, án xử lưu động. Đơn vị đã góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới quần chúng nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhà. Các thông tin em đưa ra trong bài viết này được tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, sách vở…,qua các kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn và của những người đi trước và đặc biệt là trong các hồ sơ bản án, sổ thụ lý, sổ kết quả xét xử, tài liệu báo cáo tổng kết toàn ngành của Tỉnh Hoà Bình từ năm 2004-2006. Tuy nhiên việc thu tập số liệu không thể đưa vào bài viết một cách đơn giản mà phải thông qua một quá trình xử lý thông tin. Nhằm đưa ra bản chất của vấn đề cần xem xét mà cụ thể ở đây là đề tài viết chuyên đề thực tập. Để đạt được hiệu quả trong việc xử lý số liệu thu thập được em phải thông qua rất nhiều phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp, so sánh xuất pháp từ phương pháp luận triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chung về nhà nước và pháp luật để từ đó xâu chuỗi logic các vấn đề lại. Ngoài ra bản thân em còn được cơ quan nơi thực tập tạo điều kiện xem xét xử lưu động và xét xử tại toà. Bằng kinh nghiệm thực tiễn và các số liệu thông tin thu thập được đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành đề tài của em. Do yêu cầu cũng như thời gian thực tập ngắn từ 15/01 đến 27/04/07 việc thu thập thông tin, số liệu còn gặp phải một số khó khăn, số liệu và thông tin thu thập được còn chưa được phong phú. Tuy nhiên nó cũng phản ánh phần nào thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích tại tỉnh Hoà Bình nơi em thực tập. II. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình: Là một tỉnh vùng cao có dân số đông đảo với nhiều dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mường, Thái …Đời sống còn khó khăn và thiếu thốn về mọi mặt nên sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm cố ý gây thương tích gia tăng. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh cũng diễn biến phức tạp. Theo thống kê của toà án tỉnh thì số vụ phạm tội cố ý gây thương tích mà toà án tỉnh thụ lý từ năm 2004- 2006 như sau: Năm Vụ án Bị cáo 2004 9 12 2005 14 19 2006 13 22 Số vụ án thụ lý của Toà án tỉnh Hoà Bình về tội cố ý gây thương tích những năm 2004-2006. Từ bảng thống kê trên ta thấy số vụ phạm tội năm 2005 tăng 55,5% so với năm 2004, tuy nhiên đến năm 2006 lại giảm 7,1 % so với năm 2005. Nếu như trước đây các vụ án cố ý gây thương tích còn thưa thớt thì nay đã diễn ra thường xuyên và hậu quả khó lường. Tội phạm lại được thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi, đa dạng và hậu quả ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên những cố gắng trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm đã đưa đến những kết quả khả quan, năm 2006 số vụ án đã giảm đi đáng kể. Qua tìm hiểu những vụ án về cố ý gây thương tích tại địa bàn, nhận thấy: Các tội phạm cố ý gây thương tích có chiều hướng gia tăng, có tổ chức, tình tiết phức tạp, nguyên nhân đa dạng và rất khó khăn cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của cơ quan pháp luật và của quần chúng nhân dân. Như bản án số 50/2006/HSST là một bán rất phức tạp với sự tham gia của nhiều bị cáo, có tính chất tổ chức và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Bùi Văn Thương và đồng bọn ( 7 bị cáo ) là những thanh niên mới lớn đều trú tại xóm Nà Bờ, xã Sào Bảy, huyện Kim Bôi, Hoà Bình. Từ trước không quen biết với 3 anh Chử, Tình và Đức là thanh niên xã Vĩnh Tiến, Kim Bôi, Hoà Bình. Vào 21h ngày 23/7/2005 Bùi Văn Thương (là chỗ bạn bè) đi dự đám cưới chị Bùi Thị Hải là công nhân ở khu du lịch sinh thái đến ăn cưới. Do có nghi ngờ việc thanh niên ở Vĩnh Tiến đổ nước vào chân mình từ đó Thương ấm ức nảy sinh ý định trả thù. Thực hiện ý định trên, khi ra về Thương đã gặp Công và Chiều nói rõ ý định “ tý nữa hội công nhân ở công ty sinh thái ra tao giả vờ là người say rượu để chặn xe dừng lại bọn mày lao ra đánh”. Một lúc sau các đồng phạm đến mang theo côn nhị khúc để cùng tham gia. Sau khi hội ý sắp đặt xong thì theo đúng theo ý của Thương khi anh Tình, Chử, Đức đi xe máy đến chỗ Thương, Thương liền chặn xe lại và đánh anh Chử bằng tay không. Công, Chiều đánh Đức và Hoài. Phi vụt côn vào anh Tình. Khi anh Tình và anh Đức bỏ chạy thì Thương hô “ đuổi đánh bằng được chúng nó cho tao”. Bọn chúng đuổi theo đánh đập rất dã man.Kết quả anh Tình do vết thương quá nặng đã chết trên đường đi cấp cứu, anh Đức tổn hại 25% sức khoẻ, anh Chử chấn thương tổn hại 5% sức khoẻ. Đây là một vụ đồng phạm với nhiều bị cáo tham gia với tính chất nghiêm trọng, giữa các bị cáo và các bị hại không có mâu thuẫn gì với nhau, chỉ vì uống rượu ở đám cưới không làm chủ được bản thân các bị cáo đã mượn rượu kiếm cớ dựng chuỵện rồi thực hiện hành vi phạm tội với tính chất côn đồ hung hãn. Tuy giữa các bị cáo không được phân công cụ thể khi bàn xong thì các bị cáo đều hiểu ý định của nhau, cùng tiếp nhận ý chí và cùng tiếp nhận hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo đã xâm phạm đến tính mạng sức khoẻ và gây hậu quả nghiêm trọng cần phải có một biện pháp xử lý nghiêm minh trước pháp luật nhằm cải tạo giáo dục các bị cáo. Đặc biệt là các bị cáo chưa thành niên có tham gia vào vụ án nhằm phòng ngừa chung trong gia đình hiện nay. Đối tượng phạm tội có những đặc điểm đa dạng, có thể phạm tội do có những xích mích từ trước hoặc do bất hoà mới phát sinh. Chủ yếu đối tượng phạm tội này là nam giới, chiếm tỷ lệ 99%, nữ giới chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Bởi nam giới dễ ảnh hưởng của môi trường điều kiện sinh sống, dễ phát sinh tâm lý tiêu cực và dễ nhiễm những thói hư tật xấu hoặc uống rượu bia. Nam giới thường tính tình nóng giận, không kiềm chế được thêm vào đó lại có sức khoẻ và hung hãn hơn rất dễ phạm tội. Điển hình rất nhiều vụ án bị cáo bộc lộ bản tính côn đồ hung hãn, hành vi dã man thực hiện tội phạm đến cùng. Bản án số 17/2005/HSST toà án tỉnh Hoà Bình thụ lý, vào khoảng 19h ngày 1/5/2004 Bùi Văn Thắng cùng với Bùi Văn Tùng, Bùi Văn Luân đi bằng xe máy của gia đình Tùng đến xóm Cò, xã Yên Bình, Lương Sơn, Hòa Bình chơi. Khi đi Tùng có mang theo một con dao nhọn nhưng khi đi đến đầu đường vào xóm Cò thì Tùng lại đưa dao cho Thắng cầm giữ. Khi cả 3 điều khiển xe máy đang đi trên đường xóm Cò thì một số thanh niên trong xóm Cò đã gọi dừng lại. Sau khi Tùng dừng xe thì Nguyễn Văn Đức là người gây sự với Tùng. Đức dùng tay tát vào mặt Tùng nên Tùng và Luận đã bỏ xe lại chạy trốn, còn Bùi Văn Linh cũng đi đến tóm cổ áo Bùi Văn Thắng và giằng co với Thắng. Sẵn có dao trong tay Thắng đã rút dao đâm Linh và Đức. Lúc ấy Bùi Ngọc Đại xông vào can thì Thắng cũng đâm luôn mộy nhát vào Đại rồi bỏ chạy. Khi Thắng chạy được một đoạn thì thấy có thanh niên xóm Cò đuổi theo hô bắt giữ. Và ngay lúc đó lại có anh Nguyễn Văn Hoà ra chặn đường ôm giữ Thắng nên Thắng đã dùng dao sẵn trong tay đâm luôn một nhát vào sau lưng anh. Hậu quả là anh Hoà bị thương ở phổi chết ngay sau khi đâm. Còn Bùi Văn Linh bị tổn hại 75% sức khoẻ, Văn Đức tổn hại 15% sức khoẻ, Bùi Ngọc Đại bị tổn hại 5% sức khoẻ. Như vậy Thắng đã vi phạm khoản 3 Điều 104 và điểm e khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình Sự xử phạt 28 năm tù. Đấy là cái giá thích đáng phải trả cho phút giây nông nổi không kiềm chế được mình, đây hoàn toàn do ý thức chủ quan của kẻ phạm tội coi thường tính mạng và sức khoẻ của người khác. Về đặc điểm nhân thân người phạm tội có nhiều trường hợp người phạm tội có nhân thân tốt do không kìm chế được nóng giận nhất thời dẫn đến phạm tội. Đây là điều đáng tiếc tuy nhiên cũng là tình tiết giảm nhẹ được xét đến khi lượng hình. Còn có một số trường hợp kẻ phạm tội đã có tiền án tiền sự, đã từng ra tù vào tội lại coi thường pháp luật, ý thức muốn làm kẻ đại ca trong thiên hạ. Như trường hợp trong bản án số 42/2006/HSST bị cáo Nguyễn Văn Nam SN 1960 là người đã có tiền án tiền sự, năm 1999 bị TAND huyện Kỳ Sơn kết án 24 tháng tù vì tội trộm cắp tài sản. Năm 2002 xử phạt 4 năm tù vì tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. Nam được bà Vân thuê quản lý nhân công và giao công việc cho số lao động làm thuê tại trang trại gia đình bà Vân. Nam là người trực tiếp quản lý và bố trí công việc. Trưa ngày 2/10/2005 Nam giục mọi người đi làm thì một thanh niên trong số lao động là anh Phạm Văn Trình nói nếu không nghỉ trưa công việc vất vả không thể làm được và xin về quê. Nam liền tát vào mặt và dùng chân đá vào bụng và lưng Trình. Trình bị đau van xin Nam thôi không đánh. Hôm sau Nam xin bà Vân cho về quê, trên đường qua Tân Lạc do đau bụng Trình phải vào trạm y tế huyện Tân Lạc khám và được chuyển bệnh viện Hoà Bình cấp cứu vì thủng ruột non, tổn hại 35% sức khoẻ. Bị cáo có hiểu biết luật pháp song bất chấp coi thường pháp luật gây nên sự bất bình trong nhân dân. Bị cáo đã có 2 tiền án chưa được xoá nay tiếp tục phạm tội. Hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ và thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, cần phải có hình phạt nghiêm khắc cách ly bị cáo khỏi xã hội. Các phương tiện và công cụ phạm tội rất đa dạng, chủ yếu là dao, mã tấu, gậy gộc, cọc tre… là những đồ vật có thể gây sát thương mà kẻ phạm tội khi cố ý gây thương tích thường sử dụng. Điều đáng lưu ý là gần đây tham gia vào các vụ án gây thương tích là trẻ em, người chưa thành niên có xu hướng gia tăng. Những vụ gây gổ, đánh nhau giữa học sinh trường này để gây sự với học sinh trường khác ngay trước cổng trường đã xảy ra nhiều. Có khi một xích mích nhỏ cũng dễ biến thành cuộc ẩu đả gây hậu quả nghiêm trọng. Đã dẫn đến những cái chết thương tâm không đáng có, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ mà được coi là quí hơn vàng. Ngoài ra thiệt hại về tài sản cũng nhiều: Chi phí bồi thường về tính mạng và sức khoẻ, chi phí bồi thường tổn hại về tinh thần cho gia đình người bị hại, chi phí thiệt hại về tài sản…Những hậu quả không đáng có như thế nguyên rất đa dạng. Mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và đang ra sức phòng chống loại tội phạm này tuy nhiên số vụ án cố ý gây thương tích còn rất lớn. III.Thực trạng và nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình: 1. Thực trạng: Trong số các vụ án hình sự toàn ngành thụ lý thì tội phạm cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ không nhỏ. Công tác xét xử loại tội phạm này góp phần làm dịu bớt các xung đột, vướng mắc trong nhân dân vì đa phần loại tội này phát sinh do những mâu thuẫn cá nhân không được giải quyết kịp thời, triệt để hay dùng các chất kích thích như bia, rượu không làm chủ được bản thân dẫn đến phạm tội. Năm 2005 toàn tỉnh có 50 vụ cố ý gây thương tích có 67 bị cáo chiếm 9.3 % số lượng các vụ án hình sự toàn tỉnh, năm 2006 toàn tỉnh có 63 vụ án cố ý gây thương tích có 78 bị cáo chiếm 9.7 % số lượng các vụ án hình sự, tăng 26% so với năm 2005. Các vụ án cố ý gây thương tích và tổn hại sức khoẻ người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và cố ý gây thương tích và tổn hại cho sức khoẻ người khác do vượt quá giới hạn chính đáng chiếm số lượng rất ít. Năm 2004 có 27 vụ án cố ý gây thương tích thì có 2 vụ vi phạm Điều 105 Cố ý gây thương tích và tổn hại sức khoẻ người khác do trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, năm 2005 có 50 vụ án cố ý gây thương tích thì có 1 vụ cố ý gây thương tích vi phạm Điều 105, năm 2006 có 63 vụ cố ý gây thương tích thì có 4 vụ cố ý gây thương tích vi phạm Điều 105 và 2 vụ vi phạm Điều 106 Cố ý gây thương tích và tổn hại sức khoẻ người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Như vậy qua các năm số lượng vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, năm 2005 tăng 85% so với năm 2004, và đến năm 2006 lại tăng 26% so với năm 2005. Qua đó đã thấy thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là đáng báo động, số vụ án ngày một gia tăng là nguyên nhân do đâu? Hiểu rõ tình hình tội phạm, rút ra được những nguyên nhân chính chủ yếu sẽ dễ dàng đưa ra những biện pháp phòng ngừa chung. 2. Nguyên nhân: Nguyên nhân có thể là nguyên nhân chủ quan nội tại và có thể là nguyên nhân khách quan đưa tới. Tất cả các nguyên nhân đó ở mỗi khía cạnh, mỗi chừng mực khác nhau, sẽ tác động tới tình hình tội phạm ở mỗi mức độ khác nhau. Việc làm sáng rõ nguyên nhân phát sinh, tồn tại của tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh và phòng ngừa tội phạm này. Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ tại Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình, em nhận thấy tình hình tội cố ý gây thương tích do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: * Nguyên nhân khách quan. Thứ nhất, nguyên nhân kinh tế - xã hội. Với việc chuyển đổi nền kinh tập trung sang nền kinh tế thị trường, Hoà Bình đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao. Năm 2006, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 12,7%, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Sự thay đổi của cuộc sống với đồng tiền là trên hết, suy thoái về đạo đức làm cho nhiều người đã bất chấp thủ đoạn kể cả hành vi phạm pháp để chạy theo nó. Cơ chế thị trường kéo theo nó nhiều tệ nạn nghiêm trọng: tệ nạn mại dâm, cờ bạc nghiện hút…hậu quả của cuộc sống xa ngã đó là rất dễ xảy ra xô xát dẫn đến hành vi phạm tội. Thứ hai, nguyên nhân về giáo dục tuyên truyền pháp luật. Tuyên truyền giáo dục pháp luật là đưa pháp luật đến với mọi người để mọi người hiểu và tuân thủ pháp luật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn còn có những hạn chế nhất định: - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn về hình thức còn nghèo nàn về nội dung chưa sát thực và phù hợp nên hiệu quả chưa cao. - Ở một số vùng sâu, vùng xa của tỉnh trình độ văn hoá của người dân còn thấp cùng với cuộc sống khó khăn lại thiếu cơ sở vật chất như đài loa phát thanh, bản tin ngày, tài liệu pháp luật… vì thế công tác này càng gặp khó khăn hơn. - Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật trong những năm qua đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Tình trạng thiếu cán bộ pháp luật vẫn tồn tại nhất là ở các xã, huyện xa thành phố và đặc biệt chất lượng cán bộ này vẫn chưa thực sự được nâng cao. Thứ ba, nguyên nhân công tác giáo dục. Trình độ văn hoá là một yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi phạm tội của người phạm tội vì con người là tổng hoà của mối quan hệ xã hội, chịu sự tác động của tất cả các môi trường từ môi trường giáo dục trong nhà trường đến môi trường giáo dục ngoài xã hội nên chúng ta cần xem xét một cách tổng quan sự tác động của tất cả môi trường này. - Đối với môi trường giáo dục gia đình: Gia đình nơi hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội, là nơi kiến tạo môi trường cho mỗi cá nhân phát triển. Một gia đình giữ gìn và phát huy được vẻ đẹp truyền thống trong đó mỗi cá nhân đều sống gương mẫu, chan hoà yêu thương lẫn nhau… thì sẽ hình thành những nhân cách tích cực ở mỗi thành viên trong gia đình. Nhưng thực tế hiện nay, không ít những gia đình không giữ được vẻ đẹp truyền thống đó. Nó đã bị lối sống của cơ chế thị trường làm biến đổi. Cha mẹ bất hoà, không quan tâm đến con cái, chỉ lo làm ăn bất chấp pháp luật. Việc giáo dục trong gia đình không được chú trọng mà có những bậc phụ huynh này khoán trắng cho thầy cô cho nhà trường. Mặt khác họ để cho con cái tiếp xúc quá sớm với đồng tiền, quá nuông chiều chúng. Vì thế đã hình thành nhân cách xấu cho chúng, hoặc gia đình tan vỡ gây tổn thương về tinh thần đẩy con cái ra ngoài xã hội đã dẫn chúng đến hành vi trái với chuẩn mực xã hội. - Đối với môi trường giáo dục nhà trường: Thời gian qua nền giáo dục Hoà Bình nói riêng cũng như trên toàn quốc nói chung, nhà trường còn thiên về việc giảng dạy những kiến thức phổ thông mà chưa thực sự quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức làm người cho các em. Tuy bộ môn đạo đức giáo dục công dân dạy cách ứng xử trong cuộc sống và sơ bộ kiến thức về pháp luật và môn pháp luật đại cương đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học nhưng số tiết học còn chưa phù hợp, nội dung giảng dạy còn sơ sài, chưa có hình thức lôi cuốn các em nên chưa đạt được mụ
Luận văn liên quan