Đề tài Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và một số biện pháp giải quyết 2009 - 2010

Hiện nay, tai nạn giao thông đường bộ là một trong những vấn đề lớn được xã hội quan tâm. Nhà nước ta cũng đưa ra nhiều phương pháp và các khẩu hiệu nhằm cải thiện tình hình an toàn giao thông hiện nay. Bởi đó là vấn đề mà hằng ngày hằng giờ ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn và tính mạng của người tham gia giao thông. Chúng em cũng là những người tham gia giao thông, nhận thấy tầm quan trọng của việc an toàn giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông nên nhóm em đã chọn đề tài này.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và một số biện pháp giải quyết 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Khoa Lí luận chính trị Tiểu luận môn học NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 2009-2010 TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2010 Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Khoa Lí luận chính trị Tiểu luận môn học NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 2009-2010 Tên sinh viên thực hiện Dương Thị Như Hoa (mssv: 10312131) Trương Tấn Đạt (mssv: 10363791) Vũ Anh Tuấn (mssv: 10308221) Nguyễn Tiến Cường (mssv: 10336181) Phương Anh Toàn (mssv: 10336211) Trần Hoàng Minh (mssv: 10348791) Ngô Phúc Phương Anh (mssv: 10363771) Nguyễn Hoàng Long (mssv: 10317181) Hà Thanh Hoàng (mssv: 10363671) Huỳnh Bá Phương (mssv: 10345551) Trương Khánh Thọ (mssv: 10309201) Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Minh Tiến TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2010 Mở Đầu Lý do chọn đề tài Hiện nay, tai nạn giao thông đường bộ là một trong những vấn đề lớn được xã hội quan tâm. Nhà nước ta cũng đưa ra nhiều phương pháp và các khẩu hiệu nhằm cải thiện tình hình an toàn giao thông hiện nay. Bởi đó là vấn đề mà hằng ngày hằng giờ ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn và tính mạng của người tham gia giao thông. Chúng em cũng là những người tham gia giao thông, nhận thấy tầm quan trọng của việc an toàn giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông nên nhóm em đã chọn đề tài này. Mục đích nghiên cứu Đề tài đưa ra nghiên cứu trong bối cảnh tai nạn giao thông đang được quan tâm theo dõi của cả xã hội. Chúng em chọn đề tài này để tìm hiểu sơ lược về vấn đề tai nạn giao thông đường bộ và các biện pháp giải quyết về vấn đề này. Hơn nữa khi chúng em thực hiện đề tài này cũng bổ sung kiến thức và hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc an toàn giao thông đường bộ và có thể biết thêm về: Thực trạng giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó do đâu? Các giải pháp giải quyết như thế nào? Nội dung nghiên cứu Trong phần nội dung chúng em chia làm ba chương Chương một Tổng quan về giao thông Thực trạng an toàn giao thông Nguyên nhân Chương hai Các nguyên nhân cụ thể và biện pháp giải quyết Chi tiết nguyên nhân Các biện pháp giải quyết. Chương ba Ảnh hưởng của an toàn giao thông tới đời sống xã hội ở TP. HCM Kết quả nghiên cứu Qua nghiên cứu chúng em thấy được thực trạng của tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tuy có giảm hơn trước nhưng số vụ tai nạn vẫn ở trong mức báo động. Ý thức kém của người tham gia giao thông là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới các vụ tai nạn. Trong đó ý thức của các thanh thiếu niên vẫn còn kém, thường xuyên sử dụng bia rượu nên gây ảnh hưởng lớn quá trình tham gia giao thông, theo thông kê trong các vụ tai nạn thì tai nạn chính vẫn là tai nạn do rượu bia gây ra chiếm tỉ lệ rất cao. Kết luận và đề xuất Tuy nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông và ý thức của người tham gia giao thông cũng được nâng cao nhưng tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn ra hằng ngày với sự thiệt hại đáng kể về người và tài sản khiến xã hội phải lo lắng. Vì thế chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa và có nhiều biện pháp tuyên truyền thiết thực để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhằm mục đích giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và đem lại hạnh phúc cho mọi người. NỘI DUNG Chương một Tổng Quan Về Giao Thông Thực trạng an toàn giao thông Tai nạn giao thông đường bộ luôn là một vấn đề có sức ảnh hưởng rất lớn trực tiếp tới đời sống của người dân, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đối với lực lượng lao động sản xuất của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Chỉ tính riêng tại Tp Hồ Chí Minh mỗi năm, nơi tập trung rất nhiều lực lượng lao động sản xuất của nước ta, đã có trên hàng trăm các vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ xảy ra trên địa bàn thành phố (xem phụ lục 2). Hàng năm, các biện pháp luôn được đề ra và cải thiện bởi các cơ quan chức năng để giải quyết vấn nạn này, nhưng đến nay vẫn còn là gặp rất nhiều khó khăn chưa giải quyết được. Với trách nhiệm là những người nghiên cứu về vấn đề này từ năm 2009 đến năm 2010, chúng em xin được phép đưa ra một số thực trạng sơ bộ sau về tai nạn giao thông đường bộ tại Tp Hồ Chí Minh. Tính từ năm 2009, số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ xe gắn máy là 69,64%, năm 2010 tỷ lệ này là 70%. Phân tích những vụ TNGT trong năm 2010 cho thấy, người điều khiển phương tiện thường gây ra tai nạn qua các lỗi như: lưu thông không đúng phần đường (có 225 vụ), phóng nhanh, không làm chủ tốc độ (143 vụ), tránh vượt không đúng quy định, đi ngược chiều gây tai nạn chiếm 127 vụ... Đáng báo động là giao thông đường bộ xảy ra tới 561 vụ chiếm tới gần 98% tổng số vụ tai nạn xảy ra ở thành phố. Như vậy, ta thấy so với cùng kì năm 2008, số vụ tai nạn giao thông tăng 44 vụ chiếm 8,3%, trong đó. Theo thông kê của Ban An toàn giao thông TP.Hồ Chí Minh, năm 2009, toàn thành phố xảy ra 574 vụ tai nạn giao thông làm chết 452 người và bị thương 262 người. Tai nạn giao thông đường bộ đã làm chết 448 người chiếm 99% và làm bị thương 262 người chiếm 100% so với tổng số người chết và bị thương trên tất cả các phương tiện giao thông. Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ (Công an TP.HCM) đưa ra 1 con số rợn người, cứ 10.000 phương tiện tham gia giao thông thì để xảy ra 73 vụ tai nạn và cứ 100.000 người dân thì có hơn 4 người chết do tham gia giao thông. Ngay cả người địa phương vốn rất quen thuộc với giao thông thành phố. Tuy nhiên, trong số 452 người chết thì có tới 243 người là người địa phương. Điều này cho thấy, giao thông TP.Hồ Chí Minh thật sự đáng báo động. Mặc dù chính phủ đã có biện pháp đội nón bảo hiểm trong Tp khi tham gia lưu thông giao thông, số người chết đã có thuyên giảm nhưng số người bị thương lại tăng lên không ít. Trung bình có 3 người chết và 2 người bị thương mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. So với cùng kì năm 2008, số người bị thương tăng 88 người chiếm tới hơn 50%. Thực sự tình trạng giao thông ở Tp HCM đang là một “ma trận”. Có rất nhiều lý do để lý giải cho tình trạng trên như: mật độ xe máy, ô tô quá cao, trong khi tổng diện tích mặt đường thấp, chất lượng đường bộ không đúng chuẩn, chất lượng thấp, thậm chí quá thấp. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân kém. Các lực lượng có chức năng xử phạt vi phạm hành chánh trên lĩnh vực giao thông đường bộ thực hiện nhiệm vụ không nghiêm, còn nhiều tiêu cực… Từ những nguyên nhân trên, chúng đã đồng thời gây ra gián tiếp hoặc trực tiếp sự gia số lượng tăng tai nạn giao thông. Ngoài ra, trong năm 2010, số lượng xe máy đăng ký mới tại TPHCM vẫn tăng nhanh. Theo thống kê, xe đăng ký tại các qụận huyện và Phòng CSGT đường bộ TPHCM trong năm 2010 là 382.678 chiếc. Như vậy, trên địa bàn TP hiện nay đã có 4.445.013 xe gắn máy. Tính trung bình một ngày, tại TPHCM có trên 1.000 xe gắn máy đăng ký mới. Hiện tại, trung bình 10m2 đường nội thành thành phố có tới hơn 15 xe máy lưu thông. Với mật độ xe máy như  trên, theo các chuyên gia là rất cao so với các nước khu vực châu Á. TP.Hồ Chí Minh đã từng không thành công khi hạn chế người dân đăng kí sở hữu xe máy. Thượng tá Võ Văn Vân, Phó phòng cảnh sát giao thông đường bộ TP.Hồ Chí Minh thừa nhận: “Thật khó để kiểm soát an toàn giao thông đối với xe gắn máy, với đặc thù đường xá ở TP.Hồ Chí Minh, xe máy có thể luồng lách ở bất cứ đâu, từ hẻm nhỏ đến việc lấn tuyến ô tô trên các quốc lộ”. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của thành phố đang có nhiều hạn chế. Thành phố hiện có khoảng 3.600 con đường, với tổng diện tích mặt đường gần 26 triệu m2, trong đó chiếm 69,3%, số lượng các tuyến đường có bề ngang mặt đường dưới 7m. Địa bàn dễ xảy ra tai nạn giao thông nhất vẫn là các tuyến đường nội thành. Năm 2010, trên các tuyến đường này đã xảy ra 401 vụ, trong đó có nhiều tai nạn nghiêm trọng gây chết người. Các tuyến đường ngoại thành cũng là nơi người lưu thông chủ quan phóng nhanh dẫn đến tai nạn. Bên cạnh các vụ tai nạn liên quan đến đường xá và chấp hành luật giao thông đường bộ, hiện nay còn tồn tại vấn đề tai nạn giao thông từ các học sinh sinh viên còn ý thức kém, thường hay tụ tập thành nhóm hội và tổ chức các cuộc đua xe làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng cho những người tham gia giao thông và chính bản thân họ, các cuộc tụ tập đua xe này trở thành thói quen được tổ chức thành từng ngày cuối tuần theo thói quen trên các tuyến đường lớn, công an TP. Hồ Chí Minh đã tìm các biện pháp ngăn chặn các tình trạng này, theo thống kê hàng tuần của công an các quận đã xử lí hàng trăm vụ giao thông liên quan về đua xe trái phép. Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ công an TP.HCM cho biết từ tháng 12-2009 đến tháng 8-2010 đã phát hiện 258 tốp đua xe, lập biên bản hơn 3.000 trường hợp có hành vi đua xe trái phép. Để giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả ba mặt là vấn đề được chú trọng trong các kỳ họp của UBNDTP và của ngành công an. Tuy nhiên, thực tế vẫn là bài toán khó giải khi những điều kiện để kéo giảm tai nạn giao thông rất hạn chế. Số lượng xe máy ngày càng tỷ lệ nghịch với hạ tầng đô thị. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành Luật giao thông, văn hóa giao thông của người điều khiển xe máy chưa được cải thiện. Những lỗi vi phạm nghiêm trọng dễ gây tai nạn chết người như lấn trái, phóng nhanh, vượt ẩu, lưu thông đường cấm, đường ngược chiều vẫn xảy ra thường xuyên và luôn chiếm tỷ lệ thương vong cao. Những thông kê trên đây đang là thực trạng tai nạn giao thông đường bộ TPHCM. Đến đây chúng ta lại đặt ra 1 câu hỏi lớn là nguyên nhân của tình trạng trên là do từ đâu ? Nguyên nhân Từ những thực trạng bên trên chúng ta có thễ dễ dàng thấy rằng một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông như: Ý thức tuân thủ luật giao thông đường bộ của mọi người chưa cao. Quản lý của nhà nước về luật an toàn giao thông đối với các cấp, các ngành và từng địa phương vẫn chưa cao. Các cấp chính quyền vẫn chưa đưa ra biện pháp giải quyết tạm thời như kịp thời nâng cấpvà sửa chữa sự xuống cấp cầu đường, và cơ sở hạ tầng giao thông Chưa loại bỏ được những phương tiện lưu thông đã qua sử dụng nhiều năm hoặc không đảm bảo hệ số an toàn. Các cơ quan chức năng, chính quyền chưa có một biện pháp để có cơ cấu phương tiện tham gia giao thông hợp lý. Phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh Do thiên tai gây nên... Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí. Chương hai Các nguyên nhân cụ thể và biện pháp giải quyết Chi tiết nguyên nhân Theo số liệu tai nạn giao thông năm 2010 thì đã có hơn 11.000 người chết. Mặc dù nhà nước đã đưa ra và áp dụng nhiều biện pháp xử phạt nghiêm khắc, nâng cấp cầu đường nhưng bình quân mỗi ngày có hơn 31 người chết do tai nạn giao thông, tuy có giảm nhưng vẫn ngang ngửa với năm 2008 và 2009 (xem phụ lục 1). Tại hội nghị an toàn giao thông toàn quốc họp vào ngày 28/12/2010. Ông Thân Văn Thanh - chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cho biết từ đầu năm đến nay cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người. So với năm 2009 tăng 1.788 vụ, giảm 47 người chết và tăng khoảng 2.500 người bị thương. Trong đó đường bộ xảy ra nhiều tai nạn giao thông nhất. Theo số liệu trung bình mỗi ngày thì có 31 người thiệt mạng do tai nạn giao thông. Riêng TP.HCM năm 2010 có 785 người chết, giảm 74 người. Tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng, đây là vấn đề nhức nhối được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm. Để hạn chế tai nạn giao thông, theo nhóm chúng em thấy cần phải khắc phục tốt những nguyên nhân gây tai nạn cơ bản sau: Nguyên nhân thứ 1 Là ý thức tuân thủ luật giao thông đường bộ của mọi người chưa cao. Một vài điển hình xảy ra tai nạn trong giao thông như: nhiều phương tiện đi không đúng làn đường dành cho từng loại xe, lấn tuyến, phóng nhanh vượt ẩu, chuyển hướng đột ngột mà không báo hiệu. Đi tốc độ cao lại không chú ý quan sát, phân tán tư tưởng vào những việc khác. Tổ chức đua xe trái phép (xem phụ lục 4). Một số người lấn chiếm lề đường của người đi bộ. Người đi bộ không có lối đi phải đi xuống lòng đường và có thể gặp tai nạn. Một số người điều khiển phương tiện còn uống nhiều rượu, bia, chất kích thích với nồng độ cao khi tham gia giao thông. Nói chung là mọi người chưa có hiểu biết tốt về luật giao thông đường bộ; nhiều người điều khiển phương tiện vẫn chưa có giấy phép lái xe theo qui định của pháp luật và người điều khiển phương tiện chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng và tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm. Khi người điểu khiển bị cảnh sát bắt vì vi phạm, họ còn biện bạch ra nhiều lý do để không đội mũ bảo hiểm để che dấu hành vi thiếu ý thức của mình. Vì vậy theo thống kê tỷ lệ trấn thương sọ não trong tai nạn rất lớn, như vậy chưa đề cao việc phòng tránh tai nạn thương tích. Chính vì việc kém ý thức chấp hành và tuân thủ luật lệ giao thông đường bộ của vài người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ùn tắc giao thông ở TP.HCM do người điều khiển chen lấn, đi không đúng phần đường, xâm phạm và lấn tuyến của chiều ngược lại, thập chí tràn và leo lên cả vỉa hè để chạy, vì thế dẫn đến ùn tắc giao thông tắc kéo dài nhiều giờ. Do đó việc hoc luật lệ giao thông hiện nay phải trở thành bài học đầu tiên đối với người điều khiển xe máy ở mỗi gia đình và bắt buộc ở từng cấp học, bởi nếu xảy ra tai nạn và tử vong là do không tuân thủ đúng luật lệ giao thông. Nguyên nhân thứ 2 Là quản lý của nhà nước về luật an toàn giao thông đối với các cấp, các ngành và từng địa phương vẫn chưa cao. Vai trò trách nhiệm: cảnh cáo và xử phạt phải nghiêm khắc và mạnh tay, các biện pháp phòng ngừa tai nạn cần tuyên truyền rộng rãi. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã đưa ra 1 vài biện pháp để thiết lập trật tự an toàn giao thông nhưng tình hình vẫn chưa hiệu quả và chuyển biến chậm. Các cấp uỷ, chính quyền cẩn phải quan tâm có đưa ra biện pháp kiên quyết hơn thì tình trạng vi phạm luật giao thông sẽ giảm, hạn chế được số vụ tai nạn và rủi ro tử vong, đường vỉa hè thông thoáng không còn ai lấn chiếm lề đường của người đi bộ. Ngược lại nơi nào, các cấp uỷ, chính quyền địa phương thiếu sự quan tâm và làm việc tất trách thì tai nạn giao thông ở nơi đó sẽ tăng cao, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại tiếp tục tái diễn và sẽ trở thành 1 tệ nạn. Vẫn còn biểu hiện tiêu cực trong đào tạo, cấp giấy phép lái xe làm cho ko ít người điều khiển phương tiện mà chưa nắm và hiểu biết được luật giao thông, mà vẫn được cấp giấy phép lái xe. Công tác tuyên truyền, giáo dục luật lệ giao thông vẫn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức, đúng hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa đa dạng và kém hiệu quả.  1.3. Nguyên nhân thứ 3 Là các điểm nóng về tai nạn giao thông, các cấp chính quyền vẫn chưa đưa ra biện pháp giải quyết tạm thời như kịp thời nâng cấp và sửa chữa sự xuống cấp cầu đường, và cơ sở hạ tầng giao thông. Diện tích đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông còn ít và chưa rộng lớn, đường xá vẫn còn chật chọi và hẹp. Nhiều quán ăn, nhà hàng và các khu vui chơi v.v… thiếu chỗ để xe, nhiều nơi họ để xe lấn chiếm lề đường buộc người đi bộ phải đi dưới lòng đường. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nhiều nơi chưa đồng bộ, thiếu nhất quán trong việc phối hợp xây dựng, tình trạng đào lên bới kéo dài thi công còn khá phổ biến dẫn tới ùn tắc giao thông; mặc dù thời gian qua việc qui hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông đã được quan tâm nhưng vẫn tiến hành 1 cách chậm rãi và chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế- xã hội. 1.4. Nguyên nhân thứ 4 Những phương tiện lưu thông đã qua sử dụng nhiều năm hoặc không đảm bảo hệ số an toàn cần kiên quyết loại bỏ. Hiện nay tâm lý của người tiêu dung ở VN nói chung là sử dụng và dùng đồ cũ đến khi nào không sử dụng được nữa thì bỏ, trong đó có xe gắn máy, xe hơi, xe khách v.v… Nhiều chủ phương tiện ít quan tâm đến việc kiểm tra và bảo trì xe hàng tháng, vì vậy hệ số an toàn thấp, nên khi xảy ra tình huống bất trắc thường dễ gây tai nạn và hậu quả thì rất nghiêm trọng có thể gây tử vong. 1.5. Nguyên nhân thứ 5 Các cơ quan chức năng, chính quyền cần có một biện pháp để có cơ cấu phương tiện tham gia giao thông hợp lý, tránh những tình trạng phạm luật, tính hiệu quả thấp trong thời gian qua. Phải nói đây là bài toán khó không thể làm một sớm, một chiều, nhưng chúng ta giải quyết được trước tiên đưa ra những biện pháp tạm thời khắc phục. Nếu các cơ quan có trách nhiệm quyết tâm làm cùng với các nhà hoạch định. Hệ thống phương tiện công cộng và cơ sở hạ tầng giao thông cần tiếp tục được đầu tư, quan tâm hơn nữa theo hướng tiện lợi cho người sử dụng; khuyến khích người dân sử dụng xe công cộng như xe buýt và xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe mà lại không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng xe tư và các xe đã sử dụng nhiều năm. Các biện pháp giải quyết Để hạn chế tai nạn rủi ro khi tham gia giao thông, nhóm chúng em xin nêu ra một vài kinh nghiệm để mọi người (nói chung) và người điều khiển phương tiện (nói riêng) tham khảo, đó là: Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông, và nâng cao ý thức của mọi người khi tham gia giao thong, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"... Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ. Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm an toàn giao thông. Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm. Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm. Đối với người điều khiển phương tiện Dùng nhiều biện pháp khác nhau để kêu gọi người dân khi tham gia giao thông hãy tôn trọng nhau và tôn trọng luật giao thông. Ý thức của người tham gia giao thông đóng 1 vai trò then chốt trong việc giảm tai nạn giao thông. Nếu mọi người tôn trọng và chấp hành tốt luật an toàn giao thông thì tình trạng tai nạn sẽ giảm đi rất nhiều và việc lưu thông khi đi trên đường cũng dễ dàng hơn. Để giải quyết vấn đề này thì các biện pháp tuyên truyền cần phải rộng rãi và phong phú hơn ví dụ như tổ chức các hội thi viết, triển lãm ảnh, tập huấn, tọa đàm lồng ghép đưa kiến thức an toàn giao thông vào trường học và xây dựng nếp sống văn hoá bền vững tại các khu dân cư, để mỗi người đều có ý thức khi tham gia giao thông, từ đó tạo ra sức mạnh lan toả ra toàn xã hội. Để hạn chế tai nạn giao thông do lạm dụng rượu, bia gây ra cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng. Trước tiên, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân với thông điệp “không điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu, bia”. Đặc biệt, việc xử lý vi phạm liên quan đến rượu, bia của ngành chức năng cần phải được xử lý nghiêm. Đối với tệ nạn tổ chức đua xe trái phép của đối tượng thanh thiếu niên, biện pháp giải quyết tối ưu là thường xuyên tổ chức truy quét xử lý thật nặng các hành vi tổ chức và cổ vũ đua xe trái pháp, nếu cần thiết thì có thể giam giữ phương tiện. Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, một trong những biện pháp chính góp phần không nhỏ để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân là hiệu quả của công tác tuần tra kiểm xoát về trật tự an toàn giao thông. Việc tăng cường công tác tuần tra kiểm xoát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông không chỉ khiến cho người tham gia giao thông lo sợ bị xử phạt nên chấp hành nghiêm luật giao thông mà còn tạo thói quen tốt về ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.  Về lâu dài, phái giáo dục trẻ em biết, hiểu và tôn trọng luật giao thông. Mới đầu chỉ là những trò chơi nhỏ để giúp các em có thể làm quen với