Đề tài Thực trạng và các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty APL Hà Nội

Công ty APL Hà Nội có trụ sở tại 43 Trần Xuân Soạn - Hai Bà Trưng – Hà Nội và có văn phòng đại diện Hải Phòng tại 27C Điện Biên Phủ – Ngô Quyền – Hải Phòng a) Các phòng ban chức năng: - Phòng Kinh doanh và tiếp thị (Sales & Marketing Dept) - Phòng hỗ trợ khách hàng (Customer Support) - Phòng khai thác, tiếp vận (Logistic/Operation) - Phòng tài chính kế toán & tổ chức hành chính (Finance/Accounting & Administration) Hiện nay, Công ty APL Hà Nội có 34 nhân viên, trong đó văn phòng Hà Nội có 13 nhân viên và 01 lái xe, văn phòng Hải Phòng có 19 nhân viên và 01 lái xe. Với đội ngũ nhân viên có năng lực và chuyên môn cao, đảm trách khối lượng công việc khá lớn: - 01 Giám đốc - 08 Nhân viên bán hàng - 08 Nhân viên hỗ trợ khách hàng xuất khẩu - 03 Nhân viên hỗ trợ khách hàng nhập khẩu - 08 Nhân viên khai thác - 04 Nhân viên kế toán - 02 Lái xe b) Cơ cấu tổ chức: - Phòng kinh doanh xuất khẩu Hà Nội và phòng kinh doanh nhập khẩu Hải Phòng thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc kinh doanh khu vực ? - Bộ phận lập chứng từ tại Hà Nội, thu ngân xuất khẩu Hà Nội, thu ngân xuất khẩu tại Hải Phòng trực thuộc phòng hỗ trợ khách hàng, trong đó chia nhóm chuyên môn hóa cho bộ phận xuất khẩu, nhập khẩu hoạt động riêng rẽ. - Bộ phận khai thác Hải Phòng trực thuộc bộ phận giám sát xuất khẩu và giám sát hoạt động vận chuyển dưới sự chỉ đạo của phòng khai thác, tiếp vận. - Phòng tài chính kế toán và tổ chức hành chính gồm 02 nhân viên, trong đó 01 nhân viên phụ trách kế toán và 01 lái xe.

doc85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty APL Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER, HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER 4 1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp vận tải container: 4 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vận tải container: 4 1.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp: 5 1.1.3. Nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp: 5 1.2. khái niệm về dịch vụ vận chuyển container: 6 1.2.1. Container: 7 1.2.2. Khái niệm phương thức vận tải container: 9 1.2.3. Tàu chuyên dùng container: 10 1.2.4. Cước phí vận tải container 10 1.2.5. Sự hình thành và phát triển công nghệ vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam: 11 1.3. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải container: 18 1.3.1. Khái niệm chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải container: 18 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải container: 20 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh: 22 1.4.1. Các yếu tố khách quan: 22 1.4.2. Các yếu tố chủ quan: 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AMERICAN PRESIDENT LINES HÀ NỘI 25 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 25 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất: 29 2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm: 30 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty APL: 31 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động: 31 2.2.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của APL Hà Nội 31 2.3. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế: 44 CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY APL HÀ NỘI 46 3.1. Dự báo phát triển và định hướng quy hoạch: 46 3.1.1. Định hướng quy hoạch của ngành: 46 3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu: 49 3.2. Định hướng chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới: 49 3.2.1. Tình hình thị trường: 49 3.2.2. Ngân sách và mục tiêu: 50 3.2.3. Những thử thách: 50 3.2.4. Những thuận lợi: 50 3.2.5. Kế hoạch hoạt động: 51 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 52 3.3.1. Giải pháp phát triển nguồn lực: 52 3.3.2. Giải pháp về công tác tài chính kế toán: 52 3.4. Đề xuất biện pháp nâng cao hệ số lợi dụng trọng tải: 53 3.4.1. Tính toán hệ số lợi dụng trọng tải của các tuyến chính: 53 3.4.2. Hiệu quả kinh tế nếu tăng 10% hệ số lợi dụng trọng tải: 56 3.4.3. Đề xuất giải pháp tăng 10% hệ số lợi dụng trọng tải: 60 3.5. Đề xuất biện pháp về tuyến vận tải: 62 3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp: 62 3.5.2. Tính toán các chỉ tiêu của dự án: 76 3.5.3. Phân tích độ nhạy của dự án: 84 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER, HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER 1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp vận tải container: 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vận tải container: Doanh nghiệp là một đơn vị tài chính và pháp lý, là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nó có quyền tự quyết định các kế hoạch kinh tế của mình và phấn đấu đạt được lợi nhuận cao nhất. Một doanh nghiệp có thể có nhiều xí nghiệp – các đơn vị tổ chức kinh tế kĩ thuật. Doanh nghiệp dịch vụ là dơn vị chủ yếu cung cấp những sản phẩm vô hình dạng. Dịch vụ có đặc điểm: Tính đồng thời của sản xuất và tiêu thụ; Sản phẩm có bản chất dị chủng; Tính vô hình dạng và tính mong manh vì không thể lưu trữ. Doanh nghiệp vận tải container là loại hình doanh nghiệp thuộc chuyên ngành kinh tế kĩ thuật, với chức năng hoạt động là tổ chức khai thác vận chuyển hàng hóa bằng container nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ, cung cấp hàng hóa cho thị trường sản xuất, thị trường tiêu thụ của người dân với mục tiêu phục vụ được nhiều nhất cho các ngành khá, cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. 1.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được ba mục tiêu kinh tế cơ bản là: Mục tiêu lợi nhuận: là mục tiêu hang đầu của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có thể quay vòng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Mục tiêu phát triển: khi doanh nghiệp mang lại một mức lợi nhuận nào đó thì doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thi trường, mở rộng đầu tư. Mục tiêu sản xuất sản phảm tối đa: doanh nghiệp phải phấn đấu tiết kiệm cho sản xuất kinh doanh đẻ có thẻ sản xuất một lượng sản phẩm nhiều nhất. Khi doanh nghiệp đạt được ba mục tiêu kinh tế cơbản này có nghĩa là doanh nghiệp đã đứng vững trên thị trường và đang trên đà phát triển. 1.1.3. Nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là phải nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động của một quá trình kinh doanh. Đó cũng là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải nghiên cứ giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản trong tổ chức sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Lúc nào? Để giải quyết và quyết định đúng từng vấn đề, trước hết đối với lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp phải thực hiện: Sản xuất phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường về số loại hang hóa và số lượng của từng lọa mặt hang, chất lượng sản phẩm hàng hóa và thời gian cung cấp mặt hàng đo cho thị trường. Thường xuyên củng cố và hoản thiện công tác tổ chức sản xuất, đặc biệt là phải duy trì đảm bảo được sự cân đối giữa cá khâu trtên dây chuyền sản xuất. Thắt chặt mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường, giữa sản xuất với tiêu thụ để giảm thiểu vốn ở giai đoạn dự trữ và giai đoạn lưu thong, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang và bán thành phẩm tự chế tồn kho trên dây chuyền sản xuất nhưng vẫn đảm bảo quy mô sản xuất được mở rộng. Không ngừng đổi mới kĩ thuật và công nghệ để tiết kiệm cả lao động sống và lao động vật hóa. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới mặt hàng, phù hợp với sự phát triển nhu cầu của xã hội. Không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ lànhnghề của người lao động để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Đối với khâu lưu thông cần tập trung các nhiệm vụ sau: Coi marketing là nhiệm vụ hoạt động cơ bản trong lĩnh vực lưu thông, trong đó đặc biệt chú ý tới hoạt động tiếp thị, công tác nghiên cứu tâm lý khách hàng, hành vi người tiêu dung, công tác nghiên cứu các thị trường, các kênh và mạng lưới tiêu thụ, cong tác thông tin, quảng cáo, khuyếch trương, yểm trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… Coi trọng thiết lập quan hệ với khách hàng, có thái độ đối xử tốt, tôn trọng lợi ích các bên, có chế độ ưu đải lợi ích thỏa đáng đối với khách hàng truyền thống, các bạn hàng lớn, các bận hàng lần đầu mua hàng của doanh nghiệp, có chính sách thu hút khách hàng. Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu hạ giá thành, đổi mới kiểu dáng mẫu mã, bao bì… phấn đấu tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2. khái niệm về dịch vụ vận chuyển container: Dịch vụ hàng hải đã phát triển rất nhanh, mạnh và đều khắp, cùng với sự phát triển này là phương thức vận chuyển bằng container. Vận chuyển hàng hóa bằng container là việc xếp dỡ, chuyên chở và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. 1.2.1. Container: Định nghĩa Container: Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO. Theo ISO - Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm: - Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần. - Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường. - Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác. - Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng và dỡ hàng. - Có dung tích không ít hơn 1m3. b) Phân loại theo công dụng của container Tùy theo yêu cầu cụ thể từ tính chất của hàng hóa, nhu cầu của chủ hàng mà có nhiều cách phân loại container khác nhau, song, phổ biến nhất là phân loại theo mục đích sử dụng. Container được chia thành 3 nhóm chủ yếu sau: - Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa (General Cargo Container): dùng để chở hàng khô (Dry Cargo Container) vì hàng không cần phải bắt buộc ở một nhiệt độ nhất định trong container. Container có hình dáng như một toa xe thùng có cửa và có mui, được dùng nhiều nhất trong các loại container. - Nhóm 2: Container bảo ôn (Thermal Container): được thiết kế dùng để chứa loại hàng đặc biệt, đòi hỏi nhiệt độ ở bên trong container phải ở một mức độ nhất định, nên vách và mái thường bọc xốp để giảm ảnh hưởng với nhiệt độ ngoài trời. Có 3 loại container bảo ôn: Container lạnh (Refrigerated/ Reefer Container): được thiết kế cho vận chuyển hàng cần giữ độ lạnh cao như thịt, cá,… có loại máy làm lạnh đặt trong container và cũng có loại dùng hơi lạnh được cung cấp qua ống dẫn từ máy lạnh bên ngoài. Container cách nhiệt (Insulated Container): dùng chở rau quả, dược phẩm… có kết cấu cách nhiệt giữ độ mát, ngăn nhiệt độ tăng và thường dùng đá lạnh làm nguồn gây mát. Container thông gió (Ventilated Container): có các lỗ thông gió ở thành vách dọc hoặc thành vách trước container giúp rau quả bên trong trao đổi không khí dễ dàng và khỏi bị hư thối trong một thời gian vận chuyển nhất định. - Nhóm 3: Container đặc biệt ( Special Container): dùng chở hàng đặc biệt gồm các kiểu: Container hàng khô rời (Dry Bulk Container): được thiết kế đặc biệt để chứa hàng khô như ngũ cốc, phân bón… Container bồn (Tank Container): dùng vận chuyển hàng lỏng như rượu, hóa chất… Container hở nóc (Open Top Container): dùng vận chuyển hàng máy móc nặng hoặc gỗ có thân dài. Container mặt bằng (Platform Container): dùng vận chuyển hàng nặng: thiết bị máy, sắt thép… Container mặt bằng có vách hai đầu (Platform Based Container). Container vách dọc mở (Side Open Container). Container chở xe hơi (Car Container): dùng chở xe hơi, có thể xếp bên trong container 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao của xe. Container chở súc vật (Live Stock/ Pen Container): để chở thú hay gia súc. Container chở da sống (Hide Container): để chở da thú sống, có mùi nặng và độ ẩm cao, đòi hỏi nhiều điều kiện vệ sinh. Container sức chứa lớn (Hide Cubic Container): dùng chở hàng cồng kềnh có hệ sỗ chất xếp lớn. - Max Gross (khối lượng tối đa cho phép của hàng và vỏ cont) và Net (khối lượng hàng hoá đóng trong cont) của từng loại cont khác nhau, từng hãng cont khác nhau là khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất của mỗi hãng. 1.2.2. Khái niệm phương thức vận tải container: Hàng hóa được sắp xếp, bốc dỡ và bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển vào trong container là phương thức vận tải quốc tế dựa trên yếu tố cơ bản là container và tầu chuyên dung chở container, nó có thể kết hợp với các phương thức vận tải khác như đường sẳt, đường bộ, đường song,… tạo nên vận tải đa phương thức. Trong phương thức này, container được tiêu chuẩn hóa do các tổ chức Quốc tế ISO quy định đơn vị đo bằng TEU tức là lấy kích thước container 20’ (2,4m x 2,4m x 6m) làm tiêu chuẩn để tính toán khi khai thác. Công nghệ vận chuyển hàng hóa bằng container ngay từ khi ra đời đã phát triển nhanh chóng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho người chuyên chở cũng như người thuê vận chuyển. Đối với người vận chuyển, công nghệ hiện đại này đã giúp: Rút ngắn thời gian tàu đậu ở các bến cảng để xếp dỡ hàng hóa mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tăng nhanh vòng quay khai thác tàu, tâọ điều kiện thuận lợi cho các tuyến vận tải dài phải qua trung chuyển hoặc trung tâm chuyển tải, vận tải đa phương thức và vận chuyển lien hợp. Tận dụng được trọng tải và dung tích của tàu, nâng cao hiệu quả khai thác. Hàng hóa chỉ còn bảo quản ngoài trời làm giảm chi phí kho bãi. Đối với người thuê vận chuyển, công nghệ này cũng mang lại nhiều lợi ích: Hàng hóa được bảo vệ phòng chống tổn thất, hư hại, mất mát tốt hơn, đồng thời không bị môi trường bên ngoài tác động nhờ có vỏ bọc bảo vệ bền chắc của container. Tiết kiệm chi phí bao bì Giảm bớt và đơn giản hóa các khâu thao tác trung gian trong quá trình vận chuyển do đó hạ thấp được chi phí lưu thông Hàng hóa được vận chuyển không bị phụ thuộc vào khối lượng lớn hay nhỏ Hàng hóa kèm theo giá trị của nó được luân chuyển thuận lợi, nhanh chóng, tạo điều kiện kinh doanh được hiệu quả cao… Tuy nhiên, công nghệ vận chuyển bằng container cũng có những hạn chế nhất định, đó chính là mức độ đầu tư lớn vào tàu chở container, bến cảng bốc dỡ và kho bãi bảo quản chuyên dụng,… đồng thời hoạt động của các tàu chở container đều đã được vạch sẵn cố định trên các tuyến với yêu cầu về thời gian hết sức khắt khe, khi cần thay đổi phải được tính toán chi tiết cụ thể dựa trên các yếu tố biến đổi như khối lượng hàng hóa, tuyến hành trình sẽ thay đổi, chi phí tại các cảng,… 1.2.3. Tàu chuyên dùng container: Là loại tàu được thiết kế theo tính năng và kỹ thuật riêng để phục vụ cho việc chuyên chở container, tàu thường được thiết kế với cấu trúc một boong có mạn kép hoặc đơn, sườn và đà ngang mặt boong có kích thước rộng, thân tàu vững chắc. Hầm tàu và mặt boong có cấu trúc theo kiểu hình hộp để xếp container chồng lên nhiều tầng trên mặt boong và trong hầm. Hầm tàu thường có thanh dẫn đóng thành khung có kích thước phù hợp nhằm giữ cho container không bị xê dịch. Sàn và mặt boong có cấu trúc đặc biệt chịu áp lực cao, phía trên có gắn các Twist phù hợp với container kết hợp với các dụng cụ chằng buộc, móc các container lại với nhau giữ an toàn và không bị biến dạng nắp và sàn tàu trong quá trình hành hải. 1.2.4. Cước phí vận tải container Cước phí container được quy định thành một biểu cước do các Công hội cước phí Hàng hải về container thiết lập. Các yếu tố cấu thành cước phí container bao gồm: Chi phí cố định: khấu hao, sửa chữa, bảo quản, vật liệu, thiết bị dự trữ tàu, container, bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Chi phí khai thác: nhiên liệu, chi phí cảng, xếp dỡ hàng, qua kênh và dịch vụ khai thác. Chi phí sử dụng lao động: tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm. y tế,… Chi phí quản lý hành chính: quản lý, thuế, quảng cáo, văn phòng,… 1.2.5. Sự hình thành và phát triển công nghệ vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam: Các giai đoạn phát triển: - Từ năm 1975-1990: Vận chuyển hàng hóa bằng container vẫn còn là một khái niệm mới thực sự được hình thành trong suy nghĩ của các nhà hàng hải Việt Nam. Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của ngành vận chuyển container ở nước ta là các container chiến lợi phẩm thu được của quân đội Mỹ.Vào các năm đầu thập kỷ 1980 hãng INTERLIGHTER (liên doanh giữa Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Hungari và Bungary) dùng tàu Lash với lịch trình 45 ngày/chuyến chở container từ cảng Danuyp vào Việt Nam. Đồng thời hãng tàu BLACH SEA SHIPPING COMPANY (gọi tắt là BLASCO) của Liên Xô cũ cũng tổ chức vận chuyển container từ một số cảng Đông Nam Á vào Việt Nam bằng các tàu sơ-mi container cỡ nhỏ có sức chở 250-300 TEU. - Từ năm 1991 đến nay: Với sự ra đời của liên doanh GEMARTRANS giữa Tổng cục đường biển Việt Nam và công ty vận tải Cộng hòa Pháp, và sau đó liên doanh AEC (sau này đổi tên là APM) giữa công ty vận tải biển Sài Gòn (Saigon Shipping Co.,Ltd) và hãng tàu EAC – một công ty con của hãng MAESK LINES cùng với sự tham gia của APL năm 1994 đã tạo ra một bước đột phá lớn về sự phát triển container ở Việt Nam. Thực trạng vận tải container ở Việt Nam: Từ năm 1995 trở lại đây tốc độ khai thác dịch vụ vận chuyển container có thể nói rất mạnh mẽ. Hầu hết các hãng container lớn có tên tuổi cũng như các hãng tàu nhỏ hơn góp mặt trong thị trường. Theo con số thống kê có tới gần 60 hãng có mặt trong thị trường, trong số đó có tới 16 hãng container mở tuyến đưa container của mình trực tiếp vào khai thác tại các cảng của Việt Nam. Một nhân tố khác thúc đẩy hoạt động vận chuyển container là những người vận chuyển không tàu, những tập đoàn đại lý gửi hàng và vận tải đa phương thức. Danh sách các nhà kinh đoanh dịch vụ hàng hải này lên tới con số 100 đơn vị đang có mặt tại thị trường Việt Nam. Vào những năm cuối thập kỷ này, nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực đã bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên đối với Việt Nam vì chịu ảnh của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á muộn hơn các nước trong khu vực, lại phải gặp phải thiên tai nghiêm trọng nên nền kinh tế cả nước đạt mức độ tăng trưởng chậm (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân < 5%/năm). Tình trạng ứ đọng vốn, sản phẩm tồn kho nhiều, đầu tư nước ngoài giảm, sức cạnh tranh của một số sản phẩm kém,… đã là những khó khăn thách thức lớn đối với đất nước. Đối với ngành hàng hải nói chung và dịch vụ vận chuyển khai thác container nói riêng ngoài các tác động gián tiếp của những khó khăn nói trên làm cho khối lượng vận chuyển, bốc xếp giảm. Hoạt động này còn phải chịu nhiều khó khăn trực tiếp như: Giá cước vận chuyển liên tục giảm do cung đã vượt cầu. Mức giảm cước vận chuyển container năm sau nhiều hơn năm trước. Chỉ từ năm 1998 đến năm 1999, cước vận chuyển trên tuyến TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng đi Đai Loan đã giảm từ 30%-50%. Trong khi đó dưới sức ép của nền kinh tế đang mở cửa hội nhập với thi trường bên ngoài, các hãng tàu nước ngoài liên tục yêu cầu mở tuyến trực tiếp vào khai thác dịch vụ vận chuyển container tại Việt Nam. Giá nhiên liệu tăng vọt từ 60% đến hơn 100% so với năm trước. Nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển container mới ra đời , để có việc làm các đơn vị này liên tục giảm giá dịch vụ và áp dụng tỷ lệ hoa hồng cao làm cho thị trường rối loạn, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Các hãng feeder đang hoạt động tại Việt Nam: Trong số các hãng tàu có hoạt động khai thác dịch vụ vận tải container tại Việt Nam đã có gần 20 hãng tàu container (feeder) trực tiếp ghé cảng biển của nước ta để tham gia vận chuyển hàng hóa. - VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES (VINALINES): Được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/1995, chỉ trong thời gian ngắn VINALINES đã tập trung xâp dựng đội tàu biển Việt Nam, trong đó trọng điểm là đội tàu container thông qua nòng cốt khai thác và quản lý là Đại lý GEMARTRANS Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động, Tính đến thời điểm 31/12/2009, Vinalines có đội tàu bao gồm 149 chiếc với tổng trọng tải đạt trên 2,7 triệu tấn, chiếm khoảng 45% tổng trọng tải đội tàu biển  quốc gia. Mục tiêu đặt ra trong năm 2010 toàn Tổng công ty sẽ đầu tư thêm khoảng 200 ngàn tấn trọng tải tàu thông qua hình thức đóng mới tàu trong nước và mua tàu đang sử dụng. Tuy nhiên, tận dụng giá tàu xuống thấp, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có, tìm kiếm nguồn vốn vay thương mại, thanh lý tàu cũ để đầu tư mua thêm 13 tàu hàng khô và 01 tàu container với tổng trọng tải gầm 320.000 tấn, tổng mức đầu tư 180 triệu USD. Tổng công ty cũng đã nhận bàn giao 01 tàu hàng khô 22.500 tấn từ Vinashin, nâng tổng số tàu đóng mới hoàn thành lên 25 tàu, tổng trọng tải 319.000 tấn. Các tàu container của VINALINES đã góp phần đáng kể cho việc lưu thông hàng hóa giữa các miền của đất nước, là bước đệm vững chắc cho đội tàu container từng bước chiếm lĩnh thị trường vận chuyển này và vươn nhanh ra các cảng biển trong khu vực và trên thế giới. Hiện tại, VINALINES được xếp hạng thứ 72 trong số 539 hãng tàu container trên thế giới. - APM Sài Gòn: Là liên doanh giữa công ty vận tải biển Sài Gòn (Saigon Ship) với hãng EAC ( là một công ty con của Maersk lines). Trong đó, phần góp vốn của phía Việt Nam chỉ có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHanoi.doc
  • pptd45105c15c88729b2cd6d127a3a095e1.ppt
Luận văn liên quan