Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Lang Liêu

1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam đã gia nhập WTO – đây cũng là một cửa ngỏ quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở các quốc gia trên Thế Giới cũng như ở nước ta thì nhu cầu về các dịch vụ du lịch cũng ngày càng tăng. Chính vì thế Chính phủ đã có những chính sách đầu tư phát triển hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Nhờ nguồn vốn đầu tư đó nên nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng được hình thành và phát triển ở Việt Nam. Trong xã hội hiện đại ngày nay việc cưới xin đang phản ánh một cách sống động nhu cầu, đời sống, kinh tế, xã hội. Hình thức, quy mô của đám cưới còn là sự thể hiện vị thế xã hội, tiềm lực kinh tế của người làm đám cưới. Với sự bùng nổ của các nhà hàng chuyên về tiệc cưới trong trong vài năm lại đây, đã cho thấy công nghệ tiệc cưới đang phát triển ngày càng mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có thể nói tiệc cưới là một bộ phận đang được đầu tư rất nhiều ở các khách sạn lớn tại Việt Nam. Là một sinh viên và là người nhân viên tương lai trong lĩnh vực khách sạn- nhà hàng, việc đặt cho mình một chuyên ngành phù hợp với khả năng và sở thích là vô cùng quan trọng. Xác định được điều đó tôi đã lựa chọn nghiệp vụ phục vụ bàn và quản lý tiệc cưới, nhằm phục vụ cho lĩnh vực đang rất cần nguồn nhân lực này. 2. Mục đích nghiên cứu: Trang bị những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tiệc cưới về chất lượng phục vụ của nhà hàng và giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng trong thời đại hiện nay. Đồng thời đòi hỏi ta phải trải nghiệm thực tế tại nhà hàng tiệc cưới và vận dụng kiến thức cơ bản để liên hệ với tình hình của nhà hàng mà đưa ra những giải pháp. 3. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ quy định của cuốn báo cáo, với thời gian nghiên cứu có hạn “Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Lang Liêu” là đề tài không rộng cũng không hẹp với nhiều vấn đề cần giải quyết, vì vậy nhóm chủ yếu nghiên cứu về: o Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những khách hàng đã đến với nhà hàng và cảm nhận của họ về chất lượng phục vụ mà nhà hàng đã cung cấp cho khách. o Nghiên cứu thực trạng của nhà hàng hiện nay, xem xét có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không, có sức thu hút khách đến với nhà hàng ngày một đông hay không và cảm nhận của khách về nhà hàng nói chung và chất lượng phục vụ nói riêng như thế nào o Đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình của nhà hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các kiến thức về ngành nghề mà ta đã từng học, tự tìm hiểu để đưa ra giải pháp tốt nhất. Phương pháp sưu tầm tài liệu thực tế tại nhà hàng, nắm vững các vấn đề liên quan. Phương pháp so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Kết cấu đề tài: Đề tài được phân bổ thành 3 phần: o Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà hàng và chất lượng dịch vụ o Chương 2: Thực trạng về chất lượng phục vụ tại nhà hàng Lang Liêu. o Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Lang Liêu.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5972 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Lang Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Việt Nam đã gia nhập WTO – đây cũng là một cửa ngỏ quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở các quốc gia trên Thế Giới cũng như ở nước ta thì nhu cầu về các dịch vụ du lịch cũng ngày càng tăng. Chính vì thế Chính phủ đã có những chính sách đầu tư phát triển hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Nhờ nguồn vốn đầu tư đó nên nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng được hình thành và phát triển ở Việt Nam. Trong xã hội hiện đại ngày nay việc cưới xin đang phản ánh một cách sống động nhu cầu, đời sống, kinh tế, xã hội. Hình thức, quy mô của đám cưới còn là sự thể hiện vị thế xã hội, tiềm lực kinh tế của người làm đám cưới. Với sự bùng nổ của các nhà hàng chuyên về tiệc cưới trong trong vài năm lại đây, đã cho thấy công nghệ tiệc cưới đang phát triển ngày càng mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có thể nói tiệc cưới là một bộ phận đang được đầu tư rất nhiều ở các khách sạn lớn tại Việt Nam. Là một sinh viên và là người nhân viên tương lai trong lĩnh vực khách sạn- nhà hàng, việc đặt cho mình một chuyên ngành phù hợp với khả năng và sở thích là vô cùng quan trọng. Xác định được điều đó tôi đã lựa chọn nghiệp vụ phục vụ bàn và quản lý tiệc cưới, nhằm phục vụ cho lĩnh vực đang rất cần nguồn nhân lực này. Mục đích nghiên cứu: Trang bị những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tiệc cưới về chất lượng phục vụ của nhà hàng và giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng trong thời đại hiện nay. Đồng thời đòi hỏi ta phải trải nghiệm thực tế tại nhà hàng tiệc cưới và vận dụng kiến thức cơ bản để liên hệ với tình hình của nhà hàng mà đưa ra những giải pháp. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ quy định của cuốn báo cáo, với thời gian nghiên cứu có hạn “Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Lang Liêu” là đề tài không rộng cũng không hẹp với nhiều vấn đề cần giải quyết, vì vậy nhóm chủ yếu nghiên cứu về: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những khách hàng đã đến với nhà hàng và cảm nhận của họ về chất lượng phục vụ mà nhà hàng đã cung cấp cho khách. Nghiên cứu thực trạng của nhà hàng hiện nay, xem xét có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không, có sức thu hút khách đến với nhà hàng ngày một đông hay không và cảm nhận của khách về nhà hàng nói chung và chất lượng phục vụ nói riêng như thế nào Đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình của nhà hàng. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các kiến thức về ngành nghề mà ta đã từng học, tự tìm hiểu để đưa ra giải pháp tốt nhất. Phương pháp sưu tầm tài liệu thực tế tại nhà hàng, nắm vững các vấn đề liên quan. Phương pháp so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp. Kết cấu đề tài: Đề tài được phân bổ thành 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà hàng và chất lượng dịch vụ Chương 2: Thực trạng về chất lượng phục vụ tại nhà hàng Lang Liêu. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Lang Liêu. Tp Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm…. Sinh viên thực hiện CHƯƠNG I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DU LỊCH THẾ GIỚI, DU LỊCH VIỆT NAM VÀ DU LỊCH TP. HỒ CHÍ MINH: I.1.Khái quát tình hình du lịch thế giới: Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng được công nhận về tiềm năng kinh tế của mình. góp phần xoá đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. giảm thiểu khoảng cách địa lý và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân trên khắp thế giới. đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi sinh sống của gần 2 tỉ người có điều kiện sống ở mức nghèo đói. Thống kê cho thấy du lịch ở những nước kém phát triển vẫn còn hạn chế ở mức: 2,6% thị phần thế giới về lượng khách du lịch quốc tế (ITAs) và thu nhập từ du lịch quốc tế(ITRs).  Tuy nhiên, sự tăng trưởng khá nhanh về số lượng khách du lịch quốc tế đến các nước chậm phát triển đã là nền tảng giúp cho các nước nghèo đầu tư phát triển du lịch, và đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách quốc gia. Theo UNWTO của biểu đồ du lịch thế giới, lượng khách du lịch quốc tế hiện nay dự báo sẽ tăng từ 3% và 4% trong năm 2011. Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai nói rằng "các kết quả của những tháng gần đây cho thấy sự phục hồi đó đang được tiến hành, và thậm chí còn hơi sớm hơn và ở một tốc độ mạnh hơn dự kiến ​​ban đầu." ngành công nghiệp du lịch trên thế giới cũng trong tình trạng tốt hơn nhiều so với tổng kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới trong năm 2010, trong đó giảm 12%. Có xu hướng tăng lên trong quý cuối năm 2010 cũng được nhìn thấy trong dữ liệu vận chuyển hàng không của IATA. Theo IATA, lưu lượng hành khách đã có dấu hiệu tích cực kể từ Tháng Chín năm 2010 sau một năm giảm. Trong khi đó, năng lực hàng không toàn cầu tính theo chỗ ngồi có sẵn cho thấy tăng trưởng dương trong tháng thứ năm liên tiếp từ tháng Giêng năm 2010, theo OAG. Báo cáo UNWTO cho biết thêm rằng một yếu tố khác kích thích du lịch năm 2010 là danh sách các sự kiện thu hút du khách tiềm năng - từ Thế vận hội Mùa đông ở Vancouver vào tháng hai bóng đá FIFA World Cup vào tháng Sáu tại Nam Phi và World Expo Thượng Hải vào tháng 5 UNWTO cũng cảnh báo rằng mặc dù sự phục hồi đã được dự đoán, nhưng tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nghiêm trọng. theo đó UNWTO cũng nói rằng hầu hết sự gia tăng sẽ xảy ra ở châu Á, trong khi các nền kinh tế ở châu Âu và Mỹ vẫn còn mong manh. Giá dầu được dự báo vẫn biến động qua các năm 2010-2012 và các mối đe dọa an ninh cũng như tiềm tàng các rắc rối liên quan đến giảm chi phí du lịch của người dân trong thời khủng hoảng vẫn còn là một thách thức. I.2.Khái quát tình hình du lịch Việt nam Sau  khi vượt qua nhiều khó khăn thách thức từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2010 ngành Du lịch Việt Nam đã lấy lại đà phục hồi với mức tăng trưởng cao đứng vào hàng thứ sáu trên thế giới. Năm 2010, ngành Du lịch dự kiến đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế và 27-28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lich đạt 75.000 đến 78.000 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê,  trong 10 tháng năm 2010 số khách quốc tế đã đạt 4.171.990 lượt, theo ước tính của chúng tôi năm 2010 đạt  mốc 5 triệu  lượt khách quốc tế tăng 30,9 % so năm 2009. Bài viết này nhằm khái quát thành công và hạn chế của ngành Du lịch Việt Nam  năm 2010 và đưa ra một số các khuyến nghị  để khắc phục hạn chế .    I.2.1 Vài nét về bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam năm  2010  Du lịch là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ mang tính tổng hợp đồng bộ  mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.  Ngành kinh tế dịch vụ này rất nhạy cảm với các biến động của môi trường không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi thế giới. Vì vậy khi xem xét phát triển của ngành Du lịch Việt Nam  năm 2010 phải đặt nó trong mối quan hệ với bối cảnh của thế giới và bối cảnh trong nước. Trên thế giới xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, công nghệ phát triển, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới là những điều kiện thuân  lợi cho ngành du lịch phát triển. Du lịch là một trong những nguồn thu nhập quốc gia quan trọng nhất đối với rất nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở những nước kém phát triển, các nền kinh tế nhỏ và các quốc đảo. Ngành du lịch được xem như là một trong những guồng máy taọ ra thu nhập lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên,  năm  2010 du lịch thế giới phát triển trong tình hình chính trị và an ninh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới và những biến động nhiều về giá cả trên thị trường quốc tế, đặc biệt là giá vàng và tỷ giá  tiền tệ. Những diễn biến bất thường của thời tiết và khí hậu, báo lũ, đặc biệt là một số núi lửa trên thế giới phun dữ dội đã gây ra nhiều khó khăn làm cản trở sự phát triển của ngành Du lịch. Bối cảnh quốc tế tác động nhiều mặt đối với các ngành kinh tế  ở Việt Nam  trong đó có ngành Du lịch.    Ngành Du lịch Việt Nam, trong những năm qua được thực hiện trong tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, tốc độ tăng GDP năm 2007 là 8,5%,  năm 2008 là 6,23% và năm 2009 là 5,32 % , năm 2010 là 6,5 % quan hệ quốc tế không ngừng mở rộng, môi trường cho phát triển du lịch từng bước được hoàn thiện.  Lễ hội ở Việt Nam có nhiều tác động tích cực đến ngành du lịch,  năm 2010 có tám lễ kỷ niệm cấp nhà nước  trong đó đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội với di tích Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới  tạo ra cơ hội hiếm có cho ngành du lịch phát triển. Năm 2010 Việt Nam là chủ tịch ASEAN, tổ chức nhiều sự kiện mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã góp phần truyền tải hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bè bạn năm châu. Chương trình hành động quốc gia về du lịch được triển khai.  Việt Nam đã trở thành một trong hai mươi điểm đến được yêu thích nhất (theo khảo sát của tạp chí du lịch (Conde Nast Traveller). Hình ảnh“Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn, điểm đến an toàn và thân thiện”  đã  được du khách gần xa cảm nhận. Trang Web Travel.com.au đưa Hà Nội và Vịnh Hạ Long vào danh sách những điểm du lịch lý tưởng dành cho gia đình vào năm 2010. Trong bối cảnh trên đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng  nhưng vẫn còn dưới mức khả năng phát triển. Quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh du lịch chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, chưa  phát huy được lợi thế so sánh trên thị trường  du lịch khu vực và thế giới . I.2.2 Những thành  công  của ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2010   Lấy năm 2007, năm  bắt đầu có sự  suy giảm kinh tế thế giới, sau một năm Việt Nam gia nhập WTO làm mốc so sánh để thấy rõ hơn những thành công của ngành du lịch Việt Nam năm 2010. Những  thành công này này được thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản:  Số lượng khách du lịch và  thu nhập từ du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lực lượng kinh doanh và nguồn nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ và hàng hóa du lịch, quản lý ngành du lịch. Tốc độ phát triển khách du lịch cao ở cả ba lĩnh vực: Khách du lịch đến Việt Nam  (INBOUND), khách du lịch từ Việt Nam đi du lịch nước ngoài (OUTBOUND) và  khách du lịch ở Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (DOMESTIC). Năm 2010 thu nhập từ du lịch chiếm khoảng  6% trong tổng GDP của cả nước. Du lịch là một trong số ít ngành kinh tế của Việt Nam mang lại nguồn thu ngoại tệ  trên 1,5 tỷ USD/năm. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch ước  đạt 5 tỷ USD   Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng  năm 2010  Bảng  1. Cơ cấu khách  xét theo phương tiện đến và mục đích chính       Nội dung    Số lương  Tỷ lệ*   Sovới cùng kỳ  năm 2009*     Theo phương tiện đến  Việt Nam      Đến bằng đường không  3.348.347 lượt khách  80 %   Tăng 38, 9%       Đến bằng đường biển       42.000 lượt khách     1%   Tăng 33%       Đến bằng  đường bộ     781.643 lượt khách  19%   Tăng  43, 8%    Theo mục đích chính của chuyến đi đến Việt Nam         Du lịch  2.605.685 lượt khách  62,4%   Tăng 47,1%         Công việc     843.724 lượt khách  20,3%   Tăng  40 %         Thăm thân nhân    470.484  lượt khách                     11,3%   Tăng  8 %         Các mục đích khác    252.097  lượt khách     6%   Tăng 24,4%   Nguồn : Tông cục Thống kê, * Tính toán của Tác giả I.3. Khái quát tình hình du lịch TP. Hồ Chí Minh Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam)[4], mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cảđường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vựcgiáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%]. Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12% so với 2006, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VND, tăng 20%. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn với 17.646 phòng. Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng[72]. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sạng trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4 hoặc 5 sao[72]. Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài[73] thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh[74]. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÀNG LANG LIÊU II.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NHÀ HÀNG LANG LIÊU Tên cơ quan : NHÀ HÀNG LANG LIÊU Địa chỉ : 57/641A Nguyễn Oanh, P.17, Q. Gò Vấp, TP.HCM Tel : (08)39 847 078 – 39 847 079 Email : info@langlieu.com Web : www.langlieu.com II.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NHÀ HÀNG LANG LIÊU II.2.1 Vị trí địa lý Tọa lạc trên đường Nguyễn Oanh, nơi giáp ranh giữa quận Gò Vấp và quận 12 ( gần cầu An Lộc), gần Quốc Lộ 1A. II.2.2. Thông tin cơ bản về nhà hàng Lang Liêu Lang Liêu được xây dựng trên khuông viên 2000m. mở ra một không gian thong mát rộng rãi, với thiết kế gồm 4 sảnh tiệc và 1 sảnh alcarte riêng biệt, không chỉ phù hợp cho quý khách trong việc tổ chức tiệc cưới, liên hoan, hội hợp mà còn thích hợp cho các buổi hợp mặt gia đình. Thế mạnh trước tiên của Lang Liêu là thực đơn phong phú , giá cả cạnh tranh, them vào đó là nhìu chương trình khuyến mãi đặt biệt, có thể xem là sự lựa chọn hấp dẫn cho các đôi uyên ương muôn tổ chức một tiệc cưới long trọng với chi phí hợp lý. Ngoài ra, món ăn duoc xem la đặt trưng của các buổi tiệc Lang Liêu là món bánh trưng được nấu theo phương pháp truyền thống của vùng đất tổ Phú Thọ. Lang Liêu chú trọng xây dựng 1 đội ngủ nhân viên thây thiện, chu đáo. Cung cấp sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý để hướng tới mục tieu làm hài long khách hàng. II.2.3. Nhiệm vụ và chức năng của nhà hang II.2.3.1. Chức năng. Kinh doanh ăn, uống Kinh doanh dịch vụ tiệc cưới và các loại hình đám tiệc lớn nhỏ khác. Kinh doanh khách hội nghị, hội thảo II.2.3.2. Nhiệm vụ. - Tổ chức kinh doanh dịch vụ và làm việc tại nhà hàng - Tổ chức kinh doanh các dịch vụ đám tiệc, hội nghị hội thảo và các dịch vụ ăn uống khác - Lập kế hoạch xây dựng các phương án kinh doanh. - Thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu kinh doanh làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. -Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kiểm tra tài sản, tài chính, lao động tiền lương và bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tay nghề CBCNV. - Chăm lo đời sống CBCNV, từng bước xây dựng nhà hàng ngày càng vững mạnh hơn. II.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ HÀNG * Tổng số lao động chính thức là 21 người * Trình độ + Đại học : 5 người + Cao đẳng : 7 người + Trung cấp, phổ thông trung học : 9 người II.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy II.3.2 . Nhiệm vụ, quyền hạn * Giám đốc - Là người quản lý, điều hành nhà hàng chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các mặt khác tại nhà hàng. - Nắm vững đường lối, chính sách chung của Nhà nước, của ngành, các quy định của địa phương một số lĩnh vực có liên quan, vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu tình hình và xu thế phát triển nghiệp vụ ở địa phương, trong nước và các nước trong khu vực để vận dụng hoạt động của nhà hàng phù hợp với điều kiện thực tế. * Phó giám đốc : - Là người giúp việc cho Giám đốc, giúp Giám đốc quản lý, điều hành nhà hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những công việc được giao. Căn cứ vào yêu cầu công việc, chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà hàng Lang Liêu, ban Giám đốc nhà hàng họp phân công nhiệm vụ và các lĩnh vực công tác phụ trách của 1 số cán bộ chủ chốt giúp việc cụ thể như sau. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban như sau : * Phòng Kinh Doanh. - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của phó Giám đốc nhà hàng, Trưởng phòng kinh doanh là người tham mưu với phó giám đốc, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm trong nhà hàng, nghiên cứu và tìm hiểu và phát triển nguồn khách, thị trường. - Xây dựng kế hoạch công tác tiếp thị, đề xuất phương án, biện pháp quản lý thực hiện. -Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi , kiểm tra nghiệp vụ đề xuất biện pháp chỉ đạo,uốn nắn những sai lệch trong thực hiện. - Soạn thảo vác văn bản về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, nắm vững tình hình thị trường, xu hướng phát triển ở trong nước và quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị. - Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, nắm bắt giá cả sản phẩm, chất lượng dịch vụ và giải quyết những khiếu nại phát sinh trong qúa trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Đề xuất biện pháp phối hợp các nghiệp vụ trong nhà hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh. - Đề xuất phương án, đổi mới phương thức kinh doanh, mở mang các loại hình dịch vụ mới góp phần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả. - Điều tra, trưng cầu ý kiến khách hàng, tham gia hội nghị khách hàng, thực hiện công tác quảng cáo. * Phòng Kế Toán Tài Vụ : Trực