Đề tài Thực trạng và đánh giá về chính sách giá của BigC

Sau khi nghiên cứu về chính sách giá của siêu thị Big-C thì người viết đã rút ra một số kết luận sau đây: - Mục đích của khách hàng khi đến siêu thị chủ yếu là mua đồ dùng cần thiết hàng ngày và mua những hàng giá rẻ hơn trên thị trường. - Đối với khách hàng thì năm tiêu chí: hài lòng với sản phẩm sau mua; sạch sẽ, hiện đại, trưng bày hàng hóa dễ tìm; hàng hóa đa dạng; tốc độ thanh toán và giá cả là các tiêu chí hàng đầu đặt ra cho một siêu thị. Trên cơ sở đó đưa ra một vài khuyến nghị quan trọng nhằm thu hút khách hàng đến với Big-C: - Cải thiện về chính sách hàng hóa: tăng tính đa dạng của hàng hóa trong siêu thị - Đặc biệt chú trọng về các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng hàng ngày, có chiến lược phát triển hàng hóa mũi nhọn cho siêu thị đồng thời nâng cao chất lượng của các sản phẩm bày bàn tại siêu thị; - Cải thiện trưng bày hàng hóa: thông qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng về hành vi người tiêu dùng tại siêu thị, siêu thị cần đưa ra cách trưng bày tối ưu cho siêu thị của mình. - Tăng cường xúc tiến: tăng cường khuyến mại, đặc biệt là giảm giá; hơn nữa, những thông tin khuyến mại này cần được quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Có chính sách giá cả phù hợp: đối với một số mặt hàng thông thường nên định giá thấp hoặc ngang bằng với giá thị trường, còn đối với một số mặt hàng như thực phẩm – với đòi hỏi cao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm – thì cần định giá cao hơn thị trường. - Cải thiện về tốc độ thanh toán, giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng hoặc làm giảm cảm giác chờ đợi của khách hàng tại quầy thu ngân.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6175 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và đánh giá về chính sách giá của BigC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Từ khi nước ta gia nhập nền kinh tế thị trường WTO(2007),có hàng loạt các công ty,doanh nghiệp được hình thành và cạnh tranh nhau bằng mọi hình thức. Để có thế đứng vững trên thị trường và chiếm được sự ưa chuộng của khách hàng thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hướng đi,một chiến lược kinh doanh đúng đắn có hiệu quả.Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà tình trạng Lạm phát kéo dài luôn trở thành một đề tài quan tâm hàng đầu của ngưòi tiêu dùng. Đứng trước sự xâm nhập của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới với tiềm lực về vốn, sở hữu cán bộ có khả năng quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ phải làm gì để có thể thu hút khách hàng đến với siêu thị.Hệ thống siêu thị Bigc vớí chính sách “Giá rẻ cho mọi nhà”,đã và luôn cố gắng bình ổn giá thị trường nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm giá rẻ với chất lượng luôn đảm bảo.Big-C đã thực sự thành công với các chiến lược kinh doanh của mình.Ngoài các chính sách về quảng cáo,chính sách về danh mục sản phẩm.…. thì xây dựng chiến lược “Giá” đúng đắn là điều kiện để quan trọng để Big-C có thế thâm nhập,chiếm lĩnh thị trường nhờ đó hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.Qua thời gian tìm hiểu về lĩnh vực này người viết xin lựa chọn đề tài: “Chiến lược giá của siêu thị Bigc” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận của mình. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ I.Khái quát những vấn đề chung về gía. 1.1.-Các định nghĩa về giá Gía cả mang nhiêu tên gọi khác nhau.Gía cả - Giá của hầu hết sản phẩm vật chất;học phí-giá của các khoá học;cước-giá của dịch vụ cận chuyển,giá của thông tin….Có một số khaí niệm về giá mà chúng ta cần quan tâm. *Với hoạt động trao đổi ,giá cả được định nghĩa:Gía là mối tương quan trao đổi trên thị trường. Định nghĩa này chỉ rõ:Gía là biểu tượng giá trị sản phẩm,dịch vụ trong hoạt động trao đổi.Vì vậy không thể thiếu vắng giá ở bất cứ một hoạt động trao đổi nào. *Với người mua:Gía cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ đó.Trong định nghĩa này thể hiện rõ quan điểm của người mua về giá:Gía là chi phí bằng tiền mà người mua phải bỏ ra để có được những lợi ích mà họ tìm kiếm ở hang hoá và dịch vụ.Vì vậy gía thường là chỉ số quan trọng được sử dụng trong quá trình lựa chọn và mua sắm sản phẩm của người mua. - Thích mua rẻ là xu hướng có tính quy luật trong ứng xử về giá của người mua.Khi mọi điều kiện khác nhau như(chất lượng sản phẩm,danh tiếng nhãn hiệu dịch vụ hỗ trợ ….như nhau)người mua luôn tìm đến những cung ứng có giá bán tốt nhất. Giá chỉ là đại diện cho một bộ phận chi phí(được tính bằng tiền)mà người mua phải bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm.Vì vậy không thể coi giá là biến số duy nhất ảnh hưởng tới quyết định của người mua.Trong nhiều trường hợp,các yếu tố phi giá cả(lối sống,nhận thức,tâm lý…)còn ảnh hưởng tới hành vi của người mua hơn là ảnh hưởng của giá cả. *Với người bán:Gía cả của một hàng hoá,dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó.Người bán coi mức giá tiêu thụ là doanh thu tính cho một đơn vị sản phẩm.Gía bán cao có thể được coi là xu hướng ứng xử của người bán về giá Gía là biến số duy nhất của Marketing-mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp.Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp.Thông tin về giá luôn giữ vị trí quan trọng trong việc đề xuất các quyết định kinh doanh.Quản trị giá được coi là một trọng tâm của quản trị Marketing. 1.2.Chiến lược giá Chiến lược giá bao gôm 4 nội dung cơ bản: -Nắm bắt và dự báo một cách chính xấc mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến các quyết định về giá. -Xác định mức giá chào hang,giá bán,giá sản phẩm mới,khung giá,giá giới hạn,thời hạn thanh toán….Đó là việc xác định những mức giá cụ thể cho từng mặt hàng,kiểu kênh phân phối,thời gian và địa điểm tiêu thụ,phương thức thanh toán -Ra các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến dổi -Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cánh tranh qua giá cả. II-Nội dung về vấn đề cần nghiên cứu 1-Các nhân tố ảnh hưỏng đến quyết định về giá: Bao gồm có hai nhân tố là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài 1.1.Nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.1.1.Các mục tiêu Marketing -Mục tiêu “Tối đa hoá lợi nhuận hiện hành”:Các doanh nghiệp thực hiện định giá theo xu hướng mức giá đó đem lại doanh thu và lợi nhuận tối đa.Ví dụ:định giá “Hớt phần ngon”, “Bán giá cao cho những sản phẩm khi cầu gia tăng quá mức. -Mục tiêu dẫn đầu thị phần: Để thực hiện mục tiêu này,các doanh nghiệp thường định giá theo xu hướng giá thấp,hy vọng đạt được quy mô thị trường lớn nhất mà họ mong muốn. -Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng:Theo đuổi mục tiêu này thường thường doanh nghiệp ấn định mức giá cao.Một mặt nhằm trang trải cho những chi phí tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao;mặt khác đánh vào tâm lý của người tiêu dung, “Tiền nào của ấy” gây ảnh hưởng tới sự cảm nhận của khách hang về chất lượng cao của sản phẩm cung ứng. -Mục tiêu “Đảm bảo sống sót”:Các doanh nghiệp sẽ chọn mục tiêu đảm bảo sống sót làm mục tiêu chính thức của mình -Các mục tiêu khác:Chẳng hạn định giá thấp để ngăn chăn chặn không cho đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường, định giá bán ngang bằng với đối thủ cạnh tranh để ổn định thị trường; định giá thấp để thu hút khách hang khi cung ứng sản phẩm mới; định giá ưu đãi để tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của lực lượng trung gian….. 1.1.2.Chiến lược định vị và các biến số khác của Marketing- Mix Có thể tóm tắt ảnh hưởng của chiến lược định vị,các chữ P khác đến quyết định giá qua sơ đồ sau: Chiến lược định vị =>Lựa chọn 4ps =>Quyết định về giá Sơ đồ này đòi hỏi : -Gía và các chiến lược khác của Marketing-mix phải có sự hộ trợ lẫn nhau để doanh nghiệp thực hiện được chiến lược định vị và các mục tiêu đã chọn. -Sự lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở của các sự lựa chọn về các biến số khác của marketing đã được thông qua. 1.1.3.Chi phí Sự hiểu biết chính xác chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng đối với các quyết định về giá với 2lý do: + Khoảng cách giữa giá và chi phí là lợi nhuận.Khi giá được ấn định chi phí tăng=> lợi nhuận giảm. +Chi phí là yếu tố quyết định giới hạn thấp nhất của giá. 1.1.4.Các nhân tố khác Ngoài các nhân tố cơ bản như trên thì giá còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác.Chẳng hạn những đắc trưng của sản phẩm(tính đống nhất,tính dị biệt,tính dễ hỏng…),hệ số co giãn của cung đắc biệt là cơ chế tổ chức quản lý giá được xác lập trong mỗi doanh nghiệp…. 1.2. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 1.2.1. Đặc điểm của thị trường và nhu cầu: -Quan hệ giữa cầu và giá sản phẩm-Chi phí cho một đơn vị sản phẩm cho biết “cận dưới” của giá tức là mức giá thập nhất mà doanh nghiệp có thể bán.Còn cầu của thị trường cho biết mức “cận trên” của giá,tức là mức giá cao nhất mà doanh nghiệp có thể bán..Thường thì mối quan hệ giữa cầu và giá là mối quan hệ tỷ lệ nghịch.Tuy nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ khi giá cao thì bán được nhiều hơn. - Độ nhạy cảm về giá hay độ co dãn của cầu theo giá(Hệ số ED). Đối với các sản phẩm có độ co dãn ED của cầu theo giá càng nhỏ(cầu không co dãn) thì khi tăng giá sẽ dẫn đến tăng doanh thu.Ngược lại,khi ED lớn(cầu co dãn) thì khi tăng giá sẽ dẫn đến giảm doanh thu.Do vậy khi quyết định về giá thì người làm marketing càn phải xác định được độ co dãn của cầu theo giá.Gía có tác dụng là vũ khí cạnh tranh thu hút khách hang khi cầu co dãn,vì khi đó doanh nghiệp chỉ cần giảm giá một ít ,nhưng kéo theo cầu về sản phẩm sẽ tăng lên nhiều hơn.Như vậy trong trường hợp này giảm giá thì có lợi cho doanh nghiệp.Cầu sẽ ít co giãn theo giá trong các tình huống sau:Sản phẩm không có thứ thay thế;Không có cạnh tranh trực tiếp cũng như gián tiếp;Người mua chậm thấy sự giá tăng giá,chậm thay đổi thói quen mua - Các yếu tố tâm lý của khách hang,nhận thức của khách hang về giá nhiều khi chịu ảnh hươngr của yếu tố tâm lý,nhất là đối với các sản phẩm(dịch vụ vô hình),hoặc các hàng hóa mà hiểu biết của khách hàng về đối thủ cạnh tranh còn hạn chế.Sau đây là biểu hiện của các xu hướng tâm lý của khách hang khi nhận thức về giá: *Gía càng cao thì chất lượng càng cao *Xu hướng hoài nghi về mức giá của doanh nghiệp so với chất lượng sản phẩm khi họ không có đủ thông tin. *Xu hướng so sánh giá giữa các sản phẩm cùng loại so với các đối thủ cạnh tranh. *Gía tâm lý: Khách hang cho rằng 299.000 đồng rẻ hơn nhiều so với 300.000.Do đó họ dễ chấp nhận mua sản phẩm mức giá 299.000 mặc dù thực chất 2 mức giá đó chênh nhau không đáng kể. Phân tích mối quan hệ giá cả- nhu cầu: Mỗi mức giá mà công ty có thể đưa ra đều dẫn đến một mức cầu khác nhau. Thông thường nhu cầu và giá cả có tỷ lệ nghịch tức là giá càng cao, sức cầu càng thấp và ngược lại. Cần xác định độ co giãn của cầu theo giá cả. Bảng 1.1:Độ co giãn của cầu theo giá  1.2.2.Cạnh tranh. Giá cả của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của họ về giá ảnh hưởng không nhỏ đến việc định giá của công ty. Người tiêu dùng đánh giá về giá trị và giá cả của một sản phẩm dựa trên những giá cả và giá trị của sản phẩm tương đương. chiến lược định giá của công ty cũng có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Một chiến lược giá cao, mức lời cao, có thể thu hút sự cạnh tranh, trong khi một chiến lược giá thấp, mức lời thấp có thể làm nản các đối thủ cạnh tranh hay làm họ rút lui khỏi thị trường. Công ty cần biết giá cả và chất lượng của đối thủ. Điều này có thể thực hiện được bằng nhiều cách. Công ty có thể cử người đi khảo giá và so sánh các sản phẩm của phía cạnh tranh. Công ty có thể kiếm bảng giá của đối thủ, tìm mua thiết bị của họ và phân tích. Công ty có thể hỏi người mua xem họ cảm nhận thế nào về giá cả và chất lượng sản phẩm của đói thủ cạnh tranh. 1.2.3.Các yếu tố bên ngoài khác Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như: Lạm phát ,tăng trưởng hay suy thoái,thất nghiệp,công nghệ mới…đều ảnh hưởng đến sức mua của thị trường, đến chi phí sản xuất.Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ điện tử đã dẫn tới giảm giá các thiết bị điện tử-Nhà nước có vai trò điều tiết,quản lý giá.Một mặt nhà nước muốn bảo vệ cho các doanh nghiệp,mặt khác nhà nước cũng muốn bảo vệ cho ngưòi tiêu dung.Tùy từng điều kiên mà Nhà nước can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp để điều tiết giá.Khi can thiệp trực tiếp,nhà nước đặt ra mức giá trần(là mức giá cao nhất mà doanh ngiệp được bán) nhằm bảo vệ cho người mua và giá sàn(Là mức giá thấp nhất mà doanh nghiệp được mua)nhằm bảo vệ cho người bán.Khi can thiệp gián tiếp,Nhà nước thường tác động đến cung cầu của hang hóa,qua đó sẽ tác động đến giá.Ví dụ:Nhà nứoc điều chỉnh mức thuế của các mặt hang xuất nhập khẩu,và như vậy ảnh hưởng gián tiếp đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. 1.3.Xác định mức giá cơ bản 1.3.1.Tiến trình xác định mức giá cơ bán lần đầu: Xác định nhiệm vụ cho mức giá Xác định cầu thị trường mục tiêu Xác định chi phí sản xuất Phân tích giá và sản phẩm của đối thủ Lựa chọn phương pháp định giá Lựa chọn mức giá cụ thê. 1.3.2.Xác định cầu ở thị trường mục tiêu 1.3.2.1.Xác định tổng cầu Để dự báo được cầu ở thị trường mục tiêu người làm cần phải thu thập được thông tin quan trọng bao gồm: -Số lượng người mua tiềm năng -Mức tiêu thụ mong muốn của người mua tiềm năng -Sức mua của người mua tiềm năng và việc phân bổ ngân sách cá nhân trong chi tiêu của họ cho các hang hoá dịch vụ. Công thức xác định cầu tổng quát: QD= n.p.q 1.3.2.3. Xác định hệ số co giãn của cầu Độ co giãn của cầu theo giá =Tỷ lệ % biến đổi cầu/tỷ lệ %biến đổi gía 1.3.2.4..Xác định chi phí phục vụ cho việc định giá Xác định các chỉ tiêu chi phí: *Tổng chi phí cố định:Là toàn bộ chi phí chi cho đầu vào cố định . *Tổng chi phí biến đổi:Là toàn bộ các loại chi phí chi cho các đầu vào biến đổi. *Tổng chi phí: Tổng chi phí=Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí biến đổi QTC = QFC + QVC 1.3.2.5.Phân tích sản phẩm và giá cả của đối thủ cạnh tranh Người tiêu dùng định giá một sản phẩm thường dựa vào giá cả và chất lượng các sản phẩm tương đương. Do đó, doanh nghiệp cần phải biết mức giá của đối thủ bằng cách cho người đi khảo sát giá, so sánh đối chiếu giá cả và đặc điểm của sản phẩm với nhau, có thể tìm kiếm bảng đơn giá của đối thủ cạnh tranh cũng có thể phỏng vấn người mua để biết được giá cả và chất lượng của hàng hóa của đối thủ cạnh tranh như thế nào .Doanh nghiệp có thể sử dụng những hiểu biết về giá cả và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh làm điểm xuất phát để hình thành giá cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của doanh nghiệp tương tự như sản phẩm cạnh tranh thì phải dịnh giá gần với giá sản phẩm cạnh tranh, còn sản phẩm chất lượng thấp hơn thì không thể định giá cao hơn.Để định giá cao hơn thì doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình cao hơn. Về thực chất, doanh nghiệp sử dụng giá để định vị sản phẩm của mình so với giá của đối thủ cạnh tranh. 1.4.Lựa chọn phương pháp định giá Chọn phương pháp định giá.Có nhiều phương pháp định giá khác nhau.Có thể tóm tắt các phương pháp đó như sau: 1.4.1.Phương pháp định giá dựa vào chi phí : bằng cách cộng lãi vào chi phí bình quân.Gía dự kiến = Chi phí cho một đ/v sản phẩm + Lãi dự kiến.Trong đó :Tổng chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm = Chi phí biến đổi cộng số đơn vị sản phẩm.Phưong pháp này có ưu điểm là: Đơn giản,dễ tính toán ;Công bằng đối với cả người mua lẫn người bán;Cạnh tranh về giá sẽ giảm bớt đáng kể ;Dân đến sự cung ứng trong định giá 1.4.2. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu Gía = Chi phí đơn vị + (Lợi nhuận mong muốn trên vốn đầu tư)/Số lượng tiêu thụ. Đây là một kiểu định giá theo chi phí.Theo cách này,giá bán được xác định như trong công thức nêu trên.Theo công thức định giá này công ty sẽ thu được mức lợi nhậun do công ty đặt ra. 1.4.3. Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hang Gía cả mà khách hang chấp nhận được phụ thuộc vào giá trị cảm nhận của khách hang đối với SP,vì vậy sự chấp nhận của nguời mua là quan trọng chứ không phải là chi phí của người bán. 1.4.4. Định giá theo giá cạnh tranh hiện hành Theo phương pháp này công ty lấy giá hiện hành cuả đối thủ cạnh tranh làm cơ sở mà không quan tam đến chi phí sản xuất cũng như cầu của thị trường.Phương pháp này hay được sử dụng vì: Đơn giản, dễ thực hiện,không cần phải xác định cầu thị trường ; Gía thị trường hiện hành được xem là khách quan công bằng đối với khách hang,với công ty; Không kích thích các đối thủ cạnh tranh,không dẫn đến sự trả đũa. 1.4.5. Định giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Phương pháp định giá này được áp dụng cho những khách hang nhạy cảm về giá. 1.4.7. Định giá cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh Phương pháp định gía này có thể được áp dụng trong trường hợp sản phẩm có chất lượng khá hơn,uy tín của công ty cao hơn,dịch vụ của khách hang tốt hơn… 1.4.8. Định giá đấu thầu. Đây là kiểu định giá mà doanh nghiệp dựa vào dự đoán của đối thủ cạnh tranh để quyết định,mức giá của mình sao cho thắng thầu. 1.4.9.Lựa chọn mức giá cụ thể Khi quyết định mức giá cuối cùng công ty cần xem xét them các yếu tố bổ sung sau đây: *Tâm lý của khách hang khi chấp nhận giá *Ảnh hưởng của các biến số Marketing khác khi chọn mức giá cuối cùng *Gía được lựa chọn phải tương thích với chính sách giá của công ty *Ảnh hưởng của giá đến các bên lien quan khác 1.5.Các chiến lược giá 1.5.1..Chiến lượcgiá “Hớt phần ngon” Theo chiến lược này công ty đặt giá cao nhất có thể cho các đoạn thị trường sẵn sang chấp nhận sản phẩm mới.Khi mức tiêu thụ giảm xuống thì công ty lại giảm giá để thu hút them khách hang ở đoạn thị trường thấp hơn. Điều kiện để dịnh giá hớt phần ngon là: *Mức cầu về sản phẩm mới khá cao,khách hang không nhạy cảm về giá *Gía thành đv sản phẩm nhỏ không cao đến mức khi cộng them phí vận chuyển lại “triệt tiêu” hết phần lợi nhuận của doanh nghiệp *Gía lúc đầu cao không nhanh chóng thu hút thêm những đối thủ cạnh tranh mới *Gía cao góp phần tạo nên hình ảnh về một sản phẩm có chất lượng cao 1.5.2.Chiến lược giá bán “Bám chắc thị trường” Đối lập với “Chiến lược hớt phần ngon” nhiều doanh nghiệp lại ấn định mức giá bán sản phẩm mới của họ thấp nhằm theo đuổi mục tiêu “Giành được thị phần” lớn và lợi nhuận trong dài hạn. 1.5.3.Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm Gía được xây dựng cho toàn bộ sản phẩm trong danh mục sản phẩm,lợi nhuận tính chung cho toàn bộ doanh mục chứ không phải cho riêng từng loại sản phẩm.Bằng cách này công ty khuyến khích khách hang mua toàn bộ danh mục sản phẩm. 1.5.4.Chiến lược định giá hai phần Gía được tính gồm 2 phần :Phần trả cho mức tiêu dùng tối thiểu và phần trả cho mức tiêu dùng vượt trội.Thông thưòng mức giá cho dịch vụ tối thiểu nên đặt thấp để thu hút khách hang. 1.5.5.Chiến lược giá triết khấu *Chiếtt khấu khi mua với số lượng lớn *Chiết khấu theo thời vụ.VD:Như vào thời điểm vắng khách,,vào ban đêm … *Chiết khấu khuyến khích thanh toán nhanh,bằng tiền mặt. 1.5.6.Chiến lược giá khuyến mãi *Định giá thấp ban đầu để khách hang mua sản phẩm mới. *Định giá thấp vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, tết để lôi kéo khách hang. *Giá bán trả góp: Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp vượt qua rào cản về quy định giá sàn. *Giảm giá theo phiếu mua hang để khuyến khích khách hang mua thường xuyên. 1.5.7.Chiến lược định giá phân biệt *Theo nhóm khách hang để thực hiện các chính sách xã hội *Theo địa điểm: Giá tùy thuộc vào chỗ ngồi tốt hay kém trong nhà hát, trên máy bay,tùy thuộc tầng khác nhau trong khách sạn...Mục đích định giá phân biệt ở đây là khai thác độ co dãn các nhu cầu khác nhau của thị trường. *Theo địa dư: đơn giá lắp đặt máy điện thoại ở các tỉnh khác nhau thì khác nhau. *Theo hình ảnh, bao bì: Bộ tem có bìa cứng bán tại sân bay, khách sạn sang có giá cao hơn ở các nơi khác Mục đích định giá phân biệt ở đây là khai thác độ co dãn nhu cầu khác nhau của thị trường. *Định giá theo giờ cao điểm, thấp điểm nhằm khuyến khích khách hang sử dụng tại các thời điểm đó để dàn đều tải trọng, hạn chế quá tải ở các giờ cao điểm và khai thác công suất phục vụ tại các thời điểm, thời kỳ vắng khách. 1.5.8.Chiến lược thay đổi giá *Chủ động giảm giá: dư thừa năng lực sản xuất, tỷ phần thị trường giảm sút, khống chế thị trường bằng việc bán hạ giá. *Chủ động tăng giá do lạm phát, do cầu tăng quá mức với cung *Đối phó với việc các đối thủ thay đổi giá.Trên thế giới đã chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng. Nhưng đối với Việt Nam cạnh tranh bằng giá vẫn còn tồn tại. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIÁ CỦA BIG-C I.Giới thiệu chung về hệ thống siêu thị Big-C  * Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Vê-nê-zuê-la, Bra-xin,Cô-lôm-bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên. Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi: « Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng. « C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C.  * Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửahàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, BiênHòa, TP.HC … Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 17 siêu thị Big C trên toàn quốc. * Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam, mỗi cửa hàng có tr
Luận văn liên quan