Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 2006-2010 có nhiều thuận lợi cơ bản, trước hết là sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô. Hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước được nâng cao. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết trong các hiệp định đa phương và song phương đã tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây khoảng 8%/năm. Năm 2007 là 8,5%, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 và một vài năm tới, dự kiến năm 2008 là 7%/năm. Kết cấu hạ tầng đã và đang được sự quan tâm của Chính phủ, đã có những thay đổi trong mọi lĩnh vực, ngành, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Các trục giao thông đường bộ xuyên quốc gia và các trục chính của các vùng kinh tế đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các cầu lớn đã và đang xây dựng đảm bảo lưu thông trực thông; các tuyến đường địa phương được chú trọng đầu tư từ nhiều nguồn vốn, thông xe tới hầu hết các huyện; đường tới các trung tâm xã đã đạt tới 95%, trong đó khoảng 60% đi lại được trong mọi thời tiết. Toàn quốc có khoảng 310.000 km đường bộ, trong đó Quốc lộ khoảng 21.000 km. Vân tải hành khách công cộng tại các đô thị lớn đáp ứng 20% nhu cầu đi lại, chủ yếu bằng xe buýt. Chất lượng các loại phương tiện vận tải được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong ngành hàng không dân dụng và vận tải đường bộ. Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm : Đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, đầu tư ODA, đầu tư qua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ. Ngành giao thông vận tải trong 10 năm (1995-2005) đã được Nhà nước đầu tư khoảng 84.500 tỷ đồng, trong đó trực tiếp từ Ngân sách nhà nước 49.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn dành cho công tác duy tu, bảo dưỡng chỉ đạt 30% khiến nhiều công trình xuống cấp nhanh. Đây chính là điểm yếu ảnh hưởng đến tốc độ và trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng Việt Nam trong những năm qua.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Báo cáo THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG Chương 1. Hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam I. Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhu cầu trong tương lai 1. Tổng quan về thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam 1.1. Ngành giao thông vận tải 1.2. Ngành Điện và năng lượng 1.3. Ngành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường 1.4. Ngành bưu chính viễn thông 1.5 Ngành thủy lợi 2. Nhu cầu tổng quát đến năm 2020 và sau năm 2020 II. Cơ chế, chính sách trong đầu tư kết cấu hạ tầng 1. Cơ chế chính sách hiện hành 2. Các vướng mắc, khó khăn, tồn tại cần giải quyết 3. Nhà đầu tư nước ngoài và cơ chế chính sách trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Việt Nam III. Hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng Chương 2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kết cấu hạ tầng I. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kết cấu hạ tầng 1. Kinh nghiệm quốc tế phát triển kinh tế 2. Các giải pháp II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư I. Quan điểm, định hướng chung của Đảng và Nhà nước 1. Nghị quyết Đại hội Đảng 2. Các chỉ đạo của Chính phủ và các quy hoạch có liên quan II. Hoàn thiện quy hoạch đã có 1. Rà soát các quy hoạch đang thực hiện 2. Bổ sung quy hoạch III. Giải pháp về mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân PPP 1. Khung pháp lý 2. Các dự án thí điểm 3. Lựa chọn phát triển mô hình PPP cho tương lai V. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và khai thác 1. Nguồn nhân lực có trình độ cao 2. Chính sách thu hút nhân tài VI. Các chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với các nhà đầu tư 1. Cải thiện mô trường đầu tư 2. Các công cụ khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Chương 4. Tổ chức, kế hoạch thực hiện I. Vai trò của các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan 1. Ban chỉ đạo nhà nước về các công trình trọng điểm 2. Bộ KH&ĐT 3. Bộ TC 4. Ngân hàng NNVN 5. Các Bộ chuyên ngành khác II. Lộ trình thực hiện 1. Kế hoạch từ nay tới 2015 2. Giai đoạn 2015 - 2020 3. Giai đoạn sau 2020. Chương 1. Hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam I. Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhu cầu trong tương lai 1. Tổng quan về thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam 1.1. Ngành giao thông vận tải Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 2006-2010 có nhiều thuận lợi cơ bản, trước hết là sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô. Hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước được nâng cao. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết trong các hiệp định đa phương và song phương đã tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây khoảng 8%/năm. Năm 2007 là 8,5%, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 và một vài năm tới, dự kiến năm 2008 là 7%/năm. Kết cấu hạ tầng đã và đang được sự quan tâm của Chính phủ, đã có những thay đổi trong mọi lĩnh vực, ngành, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Các trục giao thông đường bộ xuyên quốc gia và các trục chính của các vùng kinh tế đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các cầu lớn đã và đang xây dựng đảm bảo lưu thông trực thông; các tuyến đường địa phương được chú trọng đầu tư từ nhiều nguồn vốn, thông xe tới hầu hết các huyện; đường tới các trung tâm xã đã đạt tới 95%, trong đó khoảng 60% đi lại được trong mọi thời tiết. Toàn quốc có khoảng 310.000 km đường bộ, trong đó Quốc lộ khoảng 21.000 km. Vân tải hành khách công cộng tại các đô thị lớn đáp ứng 20% nhu cầu đi lại, chủ yếu bằng xe buýt. Chất lượng các loại phương tiện vận tải được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong ngành hàng không dân dụng và vận tải đường bộ. Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm : Đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, đầu tư ODA, đầu tư qua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ. Ngành giao thông vận tải trong 10 năm (1995-2005) đã được Nhà nước đầu tư khoảng 84.500 tỷ đồng, trong đó trực tiếp từ Ngân sách nhà nước 49.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn dành cho công tác duy tu, bảo dưỡng chỉ đạt 30% khiến nhiều công trình xuống cấp nhanh. Đây chính là điểm yếu ảnh hưởng đến tốc độ và trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng Việt Nam trong những năm qua. Đặc biệt trong 03 năm gần đây với sự tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, Chính phủ đã huy động một số lượng lớn vốn đầu tư cụ thể: - Vốn NSNN: Tổng cộng 3 năm, Thủ tướng Chớnh phủ giao cho Bộ GTVT chi đầu tư XDCB 19.970,581 tỉ (năm 2005: 5.758,6 tỉ; năm 2006: 6.649,2 tỉ; năm 2007: 7.562,781 tỉ). Bỡnh quõn 6.656,8 tỉ/năm; tăng trưởng năm 2006 là 11,54% so với 2005; 2007 là 11,37% so với 2006. - Vốn TPCP: TTgCP đó cú quyết định số 171/2006/QĐ-TTg phân bổ vốn TPCP cho các dự án Bộ GTVT trực tiếp quản lý là 54.788 tỉ. Tính từ đầu dự án đến nay đó giải ngõn được 24.259 tỉ /54.788 tỉ. Trong đó 3 năm (2005-2007) đó giải ngõn 17.728 tỉ, bỡnh quõn 5.910 tỉ/năm. - Nguồn Tớn dụng ưu đói: tiếp tục thực hiện phần vốn trong hạn mức vay cũn lại từ những năm trước 585 tỉ. Với số vốn được nhà nước giao hàng năm, Bộ GTVT đó triển khai ngay sau khi cú quyết định của TTgCP; thời gian giao KH đảm bảo trước 31/12 hàng năm theo đúng Luật ngân sách. Các dự án được bố trí kế hoạch đều nằm trong quy hoạch phát triển GTVT được duyệt, tập trung chủ yếu bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, các dự ỏn chuyển tiếp và trả nợ khối lượng hoàn thành, chỉ khởi cụng mới một số dự ỏn quan trọng cấp bỏch cú ý kiến của Lónh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Đối với các dự án sử dụng nguồn TPCP chỉ bố trí cho các dự án cú trong danh mục QĐ 171 của Thủ tướng Chớnh phủ, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành trong năm. Chấm dứt tỡnh trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng. Trong 3 năm, với số vốn được phân bổ nêu trên, Bộ GTVT triển khai: - Năm 2005: 38 dự án ODA (Nhóm A 30, nhóm B 8); 09 dự án nhóm B chuyển tiếp trong nước. - Năm 2006: 27 dự án ODA (Nhóm A 22, nhóm B 5); 12 dự án trong nước (Nhóm A 1, nhóm B 9, nhóm C 2). - Năm 2007: 29 dự án ODA (Nhóm A 17, nhóm B 12); 38 dự án nhóm B trong nước (26 dự án chuyển tiếp, 06 dự án khởi công mới, 6 dự án góp vốn cho các dự án BOT); trả nợ dứt điểm KLHT cho các dự án cũn nợ đọng từ 2004 về trước. a. Tình hình triển khai các dự án lớn * Nguồn vốn Ngân sách nhà nước, ODA và Trái phiếu Chính phủ : Kết cấu hạ tầng giao thông là đối tượng được Chính phủ ưu tiên đầu tư trong nhiều năm qua kể cả từ ngân sách nhà nước và từ vốn ODA. Gân đây, Chính phủ tiếp tục huy động thêm nguồn vốn lớn từ Trái phiếu Chính phủ cho Giao thông vận tải. Với sự phấn đấu nỗ lực ngành Giao thông vận tải đã sử dụng và quản lý vốn này tương đối hiệu quả, làm đổi mới bộ mặt Giao thông vận tải Việt Nam. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2003-2010 là 54.909 tỷ đồng. Hết năm 2007 giải ngân 24.259 tỷ đồng, đạt 45%. Từ năm 2003 đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện hoàn thành và cơ bản hoàn thành những công trình sau : - Cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (Hoà Lạc,Hà Tây đến Tân Cảnh,Kon Tum) dài 1.432 km, 53 cầu lớn và 261 cầu trung với giá trị tuyến chính là 12.377 tỷ đồng. Hiện còn 10km chưa thông tại Kim Bôi, Hoà Bình. Đến nay công tác giải phóng mặt bằng tại Hoà Bình đã hoàn thành, tỉnh bàn giao lại mặt bằng cho Bộ Giao thông vận tải, các nhà thầu đang tổ chức thi công trở lại và phấn đấu hết tháng 01/2008 sẽ hoàn thành. Giai đoạn 2, theo tiến độ sẽ tập trung để đến 2010 thông toàn tuyến từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau). Đến nay, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư ở một số dự án trọng điểm như Pắc Bó -Cao Bằng, cầu Ngọc Tháp, Đức Hòa-Chơn Thành, Cà Mau- Đất mũi .. - Quốc lộ 6 : Hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng Dự án nâng cấp cải tạo đoạn Hoà Bình – Sơn La dài 251 km đường cấp 3 miền núi và các hạng mục đảm bảo giao thông QL6 với giá trị 2.563 tỷ đồng. Giai đoạn 2( Sơn la- Tuần giáo) đang thi công trên toàn tuyến, dự kiến hoàn thành cuối năm 2008. - Hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 Quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) dài 260 km đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi với giá trị 1.500 tỷ đồng.. - Quốc lộ 32 : Cơ bản đã thông tuyến, đưa vào sử dụng đoạn từ thành phố Sơn Tây đến Bình Lư (Lai Châu). Còn lại đoạn Hà Nội – Sơn Tây (40 km), Thu Cúc- Thượng Bằng La (30 km), đang tập trung thi công để đưa vào sử dụng năm 2008, đoạn Diễn-Nhổn và Cầu Phùng (Hà Tây) sẽ đưa vào sử dụng năm 2009. - Quốc lộ 2 (Việt Trì - Hà Giang) : Trừ đoạn Đền Hùng - Đoan Hùng đang thi công, các đoạn khác đã đưa vào sử dụng. - Các Quốc lộ lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nam Sông Hậu, Quản lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ 80 và một số tuyến đường quan trọng khác): cải tạo nâng cấp đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ cảng hàng không Cần Thơ và một số tuyến đường vùng Tây Bắc như Quốc lộ 279 cũng đã được triển khai mạnh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, một số dự án quan trọng thực hiện chậm so với yêu cầu, điển hình là Quốc lộ 70 (Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai), đương vành đai 3 Hà Nội, một số đoạn trên Quốc lộ 4, quốc lộ 32 (Hà Nội-Sơn Tây), đường sắt Yên Viên-Phả Lại-Hạ Long- Cái Lân, Quốc lộ 50… Nguồn vốn ODA ở vào thời kỳ giao điểm giữa các dự án cũ sắp hoàn thành và các dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án nên vốn giải ngân ít hơn giai đoạn trước. Về đường bộ, các dự án Hà Nội – Lào Cai, TP.Hồ Chí Minh-Long Thành- Dầu Giây, Quốc lộ 3 (mới) cũng đang trong tình trạng chung như trên. Các cầu lớn trên Quốc lộ những năm qua đã được tập trung nguồn vốn nhiều hơn và rất có hiệu quả : Cầu Bãi Cháy, Cầu Thanh Trì ( phần cầu chính) đã đưa vào sử dụng; cầu Rạch Miễu (vốn BOT và Ngân sách nhà nước), cầu Vĩnh Tuy chuẩn bị bàn giao trong năm 2008, cầu Hàm luông (Bến Tre) đã khởi công; trong năm 2008 sẽ khởi công cầu Nhật Tân (Hà Nội), Hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Tuy nhiên, cũng có những sự cố đáng tiếc như vụ sập trụ neo cầu Cần Thơ đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng tới tiến độ thi công; các bên liên quan đang tích cực làm rõ nguyên nhân và đã bàn các giải pháp khắc phục về kỹ thuật và thời gian xây dựng. * Các dự án BOT: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 và chỉ đạo huy động mạnh các nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các dự án quan trọng và thiết yếu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và một số địa phương đã công bố danh mục kêu gọi vốn đầu tư BOT. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã hưởng ứng, đăng ký đầu tư theo hình thức BOT, BT các dự án ngành Giao thông vận tải. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về nguyên tắc cho nhiều nhà đầu tư được lập đề xuất dự án đầu tư và triển khai các bước thực hiện tiếp theo. - Tuyến đường bộ cao tốc Bắc- Nam (Hà Nội- TP.Hồ Chí Minh- Cần Thơ) : Đã có nguồn vốn và các nhà đầu tư đã được chấp thuận cho phép lập Đề xuất dự án đầu tư theo hợp đồng BOT khoảng 1.000 km/khoảng 1.900 km, tập trung vào hai tuyến ưu tiên của Thủ tướng Chính phủ là Hà Nội- Bãi Vọt (Hà Tĩnh) và Bình Thuận- Thành phố.Hồ Chí Minh- Cần Thơ. - Các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang – một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc : Đã có nguồn vốn và các nhà đầu tư đã đăng ký BOT khoảng 700km/khoảng 800km (còn lại đoạn Mông Dương- Móng Cái). 1.2. Ngành điện lực: 1. Tình hình đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực điện: 1.1. Các dự án BOT đã đi vào vận hành: Đến hết năm 2009 và đến nay, đã có tổng số 3 Dự án nhà máy điện BOT đi vào vận hành, bao gồm: 1.1.1. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3: + Địa điểm: Bà Rịa- Vũng Tàu + Công suất: 720MW + Nhiên liệu: Khí (Nam Côn Sơn) + Nhà đầu tư: Tổ hợp BP (Anh)- Sembcorp (Singapore)- Kyushu Electric (Nhật) và Sojitz (Nhật) + Hợp đồng BOT ký năm 1995. + Vận hành thương mại: năm 2004 1.1.2. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2: + Địa điểm: Bà Rịa- Vũng Tàu + Công suất: 720MW + Nhiên liệu: Khí (Nam Côn Sơn) + Nhà đầu tư: Tổ hợp EDF International (Pháp)- Sumitomo Corporation (Nhật)- Tokyo Electric Power Company International (Nhật). + Hợp đồng BOT ký năm 2001 + Vận hành thương mại: năm 2005 1.1.3. Nhà máy thủy điện Cần Đơn: + Địa điểm: tỉnh Bình Phước + Công suất: 72 MW + Nhiệt liệu: thủy điện + Nhà đầu tư: Tổng công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn Sông Đà) + Hợp đồng BOT ký năm 1999 + Vận hành thương mại: năm 2004 1.2. Các dự án BOT đang thực hiện đầu tư: Hiện nay, không có dự án BOT nào đang trong quá trình đầu tư xây dựng. 1.3. Các dự án BOT đang chuẩn bị đầu tư: Các Dự án BOT đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư là 11 Dự án với tổng công suất là 14.970 MW. 1.3.1. Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Mông Dương 2: - Địa điểm: tỉnh Quảng Ninh - Công suất: 1.200MW - Nhiên liệu: than (Quảng Ninh) - Nhà đầu tư: Tổ hợp AES Mong Duong Holding B.V (Hà Lan- là công ty thuộc Tập đoàn AES Hoa Kỳ) - Tập đoàn CN Than Khoáng sản VN - Hợp đồng BOT ký ngày 22/4/2010 (Giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 8/4/2010). - Tổng vốn đầu tư (Theo GCNĐT): 2.147 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): năm 2015 Hiện nay, Nhà đầu tư/Công ty BOT đang trong quá trình chuẩn bị các điều kiện (thu xếp tài chính…) để có thể khởi công xây dựng Dự án trong năm 2011. 1.3.2. Dự án nhiệt điện Hải Dương: - Địa điểm: tỉnh Hải Dương - Công suất: 1.200MW - Nhiên liệu: than (Quảng Ninh) - Nhà đầu tư: Jaks Resource Berhad (Malaysia) - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 2.179 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): năm 2015 Hiện nay, việc đàm phán hợp đồng BOT đã hoàn tất. Nhà đầu tư đang chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 1.3.3. Dự án nhiệt điện Nam Định: - Địa điểm: tỉnh Nam Định - Công suất: 2.400MW - Nhiên liệu: than (Quảng Ninh) - Nhà đầu tư: Tổ hợp nhà đầu tư gồm CTCP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh - Hashinco (VN) , Taekwang (Hàn Quốc) - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 4.500 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): năm 2016-2021 Biên bản ghi nhớ phát triển dự án được ký tháng 3/2010. Hiện nay, đang trong quá trình đàm phán các thỏa thuận khung của Hợp đồng BOT. 1.3.4. Dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2: - Địa điểm: tỉnh Thanh Hóa - Công suất: 1.200MW - Nhiên liệu: than (nhập khẩu) - Nhà đầu tư: sẽ lựa chọn thông qua đấu thầu BOT. - Tổng vốn đầu tư: chưa xác định, dự kiến tương đương Vũng Áng 2 (khoảng 2.144 triệu USD) - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): năm 2015 Hiện nay, Bộ Công Thương tiến hành sơ tuyển nhà thầu, đồng thời đã chuẩn bị xong Hồ sơ mời thầu BOT và Bộ hợp đồng Dự án, hiện đang xin ý kiến góp ý của các Bộ/ngành liên quan trước khi phát hành Hồ sơ mời thầu tới các nhà thầu đã qua sơ tuyển. 1.3.5. Dự án nhiệt điện Vũng Áng 2: - Địa điểm: tỉnh Hà Tĩnh - Công suất: 1.320MW - Nhiên liệu: than (trong nước hoặc nhập khẩu: chưa khẳng định) - Nhà đầu tư: CTCP Nhiệt điện Vũng Áng 2 gồm các cổ đông sáng lập là Tổng Công ty lắp máy VN- LILAMA (nay thuộc Tập đoàn Sông Đà- VN), OneEnergy (Hồng Kông- Trung Quốc), CTCP cơ điện lanh- REE (Việt Nam) - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 2.144 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): năm 2015 Hiện nay, Nhà đầu tư và Bộ Công Thương đang tiến hành đàm phán Hợp đồng BOT. 1.3.6. Dự án nhiệt điện Vũng Áng 3: - Địa điểm: tỉnh Hà Tĩnh - Công suất: 1.200MW - Nhiên liệu: than (nhập khẩu) - Nhà đầu tư: sẽ lựa chọn thông qua đấu thầu BOT. - Tổng vốn đầu tư: chưa xác định do chưa hoàn thành Đề xuất Dự án. Dự kiến sẽ tương đương Vũng Áng 2 (2.144 triệu USD) - Tiến độ vận hành thương mại (theo Quy hoạch): 2015. Tiến độ này sẽ phải điều chỉnh lại do phải điều chỉnh lại Quy hoạch trung tâm điện lực Vũng Áng 3. Hiện nay, Bộ Công Thương đang yêu cầu tư vấn hoàn thiện lại Quy hoạch trung tâm điện lực Vũng Áng 3, lập Đề xuất dự án và Hồ sơ mời thầu. 1.3.7. Dự án nhiệt điện Vân Phong 1: - Địa điểm: tỉnh Khánh Hòa - Công suất: 1.320MW - Nhiên liệu: than (nhập khẩu) - Nhà đầu tư: Tổ hợp nhà đầu tư Sumitomo (Nhật Bản), CTCP đầu tư công nghiệp xây dựng Hà Nội- Hanoinco (Việt Nam). - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 2.187 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): năm 2016 Hiện nay, nhà đầu tư và Bộ Công Thương chuẩn bị tiến hành đàm phán Hợp đồng BOT. 1.3.8. Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1: - Địa điểm: tỉnh Bình Thuận - Công suất: 1.200MW - Nhiên liệu: than (Quảng Ninh) - Nhà đầu tư: Công ty lưới điện Phương Nam-CSG (Trung Quốc). Dự kiến sẽ có thêm 2 nhà đầu tư là Tập đoàn điện lực Trung quốc Quốc tế- CPIH (Trung Quốc) và Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản VN để hình thành Tổ hợp gồm 3 nhà đầu tư. - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 1.482 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): 2015 Hiện nay, việc đàm phán hợp đồng BOT cơ bản đã hoàn tất. Nhà đầu tư đang chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 1.3.9. Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3: - Địa điểm: tỉnh Bình Thuận - Công suất: 1.980MW - Nhiên liệu: than (nhập khẩu) - Nhà đầu tư: CTCP Năng lượng Vĩnh Tân 3 gồm các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, OneEnergy (Hồng Kông- Trung Quốc), CTCP Tập đoàn Thái Bình Dương (Việt Nam). - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 2.600 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (theo Quy hoạch): năm 2016 Hiện nay, nhà đầu tư đang lập Dự án đầu tư và chuẩn bị hợp đồng của dự án (Hợp đồng BOT, Hợp đồng mua bán điện…) để tiến hành đàm phán. 1.3.10. Dự án nhiệt điện Duyên Hải 2: - Địa điểm: tỉnh Trà Vinh - Công suất: 1.200MW - Nhiên liệu: than (nhập khẩu) - Nhà đầu tư: Janakuasa (Malaysia) - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 1.934 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (theo Quy hoạch): Biên bản ghi nhớ phát triển dự án được ký tháng 1/2010. Hiện nay, các hợp đồng của dự án (Hợp đồng BOT, Hợp đồng mua bán điện…) đang được chuẩn bị để tiến hành đàm phán. 1.3.11. Dự án nhiệt điện Ô Môn 2: - Địa điểm: tỉnh Cần Thơ - Công suất: 750MW - Nhiên liệu: khí (Tây Nam) - Nhà đầu tư: sẽ lựa chọn thông qua đấu thầu BOT. - Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 760 triệu USD - Tiến độ vận hành thương mại (dự kiến): năm 2014 Hiện nay đang hoàn thiện Đề xuất Dự án và chuẩn bị Hồ sơ mời thầu. 1.3. Ngành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường 1.4. Ngành bưu chính viễn thông 1.5 Ngành thủy lợi 1. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi toàn quốc Đến nay, trên cả nước đã hình thành nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ, với 904 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên. Cụ thể: Bảng 1. Tổng hợp số lượng các hệ thống thuỷ lợi toàn quốc TT  Khu vực  Tổng số  Phân loại theo diện tích phục vụ (ha)      > 2.000 (ha)  200(2.000 (ha)   1  Miền núi Bắc bộ  78  10  68   2  ĐBTD Bắc bộ  44  28  16   3  Bắc Trung bộ  227  23  204   4  DH Nam Trung bộ  51  21  30   5  Tây Nguyên  87  8  79   6  Đông Nam Bộ  82  8  74   7  Đồng bằng sông Cửu Long  335  12  323    Tổng cộng:  904  110  794   Trong đó, có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha) trên toàn quốc, bao gồm: + 19 hệ thống có diện tích phục vụ từ 2.000÷3.000 ha. + 15 hệ thống có diện tích phục vụ từ 3.000÷4000 ha. + 9 hệ thống có diện tích phục vụ từ 4.000÷5000 ha. + 13 hệ thống có diện tích phục vụ từ 5.000÷10000 ha. + 43 hệ thống có diện tích phục vụ từ 10.000÷100.000 ha. + 11 hệ thống có diện tích phục vụ lớn hơn 100.000 ha. Hiện cả nước có trên 5000 hồ chứa các loại, với tổng dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ m3, gồm: 26 hồ chứa thuỷ điện có tổng dung tích trữ là 27,12 tỷ m3, 2460 hồ chứa thủy lợi có dung tích ≥ 200 ngàn m3 và hàng ngàn hồ nhỏ với tổng dung tích trữ là 8,22 tỷ m3, phục vụ cho phát điện, cấp nước sinh