Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất rau an toàn cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay. Rau là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người, cung cấp rất nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập Quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất và tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam đang được triển khai rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng theo quy trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay đang là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Hiện nay đã có những chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất rau an toàn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này. Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” đã quy định cụ thể các mức chỉ tiêu về rau an toàn. Ngày 18/9/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản về việc Tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Sản xuất rau an toàn hiện đang là vấn đề nóng hổi với sự quan tâm của toàn xã hội. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.

pdf76 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 16768 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam SVTH: Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế nông nghiệp 46A Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 1 1 MỤC LỤC Lời mở đầu ............................................................................................................. 1 Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn ...................... 7 1.1. Khái niệm và vai trò của sản xuất rau an toàn ............................................... 7 1.1.1. Khái niệm rau an toàn và nguyên nhân khiến rau không an toàn .................... 7 1.1.2. Vai trò của việc sản xuất rau an toàn ........................................................... 9 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn .......................................... 9 1.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ........................................................... 9 1.2.1.1. Điều kiện địa lý .......................................................................... 9 1.2.1.2. Điều kiện đất đai ...................................................................... 10 1.2.1.3. Điều kiện khí hậu ..................................................................... 11 1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội ......................................................... 12 1.2.2.1. Đất đai ..................................................................................... 12 1.2.2.2. Lao động .................................................................................. 12 1.2.2.3. Vốn .......................................................................................... 12 1.2.2.4. Thị trường ................................................................................ 13 1.2.2.5. Chính sách, cơ chế quản lý ....................................................... 14 1.2.2.6. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ ....................................... 16 1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của sản xuất rau an toàn ............ 17 1.3.1. Chỉ tiêu kết quả ...................................................................................... 17 1.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả .................................................................................... 17 1.4. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở một số nước ........................................ 18 1.4.1. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Australia ............................................ 18 1.4.2. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Thái Lan ...................................... 16 Chương 2: Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam ........................................ 24 2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam ............................................... 24 2.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam ............................................ 24 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam....................................... 28 2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và TP.HCM ............................... 32 2.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội ................................................. 32 2.2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau và kết cấu hạ tầng cho sản xuất rau an toàn..................................................................................... 32 2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn ............................................................. 37 Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 2 2 2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn .................................................................. 40 2.2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 43 2.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và kết cấu hạ tầng .................... 43 2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn ............................................................. 46 2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn .................................................................. 48 2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam ..................... 52 2.3.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân ......................................................... 52 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ........................................................................... 54 Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển....................................... 58 sản xuất rau an toàn ở Việt Nam đến 2020 .................................................... 58 3.1. Phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn trong những năm tới ........... 58 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn ............................... 59 3.2.1. Các giải pháp về quản lý Nhà nước .......................................................... 59 3.2.1.1. Tổ chức và quản lý đồng bộ ..................................................... 59 3.2.1.2. Về cơ chế chính sách ................................................................ 60 3.2.1.3.Về kiểm tra chất lượng rau an toàn ............................................ 62 3.2.1.3. Về giải pháp kỹ thuật ............................................................... 62 3.2.2. Các giải pháp về những người sản xuất và các doanh nghiệp trong ngành hàng ...................................................................................................................... 63 3.2.2.1. Cần tổ chức sản xuất có quy mô, cần có các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ................................................. 63 3.2.2.2. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn ............................................................................................ 64 3.2.2.3. Tăng cường nghiên cứu về giống và bảo tồn giống rau an toàn ...... 65 3.2.2.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật ....... 65 3.2.2.5. Mở rộng diện tích, tăng năng suất sản xuất rau an toàn ............. 66 3.2.3.6. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn .................... 67 Kết luận ................................................................................................................ 69 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 70 Phụ lục Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 3 3 Danh mục các bảng, biểu Biểu 2.1: Diện tích và sản lượng rau ở Việt Nam ............................................... 25 Biểu 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng .......................... 26 Biểu 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam .................................... 28 Biểu 2.4:Tình hình sản xuất rau an toàn của Hà Nội 2003 - 2007 .................... 34 Biểu 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại các huyện ................... 35 Biểu 2.6: So sánh giá rau an toàn và rau thường tại Hà Nội.............................. 42 Biểu 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn TP Hồ Chí Minh ............... 44 Biểu 2.8: Đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả ................................. 46 Biểu 2.9: Giá rau an toàn và rau thường tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2008 .............................................................................................................................. 51 Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 4 4 Danh mục các sơ đồ, hình ảnh Hình 2.1: Giá trị sản xuất rau quả giai đoạn 1999 - 2006 .................................. 27 Hình 2.2: Sản lượng rau/đầu người ở một số Quốc gia ...................................... 28 Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (nghìn USD) ... 29 Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004 ...... 31 Hình 2.5: Mô hình trồng rau an toàn tại quận Long Biên ................................. 33 Hình 2.6: Người tiêu dùng thiếu mặn mà với rau an toàn .................................. 38 Hình 2.7: Kênh phân phối rau an toàn tại Hà Nội .............................................. 40 Hình 2.8: Các loại rau trồng trong nhà lưới ....................................................... 45 Hình 2.9: Kênh phân phối rau tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 49 Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 5 5 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất rau an toàn cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay. Rau là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người, cung cấp rất nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập Quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất và tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam đang được triển khai rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng theo quy trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng… liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay đang là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Hiện nay đã có những chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất rau an toàn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này. Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” đã quy định cụ thể các mức chỉ tiêu về rau an toàn. Ngày 18/9/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản về việc Tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn… Sản xuất rau an toàn hiện đang là vấn đề nóng hổi với sự quan tâm của toàn xã hội. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tìm phương pháp nâng cao chất lượng, sản lượng của sản xuất rau an toàn ở Việt Nam. Tìm giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn. Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 6 6 - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập tài liệu:  Thu thập tài liệu đã có từ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục thống kê…  Khảo sát thực tiễn, tham khảo ý kiến của người tiêu dùng, người sản xuất cũng như các cấp chính quyền.  Tham khảo ý kiến các chuyên gia về quy trình cũng như các quy định cụ thể về sản xuất rau an toàn. + Phương pháp xử lý số liệu:  Lựa chọn các số liệu hợp lý với đề tài đã chọn.  Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được. Từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng sản xuất rau an toàn, đồng thời là cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam. 3. Bố cục chuyên đề Bài viết của em gồm 3 phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn Chương 2: Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn Do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các cô chú, anh chị trong Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư Quốc gia. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư Quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị và sự hướng dẫn của cô giáo Vũ Thị Minh, em đã hoàn thành quá trình thực tập của mình. Em xin chân thành cám ơn cô giáo Vũ Thị Minh và các cô chú anh chị tại Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư Quốc gia đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này. Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 7 7 Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn 1.1. Khái niệm và vai trò của sản xuất rau an toàn 1.1.1. Khái niệm rau an toàn và nguyên nhân khiến rau không an toàn Rau an toàn được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998) Tiêu chuẩn rau an toàn về hình thái theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1998, sản phẩm rau tươi phải được thu hoạch đúng lúc, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm của từng loại rau, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp. Bên cạnh đó, rau an toàn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mức giới hạn tối đa cho phép của các nội chất như: - Hàm lượng nitrat (NO3) (mg/kg) (Phụ lục 1) - Hàm lượng của một số kim loại nặng và độc tố (Phụ lục 2) - Hàm lượng của một số vi sinh vật (Phụ lục 3) - Hàm lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 4) Tại những vùng sản xuất nông nghiệp có môi trường sinh thái không tốt, cây rau có thể bị chuột, sâu bệnh hại làm thất thu trung bình 20 – 40% năng suất, nhiều vùng thậm chí còn mất trắng. Chính vì thế hóa chất bảo vệ thực vật được dùng thường xuyên trên đồng ruộng. Việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm tăng ô nhiễm môi trường sinh thái, làm giảm mật độ và số lượng thiên dịch. Thêm vào đó, mực nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Một số nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng và các cơ quan quản lý Nhà nước nghi ngờ độ an toàn của rau củ: Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 8 8 Một là, người nông dân chỉ quen sản xuất nhỏ lẻ, hầu như không áp dụng các kỹ thuật mới, các quy trình trồng rau quả an toàn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan không hề quan tâm đến loại thuốc, liều lượng, thời gian cách ly. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sản phẩm rau trở nên không an toàn và gây ra nhiều vụ ngộ độc cấp tính trong thời gian gần đây đặc biệt là ở các đô thị lớn. Thứ hai, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn chưa đồng bộ và có quy mô tương đối về diện tích, thậm chí rau an toàn còn được canh tác xen kẽ với rau không an toàn hoặc cây trồng khác. Vì thế, thiên dịch của sâu hại rau vẫn bị mất đi do việc sử dụng thuốc của thửa ruộng bên cạnh và lúc này ruộng rau an toàn lại trở thành nơi “lánh nạn” của sâu hại. Để đảm bảo năng suất, người trồng rau an toàn bắt buộc phải sử dụng thuốc nhiều hơn dự định, kết quả là làm sản phẩm rau trở nên không an toàn. Thứ ba, tình trạng bất lực trong kiểm soát nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trong nông nghiệp do chế tài xử phạt còn chưa nghiêm khắc, tiền phạt là quá nhỏ so với lợi nhuận do việc vi phạm thu được. Thứ tư, mức độ tiêu thụ rau an toàn trong cộng đồng còn quá thấp, chưa đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh. Mặt khác trình độ hạn chế của người dân và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp cũng là một cản trở đáng kể đối với sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên bất chấp những nguyên nhân trên, nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân đặc biệt là những người dân ở những đô thị lớn ngày càng tăng cao. Rau được sử dụng trong phần lớn các gia đình hiện nay là những loại không rõ nguốn gốc, xuất xứ và không được đảm bảo về chất lượng. Ở thời điểm hiện tại có 2 loại rau có thể được coi là an toàn cho người tiêu dùng, đó là: - Rau hữu cơ: Được sản xuất theo phương thức dùng phân vi sinh, tưới nước sạch, trên đất không bị ô nhiễm và không sử dụng phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Loại rau này được coi là có mức độ tin tưởng về độ sạch cao nhất và đối tượng sử dụng thường xuyên là những người có thu nhập cao. Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 9 9 - Rau an toàn: là loại rau được sản xuất theo quy trình phòng, chống dịch hại tổng hợp (IPM) và quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được kiểm soát là chính. 1.1.2. Vai trò của việc sản xuất rau an toàn Sản xuất rau an toàn có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong nhiều mặt của đời sống, cụ thể là: - Về sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng rau an toàn có tác dụng tốt đến sức khỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin và dưỡng chất trong rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Hơn nữa, sản xuất rau an toàn còn góp phần bảo vệ sức khỏe của người sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại. - Về môi trường, bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong sản phẩm, sản xuất rau an toàn đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở nên thân thiện với môi trường góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. - Về kinh tế, thực tế tại nhiều vùng trồng rau an toàn đã khẳng định trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp 1,5 – 2 lần so với trồng rau theo phương pháp cũ. - Về hiệu quả xã hội, khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau nói chung hay rau an toàn nói riêng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông thôn. Mặt khác do có hiệu quả kinh tế cao, trồng rau an toàn làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của họ qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn 1.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Điều kiện địa lý Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở Thái Thị Bun My Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 46A 10 10 mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện địa lý có thuận lợi mới có cơ hội để phát triển sản xuất. Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: Phần đất liền (có diện tích 331.000 km2) và phần biển giàu tiềm năng rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hóa với nhiều nước trên thê giới. Việt Nam vừa gia nhập WTO tạo điều kiện cho nước ta học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau an toàn nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng tạo nhiều điều kiện cho nước ta trong xuất khẩu rau quả ra các nước trên thế giới. 1.2.1.2. Điều kiện đất đai Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất rau an toàn là: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về đất (nguồn nước đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất…); đặc điểm về địa hình, độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ th
Luận văn liên quan