Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNO & PTNT tỉnh Quảng Trị

SMES là một lọai hình DN không những thích hợp đối với nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của các nước đang phát triển. SMES ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến, đó là tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm phát. Đối với nước ta, để thúc đẩy phát triển SMES đòi hỏi phải giải quyết những khó khăn mà các DN này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó, khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy vấn đề đặt ra là các DN này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị truờng vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân những DN này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ những DN này một cách hợp lý. Do đó phải giải quyết khó khăn về vốn cho SMES đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các DN và các tổ chức TD cũng phải quan tâm giải quyết. Trong khi đó, NH với tư cách là một DN kinh doanh về tiền tệ có những đặc thù riêng mà ngành khác không có, trong đó hoạt động TD là hoạt động thường xuyên và cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM, mà cho vay đối với các SMES đang là xu thế của các NHTM hiện nay. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn TD NH đầu tư cho phát triển SMES còn rất hạn chế vì các DN này khó đáp ứng đủ điều kiện vay vốn NH và khi tiếp cận nguồn vốn TD thì các DN lại sử dụng vốn chưa hợp lý và có hiệu quả. Do đó, việc xem xét thực trạng để từ đó tìm ra giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES đang là vấn đề bức xúc của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của SMES hiện nay, sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị”.

pdf63 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNO & PTNT tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU SMES là một lọai hình DN không những thích hợp đối với nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của các nước đang phát triển. SMES ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến, đó là tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm phát. Đối với nước ta, để thúc đẩy phát triển SMES đòi hỏi phải giải quyết những khó khăn mà các DN này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó, khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy vấn đề đặt ra là các DN này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị truờng vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân những DN này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ những DN này một cách hợp lý. Do đó phải giải quyết khó khăn về vốn cho SMES đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các DN và các tổ chức TD cũng phải quan tâm giải quyết. Trong khi đó, NH với tư cách là một DN kinh doanh về tiền tệ có những đặc thù riêng mà ngành khác không có, trong đó hoạt động TD là hoạt động thường xuyên và cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM, mà cho vay đối với các SMES đang là xu thế của các NHTM hiện nay. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn TD NH đầu tư cho phát triển SMES còn rất hạn chế vì các DN này khó đáp ứng đủ điều kiện vay vốn NH và khi tiếp cận nguồn vốn TD thì các DN lại sử dụng vốn chưa hợp lý và có hiệu quả. Do đó, việc xem xét thực trạng để từ đó tìm ra giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES đang là vấn đề bức xúc của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của SMES hiện nay, sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị”. Đại học Ki tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 2 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Để xem xét thực trạng cho vay của NH, đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thông qua việc thu thập tài liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007-2009, tình hình cho vay của NH, cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động và thời gian huy động giai đoạn 2007-2009, tình hình hoạt động cho vay SMES giai đoạn 2007-2009. + Để phản ánh một cách chính xác các nguyên nhân dẫn đến tình hình cho vay của NH, đề tài còn thu dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ TD tại NH và một số KH của NH. Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn để nắm bắt các nguyên nhân của vấn đề một cách chính xác hơn. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU + Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng sử dụng vốn cho hoạt động SXKD của các SMES:  Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay.  Đánh giá hoạt động cho vay.  Những thuận lợi và hạn chế.  Nguyên nhân. + Xem xét hoạt động đầu tư TD của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị cho các DN này trong 3 năm 2007 – 2009: a. Kết quả kinh doanh. b. Hoạt động huy động vốn. c. Hoạt động TD. + Từ kết quả phân tích đưa ra một số giải pháp TD nhằm góp phần phát triển SMES trên phạm vi hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU + SMES vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị. + Tình hình cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị. Đại học Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 3 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng SMES của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Đại học Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG SMES TẠI NHTM 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (TDNH) 1.1.1. Khái quát TDNH TD là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị có thể biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật từ chủ thể này sang chủ thể khác với điều kiện phải hoàn trả theo sự thỏa thuận giữa hai bên về thời hạn phải trả, số tiền lãi cũng như cách thức trả. TDNH là quan hệ TD giữa một bên là NH với một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình trong nền kinh tế xã hội. Trong đó NH giữ vai trò trung gian, vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. 1.1.2. Phân loại TDNH a. Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn - Cho vay đầu tư: là hình thức cấp TD tham gia vào các dự án hay quá trình hoạt động SXKD tạo thành hàng hóa. - Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để trang trải cho các chi phí thông thường, đáp ứng nhu cầu về đời sống TD. b. Căn cứ theo thời hạn TD - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầu tư. - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. c. Căn cứ theo xuất xứ TD - Cho vay trực tiếp: là loại TD mà NH cấp vốn trực tiếp cho người vay, đồng thời người vay cũng là người trực tiếp hoàn trả nợ vay cho NH. Đại ọc Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 5 - Cho vay gián tiếp: thông qua các lọai giấy tờ có giá như khế ước hoặc chứng từ nợ, NH tái cấp TD cho người phát hành bằng cách mua lại các giấy tờ này từ người sở hữu chúng. d. Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với KH - Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm tiền vay như thế châp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. e. Căn cứ theo phạm vi - Cho vay trong nước: là quan hệ cho vay diễn ra trong phạm vi một quốc gia. - Cho vay quốc tế: là quan hệ cho vay diễn ra trên phạm vi quốc tế như nước này cho nước kia vay, hay một nước vay nợ từ các tổ chức kinh tế, tài chính phi chính phủ hay tổ chức, cá nhân của một nước đi vay vốn trên thị trường quốc tế. 1.1.3. Các hình thức TDNH Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các NHTM đang cung cấp cho DN những hình thức TD sau: - TD ngắn hạn: gồm chiết khấu thương phiếu, cho vay thấu chi, cho vay từng lần. - TD trung và dài hạn: gồm cho vay theo dự án, cho vay hợp vốn. - Các hình thức tài trợ TD chuyên biệt: gồm cho thuê tài chính, bảo lãnh NH. 1.1.4. Nguyên tắc cấp TD a. Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do đó, trước khi cho vay NH cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của KH đồng thời phải kiểm tra xem KH có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết hay không vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Về phía KH, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp DN đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho NH. Đại học Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 6 b. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng TD Đây là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Do đó đa số nguồn vốn mà NH sử dụng để cho vay là của hoạt động huy động vốn từ KH gửi tiền, do đó sau khi cho vay trong thời hạn nhất định KH vay tiền phải hoàn trả lại cho NH để NH hoàn trả lại cho KH gửi tiền. Vì vậy, khi ký hợp đồng TD NH phải có cơ sở để đảm bảo KH có khả năng trả nợ gốc và lãi tiền vay một cách đầy đủ. c. Vốn vay phải có đảm bảo Trong nền kinh tế thị trường, khó có thể xác định cũng như dự báo chính xác các sự kiện xảy ra trong tương lai, vì vậy việc xác định một cách tương đối chính xác người sử dụng vốn vay có khả năng trả nợ hay không là điều rất khó. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả khoản TD đó phải có đảm bảo. Có hai hình thức đảm bảo: - Đảm bảo bằng tài sản: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay. - Đảm bảo không bằng tài sản dưới hình thức tín chấp hoặc theo chỉ thị, nghị định của Chính phủ 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY SMES TẠI NHTM 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của SMES 1.2.1.1. Khái niệm SMES Theo Luật DN thì “DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của SMES hiện nay có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.Vì vậy việc đưa ra một khái niệm chuẩn xác về SMES có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, hỗ trợ, mở rộng và phát triển SMES. Theo Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển SMES thì SMES là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo Đại học Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 7 quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối Kế toán của DN) hoặc số Lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô Khu vực DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người Việc phân biệt SMES với các loại hình DN khác dựa vào hai tiêu chí: + Tiêu chí định tính: dựa vào đặc trưng cơ bản của SMES như trình độ chuyên môn hoá lĩnh vực hoạt động, số đầu mối quản lýTiêu thức định tính có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của SMES nhưng trên thực tế khó xác định nên chỉ sử dụng làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít dùng làm cơ sở để phân loại. + Tiêu chí định lượng: đây là tiêu thức chủ yếu mà các nước đang sử dụng để phân loại SMES. Tiêu thức này thể hiện số lượng lao động, vốn, doanh thu, lợi nhuận của DN. Tiêu chí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ tốc độ phát triển kinh tế, tính chất ngành nghề, vùng lãnh thổ, tính chất lịch sử, mục đích phân loại. Theo tiêu chí của WB: Doanh nghiệp Số lao động Doanh nghiệp siêu nhỏ < 10 Doanh nghiệp nhỏ 10- <50 Doanh nghiệp vừa 50-<300 Đại học Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 8 Ở mỗi nước tuỳ đặc điểm kinh tế - xã hội, tuỳ từng giai đoạn phát triển khác nhau mà có tiêu chí riêng để xác định SMES ở nước mình: Nước Phân loại Số lao động Vốn Thái Lan Công nghiệp nhỏ 0-50 <50 triệu Baht Công nghiệp vừa 51-200 50-200 triệu Baht Philippin Công nghiệp nhỏ 10-99 1.5-15 triệu Pêsô Công nghiệp vừa 100-199 15-60 triệu Pêsô Indonexia Công nghiệp nhỏ 5-19 <=20000 USD Công nghiệp vừa 20-99 20000-100000 USD Trung Quốc Công nghiệp nhỏ 50-100 Công nghiệp vừa 101-500 Nguồn: hồ sơ các SMES khu vực APEC (1990-2000) Nhật Bản: Ngành nghề Vốn (yên) Lao động (người) Công nghiệp khai thác,chế t ạo <=100 <300 Thương nghiệp <=30 <100 Thương nghiệp bán lẻ,dich vụ <=10 <50 1.2.1.2. Đặc điểm SMES a. Quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn chế Theo số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở 63.000 SMES tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy quy mô vốn của các SMES.:  Gần 50% số DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng  Gần 75% số DN có mức vốn dưới 2 tỷ đồng  90% số DN có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. ( Năm 2005) Để mở rộng SXKD, SMES cần phải tiếp cận các nguồn vốn tài trợ bên ngoài và TD của NH được xem là nguồn tài trợ truyền thống của DN. Vốn vay NH góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, mở rộng ngành nghề truyền thống nhằm phát huy lợi thế so sánh. Vốn vay NH góp một phần không nhỏ giúp DN đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó nâng cao năng lực canh tranh cho các SMEs. Đại họ Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 9 Theo kết quả điều tra các SMES ở 30 tỉnh thành phía Bắc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong số 63.000 DN được điều tra thì 66,95% nêu lên khó khăn về tài chính. Do đó quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn chế được xem là đặc điểm nổi bật nhất của SMES. b. Năng lực quản lý Theo số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở 63.000 SMES tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy: có tới 55.63% số chủ DN có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ DN có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. (Nguồn: Năm 2005) Phần lớn cán bộ quản lý trong các DN khi thành lập DN và hoạt động kinh doanh dựa trên kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu, nhiều chủ DN chưa qua trường lớp đào tạo cán bộ nên có nhiều hạn chế trong công tác quản lý kinh tế cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh. Về trình độ tay nghề của người lao động trong các DN chưa được quan tâm đào tạo thường xuyên phần lớn người lao động được truyền dạy nghề thông qua gia đình hoặc các kỹ thuật viên của DN, do vậy tính năng động, sáng tạo trong việc phát huy sáng kiến, cải tiến mẫu mã hàng hoá chưa cao. Do xuất phát từ đặc điểm vốn hạn chế nên chủ DN không có điều kiện để thu hút lao động có tay nghề cao cũng như đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin quản lý. c. Khả năng ứng dụng, đổi mới công nghệ thấp Theo kết quả điều tra năm 2005 với 11000 DN dân doanh sản xuất công nghiệp thì 8% tự xác định là có công nghệ tiên tiến, 50% công nghệ trung bình, số còn lại 42% là công nghệ lạc hậu và không tự đánh giá. Đặc biệt chỉ có 6% DN trong số này có nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ. Điều này đặc biệt quan trọng vì kỹ thuật công nghệ liên quan đến nguồn nhân lực và là yếu tố quyết định sự thành bại của DN. d. SMES hoạt động rất đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, mọi địa bàn, thu hút nguồn lao động và vốn lớn Đại học Kin h tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 10 Khả năng cạnh tranh trên thị trường của SMES thấp do hạn chế về vốn, trình độ tay nghề, phương thức và kinh nghiệm quản lý. Thị trường của SMES chủ yếu phục vụ DN lớn: nhà cung cấp nguyên vật liệu, đại lý bán hàng, kênh phân phối hoặc là những đoạn thị trường còn bỏ ngõ, có phạm vi nhỏ, độ sâu còn hạn chế. Những thị trường này chứa đựng nhiều rủi ro và thường xuyên biến động khiến cho hoạt động của SMES không ổn định. e. Thiếu thông tin và bị lép vế trong các mối quan hệ Vấn đề thông tin là yếu tố ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của DN. Thông tin từ phía môi trường kinh doanh mà DN bị chịu ảnh hưởng từ nhà cung cấp, đối tượng cạnh tranh, khách hàng, môi trường pháp lý, yếu tố kinh tế xã hội. Việc tiếp cận với các nguồn thông tin, đặc biệt là qua internet và việc khai thác sử dụng nó là một hạn chế lớn đối với SMES. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém tất yếu đẫn đến nhận thức vấn đề ứng dụng công nghệ trong khai thác thông tin chưa thực sự rõ ràng. Các SMES với quy mô nhỏ và thông tin kém đa chiều sâu rộng do đó gây cản trở cho chính họ trong việc mở rộng mối quan hệ và ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược, kế hoạch kinh doanh của DN. Và một đặc điểm không thể không kể đến là SMES dễ dàng thay đổi loại hình kinh doanh trước sự biến động của thị trường. Đây là một lợi thế giúp DN tiết kiệm được thời gian và chi phí, tận dụng được cơ hội kinh doanh khi thời cơ đến. 1.2.1.3. Vai trò của SMES a. SMES đóng góp quan trọng vào GDP và tăng trưởng kinh tế Số liệu thống kê SMES chiếm 96% trong tổng số DN thuộc tất cả các loại hình đang hoạt động ở Việt Nam cung cấp một lượng hàng hoá dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế. SMES đóng góp 25% - 26% GDP cho cả nước, tạo ra 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá, gần 100% tổng giá trị sản lượng của một số ngành nghề như: giày dép, hàng thủ công mĩ nghệ( b. Góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Hàng năm nước ta có khoảng hơn 1 triệu người đến tuổi lao động mà khả năng thu hút lao động của DN nhà nước lớn bị hạn chế. Đồng thời trong tiến trình cải cách Đại học Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 11 đổi mới DN nhà nước làm cho một bộ phận lao động bị mất việc làm. Do đó SMES có vai trò quan trọng trong thu hút lao động. Năm 2002 cả nước tạo ra 1,42 triệu việc làm mới thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút 79,1% tổng số việc làm ( edu.vn). Hàng năm khu vực DN thu hút hàng chục vạn lao động góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước. c. Hoạt động của SMES góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả cao Với quy mô nhỏ, SMES dễ được thành lập, dễ chuyển đổi mặt hàng SXKD, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ do đó dễ thích ứng với thay đổi của thị trường từ đó làm cho nền kinh tế năng động hơn. d. Thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế Theo số liệu thống kê DN dân doanh huy động được 30 tỷ USD. Hiện nay nhà nước có chủ trương bán, khoán, cho thuê, cổ phần hoá các DN có quy mô nhỏ và vừa. Chủ trương này có tác dụng thúc đẩy hoạt động đầu tư vốn cho SXKD của người dân bằng việc mua lại DN, mua cổ phần hoặc thành lập mới các SMES. Năm 2002 đầu tư khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 28,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong tổng số 2.808 dự án được cấp phép ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đã có 2.225 dự án thuộc khu vực kinh tế tư nhân với tổng số vốn thành lập hơn 16.244 tỷ, chiếm 38,7% tổng vốn đầu tư, thu hút 234.899 lao động. e. Hỗ trợ cho DN lớn phát triển DN lớn đặt cơ sở ở trung tâm kinh tế, ngược lại SMES có mặt khắp mọi nơi cung ứng nguyên vật liệu, thành lập mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm, thực hiện các hợp đồng phụ quan trọng không thể thiếu cho DN lớn. Với sự năng động của mình, SMES hoàn toàn có thể tạo ra các dịch vụ phụ trợ trong phạm vi vốn nhỏ hẹp của mình. Sự đóng góp này là vô cùng quan trọng vì dịch vụ phụ trợ mà SMES sẽ đáp ứng yêu cầu đặt ra và sự phát triển chung của xã hội. f. Là trụ cột cho kinh tế địa phương SMES có mặt khắp mọi nơi các địa phương và là nguồn đóng góp quan trọng vào thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Phát triển SMES sẽ giúp địa phương khai thác được thế mạnh đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phục Đại học Kin h tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S: Lê Nữ Minh Phương SVTH: Nguyễn Trần Hạnh Nhân 12 vụ phát triển kinh tế địa phương, góp phần quan trọng vào công tác xoá đói giảm nghèo ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Như vậy từ việc khẳng định vị trí và vai trò của SMES, việc chú trọng phát triển SMES ở nước ta là một trong những chiến lược quan trọng trong quá trinh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay việc hỗ trợ TD cho SMES là rất cần thiết. 1.2.2. Hoạt động cho vay SMES của NHTM 1.2.2.1. Phương thức cho vay
Luận văn liên quan