Đề tài Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa

Thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập thời kỳ đất nước đang tiến lên sự nghiệp hóa Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Dân số một vấn đề đang được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà với các quốc gia trên toàn thế giới. Dân số nảy sinh lên rất nhiều vấn đề trong đó lực lượng lao động và việc làm là vấn đề bức xúc và cần được giải quyết ngay tại tất cả các quốc gia trên thế giới không riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta. Tại Việt Nam có tới 80% dân số và 70% lao động sống và làm việc tại nông thôn. Trên địa bàn cả nước có đến 6 – 7 triệu lao động dư thừa, không có việc làm thường xuyên, trong đó có 50% lao động có việc làm từ 4 – 5 tháng/năm. Hàng năm lao động cả nước tăng từ 3,4 – 3,5%, trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quan trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu. Thực trạng này đã và đang là rào cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển nền giáo dục, bên cạnh đó một mối lo không nhỏ đó là phát sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội. Nhà nước từ lâu đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình chuyển đổi này đã diễn ra một cách chậm chạp. Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng biệt về mọi mặt vì thế việc nghiên cứu phải gắn sát với sự phát triển của địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những giải pháp, chính sách hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động mỗi vùng miền. Khánh Vĩnh là một huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Là huyện có địa bàn khá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang – Khánh Hòa. Là huyện có diện tích rừng rất lớn, có những tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử lâu đời và nền công nghiệp chế biến lâm sản. Nhiều năm qua mặc dù nền kinh tế có những chuyển biến tích cực đáng kể xong trong những năm gần đây tệ nạn xã hội của huyện có chiều hướng tăng. Theo cơ quan co thẩm quyền phần lớn các đối tượng vi phạm chủ yếu là những người không có việc làm chủ yếu là ở nông thôn. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn huyện nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền huyện Khánh vĩnh. Từ thực trạng trên em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa”.

doc64 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập thời kỳ đất nước đang tiến lên sự nghiệp hóa Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Dân số một vấn đề đang được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà với các quốc gia trên toàn thế giới. Dân số nảy sinh lên rất nhiều vấn đề trong đó lực lượng lao động và việc làm là vấn đề bức xúc và cần được giải quyết ngay tại tất cả các quốc gia trên thế giới không riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta. Tại Việt Nam có tới 80% dân số và 70% lao động sống và làm việc tại nông thôn. Trên địa bàn cả nước có đến 6 – 7 triệu lao động dư thừa, không có việc làm thường xuyên, trong đó có 50% lao động có việc làm từ 4 – 5 tháng/năm. Hàng năm lao động cả nước tăng từ 3,4 – 3,5%, trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quan trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu. Thực trạng này đã và đang là rào cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển nền giáo dục, bên cạnh đó một mối lo không nhỏ đó là phát sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội. Nhà nước từ lâu đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình chuyển đổi này đã diễn ra một cách chậm chạp. Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng biệt về mọi mặt vì thế việc nghiên cứu phải gắn sát với sự phát triển của địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những giải pháp, chính sách hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động mỗi vùng miền. Khánh Vĩnh là một huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Là huyện có địa bàn khá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang – Khánh Hòa. Là huyện có diện tích rừng rất lớn, có những tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử lâu đời và nền công nghiệp chế biến lâm sản. Nhiều năm qua mặc dù nền kinh tế có những chuyển biến tích cực đáng kể xong trong những năm gần đây tệ nạn xã hội của huyện có chiều hướng tăng. Theo cơ quan co thẩm quyền phần lớn các đối tượng vi phạm chủ yếu là những người không có việc làm chủ yếu là ở nông thôn. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn huyện nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền huyện Khánh vĩnh. Từ thực trạng trên em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động ở huyện Khánh Vĩnh và đề xuất biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động và việc làm tại nông thôn. Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Khánh Vĩnh và đề xuất biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh một cách hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh. Nghiên cứu sự phát triển các ngành nghề kinh tê ở nông thôn và nguồn lao động nông thôn Tại huyện Khánh Vĩnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện bằng phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm, trao đổi, phân tích, phong vấn, quan sát… 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng lao động và việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh. 5.2. Phạm vi không gian Nghiên cứu tài liệu tại huyện Khánh Vĩnh. Phạm vi thời gian Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2005 – 2010. Đề xuất biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh giai đoạn (2011 – 2012). Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2011 đến 5/2011. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NÔNG THÔN 1.1. Một số khái niệm và đặc điểm liên quan 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về việc làm và thất nghiệp ở nông thôn 1.1.1.1. Việc làm Bộ luật lao động năm 1994 được bổ sùn sửa đổi năm 2002, 2006, 2007 quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Như vậy hoạt động việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho cá nhân, gia đình người lao động hoặc một cộng đồng nào đó. Với cách hiểu này đã tạo thuận lợi cho việc tạo việc làm và giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng lao động. Từ đó người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê mướn lao động theo qui định của pháp luật Nhà nước, để tạo việc làm cho bản thân mình cũng như việc thuê mướn lao động trong thị trường lao động. 1.1.1.2. Thất nghiệp Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2002 qui định: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Như vậy có thể hiểu thất nghiệp là tình trạng không có việc làm, không mang lại thu nhập cho người lao động còn trong độ tuổi lao động đang muốn tham gia lao động. Một người được xem là có việc làm nếu người đó sử dụng hầu hết tuần trước đó để làm công việc được trả lương. Một người được xem là thất nghiệp nếu người đó tạm thời nghỉ việc, đang tìm việc hoặc đang đợi ngày bắt đầu làm việc mới. Người không thuộc hai diện trên , chẳng hạn là học sinh dài hạn, người nội trợ hoặc nghỉ hưu không nằm trong lực lượng lao động. 1.1.1.3. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong hộ gia đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công viêc của nhau. Vì thế mà việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm hiệu quả. Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng chọt, chăn nuôi với các cây trồng vật nuôi khac nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc đó cũng có sự khác nhau rõ rệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu hút nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay bên trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt động phi nông nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộ gia đình, dòng họ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng dộc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, vùng miền trên đất nước. Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai, cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt dộng cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh…). Hoạt động dịc vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho lao động. Ở nông thôn, có một lớn công việc không định trước được thời gian như: Trông nhà, trông con, cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động. Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lình vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm tỏng nông thôn. Hiện nay, những việc làm tỏng nông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ. Vì thế mà khả năng thu hút lao động cao, tuy nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng thấp, mẫu mã không mát mắt người tiêu dùng, năng suất lao động thấp từ đó đã làm cho thu nhập bình quân của lao động tại các vùng nông thôn thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực thành thị. 1.1.1.4. Phân loại việc làm và thất nghiệp ở nông thôn Phân loại việc làm ở nông thôn Căn cứ theo thời gian thực hiện công việc, việc làm được chia thành 3 loại: Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm. Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số giờ thực hiện công việc trong tuần. Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện công việc nào đó. b. Phân loại thất nghiệp ở nông thôn Căn cứ vào thời gian mà thất nghiệp được phân chia thành các loại như sau: Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 thnags trở lên tính từ ngày có dăng ký thất nghiệp hoặc thời điểm điều tra trở về trước. Thất nghiệp ngắn hạn là thất nghiệp dưới 12 tháng trở xuống tính từ thời điểm đăng ký thất nghiệp hoặc thời điểm điều tra trở về trước. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về lao động nông thôn 1.1.2.1. Khái niệm về lao động nông thôn Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và xã hội. Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cả vật chất của những người lao động nông thôn. Do đó lao động nông thôn bao gồm: Lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn… 1.1.2.2. Đặc điểm của lao động nông thôn Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90 % lao động nông thôn do đó mà đặc điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm của lao động trong sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm của lao động nông thôn: Thứ nhất: Là mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được tính chất này. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (Khí hạu, đất đai…). Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trử nên phức tạp hơn. Thứ hai: Lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có thích ứng lớn. Do đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp. Thứ ba: Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nũa mức động áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất cong thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức khỏel, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một số ngành khác. Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệp và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ mang tính tự chế cao. Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất. Nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các tính chất của lao động nông thôn từ đó có thể tìm ra những biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao động trong nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung. 1.1.3. Khái niệm của cơ cấu kinh tế nông thôn 1.1.3.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế (CCKT) là một phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế trong giới hạn một địa phương, một quốc gia hay một khu vực. Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan hệ, chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế thể hiện mối tương quan giữa các thành phần, các nhân tố đó. Trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào, người ta cũng có thể định tính hoặc định lượng được mức độ phát triển của CCKT. Các mối quan hệ này một mặt biểu tượng sự tương quan về mặt số lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ của chúng về mặt chất lượng và được xác lập trong điều kiện cụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nền kinh tế. CCKT không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành có tính chất cố định mà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất. Để CCKT phát huy hiệu quả thì cần phải có một quá trình, một thời gian nhất định. Thời gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại CCKT. Tuy nhiên trạng thái của các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận động không ngừng. Do vậy việc duy trì quá lâu một CCKT sẽ làm giảm đi tính hiệu quả do bản thân cơ cấu mang lại. Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, cập nhập thông tin phục vụ cho việc hoạch định những chính sách mới và có những điều chỉnh phù hợp kịp thời với yêu cầu của tình hình mới. Mặt khác sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Cần phải thấy rõ rằng cơ cấu kinh tế không phải là một mục tiêu được đặt ra do sự nhận thức của chủ quan, mà phải hiểu đó là một phương tiện để đưa nền kinh tế đặt được sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Từ đó phải có những xem xét đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội mà CCKT đó mang lại như thế nào. Điều này cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước, riêng các vùng, các doanh nghiệp, trong đó có tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn. 1.1.3.2. Cơ cấu kinh tế nông thôn Cơ cấu kinh tế nông thôn (CCKTNT) là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn. Nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế trong khu vực nông thôn trong quá trình phát triển, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và có liên quan chặt chẽ về mặt chất, chúng có tác động qua lại lẫn nhau, trong không gian và thời gian, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông thôn. CCKTNT là một bộ phận hợp thành, không thể tách rời CCKT quốc dân. Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước kém phát triển. Kinh tế nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được tiến hành trên địa bàn nông thôn. Xác lập CCKTNT chính là giải quyết mối quan hệ giữa những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông thôn dưới tác động của lực lượng sản xuất, giữa tự nhiên và con người, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. CCKTNT cũng được xem xét trên các mặt và các mối quan hệ của chúng như: Cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn, cơ cấu các vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn CCKTNT vừa có những đặc trưng chung của CCKT vừa có đặc trưng riêng của vùng nông thôn với những đặc điểm mang tính đặc thù. Những đặc trưng riêng của CCKTNT được biểu hiện như sau: Do đặc điểm của kinh tế nông thôn nên CCKTNT bị chi phối mạnh mẽ bởi cấu trúc của kinh tế nông thôn. Điều đó biểu hiện ở chỗ, trong CCKTNT, nông nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến khi CCKTNT biến đổi theo hướng có tính quy luật “giảm tương đối và tuyệt đối số người lao động hoạt động trong khu vực nông thôn với tư cách là lao động tất yếu” lao động này ngày càng thu hẹp để tăng lao động thặng dự. CCKTNT hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Từ thời kỳ kinh tế sinh tồn chuyển sang thời kỳ du canh, du mục, tự cấp tự túc, nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn này đồng nhất với nền kinh tế nông nghiệp mà cơ cấu của nó là hai ngành trồng tỉa lương thực và chăn thả đại gia súc gắn liền với hai bộ phận trồng trọt và chăn nuôi. Trong bối cảnh này, kinh tế nông thôn đồng nghĩa với kinh tế nông nghiệp. Chỉ khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp sản xuất hàng hoá, CCKTNT mới được hình thành và vận động theo hướng đa dạng, có hiệu quả, sự phân công lao động chi tiết, tỉ mỉ hơn, từ đó những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao được phát triển và mở rộng, mở mang nhiều ngành nghề, dần dần đưa kỹ thuật và công nghệ mới vào nông thôn, mở rộng và phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn. CCKTNT được hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện tự nhiên và mức độ lợi dụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên (độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa… tức là những nguồn lực của đầu vào được ban phát bởi tạo hoá). Cơ cấu kinh tế nông thôn, trong đó có cơ cấu nông nghiệp hướng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tối ưu và cải thiện điều kiện tự nhiên để có lợi cho con người nhất. Đặc trưng cơ bản của CCKTNT là tác động hàng loạt của các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển toàn diện của nông thôn. Qúa trình xác lập và biến đổi CCKTNT như thế nào là phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nhận thức để tác động thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng có hiệu quả cao theo mục tiêu xác định. Vì vậy, CCKTNT phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau. Chuyển dịch CCKTNT phải là một quá trình vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá trình chuyển dịch nó đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề là phải biết bắt đầu tư đâu và với những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như thế nào để tác động vào nó sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ thống cơ cấu kinh tế nông thôn cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng, của nền kinh tế quốc dân. CCKT mang tính ổn định tương đối trong từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tuy nhiên, xét cả quá trình, nó không cố định, luôn vận động mang tính tất yếu khách quan. Vì vậy, chuyển dịch CCKT là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế theo một chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế đến các trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp mong muốn thông qua các tác động điều khiển có ý thức, hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. 1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Chuyển dịch CCKTNT là sự vận động và thay đổi cấu trúc của các yếu tố cấu thành trong kinh tế nông thôn theo các quy luật khách quan dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng theo những mục tiêu xác định. Đó là sự chuyển dịch theo những phương hướng và mục tiêu nhất định chuyển dịch CCKT nông thôn được xem xét trên các phương diện: Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, và cơ cấu thành phần kinh tế… Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông thôn là sự thay đổi mối quan hệ tương quan của mỗi ngành s
Luận văn liên quan