Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay trong các mục thông tin tuyển dụng đều có nội dung vềchế độ đãi ngộ“sẽ được làm trong môi trường năng động, chuyên nghiệp; với mức lương cạnh tranh tương xứng với năng lực và đóng góp của bạn; có cơhội thăng tiến không ngừng; được thửthách và đào tạo trong công việc ” Tại sao lại nhưvậy? Khi mà trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều không quan tâm đến vấn đềnày bởi họcoi đó là một việc không đáng làm vào thời điểm đó, hay cũng là từphía người lao động lúc đó chưa thực sựhiểu biết vềchế độ đãi ngộcho họbởi sựtất bật lo toan kiếm miếng ăn hàng ngày và nỗi lo bịthất nghiệp. Nhưng cùng với sựphát triển của nền kinh tếthịtrường, đời sống của người lao động từng bước được nâng cao và họngày càng có thêm nhiều nhu cầu khác nữa. Đồng thời, theo xu hướng phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời đòi hỏi một sốlượng lớn nguồn nhân lực và hơn cảlà nguồn nhân lực chất lượng cao Chính vì thế, việc quan tâm đến chế độ đãi ngộnhân sựnhằm tạo động lực cho người lao động là một điều cực kỳcần thiết. Phải hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động đểcó thểthu hút và giữchân được những người tài giỏi, có thểgiúp mình cạnh tranh và chiến thắng trong nền kinh tếthịtrường năng động và biến đổi không ngừng.Chính nhờnhững người tài giỏi thì doanh nghiệp đó, tổchức đó mới có thểtồn tại, cạnh tranh và phát triển vững mạnh được. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó, cần phải có những giải pháp tốt đểhoàn thiện công việc có ý nghĩa lớn lao này. Văn phòng Tổng công ty là trái tim của Tổng công ty, là nhân tốcực kỳquan trọng đểTổng công ty có thểphát triển lớn mạnh và đặc biệt là đểngành Lâm nghiệp Việt Nam có thểphát triển hơn nữa. Chính vì thếtôi lựa chọn đềtài: “Thực trạng và một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam” làm đềtài cho luận văn của mình. Với đềtài này, tôi tìm hiểu thực trạng của công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty, nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm và từ đó tôi đềxuất một sốgiải pháp đối với Văn phòng Tổng công ty, và đưa ra một sốkiến nghị đối với nhà nước.

pdf83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp 1 ---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam” Luận văn tốt nghiệp 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời động viên khích lệ từ phía gia đình, bạn bè và các thầy cô giáo, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo PGS.TS Phan Kim Chiến. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè - những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song đây là công trình nghiên cứu của một sinh viên mới bước đầu chập chững trên con đường nghiên cứu khoa học nên không tránh được những thiếu sót. Tôi mong sự đóng góp chân thành của quý thầy cô, bạn bè… để bài luận văn này hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Luận văn tốt nghiệp 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG. ..................................................................................... 9 1.1. Động lực lao động.......................................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm động lực lao động. .................................................................. 9 1.1.2. Phân biệt động lực lao động và động cơ lao động. ................................. 11 1.1.3. Mối quan hệ giữa nhu cầu, lợi ích với động cơ, động lực lao động. ....... 12 1.2. Tạo động lực lao động. ................................................................................ 13 1.2.1. Khái niệm. ............................................................................................ 13 1.2.2. Các học thuyết tạo động lực. ................................................................. 14 1.2.2.1. Các học thuyết về nhu cầu của Maslow, Clayton Alderfer và David Mc. Cleiland. .............................................................................................. 14 1.2.2.2. Học thuyết về thưởng phạt của Skinner. ......................................... 16 1.2.2.3. Học thuyết kỳ vọng của Vroom. ..................................................... 17 1.2.2.4. Thuyết hệ thống 2 yếu tố của Herzberg. ......................................... 17 1.2.2.5. Thuyết về sự công bằng của Stancy Adams. ................................... 18 1.2.2.6. Thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke. ........................................... 18 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động. ................................. 18 1.2.3.1. Nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân người lao động ....................... 18 1.2.3.2. Nhóm nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp ................................ 15 1.2.4. Sự cần thiết của tạo động lực lao động. ................................................. 18 1.2.4.1. Đối với bản thân người lao động: ................................................... 22 1.2.4.2. Đối với tổ chức: ............................................................................. 23 1.3. Các công cụ tạo động lực lao động: ............................................................. 23 1.3.1. Tiền lương, tiền công: ........................................................................... 23 1.3.2. Các khuyến khích tài chính. .................................................................. 27 1.3.2.1. Tiền thưởng. ................................................................................... 24 1.3.2.2. Phụ cấp. ......................................................................................... 26 Luận văn tốt nghiệp 4 1.3.2.3. Phúc lợi và dịch vụ. ........................................................................ 27 1.3.3. Các khuyến khích phi tài chính ............................................................. 28 1.3.3.1. Bản thân công việc: ........................................................................ 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ................. 31 2.1. Tình hình chung của Tổng công ty. .............................................................. 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. ............................ 31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức. ...................................................................................... 37 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................. 36 2.1.4. Đặc điểm người lao động tại Văn phòng Tổng công ty .......................... 41 2.2. Thực trạng công tác tạo động lực tại văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. ........................................................................................................... 40 2.2.1. Chế độ tiền công, tiền lương ................................................................. 40 2.2.1.1. Những nguyên tắc chung ................................................................ 41 2.2.1.2. Nguồn hình thành quỹ tiền lương ................................................... 42 2.2.1.3. Sử dụng quỹ tiền lương .................................................................. 42 2.2.1.4. Quy định trả lương gắn với kết quả lao động .................................. 42 2.2.1.5. Quy định thanh toán tiền lương ...................................................... 49 2.2.1.6. Quy định thanh toán tiền lương làm thêm giờ ................................. 49 2.2.1.7. Một số quy định kèm theo chế độ trả lương: ................................... 51 2.2.1.8. Đơn giá tiền lương ......................................................................... 51 2.2.2. Tạo động lực thông qua tiền thưởng ...................................................... 55 2.2.3. Tạo động lực lao động thông qua trợ cấp, phúc lợi và dịch vụ ............... 57 2.2.3.1. Phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật. ............................... 57 2.2.3.2. Phúc lợi tự nguyện: ........................................................................ 57 2.2.4. Tạo động lực qua công tác phân công lao động hợp lý. ......................... 58 2.2.5. Tạo động lực cho người lao động thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc. ................................................................................................................ 59 Luận văn tốt nghiệp 5 2.2.6. Tạo động lực thông qua công tác quản lý lao động và đánh giá kết quả làm việc: ......................................................................................................... 60 2.2.7. Tạo động lực thông qua công tác đào tạo và đề bạt cán bộ. ................... 60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................................................................... 66 3.1. Các giải pháp đề ra: ..................................................................................... 66 3.1.1. Xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý: ............................ 67 3.1.2. Về phúc lợi. .......................................................................................... 70 3.1.3. Phân tích và đánh giá công việc thực hiện: ............................................ 71 3.1.4. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc. .......................................... 75 3.1.5. Cải tiến phương tiện lao động: .............................................................. 74 3.1.6. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo phát triển người lao động: ........................ 76 3.1.7. Một số giải pháp khác: .......................................................................... 78 3.1.7.1. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý: .................................. 78 3.1.7.2. Kích thích tâm lý cuộc sống: .......................................................... 79 3.1.7.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá: ................................................ 80 3.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước về công tác tạo động lực cho người lao động nói chung: ............................................................................................................... 80 3.2.1. Nhà nước cần phải điều chỉnh sự tăng lương và mức lương cơ bản. ..... 80 3.2.2. Nhà nước phải tăng thêm số ngày nghỉ cho người lao động. .................. 80 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 81 Luận văn tốt nghiệp 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quá trình tạo động lực ......................................................................... 13 Bảng 1.2: Mô hình lớp nhu cầu của Maslow .......................................................... 15 Bảng 1.3: Ví dụ đặc điểm nhu cầu, mục tiêu của một số loại người: ...................... 19 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của tổng công ty ........................................................... 37 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................. 39 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong Văn phòng Tổng công ty .................................... 41 Bảng 2.4: Xác định bảng hệ số điểm theo cấp bậc công việc áp dụng .................... 48 Bảng 2.5: Bảng đăng ký kế hoạch thêm giờ .......................................................... 49 Bảng 2.6: Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ .............................................. 50 Bảng 2.7: Bảng quyết toán quỹ lương năm 2005 ................................................... 51 Bảng 2.8: Bảng quyết toán quỹ lương năm 2006 .................................................. 52 Bảng 2.9: Bảng quyết toán quỹ lương năm 2007 ................................................... 50 Bảng 2.10: Bảng lương của một số CBCNV ......................................................... 51 Bảng 2.11: Mẫu bảng chấm công .......................................................................... 59 Bảng 3.1: Bảng mô tả công việc của cán bộ quản lý tiền lương ở phòng Tổ chức Lao động ............................................................................................................... 72 Bảng 3.2: Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên phòng kinh doanh: ............ 75 Luận văn tốt nghiệp 7 7 LỜI MỞ ĐẦU Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay trong các mục thông tin tuyển dụng đều có nội dung về chế độ đãi ngộ “sẽ được làm trong môi trường năng động, chuyên nghiệp; với mức lương cạnh tranh tương xứng với năng lực và đóng góp của bạn; có cơ hội thăng tiến không ngừng; được thử thách và đào tạo trong công việc…” Tại sao lại như vậy? Khi mà trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều không quan tâm đến vấn đề này bởi họ coi đó là một việc không đáng làm vào thời điểm đó, hay cũng là từ phía người lao động lúc đó chưa thực sự hiểu biết về chế độ đãi ngộ cho họ bởi sự tất bật lo toan kiếm miếng ăn hàng ngày và nỗi lo bị thất nghiệp. Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của người lao động từng bước được nâng cao và họ ngày càng có thêm nhiều nhu cầu khác nữa. Đồng thời, theo xu hướng phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời đòi hỏi một số lượng lớn nguồn nhân lực và hơn cả là nguồn nhân lực chất lượng cao… Chính vì thế, việc quan tâm đến chế độ đãi ngộ nhân sự nhằm tạo động lực cho người lao động là một điều cực kỳ cần thiết. Phải hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động để có thể thu hút và giữ chân được những người tài giỏi, có thể giúp mình cạnh tranh và chiến thắng trong nền kinh tế thị trường năng động và biến đổi không ngừng.Chính nhờ những người tài giỏi thì doanh nghiệp đó, tổ chức đó mới có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển vững mạnh được. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó, cần phải có những giải pháp tốt để hoàn thiện công việc có ý nghĩa lớn lao này. Văn phòng Tổng công ty là trái tim của Tổng công ty, là nhân tố cực kỳ quan trọng để Tổng công ty có thể phát triển lớn mạnh và đặc biệt là để ngành Lâm nghiệp Việt Nam có thể phát triển hơn nữa. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam” làm đề tài cho luận văn của mình. Với đề tài này, tôi tìm hiểu thực trạng của công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty, nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm và từ đó tôi đề xuất một số giải pháp đối với Văn phòng Tổng công ty, và đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước. Luận văn tốt nghiệp 8 8 Kết cấu của Bài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về động lực lao động và tạo động lực lao động Chương 2: Đánh giá công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm tạo động lực lao động cho CBCNV tại Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam KẾT LUẬN Luận văn tốt nghiệp 9 9 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG. 1.1. Động lực lao động. 1.1.1 Khái niệm động lực lao động. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực con người đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với tổ chức, đó là “nguồn nhân lực” của tổ chức. Các nhà quản lý ngày càng quan tâm tới việc làm sao để nguồn lực này có thể phát huy một cách tốt nhất, làm sao để một người lao động cụ thể có thể làm việc một cách hăng say, nhiệt tình nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Với cùng một công việc, cùng một điều kiện làm việc, tuy nhiên, mỗi người sẽ có một kết quả khác nhau. Sự khác nhau nay ngoài những yếu tố khác ra, một yếu tố quan trọng cần được nói tới đó là động lực lao động. Mà chính nó, chịu sự tác động của tất cả những yếu tố khác, sẽ được đề cập ở phần sau. Vậy, động lực lao động là gì? Có một số định nghĩa sau: Theo giáo trình quản trị nhân lực của PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS Nguyễn Vân Điềm: “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được mục tiêu, kết quả nào đó”. Theo giáo trình Hành vi tổ chức của Bùi Anh Tuấn: “Động lực lao động là những nhân tố ở bên trong nhằm kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động”. ■ Bản chất của động lực lao động: ● Động lực lao động luôn gắn liền với một công việc, một tổ chức, một môi trường làm việc cụ thể và một cá nhân cụ thể. Điều này có nghĩa là không có động lực chung chung, mà với mỗi cá nhân khác nhau, với mỗi công việc mà họ đảm nhận khác nhau, với mỗi điều kiện lao động khác nhau và thái độ khác nhau mà bản thân người lao động sẽ có những nỗ lực làm việc khác nhau. Luận văn tốt nghiệp 10 10 ● Động lực lao động không phải là cố hữu trong mỗi con người, nó thường xuyên thay đổi. Vào thời điểm này động lực lao động cao, tuy nhiên cũng có lúc động lực lao động lại thấp hoặc chưa chắc hẳn đã tồn tại trong bản thân người lao động. Trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì động lực lao động sẽ phát huy khác nhau. Chính nhờ đặc điểm này mà nhà quản lý có thể can thiệp, tác động vào người lao động để có thể phát huy nỗ lực làm việc của người lao động. ● Động lực lao động mang tính tự nguyện. Bản thân mỗi người lao động sẽ tự cảm thấy được nỗ lực làm việc tuỳ từng lúc mà họ cảm thấy thoải mái, hứng thú. Bản chất của con người là thích được chủ động trong mọi việc chứ không bị động. Dĩ nhiên, trong một tổ chức sự chủ động của cá nhân là phải trong khuôn khổ. Và người quản lý phải biết rõ đặc điểm này để có thể phát huy được động lực lao động tốt nhất, phải có nghệ thuật để tăng cường tính tự nguyện của người lao động. ● Động lực lao động là nhân tố quan trọng dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân và sản xuất có hiệu quả trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Động lực lao động giống như một sức mạnh vô hình từ bên trong con người thúc đẩy họ làm việc hăng say hơn, nỗ lực hơn, làm việc một cách không biết mệt mỏi. Nhưng cần phải hiểu rằng động lực là một nhân tố chứ không phải là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, tay nghề của người lao động, và cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc…. Người lao động dù không có động lực lao động thì vẫn có thể hoàn thành công việc được giao, vẫn có thể đạt được yêu cầu của nhà quản lý, bởi trong họ vẫn có trách nhiệm với công việc, có trình độ, có tay nghề và có nghĩa vụ phải làm. Họ làm việc theo quán tính và khả năng. Khi đó, kết quả của công việc đó không phản ánh được hết khả năng của họ. Khi làm việc có động lực, không những công việc được hoàn thành mà họ còn làm được tốt hơn rất nhiều. Có thể là hoàn thành công việc sớm hơn, có thể là làm ra những sản phẩm tốt hơn, làm được nhiều hơn, khả năng của họ được bộc lộ, và chính khả năng này sẽ là nhân tố quan trọng để phát triển tổ chức, tạo cho tổ chức thế cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay. Luận văn tốt nghiệp 11 11 1.1.2. Phân biệt động lực lao động và động cơ lao động. Rất nhiều khi chúng ta lầm lẫn giữa hai khái niệm này, việc phân biệt chúng nhằm thấy được sự khác nhau giữa chúng, đồng thời cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về động lực lao động. ■ Giống nhau: ● Cả động lực lao động và động cơ lao động đều là những cái không thể nhìn thấy được, không thể đo lường được, mà chỉ thông qua quan sát hành vi, thái độ của người lao động rồi nhận biết. Chính vì thế, nhà quản lý cần phải tinh ý, nhanh nhạy nắm bắt được đặc tính này để có thể phát huy được động lực lao động cao hơn. ● Đều chịu sự tác động mang tính chất quyết định từ phía bản thân người lao động. Không ai có thể điều khiển theo ý muốn được mà chỉ có thể tác động một cách nhất định và từ đó bản thân người lao động sẽ ý thức được và thay đổi. ● Luôn luôn biến đổi, lúc cao, lúc thấp, có khi là triệt tiêu trong bản thân người lao động. ■ Khác nhau: ● Động cơ lao động là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động. Còn động lực lao động là cái thúc đẩy người lao động để họ phát triển trong lao động. ● Động cơ lao động chịu sự tác động lớn từ phía bản thân người lao động, gia đình của họ và môi trường xã hội xung quanh. Còn động lực lao động chịu sự tác động từ phía bản thân người lao động và môi trường tổ chức nơi họ làm việc và những chính sách liên quan đến bản thân họ. ● Nói đến động cơ lao động là nói đến sự phong phú, đa dạng. Có thể có nhiều động cơ tồn tại cùng một lúc trong họ. Còn nói đến động lực lao động là nói đến sự biến đổi về mức độ cao hay thấp, có hay không mà thôi. ● Động cơ lao động trả lời cho câu hỏi: Vì sao người lao động lại làm việc. Còn động lực lao động lại trả lời cho câu hỏi: Vì đâu mà người lao động làm việc trong tổ chức có hiệu quả như vậy. Luận văn tốt nghiệp 12 12 Như vậy, nhà quản lý sẽ nên quan tâm đến động cơ lao động hơn hay động lực lao động hơn? Người lao động vừa là tài nguyên của tổ chức vừa là nhân tố cấu thành nên chi phí sản xuất rất lớn của tổ chức. Đa số các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Cái mà họ quan tâm là làm sao với chi phí bỏ ra ít nhất mà họ có thể đạt được hiệu quả lớn nhất. Hay nói cách khác là họ quan tâm đến việc làm thế nào để sử dụng hợp lý và khai thác có hiệu quả nhất nguồn nhân lực trong tổ chức. Điều này chứng tỏ tổ chức cần phải quan tâm đến động lực lao động. ■ Động cơ lao động và động lực lao động
Luận văn liên quan