Đề tài Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên

1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta, đã được quan tâm, đầu tư rất lớn và đây là một trong những mục tiêu chủ yếu để phát triển ngành nông nghiệp. Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và của Chính phủ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi. mở rộng mạng lưới sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi” [8]. Chính phủ cũng đã có hàng loạt văn bản, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi. Vì vậy, nên ngành chăn nuôi đã được phát triển và chiếm 22% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đây cũng là hướng quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta trong thời gian tới. Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tạo ra một thị trường rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dưỡng, bảo đảm về chất lượng và số lượng cho ngành chăn nuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ thực tế đó, nhiều công ty đã lựa chọn đầu tư vào ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty 100% vốn nước ngoài như công ty New Hope, Cargill, CP Group, AF (American Feed)., các công ty liên doanh như Proconco, Guymax., các công ty trong nước như Dabaco, VIC (Con heo vàng), Thanh Bình, Lái Thiêu, Nam Dũng, Hà Việt. Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá đa dạng, phong phú như chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, vịt, chim cút., nhưng đang phát triển mạnh theo hướng chăn nuôi trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia súc (lợn ngoại). Ngoài ra, ở đây còn có nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi rất phong phú như ngô, khoai, sắn. Hơn nữa, Thái Nguyên còn là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều này sẽ giúp cho việc giao lưu hàng hoá giữa các vùng được nhanh chóng, thuận tiện. Những ưu thế trên là những điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty đầu tư vào sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những thuận lợi trên, công ty cổ phần Nam Việt đã đầu tư xây dựng nhà máy với hệ thống dây chuyền máy móc, trang thiết bị hiện đại, có công suất lớn và cho chất lượng sản phẩm tốt. Để sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong 3 năm qua, hàng hoá của công ty sản xuất ra đã khá đa dạng, có chỗ đứng trên thị trường và được người chăn nuôi đánh giá cao, đặc biệt là các sản phẩm thức ăn cho gia súc (lợn) với tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá nhanh. Tuy nhiên, do mới thành lập nên sản phẩm của công ty chưa được tiêu thụ rộng rãi và chưa đứng vững trên thị trường. Sản phẩm thức ăn cho gia cầm (thức ăn hỗn hợp cho gà) chưa thực sự có chất lượng tốt và tính ổn định còn chưa cao, nên chưa có uy tín trên thị trường. Hệ thống đại lý cấp I, cấp II của công ty còn mỏng, yếu và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao, không ổn định, dịch cúm gia cầm bùng phát, giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cũng tăng, giảm thất thường. Đó là những bất lợi rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường của công ty cổ phần Nam Việt. Để tận dụng và phát huy được những ưu thế của mình, đồng thời khắc phục những điểm còn yếu và trở thành một công ty có uy tín lớn trên thị trường, công ty cổ phần Nam Việt cần phải có các chiến lược và giải pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của thị trường và của mình. Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên”, nhằm phân tích thị trường và đưa ra những gợi ý có tính khả thi để công ty Nam Việt tham khảo, từ đó đưa ra những chiến lược sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thi trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. - Đánh giá thực trạng và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt. - Đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề kinh tế trong phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp với các chủ thể là công ty, đại lý của công ty và người chăn nuôi. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu  Nội dung + Nghiên cứu những nội dung cụ thể và thực tiễn về phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. + Phân tích những thuận lợi và khó khăn về phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt. + Những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.  Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003 đến nay. Số liệu khảo sát năm 2005 và dự kiến đến năm 2010.  Không gian: Công ty cổ phần Nam Việt là công ty mới thành lập. Việc nghiên cứu tổng thể thị trường là cần thiết, nên với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở thị trường Thái Nguyên vì đây là địa bàn tổ chức sản xuất của công ty, đồng thời Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh với quy mô trang trại và số lượng trang trại đang tăng khá nhanh hàng năm. Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn lại và phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây.

doc118 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta, đã được quan tâm, đầu tư rất lớn và đây là một trong những mục tiêu chủ yếu để phát triển ngành nông nghiệp. Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và của Chính phủ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi... mở rộng mạng lưới sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi” [8]. Chính phủ cũng đã có hàng loạt văn bản, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi. Vì vậy, nên ngành chăn nuôi đã được phát triển và chiếm 22% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đây cũng là hướng quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta trong thời gian tới. Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tạo ra một thị trường rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dưỡng, bảo đảm về chất lượng và số lượng cho ngành chăn nuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ thực tế đó, nhiều công ty đã lựa chọn đầu tư vào ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty 100% vốn nước ngoài như công ty New Hope, Cargill, CP Group, AF (American Feed)..., các công ty liên doanh như Proconco, Guymax..., các công ty trong nước như Dabaco, VIC (Con heo vàng), Thanh Bình, Lái Thiêu, Nam Dũng, Hà Việt... Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá đa dạng, phong phú như chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, vịt, chim cút..., nhưng đang phát triển mạnh theo hướng chăn nuôi trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia súc (lợn ngoại). Ngoài ra, ở đây còn có nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi rất phong phú như ngô, khoai, sắn... Hơn nữa, Thái Nguyên còn là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều này sẽ giúp cho việc giao lưu hàng hoá giữa các vùng được nhanh chóng, thuận tiện. Những ưu thế trên là những điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty đầu tư vào sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những thuận lợi trên, công ty cổ phần Nam Việt đã đầu tư xây dựng nhà máy với hệ thống dây chuyền máy móc, trang thiết bị hiện đại, có công suất lớn và cho chất lượng sản phẩm tốt. Để sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong 3 năm qua, hàng hoá của công ty sản xuất ra đã khá đa dạng, có chỗ đứng trên thị trường và được người chăn nuôi đánh giá cao, đặc biệt là các sản phẩm thức ăn cho gia súc (lợn) với tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá nhanh. Tuy nhiên, do mới thành lập nên sản phẩm của công ty chưa được tiêu thụ rộng rãi và chưa đứng vững trên thị trường. Sản phẩm thức ăn cho gia cầm (thức ăn hỗn hợp cho gà) chưa thực sự có chất lượng tốt và tính ổn định còn chưa cao, nên chưa có uy tín trên thị trường. Hệ thống đại lý cấp I, cấp II của công ty còn mỏng, yếu và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao, không ổn định, dịch cúm gia cầm bùng phát, giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cũng tăng, giảm thất thường... Đó là những bất lợi rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường của công ty cổ phần Nam Việt. Để tận dụng và phát huy được những ưu thế của mình, đồng thời khắc phục những điểm còn yếu và trở thành một công ty có uy tín lớn trên thị trường, công ty cổ phần Nam Việt cần phải có các chiến lược và giải pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của thị trường và của mình. Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên”, nhằm phân tích thị trường và đưa ra những gợi ý có tính khả thi để công ty Nam Việt tham khảo, từ đó đưa ra những chiến lược sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thi trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. - Đánh giá thực trạng và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt. - Đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề kinh tế trong phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp với các chủ thể là công ty, đại lý của công ty và người chăn nuôi. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung + Nghiên cứu những nội dung cụ thể và thực tiễn về phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. + Phân tích những thuận lợi và khó khăn về phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt. + Những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt. Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003 đến nay. Số liệu khảo sát năm 2005 và dự kiến đến năm 2010. Không gian: Công ty cổ phần Nam Việt là công ty mới thành lập. Việc nghiên cứu tổng thể thị trường là cần thiết, nên với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở thị trường Thái Nguyên vì đây là địa bàn tổ chức sản xuất của công ty, đồng thời Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh với quy mô trang trại và số lượng trang trại đang tăng khá nhanh hàng năm. Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn lại và phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Vai trò của thức ăn chăn nuôi công nghiệp Thức ăn chăn nuôi là đầu vào của quá trình đầu tư, là cơ sở ban đầu để thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của vật nuôi. Chỉ có dinh dưỡng tốt, đầy đủ trong thức ăn chăn nuôi mới phát huy tối đa ưu thế di truyền giống, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định nên giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi, vì chỉ riêng thức ăn chăn nuôi đã chiếm 65 - 70% giá thành sản phẩm thịt, sữa, trứng của ngành chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi, từ đó, tạo ra năng suất cao cho ngành chăn nuôi. Nếu như trước đây theo phương thức truyền thống, nguồn thức ăn không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi, thì ngày nay, thức ăn chăn nuôi công nghiệp không những đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dinh dưỡng cho vật nuôi, mà còn tạo ra sự đột phá về khả năng phát triển mạnh, nhanh cho ngành chăn nuôi. Với nguồn thức ăn được chế biến theo nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nên đã tạo nên sự tăng trưởng nhanh cho vật nuôi. Từ đó, ngành chăn nuôi cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm phục vụ đời sống con người. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi. Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ, không tập trung, tận dụng các phế phẩm, nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt... làm thức ăn sang hướng chăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung. Ngoài việc rút ngắn chu kỳ chăn nuôi bằng tốc độ tăng trưởng nhanh của vật nuôi, thì nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà số lượng lao động sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể. Nếu như theo phương thức truyền thống, thức ăn phải nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiều hơn nên mất rất nhiều thời gian và công sức. Thì ngày nay, khi sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, lượng lao động và thời gian dùng cho việc chăn nuôi ít hơn nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn nhưng lại cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Như vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khối lượng sản phẩm tạo ra mà còn tăng lên nhờ vịêc sử dụng ít công lao động hơn Không chỉ vậy, thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà lượng lao động sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn nhân lực dự trữ cho các ngành khác như ngành công nghiệp và dịch vụ... Ngoài ra nó còn góp phần tạo ra sự cân bằng giữa cầu và cung về các sản phẩm từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi phát triển tạo tiền đề cho ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh và đa dạng hơn. 2.1.2 Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp Ngoài những đặc điểm của thị trường nói chung, thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn có những đặc điểm rất riêng vì nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, do vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp: + Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn là các nông sản, giá cả các nông sản thường không ổn định và có tính thời vụ cao. Do vậy, làm cho giá cả của thức ăn chăn nuôi công nghiệp không ổn định, từ đó, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp và người chăn nuôi. + Chăn nuôi là một ngành của sản xuất nông nghiệp, nó mang nhiều rủi ro nên trong chừng mực nhất định, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng cùng gánh chịu rủi ro với ngành chăn nuôi. + Ngành chăn nuôi là ngành có rủi ro cao và cũng không phải ngành đem lại lợi nhuận lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, kênh phân phối của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp thường ngắn (ít tác nhân trung gian). Ngành chăn nuôi càng phát triển mạnh (quy mô trang trại, tập trung) thì xu hướng phát triển kênh phân phối của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn (càng gần người chăn nuôi), có thể không còn các tác nhân trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II). Chính vì vậy, trong vài năm gần đây ngành chăn nuôi của nước ta phát triển rất mạnh theo hướng trang trại. Nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế đã mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp trực tiếp của các nhà máy, còn những trang trại có tiềm lực kinh tế yếu, những trang trại vừa và nhỏ thì mua qua các tác nhân trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II). + Giữa người bán (công ty, đại lý) và người tiêu dùng (người chăn nuôi) ràng buộc với nhau bằng quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ tài chính. Ở Việt Nam, người chăn nuôi phần lớn là những người làm nông nghiệp, khả năng tài chính là không mạnh nên người chăn nuôi thường mua chịu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của các đại lý. Chính vì vậy, để kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp thì đòi hỏi vốn kinh doanh của các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải lớn mới đáp ứng được cho người chăn nuôi. Do đó, người chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào một số bộ phận thương gia (đại lý cấp I, cấp II) trong vùng. + Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tính thời vụ của ngành nông nghiệp, tính chu kỳ của ngành chăn nuôi. Đây là những vấn đề mà các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp luôn phải đối mặt. Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng các sản phẩm của ngành nông nghiệp dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi lại chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài (như ngô, mì, mạch), (mỗi năm nước ta phải nhập khẩu vài chục vạn tấn riêng khô đậu tương phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn/ năm từ Ấn Độ, Achentina, Hoa Kỳ, Brazil [1]). + Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá cả sản phẩm đầu ra hay lợi nhuận của ngành chăn nuôi. Nếu giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cao, người chăn nuôi có lãi thì thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phát triển rất nhanh. + Nhu cầu về các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng đa dạng cả về chất lượng, chủng loại và giá cả... Do vậy, tạo ra tính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đại lý, các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp. 2.1.3 Các loại thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta hiện nay có nhiều kênh phân phối khác nhau như kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp: - Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối không có sự tham gia của các tác nhân trung gian (như đại lý cấp I và đại lý cấp II.) (Đại lý cấp I là đại lý mua hàng hoá trực tiếp của công ty, có hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Đại lý cấp II là đại lý mua hàng của công ty qua đại lý cấp I, sau đó đem bán cho người chăn nuôi, đại lý cấp II không có hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty và không chịu sự quản lý trực tiếp của công ty). Kênh phân phối này bảo đảm mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất và người chăn nuôi. Nó làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi và giúp cho người sản xuất nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, thông tin phản hồi về sản phẩm từ nhà chăn nuôi cho nhà sản xuất nhanh và chính xác hơn. Tuy nhiên, kênh phân phối này làm tăng thêm khối lượng công việc cho nhà sản xuất vì nhà sản xuất phải quản lý số lượng khách hàng lớn gấp nhiều lần so với việc thông qua nhà phân phối. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác liên quan đến việc bán hàng của nhà sản xuất, như không thể khai thác hết số lượng khách hàng trên thị trường, những khách hàng chăn nuôi nhỏ, phân tán, tài chính kém... - Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối có sự tham gia của các tác nhân trung gian. Tuỳ thuộc vào số lượng các tác nhân trung gian trong kênh phân phối mà ta có các loại kênh phân phối dài ngắn khác nhau. Với kênh phân phối gián tiếp (có tác nhân trung gian), hàng hoá sẽ được phân phối rộng rãi hơn trên thị trường vì hệ thống đại lý cấp I, cấp II có thể bán hàng cho nhiều đối tượng khách hàng (người chăn nuôi) khác nhau, kể cả những người chăn nuôi nhỏ lẻ, khả năng tài chính kém cũng dễ dàng mua được sản phẩm của công ty. Đồng thời, công ty cũng giảm được nhiều chi phí như chi phí quản lý, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng... Do chuyên môn hoá trong sản xuất và hoạt động thương mại nên hoạt động của loại kênh phân phối này cho phép người sản xuất tập trung được mọi nguồn lực của mình vào sản xuất, đồng thời phát huy được lợi thế của các tác nhân trung gian như khả năng tài chính, uy tín bán hàng, quan hệ xã hội... Tuy nhiên kênh phân phối gián tiếp cũng có những hạn chế, đó là làm giảm lợi nhuận của nhà chăn nuôi (đây là yếu tố cực kỳ quan trọng), các thông tin về sản phẩm (như chất lượng, bao bì...) của nhà chăn nuôi đến nhà sản xuất cũng chậm hơn và nhiều lúc thiếu chính xác, người chăn nuôi cũng dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường. Đối với ngành chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng kênh phân phối gián tiếp, vì ngành chăn nuôi của nước ta mới bắt đầu đi vào chăn nuôi mang tính công nghiệp, các trang trại quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, nhiều vùng chăn nuôi vẫn mang tính tận dụng, tự cung tự cấp là chính và khả năng tài chính của hầu hết các trang trại vẫn còn kém. Đối với một số quốc gia trên thế giới có ngành chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, tập trung, quy mô trang trại hàng chục nghìn con (như Mỹ, Hà Lan, Thái Lan và ngay cả Trung Quốc), thì họ chủ yếu sử dụng kênh phân phối trực tiếp. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp - Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Trình độ chăn nuôi của người dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn và chăn nuôi tập trung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp càng lớn, do vậy, khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng tốt hơn. - Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nắm bắt và dự báo tình hình thị trường. Ở nước ta, hệ thống thông tin còm kém phát triển, nên đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành trong đó có cả ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp và ngành chăn nuôi. - Hệ thống sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cao sản còn rất kém. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Ở nước ta, giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, do vậy, làm cho lợi nhuận của ngành chăn nuôi vẫn còn rất thấp [9], từ đó, ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. - Uy tín của các công ty được thể hiện thông qua chất lượng hàng hoá (thương hiệu sản phẩm), giá cả, bao bì, chính sách bán hàng... Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngay cả ở hịên tại và trong tương lai. - Giá cả sản phẩm đầu ra và lợi nhuận của ngành chăn nuôi là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và đây cũng là yếu tố quyết định cho sự phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nếu giá cả sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi ổn định và đem lại lợi nhuận cho ngành chăn nuôi, thì sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Nếu giá cả đầu ra của ngành chăn nuôi không ổn định, chăn nuôi không có hiệu quả (không có lãi) thì khả năng đầu tư cho ngành chăn nuôi sẽ bị hạn chế và sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. - Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như dịch bệnh, thời tiết... cũng tác động trực tiếp đến ngành chăn nuôi và làm ảnh hưởng tới khả năng phát thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nếu như thời tiết mát mẻ, dịch bệnh không xảy ra... thì đó là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi phát triển và đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Còn nếu điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh không kiểm soát được thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới ngành chăn nuôi và khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. 2.1.5 Xu hướng phát triển của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp Xu hướng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Như chúng ta thấy, trong vài năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá nhanh, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính, sang chăn nuôi quy mô lớn (trang trại) tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là chính. Do vậy, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước ta ngày càng lớn. Từ năm 2002 trở lại đây, đã có nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiều công ty trong nước cũng chọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp để đầu tư. Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng được đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu của ngành chăn nuôi, đặc biệt các giống vật nuôi có tốc độ lớn cao, chất lượng thịt tốt... Hệ thống kênh phân phối của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Từ năm 2000 trở về trước, ngành chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán và tận dụng nguồn thức ăn thừa, nên hệ thống kênh phân phối (đại lý) cũng chưa phát triển (rất ít đại lý), đặc biệt là đại lý cấp I, II có sản lượng tiêu thụ lớn. Lúc này hệ thống kênh phân phối chia làm 3 cấp là đại lý cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi. Từ cuối năm 2001 trở lại đây, do ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng tăng nhanh, hệ thốn
Luận văn liên quan