Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nội dung sinh học cơ thể thực vật, sinh học 11

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môi trường các khu công nghiệp, bị ô nhiễm nghiêm trọng; các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ, hạn hán, diễn ra bất thường và rất nặng nề; các nguồn TNTN bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, Chính vì vậy BVMT là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước.Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường .Trong đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục có trách nhiệm BVMT sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại. Trong công tác này, các thầy cô giáo có vai trò vô cùng quan trọng khi triển khai công tác GDBVMT sao cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

doc64 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 16346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nội dung sinh học cơ thể thực vật, sinh học 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ KHOA NÔNG LÂM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11 (THPT) ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Sinh học Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: 2009- 2013 Người hướng dẫn: Th.s. Phạm Thị Hương Thảo Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Thuỷ Nguyễn Thị Hồng Lê Đinh Thị Thanh Nga NINH BÌNH, 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ KHOA NÔNG LÂM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11 (THPT) Người hướng dẫn khoa học:Ths. Phạm Thị Hương Thảo Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Thuỷ Nguyễn Thị Hồng Lê Đinh Thị Thanh Nga NINH BÌNH, 2012 LỜI CẢM ƠN! Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc chúng em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo, tới các anh chị khóa trên và tới các bạn sinh viên đã hướng dẫn và giúp đỡ cho nhóm chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s. Phạm Thị Hương Thảo đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nhiệm quí báu cho nhóm chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và làm đề tài. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo trường Đại Học Hoa Lư, các giảng viên khoa Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên chúng em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm đề tài xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp đỡ và động viên, khuyến khích chúng em trong thời gian qua để nhóm em hoàn thiện đề tài. Dù đã cố gắng hoàn thành đề tài song do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài nghiên cứu của chúng em không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Thầy Cô giáo cùng toàn thể bạn đọc quan tâm để chúng em hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình. Ninh Bình, ngày 25 tháng 12 năm 2012 Nhóm tác giả Phạm Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Hồng Lê Đinh Thị Thanh Nga CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT TỪ, CỤM TỪ TỪ VIẾT TẮT 1 Bảo vệ môi trường BVMT 2 Cao đẳng CĐ 3 Đại học ĐH 4 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 5 Giáo dục bảo vệ môi trường GDBVMT 6 Giáo viên GV 7 Học sinh HS 8 Môi trường MT 9 Trung cấp chuyên nghiệp TCCN 10 Trung học cơ sở THCS 11 Trung học phổ thông THPT 12 Trung cấp chuên nghiệp TNTN PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.1.1 Xuất phát từ thực trạng môi trường hiện nay: Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môi trường các khu công nghiệp,…bị ô nhiễm nghiêm trọng; các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ, hạn hán,…diễn ra bất thường và rất nặng nề; các nguồn TNTN bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch,…Chính vì vậy BVMT là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước.Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường .Trong đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục có trách nhiệm BVMT sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại. Trong công tác này, các thầy cô giáo có vai trò vô cùng quan trọng khi triển khai công tác GDBVMT sao cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 1.1.2. Xuất phát từ thực trạng tích hợp GDBVMT trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Vấn đề giáo GDBVMT cho học sinh là một vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết. Việc hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa, có thái độ thân thiện với môi trường, quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ rừng, đất đai,…ủng hộ và chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi có hại cho môi trường ,…phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. GDBVMT cần được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những cảm xúc, xây dựng tính thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng BVMT. Tuy nhiên vì những lí do khách quan về dung lượng kiến thức và số lượng các môn học trong trường phổ thông hiện nay nên chưa có môn học riêng về môi trường nhằm mục đích giáo dục nâng cao ý thức BVMT sống của học sinh THPT. Trong chương trình Sinh học 11, học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu về các quá trình sinh lí ở cơ thể thực vật và động vật. Các quá trình đó có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, qua đó giáo viên có thể vừa thông qua việc cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp lồng ghép GDBVMT qua các tiết nghiên cứu lí thuyết và tổ chức một số hoạt động ngoại khóa để nâng cao hiểu biết và ý thức của học sinh trong BVMT. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy việc lồng ghép nội dung GDMT trong các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng ở các trường THPT cũng còn nhiều hạn chế như: việc tiến hành các hoạt động ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn; học sinh còn thiếu kiến thức thực tế, trong thời gian một tiết học khó có thể lồng ghép, mở rộng nhiều kiến thức bên ngoài... Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nội dung sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11(THPT)". 1.2. Mục đích nghiên cứu Tích hợp nội dung GDBVMT trong dạy học Sinh học 11(THPT) nhằm nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 11 - THPT từ đó có ý thức BVMT của học sinh THPT và góp phần nâng cao hiểu biết tăng thêm tính hấp dẫn, ý nghĩa của phần sinh học cơ thể ở lớp 11. 1.3. Giả thuyết khoa học Nếu các nội dung GDMT được tích hợp theo đúng nguyên tắc, yêu cầu đối với việc xây dựng bài giảng tích hợp lồng ghép sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của GDMT và hiệu quả dạy học Sinh học 11(THPT). 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4.1. Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về các hình thức tích hợp và phương pháp tích hợp GDBVMT. 1.4.2. Thiết kế chương trình tích hợp nội dung BVMT trong môn Sinh học 11 - THPT 1.4.3. Thiết kế một số bài giảng trong chương trình Sinh học 11 – THPT có tích hợp nội dung GDBVMT. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ tạp chí, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ, internet và thông tin đại chúng có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các vấn đề dạy học lồng ghép tích hợp nội dung GDBVMT; Các tài liệu đổi mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, nghiên cứu nội dung chương trình Sinh học 11(THPT) và các tài liệu có liên quan làm cơ sở cho việc tích hợp nội dung GDBVMT trong dạy học Sinh học 11 (THPT). - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp trò chuyện phỏng vấn. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. 1.5.3. Phương pháp xử lí số liệu - Sử dụng toán thống kê. PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh học nói riêng là một trong những nội dung từ lâu đã được Bộ giáo dục hết sức chú trọng. Đã có một số công trình nghiên cứu về tích hợp giáo dục môi trường ở các cấp học trong nhiều môn học như Địa lí, Hóa học, Sinh học, Tự nhiên xã hội… Trong thời gian qua, công tác đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân đã đạt được những kết quả nhất định. Nội dung GDBVMT được triển khai ở tất cả các cơ sở giáo dục trong toàn quốc, từ Mầm non đến sau Đại học. + Với giáo dục Mầm non, đã biên soạn được 10 tài liệu tích hợp giáo dục BVMT cho giáo viên nhằm hình thành hành vi thân thiện với môi trường. Nội dung của giáo dục BVMT dành cho trẻ mầm non luôn thể hiện thông qua các hoạt động vui chơi, tìm hiểu môi trường xung quanh, sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động đặc thù của lứa tuổi. + Nội dung GDBVMT ở cấp phổ thông được tiến hành theo phương thức tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục. GDBVMT được tích hợp vào các môn Lịch sử, Địa lý, Khoa học Tự nhiên - Xã hội, Tiếng việt, Mỹ thuật, Đạo đức, Sinh học, Vật lý... và hoạt động ngoài giờ lên lớp. + Đặc biệt, với 282 trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trong cả nước, để đáp ứng được yêu cầu của nội dung GDBVMT trong hệ thống các trường TCCN, Bộ đã biên soạn 5 tài liệu (GDBVMT trong các trường TCCN, Lao động nghề nghiệp và môi trường, BVMT trong các trường Trung cấp khối kỹ thuật công nghệ, BVMT trong các trường Trung cấp khối văn hóa, y tế và du lịch...). + Các Sở GD&ĐT, trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) đã chủ động tích hợp, lồng ghép các nội dung GDBVMT vào chương trình và sách giáo khoa mới, đảm bảo tính bền vững và khả thi trong điều kiện nhà trường. Bên cạnh đó, Bộ đã tổ chức tập huấn cho 700 giáo viên mầm non, 800 giáo viên tiểu học, 800 giáo viên THCS và 800 THPT về phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung BVMT vào các môn học của các cấp học. Đặc biệt, Bộ còn thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo dục BVMT cho giáo viên phổ thông trên kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài ra, Bộ còn tổ chức tập huấn cho trên 1 nghìn sinh viên các trường CĐ, ĐH sư phạm khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và gần 1 nghìn sinh viên khu vực các tỉnh Tây Nguyên về các hoạt động giáo dục BVMT nhằm trang bị kiến thúc, kỹ năng hành động về BVMT ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.[7]. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là một đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tiêu biểu như: - Phan Thị Mỹ Dung. Kinh nghiệm tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học vật lý. - Chu Ngọc Lâm. Kinh nghiệm tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy Sinh học 9. - Trần Thị Nguyệt. Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép GDBVMT thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa. Trường THCS Quang Trung. - Hoàng Thị Thu Nhã - Luận văn Thạc sĩ: Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở trường phổ thông. - Phạm Thanh Toàn. Tài liệu để dạy - học lồng ghếp, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mội trường địa phương tỉnh Ninh Bình trong các môn học ở trường phổ thông, 2010. 2.2. Cơ sở lí luận. 2.2.1. Quan niệm tích hợp Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạy học. Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La- tinh: Integration với nghĩa: xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Anh -Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau. [8] Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục , khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội  của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, GDMT, giáo dục an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt  hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Tích hợp nội dung GDBVMT vào dạy học là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDMT và kiến thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.[3] Sự tích hợp kiến thức GDMT vào môn học, đối với môn Sinh học có thể phân thành 2 dạng khác nhau: - Dạng lồng ghép: Kiến thức GDMT đã có trong chương trình và SGK. - Dạng liên hệ: Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp. 2.2.2. Các mức độ tích hợp GDBVMT trong dạy học Sinh học. - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của đổi mới GDBVMT - Mức độ bộ phận: Chỉ một phần bài học có mục tiêu và nội dung GDBVMT - Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình SGK nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức GDMT một cách có logic liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp. 2.2.3. Nguyên tắc tích hợp. - Phải đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép, đồng thời không làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung GDBVMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. - Phải dựa trên căn cứ vững chắc. - Phải dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có tính thực tế, dựa trên sự phân tích, đòi hỏi óc phán xét. - Phải dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương, dựa trên tinh thần hợp tác. 2.2.4. Các hình thức GDBVMT qua môn Sinh học 2.2.4.1. Hình thức dạy học nội khóa: Bao gồm hình thức dạy học trên lớp và ngoài lớp (các bài thực hành tìm hiểu về môi trường, thiên nhiên, …) 2.2.4.2. Hình thức dạy học ngoại khóa: - Tổ chức nói chuyện giao lưu về môi trường. - Tổ chức thi tìm hiểu môi trường địa phương, đố vui về môi trường. - Tổ chức xem phim về môi trường. - Tổ chức nghiên cứu môi trường địa phương. - Tổ chức tham quan về môi trường. - Tổ chức hoạt động BVMT trường học và môi trường địa phương theo chế độ thường xuyên hay định kì. 2.2.5. Phương pháp dạy học tích hợp GDBVMT trong môn Sinh học. Nhóm phương pháp dùng lời: - Phương pháp thuyết trình: Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường. - Phương pháp giảng giải: Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về môi trường. - Phương pháp vấn đáp: Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặc giữa học sinh và học sinh. Phương pháp trực quan: - Sử dụng các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy, gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: - Tạo tình huống, nêu vấn đề - Giải quyết vấn đề - Kết luận - Biện pháp Kĩ thuật động não: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm. Kĩ thuật giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà: Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh kĩ năng học tập, kĩ năng BVMT Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.[15] 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tổng quan tình hình giáo dục môi trường Giáo dục môi trường trong dạy học là một nội dung quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn lớn. Thông qua các môn học, nếu nội dung này được tích hợp đưa vào trong giảng dạy có thể giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân đối với môi trường. Nhờ đó mà bài giảng của giáo viên sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thực tế hơn, còn học sinh sẽ hứng thú hơn và chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên công tác "Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân" còn có những hạn chế như tiến độ tổ chức triển khai còn chậm so với kế hoạch đặt ra. Một bộ phận lớn giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT ở các Sở GD&ĐT chưa được tập huấn phương pháp tích hợp/lồng ghép đưa các nội dung BVMT vào các môn học, vì vậy còn có nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động GDBVMT, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập về GDBVMT đã được biên soạn nhưng số lượng còn hạn chế và chưa được cung cấp đến các trường, các giáo viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về môi trường chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cấp cho ngành GD&ĐT còn hạn chế, vì vậy công tác GDBVMT gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các trường học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo... Mặt khác, Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu, việc tích hợp nội dung giáo dục về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về bảo vệ môi trường sẽ được lồng ghép  vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp, việc tích hợp phải tạo ra bài học sống động, hấp dẫn, gắn với thực tiễn hơn nhưng không gây quá tải. Khó có thể kiểm tra hiệu quả triển khai trong mỗi trường, mỗi lớp bởi nội dung này không được đánh giá, cho điểm. Điều này đang phụ thuộc vào ý thức của mỗi người trong mục đích chung là bảo vệ môi trường khi tác hại của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đây không phải là việc làm dễ vì ngay cả giáo viên cũng không phải ai cũng có ý thức rõ về việc cần thiết phải giảng dạy cho học sinh về bảo vệ môi trường khi trên lớp phải tập trung dạy các môn chính. Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin thực tế cũng khiến các bài giảng của giáo viên kém sống động, không đem lại hiệu quả giảng dạy [13]. Nhìn chung, hiện nay hoạt động GDBVMT trong trường học đã góp phần nâng cao ý thức BVMT của học sinh, sinh viên. Các hoạt động của nhà trường trong việc BVMT đã có sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của cộng đồng. 2.3.3. Thực trạng dạy học tích hợp nội dung GDBVMT trong dạy học Sinh học 11(THPT). Trong quá trình dạy học Sinh học, chúng tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp GDBVMT. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh, do nhiều nguyên nhân như: + Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu. Tài liệu, sách báo cho giáo viên và học sinh tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa hấp dẫn được học sinh. + Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin; sử dụng máy chiếu Projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường... + Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy không đủ thời gian đi sâu vào việc tích hợp nội dung BVMT. + Phần mở rộng liên hệ BVMT luôn được coi là phần phụ nên dễ bị bỏ qua. + Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các em là rất khó khăn... Trong khi đó, Sinh học là môn học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp GDBVMT liên