Đề tài Tích hợp trạm BTS

Thông tin di động ngày càng quan trọng và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện nay đối với mỗi quốc gia và mỗi con người. Công ty Viettel là công ty đi đầu trong việc phát triển thông tin di động, từ một công ty nhỏ bé, qua một thời gian ngắn đã trở thành công ty di động số 1 của Việt Nam. Có được thành quả đó phải kể đến sự quyết tâm, sáng tạo, nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi con người trong ngôi nhà chung Viettel. Được thử việc tại Tổng công ty viễn thông quân đội, công ty viễn thông Viettel, trung tâm điều hành kỹ thuật, phòng vận hành khai thác, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích về tinh thần làm việc, văn hoá của Viettel, cũng như kiến thức chuyên môn về thông tin vô tuyến. Trong báo cáo thử việc này tôi xin trình bày về “ Tích hợp trạm BTS”, đây là phần mà tôi cảm thấy mình tự tin nhất và cũng là phần tổng hợp rất nhiều kiến thức, những tìm hiểu bước đầu về Tổng công ty, về phân hệ BSS. Bài báo cáo gồm 3 phần: Phần1: Tìm hiểu chung về công ty viễn thông quân đội Viettel: Đây là phần đưa ra cái nhìn khái quát về công ty Vietel: Lịch sử, văn hóa, chức năng, nhiệm vụ, triết lý kinh doanh. Phần2: Giới thiệu về phân hệ BSS: Đưa ra các khái niệm cơ bản trong giao diện vô tuyến cần nắm được khi tích hợp một trạm BTS. Phần3: Tích hợp trạm BTS: Đưa ra các câu lệnh quan trọng trong quá trình tích hợp.

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4112 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tích hợp trạm BTS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thông tin di động ngày càng quan trọng và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện nay đối với mỗi quốc gia và mỗi con người. Công ty Viettel là công ty đi đầu trong việc phát triển thông tin di động, từ một công ty nhỏ bé, qua một thời gian ngắn đã trở thành công ty di động số 1 của Việt Nam. Có được thành quả đó phải kể đến sự quyết tâm, sáng tạo, nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi con người trong ngôi nhà chung Viettel. Được thử việc tại Tổng công ty viễn thông quân đội, công ty viễn thông Viettel, trung tâm điều hành kỹ thuật, phòng vận hành khai thác, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích về tinh thần làm việc, văn hoá của Viettel, cũng như kiến thức chuyên môn về thông tin vô tuyến. Trong báo cáo thử việc này tôi xin trình bày về “ Tích hợp trạm BTS”, đây là phần mà tôi cảm thấy mình tự tin nhất và cũng là phần tổng hợp rất nhiều kiến thức, những tìm hiểu bước đầu về Tổng công ty, về phân hệ BSS. Bài báo cáo gồm 3 phần: Phần1: Tìm hiểu chung về công ty viễn thông quân đội Viettel: Đây là phần đưa ra cái nhìn khái quát về công ty Vietel: Lịch sử, văn hóa, chức năng, nhiệm vụ, triết lý kinh doanh. Phần2: Giới thiệu về phân hệ BSS: Đưa ra các khái niệm cơ bản trong giao diện vô tuyến cần nắm được khi tích hợp một trạm BTS. Phần3: Tích hợp trạm BTS: Đưa ra các câu lệnh quan trọng trong quá trình tích hợp. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong phòng Vận hành khai thác khu vực 1, đặc biệt là các anh chị trong ban BSS đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành bài báo cáo này, tôi rất mong được đóng góp 1 phần công sức nhỏ bé của mình trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty. Vì thời gian thử việc không dài nên bài báo cáo còn có những điểm hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nhân viên thử việc Mai Ngọc Minh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 3 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4 1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC 8 1.2.1 Chức năng: 8 1.2.2 Nhiêm vụ : 8 1.2.3 Mô hình tổ chức 9 1.3. MỤC TIÊU QUAN ĐIỂM VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 10 1.3.1 Mục tiêu: 10 1.3.2 Quan điểm 10 1.3.3 Triết lý kinh doanh 10 1.4. THƯƠNG HIỆU VÀ VĂN HOÁ VIETTEL. 10 1.4.1. Triết lý thương hiệu 10 1.4.2. Nhận diện thương hiệu 11 1.4.3. Văn hoá Viettel. 11 1.5 CÔNG TY VIETTEL TELECOM 12 1.5.1 Lịch sử phát triển: 12 1.5.2 Mô hình tổ chức công ty Viettel Telecom 14 PHẦN 2: GIỚI THIỆU PHÂN HỆ BSS 15 2.1 CẤU TRÚC PHÂN HỆ BSS 15 2.2 PHẦN CỨNG BSC/TRC VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 17 2.3 TRA ( Transcoder and Rate Adapter) 19 2.4 BÁO HIỆU 21 2.4.1 Các định dạng của báo hiệu LAPD 21 2.4.2 LAPD unconcentrated 22 2.4.3 LAPD Concentration. 23 2.4.4 LAPD Multiplexing 24 2.5 NHẢY TẦN 25 2.6 MANAGED OBJECT 28 2.7 CELL 31 PHẦN 3: TÍCH HỢP TRẠM BTS 33 3.1 KHAI BÁO VÀ BẮN LUỒNG 33 3.2 KHAI BÁO CÁC THÔNG SỐ VỀ CELL 33 3.2.1 Định nghĩa cell 33 3.2.2 Channel Group 35 3.2.3 Khai báo trạm mới 36 3.3 ĐỊNH NGHĨA CÁC THAM SỐ ĐIỀU KHIỂN CELL 39 3.3.1 Công suất 39 3.3.2 Khai báo locating 39 3.3.3 Khai báo tần số 40 3.3.4 Khai báo BA list 41 3.4 KHAI BÁO RELATION 41 3.5 KIỂM TRA 42 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL BAN GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY Tổng Giám đốc: Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân Phó Tổng Giám đốc: Đồng chí Dương Văn Tính Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng Đồng chí Lê Đăng Dũng Đồng chí Tống Viết Trung Đồng chí Hoàng Công Vĩnh Trụ sở chính: Địa chỉ : Số 1 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: (84)42556789 Fax : (84)4.2996789 Website: Đại diện phía nam: Địa chỉ: 158/2A Hoang Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP HCM Điện thoại (84)8.291111 Fax (84)8.2935430 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông; Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện; Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện; Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển; Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin.  Sản xuất bột giấy, giấy và bìa; In ấn; Dịch vụ liên quan đến in; Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ thương mại; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành in. Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng Internet và mạng viễn thông (trừ thông tin nà nước cấm và dịch vụ điều tra). 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VIETTEL được thành lập ngày 1/6/1989 tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bưu chính 1989-1985, đây là thời kỳ sơ khai hình thành. Công ty được rèn luyện và trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm viễn thông và các cột ăng ten cho các tuyến vi ba. Tháng 2/1990: hoàn thành tuyến vi ba số AWA Hà Nội – Vinh đầu tiên cho Tổng cục Bưu điện, đây cũng là công trình lớn đầu tiên của Công ty. Tháng 7/1993: Xây dựng tuyến viba băng rộng 140 Mbps Và rất nhiều công trình khác của Tổng cục Bưu điện, các Công ty, Bưu điện tỉnh của VNPT, Bộ Công An và Quốc Phòng. Năm 1995 Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là VIETTEL) Năm 1996-1997: Thời kỳ VIETTEL lập dự án kinh doanh các dịch vụ BCVT. Ngoài việc xây lắp thi công các công trình viễn thông, bán thiết bị, linh kiện điện, điện tử và viễn thông nhập khẩu VIETTEL còn thực hiện thiết kế, lắp đặt hệ thống tổng đài tự động, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị truyền số liệu, thi công một số tuyến cáp quang…để chuẩn bị cho việc thiết lập mạng và kinh doanh dịch vụ BCVT thực sự. Năm 1996: VIETTEL tích cực chuẩn bị, lập dự án kinh doanh các dịch vụ BCVT. Tháng 9/1997 hoàn thiện là lập dự án xin phép kinh doanh 6 loại hình dịch vụ BCVT: Dịch vụ điện thoại cố định; di động, nhắn tin, Internet, trung kế vô tuyến Radio trunking: dịch vụ bưu chính. Năm 1997, thiết lập mạng bưu chính viễn thông công cộng với dịch vụ phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến. Giai đoạn 1998-2000: VIETTEL được cấp phép kinh doanh dịch vụ BCVT: Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ bưu chính; Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất; Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến; Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Internet công cộng; Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN); Các dịch vụ trên được phép hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 1999: Triển khai thử nghiệm và chính chức kinh doanh dịch vụ trung kế vô tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu và xây dựng dự án xin phép thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP. Tháng 9/1999: Nghiệm thu bàn giao tuyến đường trục cáp quang 1A dài gần 2000 km với 19 trạm chính; là được trục đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam tự thiết kế, thi công không có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Đây là công trình đánh dấu nhiều sáng kiến mang tính đột phá của VIETTEL như: Đấu tắt cáp quang phục vụ ứng cứu thông tin; giải pháp thu phát trên một sợi quang và thiết kế mặt phẳng; giải pháp về đảm bảo thông tin khi xảy ra sự cố đồng thời trên 2 tuyến của vòng ring phẳng sáng kiến sử dụng công vụ để quản lý các mã nguồn; giải pháp khai báo kênh công vụ cho trạm chính; thiết kế lại phần nguồn cho Card khếch đại quang…. Tháng 2/2000: VIETTEL được cấp phép khai thác thử nghiệm dịch vụ VoIP (mã số 178). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong sản xuất kinh doanh BCVT của VIETTEL. Tháng 9/2000: Thống nhất và ký thỏa thuận kết nối cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP đầu tiên ở Việt Nam với VNPT; tiến hành các thủ tục thuê kênh, tập huấn kỹ thuật để chuẩn bị triển khai dự án; đồng thời làm các thủ tục xin cấp phép dự án VoIP quốc tế. Ngày 15/10/2000: Chính thức tổ chức kinh doanh thử nghiệm có thu cước dịch vụ điện thoại đường dài VoIP trên tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh. Đánh dấu sự kiện lần đầu tiên có một Công ty ngoài VNPT cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, bước đầu phá vỡ thế độc quyền, người sử dụng được lựa chọn dịch vụ viễn thông của nhà khai thác khác với giá cước rẻ hơn. Lưu lượng bình quân đạt 50K-60K phút/ngày. Năm 2001-2003: Triển khai hạ tầng viễn thông, mở rộng các loại hình dịch vụ viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức. Đây là thời kỳ một loạt các đơn vị thành viên của VIETTEL được thành lập: Trung tâm điện thoại cố định; Trung tâm Công nghệ thông tin và dịch vụ kĩ thuật; Trung tâm Mạng truyền dẫn; Trung tâm điện thoại di động là tiền thân của các Công ty thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông sau này. Việc thành lập các Trung tâm theo hướng tách riêng các dịch vụ cố định, di động, Internet…ra để tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu. Các dịch vụ liên tục mở rộng: Tháng 7/2001: chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP đường dài trong nước; Tháng 12/2001: Chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP quốc tế; Tháng 10/2002: Cung cấp dịch vụ thuê kênh nội hạt và đường dài trong nước; chính thức cung cấp dịch vụ Internet. Tháng 1/2003: Cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) Tháng 9/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tháng 11/2003: Khai trương cổng quốc tế vệ tinh tại Sơn Tây Đáng kể nhất là sự triển khai nhanh và mạnh mạng truyền dẫn toàn quốc và đi quốc tế, với quan điểm “truyền dẫn chính là hạ tầng của hạ tầng”. VIETTEL phối hợp với đường sắt triển khai tuyến cáp quang 1B dung lượng 1Gbps, nhằm phục vụ kết nối cho các dịch vụ điện thoại của VIETTEL và cho thuê kênh; triển khai cửa ngỏ quốc tế làm cơ sở để cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế và phục vụ kết nối Internet. Năm 2004-2006: tăng tốc phát triển nhanh, định vị thương hiệu trên thị trường. Năm 2005, Công ty Viễn thông Quân đội chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội, điều đó cho thấy, từ một công ty nhỏ, đã phát triển trở thành một tập đoàn lớn mạnh, có uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Hạ tầng mạng được triển khai rộng khắp, quang hóa trên toàn quốc: đường trục cáp quang Bắc Nam đã có 1A, 1B, 1C; truyền dẫn quốc tế cũng được triển khai nhanh với dung lượng lớn (cáp quang 2x2,5 Gbps, vệ tinh 155 Mbps). Kêt nối cáp quang với Lào và Campuchia vừa giải quyết được vấn đề thông tin liên lạc, an ninh mạng cho các nước bạn vừa tạo cho VIETTEL thành Hub của 3 nước. Triển khai lắp đặt mạng điện thoại di động với tốc độ nhanh nhất Việt nam. Đưa các dịch vụ viễn thông đến khắp mọi miền tổ quốc (VoIP 64/64; PSTN 58/64; ADSL 64/64; di động 64/64). Ấn tượng nhất chính là ngày 15/10/2004 VIETTEL chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn một tháng sau khi vào hoạt động,VIETTEL đã có 100.000 khách hàng; gần một năm sau đón khách hàng 1 triệu; ngày 21/7/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2007 đã vượt con số trên 7 triệu khách hàng. Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh doanh đã có trên 3000 trạm BTS trên toàn quốc và trên 7 triệu khách hàng theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì VIETTEL mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới. Cơ cấu doanh thu chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng doanh thu trong nước. Xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường, làm cho Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tất cả hoạt động kinh doanh, các hoạt động xã hội đều đi theo triết lý kinh doanh “quan tâm, chăm sóc và sáng tạo, đột phá”. Liên tục trong hai năm 2004, 2005 VIETTEL được bình chọn là thương hiệu mạnh, và đặc biệt năm 2006 VIETTEL được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ BCVT do VCCI phối hợp với Công ty Life Media và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen tổ chức. Năm 2007: -  Doanh thu 1 tỷ USD. -  12 triệu thuê bao. -  Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet 1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC 1.2.1 Chức năng: Tổng công ty đã được chính phủ cho phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực với phạm vi hoạt động lớn, cụ thể: Kinh doanh các loại hình dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế. Khảo sát, thiết kế, lập dự án các công trình Bưu Chính Viễn Thông, phát thanh truyền hình, tư vấn, thực hiện các dự án công nghệ thông tin cho các bộ, ngành. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các loại thiết bị điện, điện tử, tin học, thông tin Viễn thông, các loại ăng ten, thiết bị Viba, phát thanh truyền hình. Xây lắp các công trình, thiết bị thông tin (trạm máy, tổng đài điện tử, tháp ăng ten, hệ thống các thông tin…), đường dây tải điện, trạm biến thế. Xuất nhập khẩu các thiết bị về điện, điện tử Viễn thông, kinh doanh bất động sản. 1.2.2 Nhiêm vụ : Tăng tốc phát triển nhanh, chiếm lĩnh thị trường. Phát triển kinh doanh gắn liền với phát triển công ty vững mạnh toàn diện. Tập trung nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ Bưu chính viễn thông. Tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh doanh các ngành nghề truyền thông như: Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, dịch vụ kĩ thuật, xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường vào kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng trên cơ sở nguồn lực của mình, công ty tham gia vào tất cả các dự án của các đơn vị quốc phòng và đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quốc phòng. 1.2.3 Mô hình tổ chức 1.3. MỤC TIÊU QUAN ĐIỂM VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.3.1 Mục tiêu: “Trở thành nhà khai thác dịch vụ Bưu chính - Viễn thông hàng đầu Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới” 1.3.2 Quan điểm Kết hợp kinh tế với lơi ích quốc gia và an ninh quốc phòng Đầu tư và phát triển hạ tầng cơ sở viễn thông, đến cuối năm 2005 cơ bản hoàn toàn mạng lưới viễn thông trên toàn quốc Phát triển kinh doanh theo định hướng của thị trường và luôn hướng tới lợi ích chính đáng của khách hàng Đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh, phát triển, mở rộng ra các ngành kinh doanh khác bên cạnh các ngành Bưu chính – Viễn thông Lấy yếu tố con người làm chủ đạo, có chính sách đào tạo, phát triển và thu hút nhân lực. 1.3.3 Triết lý kinh doanh Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel. 1.4. THƯƠNG HIỆU VÀ VĂN HOÁ VIETTEL. 1.4.1. Triết lý thương hiệu Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong. Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt. Liên tục cải tiến. Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt. Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội. Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp. 1.4.2. Nhận diện thương hiệu Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Công ty, khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu (slogan) của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way). Nhìn logo Viettel, ta thấy nó đang chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, đổi mới. Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Công ty. Khối chữ được đặt ở chính giữa thể hiện triết lý kinh doanh của Viettel là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, , chung sức xây dựng một mái nhà chung Viettel. Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng thể hiện cho thiên, địa, nhân. Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel. 1.4.3. Văn hoá Viettel. Thực tiễn là tiêu chuẩn ĐỂ KIỂM NGHIỆM CHÂN LÝ Trưởng thành qua những THÁCH THỨC VÀ THẤT BẠI Thích ứng nhanh là SỨC MẠNH CẠNH TRANH Sáng tạo là SỨC SỐNG Tư duy HỆ THỐNG Kết hợp ĐÔNG TÂY Truyền thống và CÁCH LÀM NGƯỜI LÍNH Viettel là NGÔI NHÀ CHUNG 1.5 CÔNG TY VIETTEL TELECOM Ban giám đốc công ty Giám đốc: Đồng chí Hoàng Sơn Phó giám đốc Đồng chí: Đinh Bộ Lĩnh Đồng chí: Nguyễn Thăng Long Đồng chí: Trương Công Cường Đồng chí: Bùi Quang Tuyến Đồng chí: Tào Đức Thắng 1.5.1 Lịch sử phát triển: Ngày 31/05/2002, Thành lập Công ty điện thoại di động Viettel Mobile trực thuộc Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel). Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Viettel Mobile và Viettel. Đến tháng 9/2005, mạng điện thoại di động 098 thực hiện phủ sóng và triển khai kinh doanh trên toàn quốc. Số trạm phát sóng là trên 1000 trạm. Thuê bao di động đạt 1 triệu thêu bao và được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động phát triển mạnh nhất Việt Nam từ trước đến nay. Ngày 15/10/2005, Viettel Mobile kỷ niệm có số thuê bao đạt gần 1,5 triệu - một tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử ngành thông tin di động tại Việt Nam. Ngày 07/01/2006, Viettel Mobile trở thành một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam. Tháng 4/2007, Viettel Mobile chính thức đạt con số 10 triệu khách hàng, điều đó cho thấy sự trưởng thành lớn mạnh và khẳng định vị thế nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam của Viettel. Ngày 18/06/2007, Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel đã công bố thành lập Công ty Viễn thông Viettel Telecom, hoàn thành việc sát nhập hai công ty lớn là công ty Điện thoại đường dài Viettel (chuyên cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại cố định và đường dài 178) và công ty điện thoại di động Viettel thành một công ty kinh doanh đa dịch vụ. Viettel Telecom giờ đây sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel tại Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành mới mang tính đột phá của Viettel. 1.5.2 Mô hình tổ chức công ty Viettel Telecom PHẦN 2: GIỚI THIỆU PHÂN HỆ BSS 2.1 CẤU TRÚC PHÂN HỆ BSS Phân hệ BSS thực thi tất cả các chức năng liên quan đến phần vô tuyến, nó bao gồm các thành phần chính sau: Trung tâm điều khiển trạm gốc BSC ( Base Station Controller). Trạm thu phát gốc BTS ( Base Transceiver Station).  Hình2. 1: Sơ đồ kiến trúc phân hệ BSS BSS bao gồm: Nút TRC Transcoder Controller Nút BSC: Base Staion Controller Nút BSC/TRC Nút RBS: Radio Base Station BSC quản lý tất cả các chức năng liên quan đến phần vô tuyến của mạng GSM bao gồm: Quản lý tài nguyên trong BSS Giám sát BTS Điều khiển kết nối của MS Định vị và chuyển giao Quản lý tìm gọi. Quản lý truyền dẫn Vận hành và khai thác BSS. Nút BTS Điều khiển các giao diện vô tuyến tới MS, BTS gồm 3 phần: Hệ thống Anten Hệ thống khuếch đại công suất. Hệ thống báo hiệu số RBS có hai dòng sản phẩm:RBS 200 & RBS 2000. Nút TRC Dùng cho các vị trí linh hoạt của các nguồn chuyển đổi mã Thường được đặt cạnh hay ngay trong BSC. Do BSC điều khiển Nút BSC/TRC : Bộ kết hợp điều khiển giữa BSC và TRC Phù hợp cho các BSC dung lượng trung bình và cao ( đô thị và ngoại ô) 1 BSC/TRC có thể điều khiển 1,020 bộ TRX hoặc TRU Một BSC/TRC dung lượng cao có các ưu điểm như sau: Giảm tải cho MSC ( giảm mức handover giữa các BSC và ít nhạy cảm với vùng địa lý nhỏ có lưu lượng cao) Thích hợp cho GSM 900/1800 hơn BSC dung lượng thấp. Có ít node cần điều k