Đề tài Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Nam Á (SEABANK)

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ. Những yếu kém đó là khó tránh khỏi khi các lý thuyết cũng như kinh nghiệm về quản lý các ngân hàng thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót xảy ra, mà điển hình là trong khâu nhận tiền gửi tiết kiệm . Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đ̣i hỏi các ngân hàng thương mại phải có những biện pháp quản lý và kiểm soát hữu hiệu, mà quan trọng nhất là phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Đây thật sự là lĩnh vực c̣òn mới về cả phương diện lư luận cũng như phương pháp, biện pháp triển khai trong thực tiễn, việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực hiệu quả đang c̣òn là vấn đề nghiên cứu của các NHTM. Như vậy, có thể nói xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là định hướng đúng đắn cho các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay. Nhận thấy những vấn đề trên nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Nam Á ( SEABANK) Mặc dù nhóm chúng tôi đã cố gắng hết sức trong việc tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất song có lẽ vẫn sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy nhóm rất mong nhận được sự góp ý quý báu của giảng viên và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

doc49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Nam Á (SEABANK), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Nam Á ( SEABANK) LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế.. Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ. Những yếu kém đó là khó tránh khỏi khi các lý thuyết cũng như kinh nghiệm về quản lý các ngân hàng thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót xảy ra, mà điển hình là trong khâu nhận tiền gửi tiết kiệm .. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đ̣i hỏi các ngân hàng thương mại phải có những biện pháp quản lý và kiểm soát hữu hiệu, mà quan trọng nhất là phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Đây thật sự là lĩnh vực c̣òn mới về cả phương diện lư luận cũng như phương pháp, biện pháp triển khai trong thực tiễn, việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực hiệu quả đang c̣òn là vấn đề nghiên cứu của các NHTM. Như vậy, có thể nói xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là định hướng đúng đắn cho các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay. Nhận thấy những vấn đề trên nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Nam Á ( SEABANK) Mặc dù nhóm chúng tôi đã cố gắng hết sức trong việc tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất song có lẽ vẫn sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy nhóm rất mong nhận được sự góp ý quý báu của giảng viên và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ: 1.1.1Khái niệm: Chức năng Kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi quy trình quản lý, và được thể hiện bởi công cụ chính yếu là hệ thống KSNB của đơn vị. Có nhiều quan niệm và định nghĩa về KSNB. Có thể kể đến một vài định nghĩa sau: Hệ thống KSNB là toàn bộ các quy định về tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công tác mà một đơn vị phải tuân theo. Hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Ban giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đ̣òi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai sót, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập trong thời gian mong muốn (chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 400). Tuy nhiên KSNB theo định nghĩa của COSO có thể đƣợc xem là định nghĩa thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất về KSNB: “KSNB là một quá tŕnh do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây: - Báo cáo tài chính đáng tin cậy - Các luật lệ và quy định được tuân thủ - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả” 1.1.2 Ý nghĩa của hệ thống kiểm soát nội bộ - Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...) - Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp… - Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính - Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy định của luật pháp. - Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra - Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ 1.2 Sự hình thành hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại. 1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20 đă xác định: "Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thườ ng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán". 1.2.2 Vai trò, chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức nhận tiền gửi (depository institutions) đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán ( checkable deposits), tiền gửi tiết kiệm (saving deposits), tiền gửi có kỳ hạn (time deposits). Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại ( commercial loans), cho vay tiêu dùng (consumer loans), cho vay bất động sản (mortage loans) và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương. Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Với vị trí quan trọng đó, Ngân hàng thương mại đảm nhiệm những vai trò, chức năng khác nhau trong nền kinh tế. 1.2.2.1 Vai trò - Đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. -Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. -Tín dụng ngân hàng đă đóng góp tích cực cho việc duy tŕ sự tăng trưởng kinh tế. Mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. - Tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. - Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này đƣợc thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khicho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệuquả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các qui định về bảovệmôi trường. 1.2.2.2 Chức năng - Trung gian tài chính + Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lăi suất nhận gửi và lăi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. +Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. Chức năng này vô hình chung đă thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. - Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rơ bản chất của NHTM. Chức năng tạo tiền đƣợc thực thi trên cơ sở hai chức năng khác c ủa NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài kho ản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đă làm tăng tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xă hội. - Chức năng “ sản xuất” Bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. 1.2.3 Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi nóxảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so vớidự kiến. Vì vậy, có thế nói bản chất hoạt động của một NHTM hiện nay là chấp nhận rủi ro và quản lư rủi ro. Trong bất kỳ giai đoạn kinh tế nào thì việc đối mặt với rủi ro của các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Các rủi ro thường gặp trong hoạt động của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ, cho dù đó là nợ gốc hay nợ lăi khi khoản nợ đến hạn, nguyên nhân là do: +Thất bại của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ đă cam kết với NH. + Ngoài nguyên nhân từ chủ quan của khách hàng c̣n có nguyên nhân từ phía NH đă vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của TCTD, và có sự tiếp tay của một số cán bộ NH cho đối tác lợi dụng việc kinh doanh BĐS để lừa đảo. +Thông tin phục vụ phân tích tín dụng vẫn chưa được đáp ứng đáng tin cậy, đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về Báo cáo tài chính của DN chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán, do vậy độ chính xác của báo cáo chƣa cao. - Rủi ro lăi suất: Rủi ro lăi suất là loại rủi ro do sự biến động của lăi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng theo đó ngân hàng hoặc công ty có những kho ản đi vay ho ặc cho vay theo lăi suất thả nổi. Nếu đi vay theo lăi suất thả nổi, khi lăi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lăi tăng theo. Ngược lại, nếu cho vay theo lăi suất thả nổi, khi lăi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lăi vay giảm. Nguyên nhân: + Sự không phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ cùng với những biến động bất lợi của lăi suất - Rủi ro hối đoái: Tỷ giá của các đồng ngoại tế biến đổi không ngừng dẫn đến việc kinh doanh ngoại hối cũng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những rủi ro này có thể phát sinh thông qua các ho ạt động khi ngân hàng giao dịch các đồng tiền nước ngoài nhằm phục vụ cho khách hàng hoặc cho chính bản thân mình. Vì vậy bị ảnh hưởng từ loại rủi ro này không chỉ là phía ngân hàng mà còn cả đối với khách hàng. - Rủi ro thanh khoản: Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn... Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản. Nguyên nhân + Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xă hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. + Các NHTM đă không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. + Chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút - Rủi ro tác nghiệp: Theo Hiệp ước Basel II thì rủi ro hoạt động rủi ro tác nghiệp là rủi ro thiệt hại xuất phát từ việc các quy định nội bộ, con người và hệ thống không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc xuất phát từ các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không bao gồm rủi ro chiến lựợc và uy tín. 1.2.4 Sự cần thiết khách quan về hệ thống lư luận hệ thống KSNB trong NHTM Nếu như hệ thống ngân hàng được ví như huyết mạch của nền kinh tế thì cơ chế kiểm soát nội bộ được ví như “Thần kinh trung ương” của một ngân hàng thương mại. Kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.Việc xây dựng và thực hiện một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả chống đỡ tốt nhất với rủi ro. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng được hình thành và phát triển như một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng. Khi luật ngân hàng nhà nước ( tháng 12/1997) và luật các tổ chức tín dụng ( tháng 7/1997) được ban hành thì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đựợc khẳng định rõ ràng, ngày càng được hoàn thiện, nâng cao nhằm giúp hoạt động ngân hàng đi đúng hướng, an toàn và hiệu quả. Mục đích của kiểm soát nội bộ - Sử dụng nguồn lực và quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả - Đảm bảo chắc chắn các quyết định, chế độ quản lý đă đựợc ngân hàng và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành đựợc thực hiện đúng thể thức và giám sát mứcđộ hiệu quả, hợp lý của chế độ đó - Phát hiện kịp thời những vướng mắc trong kinh doanh để hoạch định và thực hiện các biện pháp đối phó - Ngăn chặn và phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các giao dịch phát sinh của ngân hàng - Đảm bảo việc lập các Báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu cầu pháp định liên quan - Đảm bảo tài sản và thông tin không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích Như vậy, có thể nói xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là định hướng đúng đắn cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay. 1.2.5. Hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm và hệ thống kiểm soát nội bô nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm 1.2.5.1 Khái niệm tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ-NHNN): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là một khoản đầu tư ngày hôm nay để có được một khoản tiền lớn hơn trong tương lai (bao gồm phần gốc là số tiền gửi ban đầu và khoản tiền lãi). 1.2.5.2. Vai trò tiền gửi tiết kiệm - Đối với khách hàng + Đa dạng về kỳ hạn, đa dạng về loại tiền gửi và linh hoạt nhất. +Được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm niêm yết tại + Khách hàng có thể rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng mình gửi + Được bảo hiểm tiền gửi. + Khách hàng có thể sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thế chấp, cầm cố vay vốn tại các tổ chức tín dụng; + Khách hàng có thể chuyển nhượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm Đối với ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nguồn vốn là một vấn đề mà mọi ngân hàng đều quan tâm. Với nghiệp vụ nhận tiền gửi tiế kiệm ngân hàng sẻ đáp ứng được khà năng thanh khoản của mình đồng thời là nguồn vốn để tiến hành cho vay tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy nhận thấy được tầm qua trọng của hoạt động trên nên hàng loạt các loại hình tiền gửi tiết kiệm khác nhau được ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước 1.2.5.3. Khái niệm hệ thống kiềm soát nội bô nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm Là tập hợp các chính sách quy trình , quy định nội bô, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kiệp thời các rủi ro xảy ra. 1.2.5.4. Quy trình nghiệp vụ tiền gửi của ngân hàng thương mại B1/ Nhập đầy đủ thông tin khách hàng vào hệ thống máy tính (đối với khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng). B2/ Hướng dẫn khách hàng nhập bảng kê tiền theo quy định và ký vào phần dành cho khách hàng. B3/         In giấy gửi tiền tiết kiệm từ hệ thống máy tính sau đó chuyển cho khách hàng kiểm tra lại và đề nghị khách hàng ký, ghi rõ họ, tên vào phần “người nộp”. B4/         Trường hợp máy tính không in được giấy gửi tiền, giao dịch viên đề nghị khách hàng tự tay viết đầy đủ thông tin trên giấy gửi tiền và chịu trách nhiệm với các thông tin đã ghi, sau đó ký và ghi rõ họ tên vào phần “người nộp”. Nếu người gửi tiền tiết kiệm (người đứng tên trên sổ tiết kiệm) không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào mà nhờ người khác viết hộ thì người gửi tiền phải chịu trách nhiệm về nội dung đã ghi trên giấy gửi tiền. Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng được đăng ký mã số hoặc lấy dấu vân tay tại ngón cái và ngón trỏ bên tay trái của khách hàng vào phần “người nộp” trên giấy gửi tiền và cuống lưu sổ tiết kiệm thay cho chữ ký mẫu. B5/         Trường hợp người gửi tiền mang theo giấy tờ tùy thân đã hết hạn sử dụng để làm thủ tục gửi tiền thì giao dịch viên vẫn làm thủ tục gửi tiền cho khách hàng, đồng thời lấy dấu vân tay theo quy định trên và hướng dẫn khách hàng khi đi lĩnh tiền phải mang theo giấy xác nhận (có dán ảnh) của cơ quan nơi cấp giấy tờ đó hoặc của cơ quan nơi đang công tác hoặc của cơ quan chính quyền địa phương nơi cư trú để làm thủ tục rút tiền. B6/ In hoặc viết tay sổ tiết kiệm và chuyển toàn bộ chứng từ cho cán bộ phụ trách trình duyệt. B7/       Chuyển sổ tiết kiệm đã có chữ ký và dấu của ngân hàng cho khách hàng. B8/         Đề nghị khách hàng kiểm tra lại toàn bộ thông tin đã ghi trên sổ tiết kiệm trước khi ra khỏi ngân hàng. Giao dịch viên phải giải thích cụ thể những thông tin đã ghi trên sổ tiết kiệm nếu khách hàng chưa rõ II/ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á 1.Ngân hàng Đông Nam Á 1.1 Giới thiệu chung  Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần. Các chỉ tiêu tài chính khác: tổng tài sản đạt 55.695 tỷ đồng (tăng 182% so với 2009), tổng huy động đạt 39.867 tỷ đồng (tăng 162% so với 2009), tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 20.417 tỷ đồng (tăng 214% so với 2009) và tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,82% tổng dư nợ. Doanh thu phí dịch vụ năm 2010 của SeABank đạt 102,5 tỷ đồng (tăng 180% so với 2009). Hiện SeABank có 1.533 CBNV tại 104 điểm giao dịch (tăng 145% so với 2009) và gần 104.000 khách hàng trên toàn quốc Hiện tại SeABank đã phát hành được gần 87.900 thẻ ATM gồm các loại thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24++, thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ quốc tế MasterCard… và có 137 máy ATM trên toàn quốc. Thẻ ATM của SeABank có thể giao dịch tại hơn 10.000 máy ATM, 36.451 máy POS của SeABank và các ngân hàng trong liên minh thẻ BanknetVN & SmartLink, VNBC trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt với tư cách là thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là MasterCard và Visa Card, năm 2010 SeABank cũng đã chính thức phát hành Thẻ ghi nợ quốc tế EMV MasterCard, Thẻ ghi nợ quốc tế trả sau EMV MasterCard sử dụng công nghệ thẻ chip EMV có tiêu chuẩn bảo mật cao nhất mà hiện tại ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung hầu như chưa có ngân hàng nào áp dụng. Thẻ quốc tế SeABank MasterCard có thể được giao dịch tại 24 triệu POS và 1 triệu ATM trên toàn thế giới với đầy đủ các tính năng: rút
Luận văn liên quan