Đề tài Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam

. Tính cấp thiết của đề tài: Ở Việt Nam, các điều kiện khách quan và chủ quan gần như đã chín muồi cho việc triển khai mô hình tập đoàn báo chí. Sau 20 năm đổi mới, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt và đang có nhu cầu vươn cao, vươn xa hơn nữa. Trên thế giới, từ hơn 100 năm nay, đã có việc các cơ quan báo chí sáp nhập thành tập đoàn, hướng đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế, mở ra một huớng làm kinh tế cho ngành công nghiệp báo chí – truyền thông, biến ngành này trở thành một ngành kinh doanh nhiều lợi nhuận. Xu hướng của các tập đoàn truyền thông hiện nay là vươn ra ngoài lãnh thổ, bởi sự phát triển của các tập đoàn trong nước đã đến hồi tới hạn. Trong khi đó, châu Á, trong đó có Việt Nam ta, lại là một thị trường giàu tiềm năng và mới bước đầu được khai phá. Cùng với đợt sóng này là đợt sóng toàn cầu hoá, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào WTO, như vậy, việc có một tập đoàn làm đối tác của các tập đoàn truyền thông khác, nắm giữ thế chủ động được xem như là một việc làm cần kíp. Trên cơ sở nhận định tình hình trong và ngoài nước, nhà nước đã đưa ra chủ trương cho phép hình thành các tập đoàn báo chí, và trước mắt, tạo một số điều kiện nền tảng để báo chí gia tăng tiềm lực kinh tế. Đề tài NCKH SV “Tìm hiểu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam” muốn dự phần vào công việc mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Đỗ Quý Doãn đã chỉ ra: “Trên thế giới có nhiều tập đoàn báo chí. Mỗi mô hình có những ưu điểm, đặc trưng riêng của từng nước. Chúng ta nên lựa chọn, học tập để xây dựng một mô hình cho phù hợp. Đây là một vấn đề rất mới. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”[27].

doc46 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài:             Ở Việt Nam, các điều kiện khách quan và chủ quan gần như đã chín muồi cho việc triển khai mô hình tập đoàn báo chí. Sau 20 năm đổi mới, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt và đang có nhu cầu vươn cao, vươn xa hơn nữa.             Trên thế giới, từ hơn 100 năm nay, đã có việc các cơ quan báo chí sáp nhập thành tập đoàn, hướng đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế, mở ra một huớng làm kinh tế cho ngành công nghiệp báo chí – truyền thông, biến ngành này trở thành một ngành kinh doanh nhiều lợi nhuận. Xu hướng của các tập đoàn truyền thông hiện nay là vươn ra ngoài lãnh thổ, bởi sự phát triển của các tập đoàn trong nước đã đến hồi tới hạn. Trong khi đó, châu Á, trong đó có Việt Nam ta, lại là một thị trường giàu tiềm năng và mới bước đầu được khai phá. Cùng với đợt sóng này là đợt sóng toàn cầu hoá, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào WTO, như vậy, việc có một tập đoàn làm đối tác của các tập đoàn truyền thông khác, nắm giữ thế chủ động được xem như là một việc làm cần kíp.             Trên cơ sở nhận định tình hình trong và ngoài nước, nhà nước đã đưa ra chủ trương cho phép hình thành các tập đoàn báo chí, và trước mắt, tạo một số điều kiện nền tảng để báo chí gia tăng tiềm lực kinh tế.                Đề tài NCKH SV “Tìm hiểu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam” muốn dự phần vào công việc mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Đỗ Quý Doãn đã chỉ ra: “Trên thế giới có nhiều tập đoàn báo chí. Mỗi mô hình có những ưu điểm, đặc trưng riêng của từng nước. Chúng ta nên lựa chọn, học tập để xây dựng một mô hình cho phù hợp. Đây là một vấn đề rất mới. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”[27].             2. Tình hình nghiên cứu:             Tập đoàn báo chí là một mô hình kinh tế báo chí đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, và chủ yếu được các nhà nghiên cứu báo chí –  truyền thông trên thế giới tiếp cận dưới hai góc độ: lịch sử báo chí và xã hội học truyền thông. Do việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản phương Tây tuân theo quy luật phát triển kinh tế, các nghiên cứu phương Tây không nghiên cứu mô hình kinh tế, mà chủ yếu nghiên cứu về vai trò của các tập đoàn truyền thông trong đời sống xã hội và đặc biệt là về tác động của chúng đối với chất lượng báo chí.             Riêng đối với các quốc gia đang phát triển có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, công tác nghiên cứu lại chú trọng đến mô hình kinh tế, bởi thị trường truyền thông ở các quốc gia này hoặc là chưa hình thành hoặc là đang cần tìm một hướng phát triển. Chính do động cơ “đi tắt đón đầu”, các quốc gia này đã thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết và triển khai ứng dụng mô hình tập đoàn báo chí từ hơn chục năm trước đây. Ở Trung Quốc, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất, công tác nghiên cứu cũng đã được triển khai từ trước năm 1996 – năm mà tập đoàn báo chí đầu tiên (tập đoàn báo chí Quảng Châu) tuyên bố thành lập.               Tuy nhiên, do đặc thù về mặt chính trị, nhu cầu nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn báo chí mới chỉ trở nên bức thiết ở xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Có thể nói, Quyết định 219 của Chính phủ tháng 9/2005 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 đã chính thức khởi động cho các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này.             Kể từ sau khi có chủ trương thành lập tập đoàn, giới làm báo đã công khai bàn luận về vấn đề “tập đoàn báo chí”: làm thế nào? Như thế nào? Triển vọng ra sao? Một số báo cũng bày tỏ tham vọng vươn mình thành tập đoàn, như Tiền Phong, Viet Nam Net, Tuổi Trẻ, SGGP, … Họ cũng tự mình tìm hiểu các mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới để áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm này chủ yếu mang tính nội bộ. Do vậy, công trình NCKH SV này là một đề tài hoàn toàn mới mẻ và mang tính thời sự ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:             Tuy đây mới chỉ là một nghiên cứu mang tính chất khởi đầu, mục đích của đề tài là hiểu rõ và gợi ý ứng dụng mô hình tập đoàn báo chí của các nước trên thế giới vào thực tế truyền thông Việt Nam.             Do vậy, đề tài có hai nhiệm vụ chính. Một là đem lại cái nhìn rộng rãi về các tập đoàn báo chí tiêu biểu trên thế giới, thông qua việc nghiên cứu mô hình kinh tế, vai trò xã hội, và tác động đối với đời sống truyền thông. Hai là nhìn nhận lại thực trạng truyền thông Việt Nam trong bối cảnh chuyển hướng sang hoạt động kinh tế báo chí, để từ đó đưa ra những gợi ý ứng dụng phù hợp. Nhiệm vụ nghiên cứu mô hình quản lý, do giới hạn về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị và trình độ nghiên cứu khoa học, xin được tạm gác lại.                 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:             Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, mô tả, phỏng vấn lấy ý kiến … 5. Giới hạn của đề tài:             Đề tài “Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam” là một đề tài có trọng tâm nghiên cứu rõ ràng. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo và năng lực xử lý thông tin cũng như do giới hạn về các mối quan hệ giao tiếp trong giới báo chí, đề tài buộc phải giới hạn ở một phạm vi phù hợp.             Trong quá trình tiếp cận với rất nhiều tập đoàn báo chí trên thế giới, người viết chỉ chọn tìm hiểu và giới thiệu 2 tập đoàn báo chí tiêu biểu của Mĩ (News Corp và Gannett), 6 tập đoàn báo chí của Trung Quốc, và tập đoàn Singapore Press Holdings của Singapore.             Trong quá trình khảo sát bước chuẩn bị thành lập tập đoàn của các cơ quan báo chí, người viết chỉ chọn tìm hiểu và tiếp cận với 6 cơ quan báo chí (chủ yếu trong lĩnh vực báo in) là: Tiền Phong, VietNamNet, Thanh Niên, Sài gòn Giải Phóng, Saigon Times Group, và Tuổi Trẻ.             6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:             Trong thời gian qua, khái niệm “tập đoàn báo chí” trở thành môt đề tài bàn tán trong giới báo chí – truyền thông. Nói cách khác, chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm này ở Việt Nam. Ở mức độ nghiên cứu còn hạn chế, đề tài NCKH SV “Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam” tạm thời đưa ra một định nghĩa. Ngoài ra, thông qua quá trình nghiên cứu các tập đoàn báo chí trên thế giới, người thực hiện cũng tạm thời đưa ra một số yếu tố đem lại cái nhìn toàn diện về một tập đoàn báo chí. Đây chính là ý nghĩa lý luận của đề tài.             Về ý  nghĩa thực tiễn, có thể thấy đề tài NCKH SV này là một tài liệu tham khảo có tính ứng dụng cho các các cơ quan báo chí trong quá trình chuẩn bị tiến tới thành tập đoàn báo chí theo đúng chiến lược của Bộ Văn hoá – Thông tin. Ngoài ra, đề tài cũng có giá trị tham khảo đối với SV chuyên ngành báo chí, đặc biệt là các SV muốn có một cái nhìn phổ quát về thực trạng truyền thông ở Việt Nam và thực trạng truyền thông thế giới. 7. Kết cấu:           Đề tài gồm có 3 chương.             Chương 1: Tổng quan về báo chí Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005: tập trung khái quát thực trạng báo chí – truyền thông ở Việt Nam trong những năm gần đây, phân chia thành các mảng: báo in, báo nói – báo hình, báo trực tuyến, và những hiện tượng truyền thông khác. Dựa trên cơ sở thực tế, người viết cho thấy nhu cầu phát triển năng động hơn nữa của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam chính là tiền đề bảo đảm sự hình thành của các tập đoàn báo chí trong tương lai, theo đúng định hướng của Nhà nước.             Chương 2: Giới thiệu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới: tìm hiểu sơ lược quá trình hình thành các tập đoàn báo chí trên thế giới, thử tiếp cận với khái niệm “tập đoàn báo chí” trên thế giới, giới thiệu đôi nét về một số tập đoàn báo chí của Mĩ, Trung Quốc, và Singapore. Chương 3: Chủ trương hình thành các tập đoàn báo chí ở Việt Nam: tập trung tìm hiểu quá trình tư duy và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam của nhà nước, đồng thời khảo sát bước chuẩn bị của các cơ quan báo chí được đánh giá là có triển vọng thành lập tập đoàn.  Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2005           Trong 5 năm đầu của thế kỉ 21, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều năm liền, tỉ lệ tăng trưởng GDP ở mức cao trung bình 7%, đến năm 2005, đạt mức 8,4% [42]. Không khí sôi động là đặc điểm chung trên cả nước, đặc biệt là ở những đô thị trung tâm, phát triển năng động, dẫn đầu là TPHCM. Đây chính  là điều kiện vô cùng thích hợp cho những trào lưu đổi mới, cải cách để hội nhập. Với mong muốn vươn lên sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam  đang trong giai đoạn học hiểu về mọi mặt trong thế giới, nắm vững các quy tắc, luật lệ của thế giới.         Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, trình độ dân trí phát triển (hiện nay, tỉ lệ mù chữ ở Việt Nam chưa đầy 7%, “rất thấp so với thế giới” [42]). Người dân sẵn sàng đầu tư tiền của, thời gian cho việc tiếp nhận thông tin, học tập, vui chơi giải trí (những chức năng của báo chí), đó là cơ hội dẫn đến sự phát triển tất yếu của báo chí – truyền thông, theo đúng tinh thần: báo chí đồng hành với sự phát triển kinh tế đất nước.             Theo tổng kết của Bộ Văn hoá – Thông tin, trong thời kì đổi mới, “hệ thống báo chí nước ta có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất lượng” [26], với đủ các phương tiện truyền thông tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài sự phát triển khởi sắc của 3 loại hình báo chí truyền thống là báo in, báo nói, báo hình, là sự nở rộ của loại hình báo điện tử (hay còn gọi là báo trực tuyến, báo online), và sự “diệu kì” của các loại hình báo chí qua điện thoại di động. Thực sự, chúng tôi chưa dám khẳng định số liệu chính thức và mới nhất về báo chí Việt Nam hiện nay, cũng như chưa có được số liệu tăng trưởng báo chí trong vòng 5 năm trở lại đây. Số liệu được xem là chính thức đối với báo chí trong và ngoài nước dừng lại ở mốc năm 2004, chủ yếu lấy từ hai nguồn: Bộ Văn hoá – Thông tin (các phát biểu trước báo giới của Bộ trưởng Phạm Quang Nghị và Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn) và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung Ương (phát biểu của Trưởng Ban Nguyễn Khoa Điềm). Các số liệu cập nhật về mảng báo nói, báo hình, báo trực tuyến và các thông tin khác chủ yếu trích dẫn từ các bài báo và các câu chuyện hậu trường nghề báo[1].    1. Về mảng báo in: Theo thống kê của Bộ Văn hoá – Thông tin, nước ta hiện có 553 cơ quan báo chí, trong đó có 157 tờ báo và 396 tạp chí với hơn 713 ấn phẩm báo chí và khoảng hơn 1000 bản tin [26]. (Ngoài ra, còn có một số liệu khác là 676 cơ quan báo chí, trong đó có 680 “loại báo in” với hơn 600 triệu bản/năm[2].) Theo nhận định của tác giả Nguyễn Lê Hoàn,“kể từ khi mở cửa kinh tế, số lượng báo viết Việt Nam tăng lên nhanh chóng,  đến 2004 có hơn 500 cơ quan báo chí với khoảng trên 650 ấn phẩm thay vì 268 ấn phẩm vào năm 1992.” [15] Như vậy, chỉ trong vòng 12 năm, số lượng ấn phẩm ở nước ta đã tăng gần gấp ba. Về tổng số lượng phát hành, theo giáo trình “Công tác tổ chức và quản lý cơ quan báo chí”, GV Bùi Huy Lan cho biết con số phát hành bình quân của gần 700 ấn phẩm báo, tạp chí, bản tin, xuất bản là gần 2 triệu bản/ngày, trong đó tổng số phát hành của khoảng 160 tờ báo là 1,7 triệu bản/ngày và của 400 tờ tạp chí là 300.000 bản/ngày. Cả nước có gần 20 tờ báo xuất bản hàng ngày (được gọi và không được gọi là nhật báo), với con số phát hành khoảng 1,2 triệu bản/ngày; có gần 20 bản tin thời sự, tin chuyên ngành, tin Thông Tấn Xã xuất bản hàng ngày với số lượng phát hành hàng trăm ngàn bản/ngày. Tính bình quân số phát hành các ấn phẩm hàng năm là 600 triệu bản/năm. Có những tờ báo đạt tới con số phát hành 380.000 bản/ngày như tờ Tuổi Trẻ (số liệu mới nhất – 2006), song cũng có những tờ báo chỉ đạt ở mức 1500 – 2000 bản/ngày như hầu hết các tờ báo Đảng ở địa phương.             Thị trường báo chí sôi động nhất vẫn là TP.HCM. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh kinh tế giữa các tờ báo. Trang web của Sở Văn hoá – Thông tin TPHCM, ở đoạn “Giới thiệu chung về báo chí TPHCM”, cho biết cả TP có 38 đơn vị báo chí và 113 văn phòng đại diện của báo chí Trung ương và các tỉnh, cung cấp một lượng thông tin lớn cho nhân dân thành phố thông qua hàng chục đầu báo mỗi ngày. Ngoài ra, các toà soạn còn ra phụ san định kỳ, số đặc biệt nhân các ngày lễ lớn, các dịp kỉ niệm của dân tộc, hoặc nhân ngày thành lập ngành. Tình hình đầu năm 2006 lại càng cho thấy rõ sự phát triển quyết liệt ở mảng báo in: TPHCM từ chỉ có 1 tờ nhật báo đúng nghĩa  (tờ Sài Gòn Giải Phóng) nay đã có đến 3 tờ (thêm Tuổi Trẻ và Thanh Niên). Các tờ báo cũng đồng loạt ra những ấn phẩm mới, nhất là ấn phẩm ngày chủ nhật (cuộc chiến của báo Tuổi Trẻ với báo Thanh Niên, báo Pháp Luật), tạo nên sự đa dạng các ấn phẩm báo chí ngay trong cùng một cơ quan. Các báo có sự cải tiến về mặt nội dung và hình thức, thêm nhiều chuyên mục mới, đặc biệt có sự đổi mới ở các trang quảng cáo, (những tờ báo lớn thường tặng kèm trang thông tin tiêu dùng). Từng bước, các báo rèn luyện tư duy kinh tế, bên cạnh sự phát triển của hai hoạt động quảng cáo và PR.  Về mảng tạp chí, tác giả Văn Hùng, công tác ở Vụ Báo chí (Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung Ương) qua bài viết “Phát triển và quản lý hệ thống tạp chí”[3] đã cho thấy một nhận định gần như toàn diện về tạp chí ở nước ta. Theo đó, hiện nay, số đầu tạp chí lớn hơn nhiều so với số đầu báo, có gần 400 tạp chí các loại trong khi chỉ có khoảng 200 đầu báo. Nguyên nhân là sự tăng đột biến của nhu cầu xuất bản tạp chí của nhiều cơ quan, bộ ngành, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, liên hiệp các hội. Nguyên nhân này không những chi phối sự phát triển của hệ thống tạp chí theo diện rộng (số lượng) mà còn theo chiều sâu (chất lượng). Các ấn phẩm mang tính xã hội và thương mại cao góp phần dẫn đến sự hình thành và sôi động hoá thị trường báo chí những năm gần đây. Từ các tạp chí xuất bản hàng quý, hai tháng, hàng tháng, đến nay, nổi trội là các tờ tạp chí ra 2 – 4 kỳ/tháng (Tạp chí Thế giới mới, Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Thời trang trẻ, Tạp chí Tiếp thị Việt Nam, Tạp chí Gia đình Việt Nam …). Xu hướng tăng kỳ phát hành là kết quả của sự ra đời loại tạp chí mang tính giải trí, đánh trúng thị hiếu của độc giả, đẩy số phát hành lên cao. Hiện nay, có thể thấy rõ sự phân chia hai mảng tạp chí: tạp chí chuyên ngành – nội bộ[4] và tạp chí mang tính giải trí.  Các tạp chí chuyên ngành – nội bộ thường có con số phát hành không đáng kể. Một số tờ vẫn phải sống nhờ bao cấp, chỉ có khoảng 200 đầu tạp chí trực thuộc liên hiệp hội, các hội khoa học, hội kinh tế, hội nghề nghiệp, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội phi Chính phủ, … được xếp vào dạng đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo cơ chế tự trang trải. Chính thực trạng “nghèo nàn” của một số tạp chí bao cấp đã góp phần đưa đến một nhận xét của cơ quan quản lý báo chí:  một số tạp chí có cùng tôn chỉ mục đích, dẫn đến sự thừa thãi và lãng phí. Mảng tạp chí mang tính giải trí đang chiếm thị phần lớn trên thị trường báo và tạp chí, với số phát hành xấp xỉ hàng vạn bản mỗi tuần, thậm chí còn lấn lướt cả một số tờ tuần báo yếu về lực. Mặc dù chỉ mới ra đời khoảng vài chục đầu tạp chí, mảng tạp chí này chính là một trong những động lực thúc đẩy cạnh tranh kinh tế, tạo đà phát triển cho làng báo. Đó là các tạp chí Thời Trang Trẻ, Tiếp Thị & Gia Đình, Cẩm nang mua sắm, Sành Điệu, Mốt, Mốt và Cuộc sống, Tiếp Thị Việt Nam, … Sở dĩ nhận định các tạp chí nói trên thúc đẩy cạnh tranh kinh tế, tạo đà phát triển cho làng báo chính là vì có hiện tượng một số tờ báo đã có thương hiệu, và cả các tờ đang gặp “khó khăn” cũng xin ra số phụ cuối tháng ở dạng tạp chí – như một lối ra, lối thoát hiểm. Đó là các tờ như Sành điệu của báo Du lịch Việt Nam, Thị trường Tiêu dùng của báo Quốc tế, Người Đẹp của Tiền Phong, Đẹp của Thông tấn xã, tạp chí truyền hình của các Đài THViệt Nam, Đài THHN, Đài TH TP.Hồ Chí Minh … Góp phần làm toàn diện hơn bức tranh về tình hình báo chí của Việt Nam những năm gần đây, cũng không thể bỏ qua vai trò của hãng thông tấn quốc gia – Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Ngoài chức năng là ngân hàng tin, TTXVN còn là cơ quan chủ quản của nhiều tờ báo, trong đó có các tờ Tin Tức, Viet Nam News, … TTXVN có bề dày lịch sử hơn 60 năm hoạt động, với mạng lưới phân xã ở 64 tỉnh thành trong cả nước và hơn 20 phân xã thường trú ở nước ngoài, chuyên cung cấp cho Trung ương Đảng, Chính phủ, các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước cùng hàng triệu độc giả những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước [2]. Qua đó, có thể thấy làng báo Việt Nam bắt rất nhạy những xu hướng phát triển mới của làng báo thế giới: kiếm lời bằng việc kinh doanh tạp chí. Báo in đang “thất thế” trên thị trường báo chí thế giới và trong cuộc đua cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác, nhưng ở TP.HCM, tình hình chưa đến nỗi như vậy. Vấn đề không chỉ là truyền thống và tâm lí, vấn đề còn là báo chí nước ta mới chỉ đang ở trong giai đoạn phát triển, chưa bão hoà. 2. Về mảng báo nói – báo hình:             Do lịch sử gắn liền của đài phát thanh – và đài truyền hình ở nước ta và do kiến thức chuyên sâu còn giới hạn, người viết trình bày gộp hai mảng báo nói (phát thanh) và báo hình (truyền hình).             Tổng hợp thông tin từ Bộ Văn hoá – Thông tin, giáo trình “Công tác tổ chức và quản lý báo chí” của GV Bùi Huy Lan, và thông tin trên một số báo, có thể thấy sự phát triển về số lượng của các đài phát thanh gần như ở mức bão hoà, trong khi đó, mảng báo hình lại có sự khởi sắc bởi sự xuất hiện của truyền hình cáp, truyền hình số, truyền hình Internet.             Tính đến năm 2004, nước ta có khoảng 70 đài Phát thanh – Truyền hình, trong đó có 2 đài Trung ương (Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam), 4 trung tâm truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ), và 64 đài ở 64 tỉnh, thành phố. Ngoài TP.HCM tổ chức đài phát thanh, đài truyền hình riêng, tỉnh Phú Yên chỉ có đài phát thanh, các tỉnh, thành khác tổ chức chung thành một đài Phát thanh – Truyền hình [14]. Ngoài ra, mạng lưới cơ sở có trên 600 đài truyền thanh cấp huyện, trong đó có 288 đài đã phát sóng FM, và có gần 9000 đài truyền thanh, trạm phát lại, chuyển tiếp phát thanh – truyền hình ở cơ sở phường, xã, tức gần một nửa số xã trong cả nước có trạm truyền thanh.             Căn cứ vào các con số như đã nêu ở trên, có một nhận định phổ biến trong giới báo chí: Việt Nam có một hệ thống Phát thanh – Truyền hình từ Trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, xã hết sức hùng mạnh.  Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định khả quan theo hướng “biểu dương lực lượng”, vào khoảng cuối năm 2005, theo tác giả Đinh Phong, sự xuất hiện của nhiều đài Phát thanh – Truyền hình làm ăn không hiệu quả là một sự “chơi sang”, thừa thãi, lãng phí vì hầu hết vẫn phải bao cấp. Trong bài viết “Có cần thiết xây dựng 64 đài truyền hình, đài phát thanh địa phương hay không?”, Đinh Phong nhận định: “Ít có nước nào trên một diện tích không lớn lại có hệ thống phát thanh, truyền hình quá nhiều như ở nước ta.” Thật vậy, ở Hà Nội, dẫu đã có 2 đài Trung ương, vẫn có thêm đài PT – TH Hà Nội, ở Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, bên cạnh đài khu vực vẫn tồn tại các đài PT – TH địa phương. Trong khi đó, các đài địa phương chỉ có một số chương trình riêng biệt, tự sản xuất như chương trình thời sự, phim chuyên đề, phim tài liệu, còn lại là tiếp sóng đài khu vực và đài quốc tế, chiếu phim giải trí thu quảng cáo. Ngoài một số đài địa phương ăn nên làm ra như Đài PT – TH Bình Dương, Vĩnh Long, các đài ở tỉnh nhỏ thì thiếu máy móc, thiết bị, thiếu tiền trang trải, nhuận bút thấp.  Theo đó, sự khởi sắc của hai loại hình báo nói – báo hình tập trung chủ yếu ở các đài Trung ương, và ở các tỉnh, thành lớn. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã tă
Luận văn liên quan