Đề tài Tìm hiểu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam - Một số nhận xét, đánh giá

Trong nền kinh tế thị trường, để duy trì hoạt động và đảm bảo việc thực hiện các chức năng của hệ thống cơ quan Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội, Nhà nước cần phải có những nguồn thu nhất định. Trong số các nguồn thu của Nhà nước thì khoản thu từ vay nợ góp phần đáng kể vào việc cân đối thu - chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, giải quyết kịp thời sự thâm hụt trong ngân sách nhà nước(Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002). Quy định về các khoản thu ngân sách nhà nước từ vay nợ được đề cập trong rất nhiều văn bản pháp luật. Trong phạm vi bài tập, nhóm chúng em chỉ xin đề cập tới những văn bản quan trọng nhất như: Luật Ngân sách nhà nước 2002, Luật quản lý nợ công năm 2009, Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và một số văn bản pháp luật khác có liên quan

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam - Một số nhận xét, đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...13 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, để duy trì hoạt động và đảm bảo việc thực hiện các chức năng của hệ thống cơ quan Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội, Nhà nước cần phải có những nguồn thu nhất định.  Trong số các nguồn thu của Nhà nước thì khoản thu từ vay nợ góp phần đáng kể vào việc cân đối thu - chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, giải quyết kịp thời sự thâm hụt trong ngân sách nhà nước(Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002). Quy định về các khoản thu ngân sách nhà nước từ vay nợ được đề cập trong rất nhiều văn bản pháp luật. Trong phạm vi bài tập, nhóm chúng em chỉ xin đề cập tới những văn bản quan trọng nhất như: Luật Ngân sách nhà nước 2002, Luật quản lý nợ công năm 2009, Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. PHẦN NỘI DUNG I – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ Ở VIỆT NAM 1. Nội dung quy định của pháp luật về thu ngân sách từ vay nợ trong nước Nhà nước thực hiện việc vay trong nước thông qua các hình thức khác nhau như thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vay. Việc vay có thể bằng nội tệ, ngoại tệ, vàng hoặc hàng hóa quy đổi sang nội tệ hoặc ngoại tệ (Điều 19 Luật quản lý nợ công 2009). Tuy nhiên, trong phạm vi bài làm nhóm chỉ đề cập tới các khoản vay chủ yếu nhất, đó là các khoản vay bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương. 1.1. Trái phiếu Chính phủ: Khoản 17 Điều 3 Luật quản lý nợ công 2009 quy định: Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư cụ thể. Cụ thể hơn, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 141/2003 giải thích trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ phát hành, có thời hạn, mệnh giá, lãi suất, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ gồm: 1.1.1) Tín phiếu Kho bạc Tín phiếu kho bạc được quy định cụ thể từ Điều 18 đến Điều 21 Nghị định 141/2003. Theo đó, tín phiếu Kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới 01 năm do Kho bạc Nhà nước phát hành nhằm phát triển thị trường tiền tệ và huy động vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm tài chính. Về phương thức phát hành, tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thức đấu thầu. Các đối tượng được tham gia đấu thầu là các tổ chức tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng; các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Ngân hàng nhà nước. Khối lượng và lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành qua kết quả đấu thầu. Bộ Tài chính có thể ủy thác cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước phát hành, thanh toán tín phiếu Kho bạc. Về vấn đề sử dụng và thanh toán, toàn bộ khoản vay từ tín phiếu Kho bạc được tập trung vào ngân sách Trung Ương để sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Trung Ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi tín phiếu Kho bạc khi đến hạn và chi phí tổ chức phát hành, thanh toán cho tổ chức nhận ủy thác phát hành. Trái phiếu Kho bạc Trái phiếu Kho bạc được quy định từ Điều 22 đến 27 Nghị định 141/2003. Đây là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Kho bạc Nhà nước phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định. Về phương thức phát hành, trái phiếu Kho bạc có thế được phát hành thông qua một trong bốn phương thức: bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành hay đại lý phát hành. Đối tượng có thể mua trái phiếu kho bạc rộng hơn rất nhiều so với đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc. Bởi chủ thể mua trái phiếu kho bạc bao gồm cả các chủ thể ở đấu thầu tín phiếu kho bạc (ngoại trừ Ngân hàng Nhà nước) và các chủ thể khác như: các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của Việt Nam, các tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài làm việc, sinh sống hợp pháp tại Việt Nam. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các đối tượng trên nếu mua trái phiếu theo phương thức đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán thì phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Về việc sử dụng và thanh toán tín phiếu kho bạc, toàn bộ tiền thu từ phát hành trái phiếu Kho bạc đều phải tập trung vào ngân sách Trung Ương để sử dụng theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Trung Ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi và phí cho việc tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu Kho bạc. Tùy từng trường hợp mà tổ chức đứng ra thanh toán khi trái phiếu kho bạc đến hạn là Kho bạc nhà nước; các tổ chức tín dụng, tài chính nhận được ủy thác của Bộ Tài Chính (Điều 27 Nghị định 141/2003) Trái phiếu công trình Trung Ương Trái phiếu công trình Trung Ương được quy định từ Điều 28 đến Điều 33 Nghị định 141/2003. Đây là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do Kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách Trung Ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm. Khác với hai loại khoản vay ở trên, xuất phát từ mục đích của mình, việc phát hành trái phiếu công trình trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau: - Công trình nằm trong danh mục đầu tư trọng điểm hàng năm của Chính phủ. - Phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và phương án hoàn trả nợ vay khi đến hạn được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề án do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng. Về phương thức phát hành, loại trái phiếu này được phát hành theo 3 phương thức: bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành. Các chủ thể được tham gia mua trái phiếu công trình trung ương cũng giống như các chủ thể tham gia mua trái phiếu kho bạc. Về việc sử dụng và thanh toán, các khoản vay từ trái phiếu công trình Trung Ương được tập trung vào ngân sách trung ương để chi cho công trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân sách Trung Ương bảo đảm việc thanh toán gốc, lãi và phí đối với trái phiếu công trình Trung Ương. Các tổ chức có thẩm quyền thanh toán trái phiếu kho bạc khi đến hạn cũng có thẩm quyền tổ chức thanh toán trái phiếu công trình trung ương khi đến hạn. Trái phiếu đầu tư Trái phiếu đầu tư được quy định từ Điều 34 đến Điều 39 Nghị định 141/2003. Đây là loại trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do các tổ chức tài chính nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ. Nguyên tắc phát hành trái phiếu đầu tư: - Phát hành riêng cho từng mục tiêu kinh tế. - Tổng mức phát hành không vượt quá chỉ tiêu được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho từng mục tiêu kinh tế hoặc cho từng năm cụ thể. - Phương án phát hành được Bộ Tài chính thẩm định. - Mức phát hành, thời điểm phát hành, mệnh giá, kỳ hạn của trái phiếu do tổ chức phát hành thống nhất với Bộ Tài chính thực hiện. (Điều 35 Nghị định 141/2003) Phương thức phát hành, đối tượng tham gia mua trái phiếu đầu tư được thực hiện như trái phiếu công trình Trung Ương. Về việc sử dụng và thanh toán trái phiếu. Tiền thu từ phát hành trái phiếu đầu tư phải được theo dõi riêng và chỉ sử dụng cho mục tiêu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức có trách nhiệm thanh toán là tổ chức đã phát hành trái phiếu đó. Trái phiếu ngoại tệ: Cơ sở pháp lý quy định về trái phiếu ngoại tệ là từ Điều 40 đến 44 Nghị định 141/2003. Trái phiếu ngoại tệ là loại trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Phương thức phát hành của trái phiếu ngoại tệ gồm bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước. Chủ thể tham gia mua trái phiếu ngoại tệ ở mỗi phương thức phát hàn khác nhau là khác nhau. Cụ thể, chủ thể mua trong phương thức bán lẻ qua hệ thống kho bạc nhà nước sẽ giống với các chủ thể mua trái phiếu kho bạc. Trong khi đó, chủ thể mua ở phương thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước lại chỉ là các tổ chức tín dụng. Việc phát hành trái phiếu ngoại tệ phải tuân thủ theo ba nguyên tắc. Thứ nhất, Trái phiếu ngoại tệ được phát hành theo từng đợt. Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành cụ thể từng đợt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thứ hai, khối lượng và cơ cấu phát hành mỗi đợt phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn theo các mục tiêu chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quyết định thời điểm phát hành, đồng tiền phát hành, mức phát hành, lãi suất, mệnh giá, kỳ hạn của trái phiếu ngoại tệ. Về việc sử dụng và thanh toán trái phiếu ngoại tệ. Ngoại tệ thu từ phát hành trái phiếu được sử dụng cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Ngân sách nhà nước thanh toán (gốc, lãi) trái phiếu ngoại tệ đến hạn. Tuy nhiên, cơ quan đứng ra tổ chức thanh toán thì Nghị định 141/2003 lại chưa quy định cụ thể. Công trái xây dựng: Công trái xây dựng được quy định tại hai điều 45 và 46 Nghị định 141/2003. Theo đó, nghị định còn dẫn tới một văn bản quy định về loại công trái này, đó là: pháp lệnh 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999 của Ủy ban thường vụ quốc hội về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc. Theo hai văn bản pháp luật trên, Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước. Công trái xây dựng được phát hành dưới hình thức: công trái có ghi tên, công trái không ghi tên, công trái có in trước mệnh giá, công trái không in trước mệnh giá. Công trái có hai loại kì hạn là 5 năm và 10 năm. Chủ thể tham gia mua công trái rất rộng, theo Điều 2 Pháp lệnh 12/1999 thì chủ thể mua có thể là: mọi tổ chức và công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Về việc thanh toán, Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thanh toán công trái; công trái được thanh toán một lần cả gốc và lãi tại hệ thống Kho bạc nhà nước hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác do Chính phủ quy định. 1.2. Trái phiếu chính quyền địa phương Không hoàn toàn giống như mục đích vay của Chính phủ, mục đích vay của chính quyền địa phương là nhằm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; và đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương. Theo Điều 38 Luật quản lý nợ công 2009, nguồn thu từ khoản vay của UBND cấp Tỉnh sẽ thực hiện thông qua việc phát hành, ủy quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương hoặc vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trong khuôn khổ đề tài, nhóm chỉ đề cập tới hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. (Khoản 19 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009). Trái phiếu chính quyền địa phương được quy định cụ thể tại Chương V Luật quản lý nợ công 2009 và Chương IV Nghị định 141/2003. Theo đó: Chủ thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là UBND cấp Tỉnh hoặc tổ chức được ủy quyền như: Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành (Điều 40 Luật quản lý nợ công và Điều 56 Nghị định 141/2003) Đây là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, vì vậy, mục đích của loại trái phiếu này là huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc vốn đầu tư của Ngân sách địa phương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm. Phương thức phát hành: trái phiếu Chính quyền địa phương được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành. (Điều 59 Nghị định 141/2003) Sử dụng và thanh toán: Các khoản vay từ trái phiếu Chính quyền địa phương được ghi thu vào ngân sách cấp tỉnh để chi cho công trình đã được phê duyệt. Ngân sách cấp tỉnh có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi và các chi phí liên quan đến việc tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu Chính quyền địa phương. (Điều 62 Nghị định 141/2003) Điều kiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương: Luật quản lý nợ công đã có những quy định chi tiết hơn Nghị định 141/2003. Cụ thể, tương ứng với mỗi mục đích vay là những điều kiện khác nhau: vay để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương; vay để đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương. (Xem Điều 39 Luật quản lý nợ công). Ngoài ra, hai văn bản luật trên còn quy định các vấn đề khác như: các trường hợp đình chỉ phát hành; giới hạn tổng số phát hành; đối tượng mua trái phiếu; lãi suất trái phiếu chính quyền địa phương, trả nợ, v.v.. 2. Nội dung quy định của pháp luật về thu ngân sách từ vay ngoài nước Theo Luật quản lí nợ công năm 2009: Tại khoản 12- Điều 3 quy định; Vay ngoài nước là các khoản vay ngắn hạn (thời hạn vay đến 01 năm), trung và dài hạn (thời hạn vay trên 01 năm), có hoặc không phải trả lãi, do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức khác của Việt Nam vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ nước ngoài vùng lãnh thổ, tổ chức cá nhân nước ngoài.Phạm vi bài viết chỉ đề cập đến hoạt động vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam. Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế (dưới hình thức phát hành trái phiếu ra nước ngoài), do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người cho vay nước ngoài. Theo đó, hình thức vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam quy định tại Điều 21- Luật quản lí nợ công; Chính phủ vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ và thoả thuận vay. 2.1. Các hình thức vay Thứ nhất, đối với vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi do chính phủ hoặc các doanh nghiệp Việt Nam phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Phạm vi bài viết chỉ đề cập đến trái phiếu do Chính phủ phát hành. Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Chính phủ uỷ quyền cho Bộ tài chính phát hành. Giá trị tương đương của mỗi đợt phát hành không dưới 500 triệu USD, việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ phải có đủ các điều kiện nhất định, quy định cụ thể nhất tại Nghị định số 53/2009/NĐ- CP ngày 4 tháng 6 năm 2009 về phát hành trái phiếu quốc tế. Mục đích phát hành trái phiếu quốc chính phủ: là huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển theo hình thức cho vay lại để thực hiện công trình trọng điểm quốc gia các dự án đầu tư có hiệu quả cao, có nhu cầu sử dụng vốn bằng ngoại tệ, huy động vốn để thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ của Chính phủ. Nguyên tắc phát hành: Điều 5- Nghị định 53/2009: chỉ phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm của quốc gia các dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng trả nợ. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ cần có phương án rõ ràng đảm bảo hiệu quả hơn so với danh mục hiện tại. - Sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Tiền bán trái phiếu chính phủ được phân bổ sử dụng theo đề án phát hành đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước, quy chế quản lí vay và trả nợ nước ngoài của chính phủ. Thứ hai, đối với hình thức vay thông qua thoả thuận vay – Điều 21 Luật quản lí nợ công, quy định trình tự thủ tục kí kết và phê duyệt thoả thuận vay nước ngoài- Điều 10 nghị định Số 79/2010/NĐ- CP Đối với vay ODA là khoản vay nhân danh nhà nước, chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì vận động, xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA, tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA, phân bổ vốn ODA cho chương trình, dự án và quản lý nguồn vốn. Việc tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay cụ thể do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ phân công đàm phán, ký kết thoả thuận vay thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay đã được ký kết để Bộ Tài chính tổ chức thực hiện; Đối với vay không theo điều kiện ODA, (vay ưu đãi vay thương mại), Bộ Tài chính chủ trì đàm phán, ký kết thoả thuận vay theo quyết định của Chính phủ. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ phân công đàm phán, ký kết thoả thuận vay thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay đã được ký kết để Bộ Tài chính tổ chức thực hiện; Các thoả thuận vay cụ thể được ký kết khi chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay nước ngoài để thực hiện và đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan hoặc đề án sử dụng vốn vay cho các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nội dung thoả thuận vay đã được phê duyệt. Việc ký kết và phê duyệt thỏa thuận khung về vay ODA, thoả thuận vay cụ thể nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; đối với thoả thuận vay cụ thể khác thực hiện theo quy định sau: Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm và thỏa thuận khung về vay ODA đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ trì đàm phán tổ chức đàm phán nội dung thỏa thuận vay với bên cho vay nước ngoài; Cơ quan chủ trì đàm phán đồng thời xin ý kiến các cơ quan liên quan, trong đó có ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận vay. 2.2. Cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ Quy định tại Điều 22- Luật quản lí nợ công 2009 và cụ thể tại Điều 13 Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 về nghiệp vụ quản lí nợ công có nội dung như sau: - Các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của ngân sách Nhà nước - bao gồm cả trường hợp ngân sách địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài từ ngân sách Trung ương để cấp phát cho chương trình, dự án thì được cấp phát từ vốn vay nước ngoài theo cơ chế cấp phát vốn ngân sách Nhà nước. - Các chương trình, dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần (bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng): áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc cho vay lại một phần và cấp phát một phần từ ngân sách Nhà nước tùy theo khả năng hoàn vốn. - Đối với khoản vay bằng ngoại tệ hoặc vay bằng hàng hoá không trực tiếp gắn với dự án: * Vay nước ngoài bằng ngoại tệ: + Các khoản vay hỗ trợ ngân sách, phát hành trái phiếu quốc tế được hạch toán thu ngân sách Nhà nước và được chuyển vào Quỹ ngoại tệ tập trung do Bộ Tài chính quản lý; + Ngoại tệ vay hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế được Bộ Tài chính bán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chuyển vào Quỹ dự trữ ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý và chuyển phần tiền đồng Việt Nam tương đương về ngân sách Nhà nước; Các khoản vay hỗ trợ cán cân thanh toán theo thoả thuận hoán đổi tiền tệ (nguồn ngoại tệ hoán đổi vay từ các ngân hàng Trung ương các nước khác) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý, sử dụng v
Luận văn liên quan