Đề tài Tìm hiểu sự biết đến và đánh giá của sinh viên đối với trung tâm Anh ngữ Minh Phương

Hiện nay, hầu hết các bạn sinh viên ở các trường đại học Đà Nẵng muốn ra trường thì đều phải có chứng chỉ TOIEC với một số điểm nhất định. Bên cạnh đó, Việt nam đang bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập và đây cũng chính là lúc các cánh cửa cơ hội được mở ra đối với những ai có khả năng về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Hàng năm tại các trung tâm Anh ngữ trên địa bàn Tp Đà Nẵng có hàng trăm ngàn học viên dự thi và nhận các chứng chỉ quốc tế phổ biến trên thế giới như TOEIC Bridge, TOEIC, TOEFL iBT. Các chương trình Anh ngữ Giao tiếp Quốc tế thu hút nhiều đối tượng học viên như sinh viên, người đi làm và các bạn học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông muốn vào học các trường Đại học quốc tế Những chương trình này không chỉ đơn thuần là đào tạo ngôn ngữ tiếng Anh, mà còn đem đến các kiến thức mở rộng như cách thức làm việc, sử dụng tiếng Anh trong công việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm Anh ngữ với những tên gọi và các chương trình học đa dạng, theo những tiêu chuẩn khác nhau đã làm cho các học viên bị “rối’ khi chọn lựa theo học. Có rất nhiều tiêu chí để học viên chọn một trung tâm Anh ngữ, nhưng hầu hết các bạn thường dựa vào tiêu chí học phí, tiếng tăm và cơ sở vật chất. Ngày càng nhiều các bạn trẻ lựa chọn những trung tâm có chất lượng giảng dạy tốt và có “tiếng tăm” mặc dù mức học phí khá cao.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4091 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu sự biết đến và đánh giá của sinh viên đối với trung tâm Anh ngữ Minh Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: I. Giới thiệu bối cảnh và quá trình xác định vấn đề nghiên cứu 1 1. Giới thiệu bối cảnh 1 2. Trao đổi với chuyên gia 2 3. Đánh giá của học viên đối với một số Trung tâm Anh ngữ 3 4. Đánh giá chung và xác định vấn đề nghiên cứu 4 II. Mục tiêu nghiên cứu 5 1. Kết quả cần đạt 5 2. Một số nguồn dữ liệu thứ cấp 5 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 10 III. Thiết kế nghiên cứu 12 1. Phương pháp luận nghiên cứu: 12 2. Nguồn gốc dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu: 13 3. Kế hoạch chọn mẫu 13 IV. Phân tích dữ liệu và các kết quả đạt được: 13 1. Các kết quả sơ lược: 13 2. Phân tích dữ liệu 14 2.1. Độ tin cậy 14 2.2. Phương tiện hữu hình 20 2.3. Sự cảm thông 25 2.4. Sự đảm bảo 28 2.5. Sự đáp ứng 30 2.6. Chât lượng kĩ thuật 35 V. Đánh giá và đề xuất 38 1. Đánh giá chung 38 2. Đề xuất 39 VI. Phụ lục: bảng câu hỏi 39 Giới thiệu bối cảnh và quá trình xác định vấn đề nghiên cứu Giới thiệu bối cảnh Hiện nay, hầu hết các bạn sinh viên ở các trường đại học Đà Nẵng muốn ra trường thì đều phải có chứng chỉ TOIEC với một số điểm nhất định. Bên cạnh đó, Việt nam đang bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập và đây cũng chính là lúc các cánh cửa cơ hội được mở ra đối với những ai có khả năng về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Hàng năm tại các trung tâm Anh ngữ trên địa bàn Tp Đà Nẵng có hàng trăm ngàn học viên dự thi và nhận các chứng chỉ quốc tế phổ biến trên thế giới như TOEIC Bridge, TOEIC, TOEFL iBT. Các chương trình Anh ngữ Giao tiếp Quốc tế thu hút nhiều đối tượng học viên như sinh viên, người đi làm và các bạn học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông muốn vào học các trường Đại học quốc tế… Những chương trình này không chỉ đơn thuần là đào tạo ngôn ngữ tiếng Anh, mà còn đem đến các kiến thức mở rộng như cách thức làm việc, sử dụng tiếng Anh trong công việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm Anh ngữ với những tên gọi và các chương trình học đa dạng, theo những tiêu chuẩn khác nhau đã làm cho các học viên bị “rối’ khi chọn lựa theo học. Có rất nhiều tiêu chí để học viên chọn một trung tâm Anh ngữ, nhưng hầu hết các bạn thường dựa vào tiêu chí học phí, tiếng tăm và cơ sở vật chất. Ngày càng nhiều các bạn trẻ lựa chọn những trung tâm có chất lượng giảng dạy tốt và có “tiếng tăm” mặc dù mức học phí khá cao. ( Từ bối cảnh hiện tại cùng với sự cấp thiết và quan trọng của việc học tiếng anh ngày nay, nhóm chúng tôi đã xác định vấn đề nghiên cứu chung là “ Tìm hiểu sự biết đến và đánh giá của sinh viên đối với trung tâm anh ngữ Minh Phương” (514 đường 2 tháng 9). Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường đại học Kinh tế. Trao đổi với chuyên gia Cùng với việc xác định vấn đề qua bối cảnh và thảo luận giữa các thành viên, nhóm chúng tôi còn trao đổi với cô Nguyễn Thị Thu Thủy – thạc sỹ và là giảng viên môn Nghiên cứa marketing, để nhờ cô tư vấn thêm về vấn đề nghiên cứu của mình. Sau khi được cô tư vấn, nhóm chúng tôi nhận thấy vấn đề nghiên cứu đã đặt ra như trên là quá phức tạp so với khả năng và nguồn lực (thời gian, chi phí,..) của nhóm bởi các lý do sau: Thứ nhất, trung tâm Minh Phương là một trung tâm mới nên không được nhiều người biết đến. Thứ hai, đối tượng là sinh viên Kinh tế nên việc lấy mẫu sẽ khó xác định do ít người biết đến và càng ít người học ở trung tâm này ( Gây khó khăn cho việc lập và phân tích bảng câu hỏi nói riêng cũng như việc nghiên cứu nói chung. Đánh giá của học viên đối với một số Trung tâm Anh ngữ a. VUS: Đây là một trung tâm nổi tiếng ở Tp HCM. Những năm đầu tiên thành lập, cái tên VUS gắn liền với việc dạy những bằng cấp quốc tế như TOEFL, IELTS, TOEIC,.... Đội ngũ giáo viên nước ngoài bao gồm người Mỹ là chủ yếu, vài năm trở lại đây, do nhu cầu gia tăng nên số lượng các giáo viên nước ngoài không phải là người Mỹ chính gốc có gia tăng nhưng chất lượng giảng dạy hầu như không thay đổi. Cơ sở vật chất khá đầy đủ. Chỉ có một điều đáng phàn nàn về trung tâm này là học phí quá cao. Hiện giá một lớp TOEFL trung bình là 200USD/khóa. kéo dài cỡ 8-10 tuần. b. AUSP : Ra đời hầu như cùng lúc với VUS nhưng trong khi VUS không ngừng phát triển, cả về số lượng học viên cũng như số lượng các cơ sở dạy thì AUSP dậm chân tại chỗ trong việc phát triển các cơ sở của mình. Mặc dù chất lượng giảng dạy khá tốt nhưng AUSP vẫn không thu hút được nhiều học viên do cơ sở vật chất không tốt. Internet miễn phí nhưng còn chậm. Lớp học thì cũng tương đối nhưng trong việc nghe thì quá tệ. Casette hư liên tục .Đội ngũ giảng dạy thì không thống nhất, Canada, Mỹ, Úc và cả Việt Nam nữa. Học phí vài năm trước đây thì tương đối vừa phải : TOEFL 120USD/khóa/10 tuần. Nhưng thời gian gần đây thì giá tăng khá nhanh trong khi chất lượng thì không tăng bao nhiêu: TOEFL 220USD/khoá/10 tuần. c. SEAMEO : Đây là nơi thích hợp nhất cho giới sinh viên theo học Anh Văn vì giá cả cực kì hợp lý. Hơn nữa các khóa học cực kỳ phong phú. Giáo viên và cơ sở vật chất cũng tương đối tạm ổn. d. ILA: Học phí rất cao nhưng chất lượng cực kì tốt. Chuyên luyện TOEFL và IELTS. Là nơi duy nhất chỉ tuyển giáo viên Mỹ bản xứ, không tuyển giáo viên Mỹ gốc Á hay Âu. Đồng thời các giáo viên ở đây chính là những người sẽ gác các bạn khi các bạn tham gia các kỳ thi quốc tế như IELTS hoặc TOEFL. Cơ sở vật chất cũng rất đảm bảo. Tóm lại là nơi đây học rất tốt nhưng giá tiền bất kì khóa học nào cũng > 200USD hết . Nguồn: Đánh giá chung và xác định vấn đề nghiên cứu Dễ dàng nhận thấy rằng không chỉ ở Tp HCM mà còn ở Đà Nẵng và nhiều thánh phố khác, trung tâm Anh ngữ đang xuất hiện ngày càng nhiều, từ các trung tâm “bình dân” đến trung tâm “hàng hiệu”. Đây là một dấu hiệu đáng chú ý khi người Việt ngày càng coi trọng việc học tiếng Anh để hòa nhập với thế giới. Trên đây chỉ là những đánh giá của học viên đối với các Trung tâm Anh ngữ tại Tp HCM, nhưng nhìn chung qua đây cũng thấy được rằng người học anh văn hiện nay ngày càng biết đòi hỏi cao hơn, đánh giá khắt khe hơn đối với các trung tâm tiếng Anh để có kết quả học tốt nhất, họ xem đây cũng chính là sự đầu tư vào thành công trong tương lai. Nguồn “cầu” ấy chính là động lực để các trung tâm tiếng Anh tại Việt Nam hướng đến những tiêu chuẩn mang tầm quốc tế. Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, thêm nhiều chi nhánh mới có vị trí đẹp thuận tiện cho đi lại, … đó là cách nhiều cơ sở thực hiện để thu hút học viên. Một điều đặc biệt nữa mà các trung tâm Anh ngữ không thể bỏ qua đó là việc quảng bá mình có giáo viên người nước ngoài nói tiếng Anh bản ngữ. Bởi điều này thường được đồng nghĩa với việc dạy phát âm chuẩn hơn, cách dạy mới với phương pháp hiện đại. Trung tâm nào cũng cố gắng có giáo viên người nước ngoài để thỏa mãn nhu cầu học viên. Các trung tâm lớn hơn thì có đội ngũ giáo viên người nước ngoài đông đảo, chất lượng hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào chất lượng cũng đi cùng những lời quảng cáo hoa mỹ.  Vì vậy, từ vấn đề ra quyết định: “Chất lượng giảng dạy, học phí cũng như cở sở vật chất có đảm bảo cho các học viên đến học hay không” ( nhóm đã xác định lại vấn đề nghiên cứu phù hợp với khả năng của mình đó là “Sự đánh giá của học viên đối với Trung tâm Anh ngữ Academy” (tên gọi mới của Trung tâm Anh ngữ Hồng Đức) (104/9 Lê Đình Lý). Đối tượng nghiên cứu là học viên tại trung tâm. “Số lượng học viên/một buổi học” không nhiều nên nhóm chỉ lấy mẫu là 70 học viên. Mục tiêu nghiên cứu Kết quả cần đạt Thăm dò mức độ hài lòng của học viên đối với trung tâm Thăm dò và xác định những yếu tố học viên hài lòng và chưa hài lòng khi theo học ở trung tâm. Từ đó nắm bắt và đánh giá được tình hình hoạt động hiện tại của trung tâm và những mặt hạn chế cần khắc phục cũng như những điểm mạnh mà trung tâm cần phát huy. Một số nguồn dữ liệu thứ cấp Mô hình mức độ hài lòng của khách hàng (CSI model- Customer satisfaction index model) Chỉ số CSI- chỉ số hài lòng của khách hàng được phát triển lần đầu tại Thụy Điển năm 1989, tại Đức năm 1992, Mỹ năm 1994, New Zealand và Đài Loan khoảng năm 1996, và triển khai đồng loạt tại 12 quốc gia thành viên EU năm 1999. Chỉ số hài hài lòng của khách hàng bao gồm các nhân tố (biến), mỗi nhân tố được cấu thành từ nhiều yếu tố cụ thể (indicators, items) đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự hài lòng khách hàng (customer satisfaction) được định nghĩa như là một sự đánh giá toàn diện về sự sử dụng một dịch vụ hoặc hoạt động sau bán của doanh nghiệp và đây chính là điểm cốt lõi của mô hình CSI. Xung quanh biến số này là hệ thống các mối quan hệ nhân quả (cause and effect) xuất phát từ những biến số khởi tạo như sự mong đợi (expectations) của khách hàng, hình ảnh (image) doanh nghiệp và sản phẩm, chất lượng cảm nhận (perceived quality) và giá trị cảm nhận (perceived quality) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả của sự hài lòng như sự trung thành (customer loyalty) hay sự than phiền của khách hàng (customer complaints). Một số mô hình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng: Hình 1. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer Satisfaction Index – ACSI) Trong mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động bởi chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự mong đợi của khách hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận. Trên thực tế, khi mong đợi càng cao, có thể tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm càng cao hoặc ngược lại. Do vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng cần phải đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòng của họ. Sự hài lòng của khách hàng được tạo thành trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự mong đợi và giá trị cảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận cao hơn sự mong đợi sẽ tạo nên lòng trung thành đối với khách hàng, trường hợp ngược lại, đấy là sự phàn nàn hay sự than phiền về sản phẩm mà họ tiêu dùng (hình 1). Hình 2. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU (European Customer Satisfaction Index – ECSI) Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) có một số khác biệt nhất định. So với ACSI, hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của 4 nhân tố hình ảnh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình. Thông thường, chỉ số ACSI thường áp dụng cho lĩnh vực công còn chỉ số ECSI thường ứng dụng đo lường các sản phẩm, các ngành (hình 2). Mô hình chất lượng dịch vụ: Tổng hợp các nghiên cứu về đo lường chất lượng dịch vụ, có thể thấy có nhiều mô hình, phương pháp để đánh giá chất lượng dịch vụ. Ngày nay, có hai mô hình thông dụng được dùng để đánh gía chất lượng dịch vụ Mô hình Gronroos (1984b) cho rằng chất lượng dịch vụ được đánh gía trên hai khía cạnh: + Chất lượng kỹ thuật + Chất lượng chức năng Mô hình Parasuraman et, al. (1985): chất lượng dịch vụ được đánh gía dựa vào năm khác biệt (gap) + Tin cậy (reliability) + Đáp ứng (responsiveness) + Năng lực phục vụ (assurance) + Đồng cảm (empathy) + Phương tiện hữu hình (tangibles)  Dựa vào các mô hình và lý thuyết trên, chúng tôi đã kết hợp và đưa ra mô hình sau nhằm đánh giá mức độ thỏa mãn về cách thức phục vụ ở trung tâm ACADEMY: Theo mô hình, mức độ hài lòng của học viên chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố (2 biến) chính: chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng. Trong đó: Chất lượng chức năng là quá trình tương tác giữa học viên và trung tâm, gồm 5 thành phần (nhân tố) cấu thành: + Sự tin cậy: thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên + Sự cảm thông: thể hiện qua sự quan tâm chăm sóc đến từng học viên của các giáo viên và nhân viên ở trung tâm. + Sự đảm bảo: thể hiện qua trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy của giáo viên cũng như cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở của nhân viên đối với học viên. + Sự đáp ứng: thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ, các giảng viên và của trung tâm trong việc cung cấp kịp thời dịch vụ (giải đáp thắc mắc, tư liệu..) cho học viên. + Phương tiện hữu hình: thể hiện qua ngoại hình, trang phục, phong cách của giáo viên, nhân viên phục vụ ; các cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống hỗ trợ, phục vụ của trung tâm. Chất lượng kỹ thuật bao gồm các giá trị mà học viên thực sự nhận được từ quá trình đào tạo của trung tâm Các kết quả của mức độ hài lòng sẽ được thể hiện qua sự than phiền hay lòng trung thành của học viên (sẽ tiếp tục theo học các khóa học khác hay có giới thiệu người khác đến theo học ở trung tâm hay không) Một số thông tin về tình hình hiện tại của trung tâm: Trung tâm ngoại ngữ ACADEMY (trung tâm Hồng Đức cũ) được thành lập năm 2007. Sau gần 4 năm gắn bó với lĩnh vực tiếng anh, trung tâm đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và đã trở thành một địa chỉ quen thuộc đối với các bạn học sinh và sinh viên. - Đội ngũ giáo viên tại Trung tâm phần lớn là những Thầy Cô giáo có uy tín và chuyên môn cao trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh luyện thi TOEFL iBT, IELTS, TOEIC tại Đà Nẵng. Hầu hết giáo viên tại Trung tâm được đào tạo sau đại học, chuyên ngành giảng dạy Tiếng Anh tại các trường đại học danh tiếng của Úc, Mỹ, Anh, và NewZealand. - Chất lượng đào tạo và chương trình giảng dạy do cô giáo Thạc sĩ, NCS Tiến sĩ Hồ Vũ Khuê Ngọc trực tiếp phụ trách. Cô Hồ Vũ Khuê Ngọc là một giảng viên giàu kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực đào tạo TOEFL iBT –  IELTS  –  TOEIC. Cô được nhiều thế hệ học sinh – sinh viên tin tưởng và yêu mến. - Khung chương trình đào tạo được chọn lọc từ những giáo trình chuyên sâu và cập nhật thường xuyên - Trong suốt quá trình học, học viên tại Trung tâm được theo dõi chặt chẽ về chuyên môn, về học lực và nhu cầu học tập của từng học viên. - Tất cả các bài giảng đều được thiết kế dưới dạng giáo trình điện tử sinh động,dễ hiểu và logic. - Mô hình đào tạo đa dạng. Khi học tại Trung tâm, học viên có thể chọn 1 trong 3 mô hình lớp sau: lớp đông (12-15 học viên), lớp nhóm (4-6 học viên), lớp kèm riêng (01 học viên) Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Từ mục tiêu đề ra và các nguồn dữ liệu thứ cấp trên, chúng tôi đã đặt ra một số câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau: VỀ CHẤT LƯỢNG CHỨC NĂNG CÂU HỎI  LOẠI CÂU HỎI  GIẢ THIẾT   Mức độ hài lòng về sự quan tâm của đội ngũ cán bộ ở trung tâm đối với học viên như thế nào?  Câu hỏi nghiên cứu về sự cảm thông  - Học viên hài lòng với sự quan tâm tận tình của giáo viên và các hướng dẫn viên.   Chất lượng đào tạo và chương trình giảng dạy thỏa mãn học viên hay chưa?  Câu hỏi nghiên cứu về sự đảm bảo  -Kiến thức chuyên môn của các giáo viên giảng dạy hiện tại đảm bảo - Năng lực sư phạm các giáo viên tốt - Học viên thấy hài lòng khi các hướng dẫn viên và giáng viên giải đáp thắc mắc của mình   Học viên có hài lòng với những đáp ứng của trung tâm dành cho mình hay không?  Câu hỏi nghiên cứu về sự đáp ứng  -Học viên hài lòng với thái độ vui vẻ, nhiệt tình và sẵn sàng giải đáp thắc mắc của giáo viên và nhân viên hướng dẫn. -Học viên hài lòng với chất lượng và số lượng tài liệu mà trung tâm cung cấp. -Học viên hài lòng với các dịch vụ hỗ trợ như hỗ trợ về mặt chuyên môn của trung tâm (sửa bài luận, cung cấp thông tin học bổng…), hỗ trợ tài chính (chương trình hỗ trợ tài chính ACADEMY)…   Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hiện thời khiến học viên hài lòng chưa?  Câu hỏi nghiên cứu về phương tiện hữu hình  Cơ sở vật chất hiện thời đầy đủ, có thể đáp ứng nhu cầu học tập của học viên và học viên tương đối hài lòng.   Học viên có tin tưởng và hài lòng với mô hình và chương trình giảng dạy ở trung tâm hay không? Học viên có tin cậy cách thức kiếm tra, đánh giá và giảng dạy ở trung tâm hay không?  Câu hỏi nghiên cứu về mức độ tin cậy  - Học viên hoàn toàn tin tưởng và hài lòng   CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT CÂU HỎI  LOẠI CÂU HỎI  GIẢ THIẾT   Học viên hài lòng với kết quả mình đạt được sau mỗi buổi học và khi kết thúc khóa học ở trung tâm hay không?  Câu hỏi nghiên cứu về chất lượng kỹ thuật  Học viên hài lòng.   Thiết kế nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu: Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, nhóm xác định sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả làm phương pháp luận nghiên cứu cho nhóm. Nghiên cứu sơ bộ: Nhóm chúng tôi tiến hành tìm hiểu các thông tin về tiêu chuẩn, mô hình để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, các thông tin về sự đánh giá của các học viên đối với trung tâm ACADEMY và của các trung tâm khác, được coi là đối thủ cạnh tranh của ACADEMY. Những thông tin thu thập được ghi nhận và tổng hợp lại làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi. Sau đó, chúng tôi đã nhờ cô giáo nhận nhận xét về bảng câu hỏi, thực hiện test thử 10 bảng câu hỏi, ghi nhận những ý kiến đóng góp, tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi trước khi thực hiện phỏng vấn chính thức. Nghiên cứu chính thức: nhóm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi, dự tính 100 bản nhưng sau quá thu lọc ra nhưng bài không hợp lệ thì kích thức mẫu là n = 70. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Nguồn gốc dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn gốc dữ liệu: + Dữ liệu sơ cấp từ quá trình phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. + Dữ liệu thứ cấp từ báo chí, internet và các phương tiện truyền thông khác. Phương pháp thu thập dữ liệu: + Dữ liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng câu hỏi. + Dữ liệu thứ cấp được tìm kiếm trên internet, báo chí. Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu: + Công cụ thu thập dữ liệu: Bảng câu hỏi Kế hoạch chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu(đơn vị mẫu): Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn đối tượng thực hiện mẫu là những người đang theo học ngoại ngữ ACADEMY b. Phương pháp lấy mẫu( quy mô mẫu): Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn mẫu là 70 học viên đang theo học ở trung tâm (tương ứng với 70 bảng câu hỏi) thực hiện lấy mẫu (quy trình lấy mẫu) Cách tiến hành: trực tiếp đến tại trung tâm ACADEMY và phát bản câu hỏi trong giờ giải lao. Đối tượng được chọn phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả: phát ra 100 bản, thu về 70 bản Phân tích dữ liệu và các kết quả đạt được: Các kết quả sơ lược: Cuộc điều tra được thực hiện với mẫu xác xuất gồm 70 người Những người được hỏi là học viên đang theo học tại trung tâm Trong số những người được hỏi thì: + 12.9% vừa mới theo học ở trung tâm, 51.4% đã theo học trung tâm từ 1 – 2 khóa, còn lại 35.7% đã theo học ở trung tâm trên 3 khóa. + Có 21 người chiếm 30% số người được hỏi bỏ qua các cấu hỏi về số lượng học viên trong lớp, tư vấn viên, học phí, đánh giá về trung tâm, mức độ hài lòng về những điều đạt được sau khi học, mức độ tiếp thu bài, giới thiệu trung tâm với bạn bè và đề xuất với trung tâm. thoi gian hoc    số lượng  %   Vừa mới theo học ở trung tâm  17  24.3   từ 1 -2 khóa ở trung tâm  44  62.9   trên 3 khóa ở trung tâm  9  12.9   tổng  70  100.0    Phân tích dữ liệu Độ tin cậy Thống kê đặc điểm các biến biểu danh: Đánh giá về trung tâm  Số lượng  %   rat te  1  1.4   te  4  5.7   binh thuong  39  55.7   tot  24  34.3   rat tot  2  2.9   Total  70  100.0    muc do hai long ve dieu dat duoc sau moi buoi hoc    số lượng  %   không hài lòng  1  1.4   ít hài lòng  10  14.3   bình thường  36  51.4   hài lòng  23  32.9   tổng  70  100.0    Nhận xét: Qua các câu hỏi thăm dò trên và thông tin đã xử lý xong cho thấy các học viên nhân xét về trung tâm khả quan 55.7 % hoc viên nhận xét bình thường và 34.4 % đánh giá tốt . Kiểm định giả thiết: Giả thuyết: Ho : chương trình giảng dạy không ảnh hưởng đến độ tin cậy của học viên đối với Trung tâm. H1 : chương trình giảng dạy ảnh hưởng đến độ tin cậy của học viên đối với Trung tâm ANOVAe   Model  Sum of Squares  df  Mean Square  F  Sig.   1  Regression
Luận văn liên quan