Đề tài Tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản- Tỉnh Nam Định

. Những năm đầu thế kỷ XXI, cả đất nước đang trong thời kỳ tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, Đảng ta đã khẳng định trong nghị quyết VI khoá VII "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự nghiệp phát truyển nhanh và bền vững"[ ;4]. Với tư tưởng chỉ đạo này thì mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng phải điều chỉnh, kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng nêu rõ phương hướng phát triển của giáo dục và đào tạo trong những năm tới là "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học "[ ;5] 1.2. Phương pháp dạy học chính là cách thức diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học. Trong các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học thì phương pháp dạy học là thành tố quan trọng, thể hiện rõ nét nhất sự sáng tạo của người giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu trong tiến trình đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa. Việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người cán bộ quản lý là một nội dung quản lý cơ bản trong trường trung học cơ sở và nó có tính chất quyết định đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Phương pháp là thành tố cơ bản nhất của quá trình dạy học và nhờ nó mà nội dung dạy học mới được hiện thực hoá, nó quyết định đến hiệu quả cũng như chất lượng dạy học. Bởi vậy việc đổi mới phuơng pháp dạy học là hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm thích đáng của mọi người mọi cấp có trách nhiệm. 1.3. Bậc học trung học cơ sở là bậc học nhằm hình thành cho học sinh những kiến thức nền móng ban đầu về mọi mặt như khoa học, xã hội và cả về phong cách sống, phong cách làm việc. Vì vậy nhà trường THCS cần rèn luyện cho học sinh tính năng động và sáng tạo, phát huy năng lực và sở trường của từng học sinh, làm cho các em chủ động và sẵn sàng tiếp thu kiến thức và rèn luyện con người tạo tiền đề cho đất nước hoà nhập với cộng đồng Quốc tế. 1.4. Nhận định chính thức về thực trạng phương pháp dạy học được nêu trong nghị quyết ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá VIII: " Cách dạy và cách học mang dấu hiệu nhồi nhét thụ động mất cân đối giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, cách dạy nặng về truyền thụ kiến thức nhẹ về việc hình thành kỹ năng học và kỹ năng vận dụng. Dạy mang tính đồng loạt ít chú ý tới cá thể hoá. Quá trình dạy học ít tạo điều kiện để học sinh bộc lộ và phát triển khả năng hiện có của mình"[ ;5] . Từ năm 1996 việc đổi mới phương pháp dạy học đã tạo dựng nên một phong trào, một không khí cách tân về phương pháp dạy học và đã mang lại kết quả đáng kể. Năm học 2002 - 2003 cùng với việc tiến hành thay sách giáo khoa lớp 6, việc đổi mới phương pháp dạy học diễn ra có sắc thái mới với những quan niệm mới về cách dạy, cách học. Nút thắt về nội dung và chương trình đã phần nào được giải toả, đặc biệt việc trình bày sách giáo khoa đã được đánh giá cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy. Tới nay đã qua 5 năm của quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bởi vậy một điều đặt ra với các ngành, các cấp lãnh đạo giáo dục, đặc biệt là những người quản lý trường THCS là cần nhìn nhận lại thực trạng chỉ đạo quá trình đổi mới dạy học để từ đó có những đánh giá cũng như những điều chỉnh cho việc tiếp tục công cuộc đổi mới của ngành, cũng như của đất nước nhằm tạo đà đưa đất nước nhanh chóng hoà nhập cùng thế giới. Với những lý do đã trình bày ở trên, đặc biệt sau khi đã được trang bị lý luận quản lý tôi nhận thức được nhiều điều cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài về điều tra thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản- Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan