Đề tài Tìm hiểu tính tích cực của thầy và trò trong hoạt động dạy - Học

Ngày nay, những tiến bộ vượt bậc của khoa học đã làm biến đổi nhiều mặt trong xã hội: từ nhu cầu, quan hệ cho đến sản xuất. Đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao đối với con người về năng lực và phẩm chất.Với trình độ phát triển của xã hội như thế không thể nào chấp nhận những con người ù lì, không cầu tiến và nhất là không tích cực trong hoạt động của mình. Do đó, nhiệm vụ của toàn xã hội là phải đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo. Mà điều đầu tiên là phải bắt đầu từ nhà trường, từ môt trường giáo dục có tổ chức này. Bởi nơi đây là nơi đào tạo nhân lực cho đất nước, nơi cung cấpcho xã hội nguồn lao động có trình độ và năng lực. Hơn thế nữa là để thực hiện yêu cầu xã hội, nhà trường còn phải là nơi bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn thường nghe mọi người kêu ca là phải “chấn hưng giáo duc”, “đổi mới giáo dục”. Đặc biệt là việc than phiền của xã hội khi học sinh không tích cực trong học tập, và cả giáo viên cũng không tích cực trong việc dạy của mình. Nếu như thế thì thật là nguy hại vì nơi đây giáo viên không làm gương hoạt động tích cực, còn sinh viên cũng thế, như vậy làm sao đào tạo ra được những con người năng động và sáng tạo mà xã hội yêu cầu. Đây là những bức xúc khiến tôi muốn tìm hiểu xem vai trò thực sự của người giáo viên và học sinh là thế nào. Ở đó người giáo viên và học sinh cần thể hiện tính tích cực trong hoạt động dạy - học như thế nào, để bản thân mình có những phương hướng học hỏi, rèn luyện phấn đấu thành người giáo viên trong tương lai cũng như thể hiện được vai trò làm chủ đất nước.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu tính tích cực của thầy và trò trong hoạt động dạy - Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, những tiến bộ vượt bậc của khoa học đã làm biến đổi nhiều mặt trong xã hội: từ nhu cầu, quan hệ cho đến sản xuất. Đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao đối với con người về năng lực và phẩm chất.Với trình độ phát triển của xã hội như thế không thể nào chấp nhận những con người ù lì, không cầu tiến và nhất là không tích cực trong hoạt động của mình. Do đó, nhiệm vụ của toàn xã hội là phải đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo. Mà điều đầu tiên là phải bắt đầu từ nhà trường, từ môt trường giáo dục có tổ chức này. Bởi nơi đây là nơi đào tạo nhân lực cho đất nước, nơi cung cấpcho xã hội nguồn lao động có trình độ và năng lực. Hơn thế nữa là để thực hiện yêu cầu xã hội, nhà trường còn phải là nơi bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn thường nghe mọi người kêu ca là phải “chấn hưng giáo duc”, “đổi mới giáo dục”. Đặc biệt là việc than phiền của xã hội khi học sinh không tích cực trong học tập, và cả giáo viên cũng không tích cực trong việc dạy của mình. Nếu như thế thì thật là nguy hại vì nơi đây giáo viên không làm gương hoạt động tích cực, còn sinh viên cũng thế, như vậy làm sao đào tạo ra được những con người năng động và sáng tạo mà xã hội yêu cầu. Đây là những bức xúc khiến tôi muốn tìm hiểu xem vai trò thực sự của người giáo viên và học sinh là thế nào. Ở đó người giáo viên và học sinh cần thể hiện tính tích cực trong hoạt động dạy - học như thế nào, để bản thân mình có những phương hướng học hỏi, rèn luyện phấn đấu thành người giáo viên trong tương lai cũng như thể hiện được vai trò làm chủ đất nước. NỘI DUNG -----¶¶----- TÌM HIỂU TÍNH TÍCH CỰC CỦA THẦY VÀ TRÒ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khái niệm 1.1 Hoạt động học Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống. Do đó con người phải tiếp thu kinh nghiệm và chuyển hóa những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của riêng mình. Điều đó có nghĩa là phải học: là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó. [6] Từ ngàn xưa con người đã có nhiều phương thức học khác nhau: học ngẫu nhiên, học kết hợp, học tập. Tuy nhiên không phải phương thức học nào cũng mang lại hiệu quả. Đồng thời cũng thật nguy hiểm khi người học học theo kiểu mò mẫm, tự tìm tòi mà không có sự hướng dẫn, không tổ chức, không mục đích rõ ràng. Do đó, để việc học thu được kết quả tốt đẹp, có mục đích rõ ràng thì việc học phải được triển khai bởi một hoạt động đặc thù: hoạt động học (học tập). Đây là hoạt động đặc thù vì chỉ có ở người, nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định, được kích thích bởi động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt: có nội dung, phương pháp, phương tiện riêng. Bên cạnh đó là những tri thức người học thu được qua hoạt động học là những tri thức khoa học đã được loài người thực nghiệm và khái quát hóa thành những chân lí phổ biến.Ngày nay, xã hội càng hiện đại, khoa học càng phát triển thì việc học tập của con người càng đóng vai trò quyết địnhtrong sự phát triển của cá nhân và xã hội. Cá nhân nào không học tập tức là đang tự bước lùi, là tụt hậu. Vậy hoạt động học là gì? Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác và lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị. [3] 1.2 Hoạt động dạy Ngoài việc học thì để tồn tại và phát triển thì xã hội cũng phải truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm đã được thế hệ trước sáng tạo và tích lũy được, tức là phải dạy. Nhưng cũng giống như việc học, liệu có phải mọi phương thức dạy học đều mang lại hiệu quả? Trước đây việc dạy chỉ diễn ra theo hình thức dạy tri thức kinh nghiệm. Hay nói ngắn gọn đó là kiểu dạy trao tay (cầm tay chỉ việc): người dạy trực tiếp truyền lại kinh nghiệm cho người học thông qua hoạt động cụ thể nào đó. Chẳng hạn người nông dân dạy con mình cách bón phân, trồng lúa… thông qua hoạt động lao động trên ruộng đồng. Với việc truyền thụ kinh nghiệm như thế, tuy việc tiếp thu dễ dàng, sâu sắc nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm mà người dạy thu được qua trải nghiệm chứ chưa được thực nghiệm và khái quát khoa học nên chưa trở thành những tri thức có tính phổ biến. Bởi vì xã hội không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển. Do đó con người phải chinh phục tự nhiên và chinh phục chính bản thân mình. Từ đó xuất hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, mà sản phẩm là các tri thức khoa học, được hình thành bởi hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm và khái quát khoa học. Đây là những tri thức có bản chất khác với những kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm cá nhân. Đồng thời chúng có tính phổ biến và khái quát cao. Vì vậy việc truyền thụ những kinh nghiệm này không thể bằng phương pháp trao tay mà phải thực hiện theo quy trình có tổ chức khoa học, được tiến hành bởi hoạt động chuyên biệt: hoạt động dạy – hoạt động có mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện xác định. Vậy hoạt động dạy là gì? Hoạt động dạy là hoạt động người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa - xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng. [3] 2. Mối quan hệ giữa THẦY (Hoạt động DẠY) và TRÒ (Hoạt động HỌC) Từ hai khái niệm trên chúng ta nhận thấy rằng: haot5 động dạy và hoạt động học không thể đứng tách rời nhau. Bởi trong mỗi hoạt động đều có sự xuất hiện của thầy và trò, hoạt động không phải chỉ có riêng thầy cũng như không chỉ có riêng trò trong hoạt động học. Có hoạt động dạy thì phải có hoạt động học và ngược lại. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau. Sự tồn tại và phát triển của mặt này qii định sự tồn tại và phát triển của mặt kia. Tuy hai mà một, thực ra chúng cùng đứng trong một hoạt động: hoạt động dạy – học. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dần về mối quan hệ này. Từ ngàn xưa, mọi người luôn xem nghề giáo là nghề cao quý nhất. Người giáo viên luôn được đề cao vì: “Không thầy đố mày làm nên” hay “Muốn sang thì bắc cầu kiều – Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy”. Đó là về phía thầy, còn đối với trò thì sao? Cômenxki từng nói: “Những kẻ giàu sang mà không học vấn thì chẳng khác gì những con lợn béo ì vì ăn cám; những người nghèo khổ mà không có sự hiểu biết thì cũng không khác gì những con lừa đau khổ buộc phải tải nặng. Một người có hình thức đẹp đẽ mà không có văn hóa thì chỉ là một con vẹt có bộ long hào nhoáng hoặc như người ta nói: một lưỡi kiếm bằng chì trong vỏ kiếm bằng vàng”. Vì vậy, sư khởi đầu của một con người muốn thành công đều phải xuất phát từ trường lớp, phải đi học. Do đó việc học của trò và dạy của thầy quan trọng biết chừng nào, cả hai đều phải có ý thức thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm trong hoạt dạy – học, cả hai đều phải chủ động và tích cực hoạt động. Chính vì vậy mà cả thầy và trò đều là chủ thể của hoạt động, mối quan hệ giữa thầy và trò phải là mối quan hệ giữa chủ thể - chủ thể. Nhưng để nhận thức đúng mối quan hệ này và ứng xử đúng theo hiểu biết về nó là cả một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp. Bởi vì trong hệ thống giáo dục trước đây, mối quan hệ thầy – trò là quan hệ chủ thể - khách thể: người giáo viên định đoạt tất cả từ mục tiêu, nội dung, phương thức tác động đến người học, người học trở nên thụ động tiếp thu các tri thức. “Hãy cho tôi một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường, và cho phép tôi nuôi nấng, dạy dỗ chúng theo cách riên của mình thì bạn muốn chúng trở thành kĩ sư, bác sĩ, tổng thống hay là gì đi nữa thì tôi cũng có thể làm cho chúng trở thành như vậy được” (Watson). Những quan niệm tương tự như vậy trong các thời kì trước thật phiến diện và sai lầm. Học sinh trong mối quan hệ ấy chẳng khác gì đất sét hay bột mà người giáo viên muốn nhào nặn thế nào cũng được. Quả là một lối giáo dục áp đặt và nhồi nhét. Nhỉ nhiên theo quy luật phát triển thì cái cũ cũng sẽ được thay thế bằng cái mới, xã hội luôn vận động đi lên. Chính vì vậy mà những tư tưởng sai lầm, không phù hợp cũng bị loại và thay thế dần bằng những tư tưởng, những cái nhìn tiến bộ và đúng đắn hơn. Hiện nay hệ thống giáo dục nước ta đang từng bước thực hiện việc thực hiện đổi mới đó, làm sao cho cả thầy và trò đều là chủ thể, đều thể hiện tính tích cực trong vai trò và nhiệm vụ của mình. Như chúng ta đã biết, trẻ em ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành luôn luôn là chủ thể của chính nó, quyết định số phận hiện tại và tương lai của nó. Mỗi trẻ em đều có những hứng thú, sở thích và quyền lợi cho nên nó có quyền quyết định con đường đi của chính mình. Tuy nhiên, do đặc thù là trẻ thơ trước thế giới tự nhiên và xã hội đầy phức tạp và bí hiểm. Cho nên trẻ em thường xuyên đứng trước mâu thuẫn giữa một bên là phải tự mình trực tiếp tiếp xúc và chiếm lĩnh những yếu tố cần thiết cho cuộc sống và phát triển của mình trong thế giới và xã hội ấy. Một bên là trẻ có những hạn chế trong việc định hướng sự lựa chọn và khả năng tác động vào đối tượng học tập để tách ra được những điều có ích cho sự phát triển của riêng mình. Chính vì vậy mà trẻ cần sự trợ giúp của người lớn. Đây mới thực là bản chất của dạy học hiện đại. Người dạy không còn là người chỉ truyền thụ bằng lối truyền giảng hay bằng các phương pháp giáo dục độc đoán, áp đặt nữa. Người dạy trở thành người định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động học tập của học sinh. Ở đây ta thấy có sự tôn trọng người học, đó là để người học phát huy khả năng của mình; giáo viên căn cứ vào từng khả năng của người học mà có mức độ định hướng và giúp đỡ khác nhau: Mức độ 1: người học chưa thể tự mình tổ chức việc học tập và tu dưỡng. Trong trường hợp này cần có sự can thiệp trực tiếp của người dạy, với tư cách là người tổ chức cho người học hoạt động trong môi trường sư phạm. Quá trình này bao hàm cả chỉ dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động của người học bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mức độ 2: người học không thể tự mình hoạt động hiệu quả trong môi trường sư phạm. Do đó, người học vừa cần có sự định hướng, vừa cần có sự trợ giúp của người dạy trong quá trình thực hiện. Vì vậy giáo viên phải tạo ra môi trường sư phạm, định hướng cho người học hoạt động trong đó, mặt khác thường xuyên ở bên cạnh họ để trợ giúp khi cần thiết (không can thiệp trực tiếp). Mức độ 3: người học có khả năng tự mình giải quyết nội dung công việc; người dạy chỉ đóng vai trò hướng đạo, chủ yếu là định hướng cho người học hạot động trong môi trường đối tượng. Sự định hướng của người dạy được thực hiện thông qua việc tạo ra môi trường sư phạm, trong đó bao hàm các yếu tố cần thiết đối với sự phát triển của người học mà xã hội đặt ra và cách giải quyết chúng. Việc căn cứ vào các mức độ khả năng của người học vốn xuất phát từ quan niệm về “vùng phát triển gần nhất” của Vưgốtxki: “Độ chênh lệch giữa những cái trẻ có thể làm được cùng với người lớn và những cái trẻ đủ sức làm trong hoạt động tự lực”. Ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Mức độ hiện thời Có sự hướng dẫn của người lớn Tự làm Cụ thể theo các nhà tâm lý học nói thì điều đó có nghĩa là: Dạy học không hướng vào trình độ phát triển mà học sinh đã đạt tới được mà phải vượt trước trình độ đó một chút, bằng cách đề ra những yêu cầu vượt quá khả năng hiện có của học sinh và trình độ hoạt động phân tích - tổng hợp mà các em đã đạt được và đã lĩnh hội tốt. Dạy học không được hướng vào quá khứ mà phải hướng vào tương lai của sự phát triển của học sinh. Dạy học phải được xây dựng không chỉ trên cơ sở trình độ phát triển đã được kết thcú, mà trước hết phải hướng vào cái mà chưa được hình thành hoàn hảo (và cái đang được hình thành do ảnh hưởng của sự học đó). Chính vì vậy mà người học cần có sự nổ lực để chiếm lấy cái mình chưa có hay để hoàn thiện cái mình đang hình thành. Như vậy, người học đã phải trực tiếp đối mặt với các đối tượng học: nội dung học vấn được hoạch định trong chương trình, nội dung môn học…. Người giáo viên chỉ là tác nhân giúp người học khắc phục những trở ngại chủ quan và khách quan nảy sinh trên con đường chinh phục đối tượng; giáo viên không làm thay cho học sinh bất cứ điều gì. Người giáo viên từ người truyền đạo trong dạy học truyền thống đã trở thành người tham vấn, người trợ giúp. 3. Tính tích cực của thầy và trò trong hoạt động dạy - học 3.1 Tính tích cực của thầy Xã hội dù phát triển đến đâu, khoa học kĩ thuật có hiện đại đến mấy thì cũng không thể nào lọai bỏ được vai trò của người giáo viên. Tùy hoàn cảnh, tùy từng thời kì mà người giáo viên thể hiện tính tích cực khác nhau. Nhưng nhìn chung, có một số biểu hiện thể hiện tính tích cực của người giáo viên như sau: Trước tiên, ta nhận thấy giáo viên luôn luôn được mọi người, nhất là học sinh nhìn nhận là người có trình độ học thức cao (ít nhất là trong một chuyên môn nào đó). Vì vậy người giáo viên phải nhận thức điều này mà không ngừng trau dồi tri thức, bồi dưỡng chuyên môn. Ngày nay, các nhà tâm lý giáo dục nhận định rằng, giáo viên cần phải có khả năng hiểu biết về nhiều phương diện của kiến thcứ. Không thể nhìn vào thành công hiện tại trong giảng dạy của một giáo viên mà có thể khẳng định rằng giáo viên đó dạy giỏi trong tương lai. Bởi cuộc đời giảng dạy của nhà giáo không phải chỉ là năm học này, mà là 30, 40 năm kế tiếp. Xã hội ngày càng phát triển và biến đổi từng ngày, kiến thức giảng dạy năm nay chưa hẳn phù hợp cho ngày hôm sau. Vì vậy giáo viên phải học hỏi thường xuyên để cải tiến, để theo kịp với thời gian, với biến chuyển không ngừng của khoa học kĩ thuật và đặc biệt là theo kịp với tâm lý và thái độ của tuổi học trò biến chuyển không ngừng và bất thường. [7] Tôi xin mượn lời của viện sĩ Xukhômlinxki để nói lên tầm quan trọng của việc giáo viên cần tích cực trau dồi tri thức: “Khi nào tầm hiểu biết của giáo viên rộng hơn chương trình ở nhà trường một cách vô bờ bến, thì lúc đó giáo viên mới là người thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ, một nhà thơ của quá trình sư phạm”. Đặc điểm tích cực trên còn liên quan đến cả việc soạn giáo án. Bởi có tri thức sâu rộng thì giáo án mới phong phú và đảm bảo được đầy đủ nội dung. Soạn giáo án giảng dạy là là nhiệm vụ, là điều tất yếu mà mỗi giáo viên phải làm. Nhưng điểm khác biệt giãư một giáo viên tích cực trong dạy học với một giáo viên bình thường là soạn gaío án như thế nào, mức độ đầu tư ra sao? Một giáo viên tích cực là một giáo viên biết đầu tư hằng ngày cho giáo án của mình, luôn đổi mới cho phù hợp với những thay đổi của xã hội và học sinh. Dù cùng là một bài, một cấp lớp nhưng khi có lớplà giáo án đó phải được xem xét, soạn thảo lại, ít nấht al2 cũng sữa chữa một vài chi tiết. Một gáio viên sau khi giảng dạy được 10 năm, hồi tươởnglại vài năm đầu tiên đi dạy đã tự nhận là có quá nhiều thiếu sót. Một giáo viên gần tới tuổi về hưu, có nỗi ân hận rằng bản thân đã có nhiều khi tắc trách trong việc soạn bài, gây thiệt thòi và bất công cho nhiều thế hệ trong mấy chục năm hành nghề. [7] Vậy giáo án cho một giờ học trong lớp hoặc ngoài lớp được chuẩn bị tích cực và chu đáo sẽ đảm bảo một nửa sự thành công của hoạt động dạy nói riêng và của quá trình dạy - học nói chung. Riêng trong vệc giáo viên là người đạo diễn, tổ chức, định hướng và tham vấn cho học sinh thì giáo viên thể hiện tính tích cực ở chỗ: + Tạo ra các tình huống dạy học hợp lí. Giáo viên không phải truyền giảng nữa mà là dẫn dắt học sinh vào các tình huống dạy học để học sinh tự giải quyết vấn đề học tập. Các tình huống học tập ấy có thể được tạo ra bằng các hạot động như trò chơi, sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài trời… Qua đó cũng phần nào tránh được lối học khô khan, lí thuyết trên lớp. + Luôn gợi ý cho học sinh tranh luận, suy nghĩ để trả lời các gợi ý nêu ra. Hay nói cách khác, giáo viên phải biết đặt vấn đề cho chính học sinh là người tự phát hiện ra tri thức cần chiếm lĩnh thông qua việc giải quyết vấn đề. Đây là nét khác với dạy học kiểu đọc chép, truyền giảng: giáo viên truyền đạt mọi vấn đề mình biết đến học sinh, học sinh thìi thụ động tiếp thu. Do đó, để thcự hiện được tính tích cực này, giáo viên phải ra công xây dựng các hệ thống câu hỏi kích thích tư duy, tính tích cực của học sinh. + Trong quá trình tranh luận để giải quyết vấn đề thì giáo viên phải luôn tôn trọng các ý kiến của học sinh; không coi mình là nhất, luôn luôn đúng. Giáo viên chỉ là người bên cạnh học sinh trong lúc giải quyết vấn đề cũng như tranh luận, không phê phán bất kì ý kiến nào của học sinh mà chỉ nhẹ nhàng dẫn dắt học sinh đi đúng hướng. + Giáo viên phải luôn tìm tòi những thí dụ minh họa thực tiễn, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống học sinh. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm sách báo, tranh ảnh, tài liệu đủ loại có tính cách thực tế, có liên quan thực sự đến hoàn cảnh xã hội thực tại. + Bên cạnh đó, để bài giảng thêm sinh động hơn, giáo viên cũng nên kết hợp với các phương tiện kĩ thuật hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin nhưng tránh lạm dụng, cần khai thác các phần mềm dạy học đúng chỗ, đúng lúc, đúng liều lượng. + Để kích thích hoạt động tự học của người học, giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học như: học nhóm, xemina, nghiên cứu khoa học, thảo luận… Đồng thời phải hướng dẫn cho học sinh cách tự học (phương pháp đọc sách, tìm tài liệu, phương pháp làm việc nhóm hiệu quả….). Ngoài những biểu hiện tích cực trên, còn một việc quan trọng mà người giáo viên cần phải làm đó là: luôn tìm hiểu tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ phát triển của học sinh, kể cả hoàn cảnh của các em. Cần tránh mối quan hệ từ trên xuống: thầy là người đầy quyền hành, trò là người tuân thủ. Mối quan hệ giữa thầy và trò cần được cải thiện thành mối quan hệ gắn bó, thân mật để thầy có thể hiểu trò hơn. Bởi mỗi học sinh là một chủ thể khác nhau về tâm – sinh lý, trình độ và hoàn cảnh. Do đó không thể áp dụng mọi hình thức dạy học giống nhau. Cũng thông qua mối quan hệ gắn bó này mà thầy dễ dàng thu được các tín hiệu ngược từ học sinh, biết được các em tiếp thu kiến thcứ ở mức độ nào, từ đó mà có những điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học,… phù hợp hơn. Cuối cùng là giáo viên luôn luôn rèn luyện nhân cách của mình để làm gương tốt cho học sinh: từ tác phong, ngôn từ cho đến tính cách… Bởi mối quan hệ gắn bó, nhân cách tốt sẽ tạo cho các em niềm tin tưởng và hứng thú để tích cực học tập. Đó là tất cả những gì mà người giáo viên cần phải làm để để thực hiện tích cực vai trò của mình. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng làm được điều đó. Chỉ có những giáo viên thật sự tâm huyết với nghề và hết long vì “đàn em thân yêu” mới có thể thực hiện tốt vai trò của mình. 3.2 Tính tích cực của trò Tính tích cực học tập đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Theo Aristôva thì có tính tích cực trong nhận thức, học tập chính là có thái độ cải tạo sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Chính thái độ mong muốn cải tạo thế giới này mới giúp cho con người không ngừng học tập để chinh phục thiên nhiên, đưa xã hội ngày càng phát triển. Vì vậy, tính tích cực học tập của học sinh là một yêu cầu rất quan trọng bên cạnh việc dạy tích cực của gaío viên trong thời đại hiện nay. Aristôva cho rằng tính tích cực học tập được thể hiện ở hai dạng: tích cực học tập bên trong và tích cực học tập bên ngoài. Tích cực học tập bên trong được thể hiện ở sự căng thẳng về trí lực, những hành động và thao tác nhận thức từ cảm giác, tri giác đến tư duy, tưởng tượng. Đồng thời còn thể hiện ở nhu cầu bền vững đối với đối tượng nhận thức, ở thái độ độc lập ra quyết định trong những tình huống có vấn đề, tìm kiếm con đường, phương tiện để giải quyết vấn đề, sự độc đáo trong giải quyết vấn đề. Tính tích cực học tập bên ngoài được thể hiện ở đặc điểm hành vi như: nhịp độ, cường độ học tập cao, người học rất năng động, luôn hành động và hoàn thành những công việc được giao với sự chú ý cao độ. Cụ thể là người học sinh thể hiện tính tích cực của mình như sau: Xác định rõ mục đích học tập, các yêu cầu của hoạt động này, nắm vững biện pháp để đạt được mục đích đó. Học sinh phải tự giác, chủ động, độc lập trong học tập, có nhu cầu nhận thức cao. Nghĩa là học sinh phải luôn thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình, hăng hái tìm đọc thêm các tài liệu, vui vẻ tham gia các hoạt đ
Luận văn liên quan