Đề tài Tìm hiểu về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của Cty CP Thăng Long

Mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại các quốc gia là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu nhất. Thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn trong và ngoài nước được tập trung sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với rất nhiều nỗ lực để rút ngắn khoảng cách trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, cũng đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán, đó là một yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020 theo đường lối của Đảng. Các công ty chứng khoán muốn phát triển phải cải tạo được mạng lưới khách hàng rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, cán bộ nhân viên có chuyên môn sâu, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty đều muốn tận dụng cơ hội của mình, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành – đây là hoạt động tiền đề cho các hoạt động khác phát triển, xây dựng nền tảng với khách hàng. xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu tổng quát về bảo lãnh phát hành chứng khoán là vấn đề cấp thiết. Nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu việc bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần Thăng Long (TLS)” làm đề tài thảo luận. Bài thảo luận trước tiên sẽ phân tích về thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Thăng Long trong vài năm gần đây, sau đó sẽ tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty cổ phần Thăng Long, trên cơ sở đó, nhóm sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sự phát triển của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần Thăng Long nói riêng.

doc34 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4289 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của Cty CP Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH 1.1. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán 1.1.2 Các hình thức bảo lãnh 1.1.3 Quy trình Bảo lãnh phát hành 1.1.4 Vai trò của hoạt động bảo lãnh phát hành 1.2. HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành 1.2.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả bảo lãnh phát hành CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (TLS) 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (TLS) 2.2.1 Quy trình bảo lãnh phát hành tại THĂNG LONG 2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (TLS) CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (TLS) 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 3.2 CÁC GIẢI PHÁP 3.2.1. Phát triển mạng lưới chi nhánh của THĂNG LONG 3.2.2. Nâng cao hơn nữa các dịch vụ mà Công ty đang cung cấp và phát triển thêm các dịch vụ mới 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên 3.3 KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán 3.3.2. Đối với các trung tâm giao dịch KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại các quốc gia là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu nhất. Thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn trong và ngoài nước được tập trung sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với rất nhiều nỗ lực để rút ngắn khoảng cách trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, cũng đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán, đó là một yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020 theo đường lối của Đảng. Các công ty chứng khoán muốn phát triển phải cải tạo được mạng lưới khách hàng rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, cán bộ nhân viên có chuyên môn sâu, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty đều muốn tận dụng cơ hội của mình, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành – đây là hoạt động tiền đề cho các hoạt động khác phát triển, xây dựng nền tảng với khách hàng. xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu tổng quát về bảo lãnh phát hành chứng khoán là vấn đề cấp thiết. Nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu việc bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần Thăng Long (TLS)” làm đề tài thảo luận. Bài thảo luận trước tiên sẽ phân tích về thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Thăng Long trong vài năm gần đây, sau đó sẽ tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty cổ phần Thăng Long, trên cơ sở đó, nhóm sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sự phát triển của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần Thăng Long nói riêng. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. 1.1.2 Các hình thức bảo lãnh Các định chế tài chính trung gian (công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư) thường ký các hợp đồng bảo đảm phát hành các hình thức sau: Loại 1: Bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn Là hình thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành theo một mức giá xác định trong một ngày định trước. Bảo lãnh cam kết chắc chắn được chia làm 2 dạng chính: Bảo lãnh thương lượng và bảo lãnh đấu thầu cạnh tranh. Loại 2: Bảo lãnh theo phương thức cố gắng tối đa( best efforts) Là hình thức bảo lãnh mà theo đó các tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành.Theo phương thức bảo lãnh này thì rủi ro của đợt phát hành được san sẻ cho các tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh Loại 3: Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc huỷ bỏ ( All or None) Tổ chức phát hành yêu cầu các tổ chức bảo lãnh phát hành bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành., theo đó tổ chức bảo lãnh phải bán được toàn bộ số chứng khoán của đợt phát hành và công ty phát hành thu đủ toàn bộ giá trị của đợt phát hành. Nếu không, chứng khoán trả về đơn vị phát hành và tiền trả lại cho nhà đầu tư. Loại 4: Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa (Mini-Max) Là phương thức mà tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Để khuyến khích cho việc chào bán đạt hiệu quả, công ty có thể yêu cầu một số lượng thu lại nào đó. Loại chào bán này gọi là bảo lãnh phát hành tối thiểu hoặc tối đa. Loại 5 : Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Standby Underwriting) Bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán ra công chúng bên ngoài. Hình thức bảo lãnh dự phòng được chia làm 2 laoij hợp đồng thông dụng: thoả thuận chắc chắn và bình ổn giá thị trường. Sơ đồ phương thức phát hành chứng khoán  Thực tế ở Việt Nam : Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: - Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. - Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Điều kiện để được bảo lãnh phát hành CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng. - Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. - Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Hạn chế bảo lãnh phát hành - Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây: + Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành; + Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ. - Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ. - Khi một CTCK bảo lãnh phát hành CK, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua CK của khách hàng.H Hạn chế bảo lãnh phát hành: - Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây: + Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. + Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng 1 tổ chức nắm giữ. Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ. Khi một công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại việt nam để nhận tiền đặt mua chứng khoán của khách hàng 1.1.3 Quy trình Bảo lãnh phát hành: Bước 1: Phân tích và đánh giá khả năng phát hành. Sauk hi nhận được yêu cầu bảo lãnh phát hành từ tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh sẽ thành lập nhóm nghiên cứu tiến khả thi để chuẩn bị cho đợt phát hành. Nhóm chuẩn bị này sẽ thu thập các thông tin liên quan đến tổ chức phát hành từ nhiều nguồn khác nhau như : trực tiếp từ khách hàng, internet,báo chí… để tiến hành phân tích về khả năng phát hành của công chúng. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Tổ chức bảo lãnh sẽ cùng với tổ chức phát hành tiến hành việc chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành. Việc chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành cần có sự tham gia của các chuyên gia, kế toán và pháp luật. Lựa chọn thành viên tổ hợp Tổ chức bảo lãnh chính thành lập tổ hợp bảo lãnh và các đại lý phân phối trong khoảng thời gian ngay sau khi nộp hồ sơ đăng ký phát hành lên UBCKNN. Tổ chức bảo lãnh chính phải quyết định quy mô tổ hợp và xác định các ngân hàng đầu tư tham gia. Đánh giá chứng khoán đợt chào bán Định giá chứng khoán đợt chào bán được tiến hành tại các cuộc họp giữa các tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh chính. Nộp hồ sơ bảo lãnh Bước 3 : Phân phối chứng khoán ra công chúng Sau khi hồ sơ xin phép phát hành được Ủy ban Chứng khoán công bố có hiệu lực, tổ chức bảo lãnh sẽ cùng các đại lý phân phối tiến hành xử lý các phiếu đặt mua, nhận tiền đặc cọc và lập sổ phân phối chứng khoán. Trong quá trình lập sổ, tổ chức bảo lãnh chính cố gắng cân bằng giữa các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư riêng lẻ. Mối quan tâm của các tổ chức lớn có thể hỗ trợ giá chứng khoán. Mối quan tâm của các tổ chức lớn có thể hỗ trợ giá chứng khoán trong và sau thời gian phân phối, song việc phân phối rộng rãi thường có lợi cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh chứng khoán có nghĩa vụ thanh toán chứng khoán vào thời điểm khóa sổ mặc dù việc chào bán chưa hoàn thành. Nếu đợt phân phối không thành công, các tổ chức bảo lãnh phải nắm giữ các chứng khoán đã cam kết không phân phối hết. Bước 4: hoàn tất các công việc chào bán chứng khoán khóa sổ Vào thời điểm khóa sổ các tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trị giá chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng trừ đi hóa hồng bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khóa sổ ngay cả khi chưa hoàn thành việc phân phối. Bình ổn và điều hòa thị trường Các tổ chức bảo lãnh có thể gặp khó khan trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới giá chào bán ra công chúng trước khi hoàn thành việc phân phối. để giảm thiểu khó khan này tổ chức bảo lãnh chính có thể ổn định giá chào bán ra công chúng bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản tổng hợp. Tất toán tài sản cho các tổ chức bảo lãnh Tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán chứng khoán vào thời điểm khóa sổ mặc dù việc chào bán chưa hoàn thành. Nếu đợt phân phối không thành công, các tổ chức bảo lãnh phải lắm giữ các chứng khoán đã cam kết nhưng không phân phối hết. Việc ổn định có thể được thực hiện trên bất kỳ thị trường nào mà chứng khoán chào bán được giao dịch. Khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải thông báo cho nơi nhận lệnh rằng việc mua này nhằm mục đích ổn định, không phải là các giao dịch thị trường mở. Tổ hợp bảo lãnh chỉ được đặt mua để ổn định trên một thị trường với cùng mức giá. Quy trình hoạt động bảo lãnh phát hành được thể hiện như sơ đồ  1.1.4 Vai trò của hoạt động bảo lãnh phát hành a. Đối với tổ chức phát hành Hoàn thiện công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp: thông qua việc xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành để tư vấn phát hành chứng khoán . Nâng cao khả năng thành công của đợt phát hành.các nhà cố vấn sẽ giúp được tổ chức phát hành có được những quyết định hợp lý trong quá trình huy động vốn, đồng thời tổ chức bảo lãnh phát hành là cầu nối quan trọng để đảm bảo thành công việc chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng. Hạn chế và chia sẻ rủi ro: nếu tổ chức phát hành và chào bán chứng khoán thì rổ chức phát hành sẽ gánh chịu mọi rủi ro nếu như đợt phát hành công. Còn nếu phát hành qua tổ chức bảo lãnh sẽ có sự chia sẻ rủi ro giữa hai bên khi có rủi ro. b. Đối với tổ chức bảo lãnh phát hành Tăng thu nhập cho tổ chức bảo lãnh: thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, các tổ chức bảo lãnh sẽ nhận được tiền hoa hồng. Số tiền này có thể xác định là phần chênh lệch giữa giá mua từ tổ chức phát hành và giá bán cho nhà đầu tư hoặc theo một tỉ lệ phần tram giữa tổng giá trị đợt phát hành. Tăng cường uy tín, tên tuổi cho tổ chức bảo lãnh : thông qua hoạt động bảo lãnh thì các tổ chức bảo lãnh sẽ khuyech trương hình ảnh và tên tuổi của mình trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. 1.1.5. Các nghiệp vụ thực hiện  * Thực hiện khảo sát, đánh giá, xác định lại giá trị doanh nghiệp; * Xác định mức giá nhận bảo lãnh phát hành; * Tư vấn hồ sơ xin phép phát hành lên cơ quan có thẩm quyền (nếu có); * Quảng bá, tổ chức các chương trình Roadshow giới thiệu về đợt phát hành; * Tìm kiếm và đàm phán với các nhà đầu tư, đối tác chiến lược; * Tổ chức đấu giá trên toàn quốc (nếu cần thiết); . Các lợi ích đối với khách hàng:  * Được một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ xác định giá trị doanh nghiệp và xác định mức giá phát hành    * Được hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình lập hồ sơ xin phép phát hành theo qui định của UBCKNN. * Được tư vấn miễn phí khi chuẩn bị thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng.    * Điều chỉnh lại bán dự kiến. . Các bước thực hiện  * Bước I: Tổ chức phát hành và APEC Securities thoả thuận các điều khoản bảo lãnh phát hành. * Bước II: Ký kết hợp đồng bảo lãnh phát hành. * Bước III: Lập hồ sơ phát hành chứng khoán. * Bước IV: Thực hiện phân phối chứng khoán .  * Bước V: Tổng kết và quyết toán đợt phát hành.  cơ cấu, sắp xếp và sử dụng các nguồn vốn hiện thời. * Tư vấn về phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn huy động.    * Xác định qui mô cần thiết huy động vốn bổ sung * Tư vấn xây dựng mức giá chào 1.1.6. Các chủ thể tham gia bảo lãnh phát hành Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán là đơn vị nhận chào bán chứng khoán cho tổ chức phát hành, hoặc mua chứng khoán của tổ chức phát hành, hoặc mua chứng khoán của tổ chức phát hành nhằm bán số chứng khoán đó ra công chúng Tổ hợp bảo lãnh phát hành: do các tổ chức bảo lãnh thường lập ra tổ hợp bảo lãnh bao gồm nhiều tổ chức bảo lãnh phát hành để việc phân phối chứng khoán được nhanh chóng, hiệu quả và phân tán rủi ro. Nhóm đại lý phân phối: bao gồm các công ty chứng khoán , là những công ty mà tổ chức bảo lãnh chính phân chứng khoán cho họ để phân phối. 1.2 HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là 1 phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là chỉ tiêu tương đối được thể hiện bằng kết quả sản xuất kinh doanh so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả còn được gọi là chỉ tiêu năng suất. b. Hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành Hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành là chỉ tiêu tương đối, được thể hiện bằng kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành so với chi phí của hoạt động bảo lãnh phát hành. 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành a.Các chỉ tiêu định lượng - Doanh thu: Đối với ngành kinh doanh dịch vụ, doanh thu được định nghĩa là toàn bộ tiền bán dịch vụ. Bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng là 1 dịch vụ. Vì vậy có thể đưa ra khái niệm sau: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là toàn bộ khoản tiền công ty chứng khoán có được từ việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành của mình cho khách hàng. Nó là 1 bộ phận trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty, góp phần hình thành nguồn để trang trải các chi phí của công ty chứng khoán và trực tiếp chi trả các chi phí trong hoạt động bảo lãnh phát hành.Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của công ty Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành sẽ cho ta biết con số tuyệt đối để đánh giá về hoạt động này, từ đó có thể so sánh nó với các hoạt động khác trong công ty cũng như so sánh với hoạt động bảo lãnh phát hành ở các công ty chứng khoán khác. - Chi phí thông thường: Đối với hoạt bảo lãnh vấn phát hành chi phí được đề cập đến ở đây bao gồm: tiền lương cho nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí giao dịch… - Cơ sở khách hàng Nói đến cơ sở khách hàng là nói đến số lượng khách hàng, giá trị các hợp đồng khách hàng mang lại… b.Các chỉ tiêu định tính - Quy trình: sự gọn nhẹ, chất lượng tư vấn trong các khâu của quy trình - Uy tín: uy tín của công ty có được trong lĩnh vực tư bảo lãnh phát hành cũng như trên thị trường chứng khoán nói chung. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. - Cơ hội mua chứng khoán tận gốc: đây là cơ hội mua chứng khoán trên thị trường OTC - Kinh nghiệm: kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ thự hiện hoạt động này - Rủi ro: + Rủi ro loại 1: là loại rủi ro riêng rẽ của chính bản thân hợp đồng bảo lãnh đó: rủi ro trong thanh toán hợp đồng, rủi ro khi chi phí phát sinh cao hơn dự tính ban đầu + Rủi ro loại 2: Đây là rủi ro của hợp đồng bảo lãnh liên quan đến các tác động của thị trường. Đây là phần rủi ro không thể loại bỏ được. Nó có thể làm thất bại đợt chào bán lần đầu của chứng khoán được phát hành và như vậy CTCK bảo lãnh sẽ chịu những rủi ro về uy tín, thu nhập… - Chi phí cơ hội: là cơ hội tốt nhất mất đi khi quyết định chấp nhận 1 hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán. 1.2.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả bảo lãnh phát hành a. Các yếu tố khách quan - Các yếu tố vĩ mô: + Quy định pháp luật: hệ thống pháp luật chính là cơ sở để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Khi hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung, về phát hành chứng khoán và tư vấn phát hành chứng khoán nói riêng có những quy định cụ thể hợp lý thì hoạt động này sẽ phát triển, hiệu quả sẽ tăng lên. + Tình hình phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc đân tạo ra nhu cầu lớn về tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, từ đó mở rộng được thị phần của công ty chứng khoán trong lĩnh vực này. + Sự phát triển của các công ty cổ phần…Các công ty cổ phần phát triển sẽ là khách hàng trực tiếp cho tư vấn phát hành chứng khoán ra công chúng. - Đối thủ cạnh tranh: + Sự phát triển của các công ty chứng khoán: các công ty chứng khoán cũng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán sẽ là