Đề tài Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Thủ tục hải quan điện tử là bước phát triển tất yếu trong quá trình thực hiện cải cách, hiện đại hoá Hải quan, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh thương mại hoá toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan sẽ sử dụng máy tính của mình để tạo thông tin khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định cho từng chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử và thông qua phương tiện điện tử truyền số liệu khai hải quan đến cơ quan hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin khai hải quan điện tử, kiểm tra, phản hồi thông tin hướng dẫn người khai hải quan thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan hải quan điện tử. So với thủ tục hải quan thủ công, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp như: giảm thiểu số lượng giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình; thời gian thông quan hàng hóa trung bình được rút ngắn, giảm chi phí không cần thiết cho việc đi lại; giảm tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và người khai hải quan từ đó hạn chế sự gây phiền hà, sách nhiễu; giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa theo chủ quan của công chức hải quan; lệ phí hải quan được thu, nộp định kỳ hàng tháng và những quy định về thủ tục hải quan được minh bạch hóa. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích mà thủ tục hải quan điện tử đem lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao tính tuân thủ pháp luật hải quan hơn, đề cao tính tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. vì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan sẽ tự động từ chối tiếp nhận khai hải quan điện tử, nếu doanh nghiệp không chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Hiểu được tầm quan trọng đó của hệ thống thủ tục hải quan điện tử, chúng em thực hiện đề tài “Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam” nhằm có cái nhìn sâu rộng hơn về cơ sở pháp lý cũng như trình tự thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với từng loại hình kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian gần đây.

docx69 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU Lý do thực hiện Thủ tục hải quan điện tử là bước phát triển tất yếu trong quá trình thực hiện cải cách, hiện đại hoá Hải quan, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh thương mại hoá toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan sẽ sử dụng máy tính của mình để  tạo thông tin khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định cho từng chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử và thông qua phương tiện điện tử truyền số liệu khai hải quan đến cơ quan hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin khai hải quan điện tử, kiểm tra, phản hồi thông tin hướng dẫn người khai hải quan thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan hải quan điện tử. So với thủ tục hải quan thủ công, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp như: giảm thiểu số lượng giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình; thời gian thông quan hàng hóa trung bình được rút ngắn, giảm chi phí không cần thiết cho việc đi lại; giảm tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và người khai hải quan từ đó hạn chế sự gây phiền hà, sách nhiễu; giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa theo chủ quan của công chức hải quan; lệ phí hải quan được thu, nộp định kỳ hàng tháng và những quy định về thủ tục hải quan được minh bạch hóa. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích mà thủ tục hải quan điện tử đem lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao tính tuân thủ pháp luật hải quan hơn, đề cao tính tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu... vì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan sẽ tự động từ chối tiếp nhận khai hải quan điện tử, nếu doanh nghiệp không chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Hiểu được tầm quan trọng đó của hệ thống thủ tục hải quan điện tử, chúng em thực hiện đề tài “Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam” nhằm có cái nhìn sâu rộng hơn về cơ sở pháp lý cũng như trình tự thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với từng loại hình kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian gần đây. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Những điểm cải tiến của thủ tục hải quan điện tử so với hải quan truyền thống: Hải quan truyền thống Hải quan điện tử Thông tin khai báo Yêu cầu khai báo trên các mẫu văn bản cố định Yêu cầu khai báo dạng mã hóa vào hệ thống máy tính Hồ sơ hải quan Tập hợp các loại chứng từ Tệp dữ liệu điện tử gồm các chỉ tiêu thông tin khai báo và chứng từ hỗ trợ được điện tử hóa. Pháp luật chấp nhận hồ sơ hải quan điện tử có giá trị như hồ sơ thông thường nếu đáp ứng các điều kiện nhất định Phương thức tiếp nhận khai báo Người khai hải quan trực tiếp đến trụ sở hải quan để nộp hồ sơ Người khai có thể gửi các chỉ tiêu thông tin qua mạng đến hệ thống thông tin điện tử của cơ quan hải quan Cách thức xử lý thông tin Trực tiếp xử lý từng chứng từ kèm theo tờ khai hải quan, so sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác, thống nhất của nội dung khai báo Hệ thống thủ tục hải quan điện tử trực tiếp kiểm tra, đối chiếu một cách tự động hoặc bán tự động đối với các chỉ tiêu thông tin Cách thức phản hồi thông tin Yêu cầu sự hiện diện của cả người khai hải quan và công chức hải quan. Công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan về kết quả xử lý và hướng dẫn thực hiện các bước đi tiếp theo của quy trình thủ tục hải quan Xử lý thông tin điện tử, phản hồi trực tiếp vào hệ thống Công nghệ thông tin của người khai hải quan các thông điệp điện tử 1.2. Đối tượng áp dụng: - Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thương mại thực hiện thủ tục hải quan điện tử. - Cơ quan Hải quan, công chức hải quan. - Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan. 1.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia thủ tục hải quan điện tử: Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp còn được hưởng thêm nhiều lợi ích so với thủ tục hải quan truyền thống đó là: 1 – Doanh nghiệp không phải đến trụ sở của cơ quan Hải quan mà có thể khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. 2 – Doanh nghiệp được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của doanh nghiệp, có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp thay cho tờ khai giấy và các chứng từ kèm theo để đi nhận hàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường (nếu lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra hàng hóa). 3 – Doanh nghiệp có thể khai báo hải quan bất kì lúc nào thay cho việc chỉ có thể khai trong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính. 4 – Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng pahỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. 5 – Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ được cơ quan hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. 6 -  Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ được cơ quan hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử và tư vấn trực tiếp miễn phí. 7 – Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức nộp lệ phí (theo tháng hoặc theo từng tờ khai) thay vì chỉ có thể nộp theo từng tờ khai như thủ tục hải quan truyền thống. 8 – Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu đơn giản hơn, thay vì phải nộp hoặc xuất trình tờ khai, báo cáo thanh khoản và chứng từ bằng giấy thì doanh nghiệp được sử dụng hồ sơ điện tử để thanh khoản. 9 – Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp thông tin giữa hệ thống của hải quan và doanh nghiệp được quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin. 10 – Doanh nghiệp có thể đăng ký thủ tục hải quan điện tử tại bất kì Chi cục Hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục khác thay vì việc phải làm đăng ký tại từng Chi cục hải quan điện tử như trước đây. 11 – Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí làm thủ tục hải quan do doanh nghiệp có thể chủ động trong quá trình khai báo hải quan và sắp xếp thời gian đi nhận hàng và xuất hàng. 12 – Nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp chế xuất ưu tiên, còn được hưởng thêm những lợi ích sau: + Được khai báo hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và xuất khẩu ra nước ngoài trên tờ khai điện tử rút gọn theo mẫu “Tờ khai điện tử rút gọn/ tờ khai điện tử tháng”. + Được ưu tiên đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đối với các nguyên liệu quản lý theo định mức. + Được cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận đăng ký, kiểm tra hải quan và chấp nhận ngay trên cơ sở tờ khai điện tử đơn giản, tờ khai tháng, định mức nguyên liệu, vật tư đăng ký. + Được ưu tiên kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc tại địa điểm khác do doanh nghiệp đăng ký và được cơ quan hải quan chấp nhận. + Được sử dụng Lệnh quan tin ra từ hệ thống khai hải quan điện tử theo Mẫu Phiếu giải phóng hàng hóa đã đăng ký với cơ quan hải quan (không cần đóng dấu, chữ ký của đại diện doanh nghiệp) đối với lô hàng đã được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan. + Được sử dụng hóa đơn in ra từ hệ thống, đóng dấu, ký tên của đại diện doanh nghiệp để thông quan hàng hóa trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố, tạm dừng hoạt động. Tạo lập tờ khai điện tử Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ DOANH NGHIỆP  Tiếp nhận & xử lý thông tin Phân luồng ‚ Xác nhận thông quan tại Chi cục hải quan Kiểm tra chứng từ Kiểm tra thực tế hàng hóa ƒ „ 1.3. Quy trình thực hiện chung: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan. Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau: + Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4. + Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ qaun hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra htực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3. Bước 3: Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra. Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng. Nguyên tắc phân luồng 1 – Cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (luồng Xanh) đối với các trường hợp sau: - Đối với hàng xuất khẩu nếu có đủ một trong các điều kiện sau: + Hàng xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu); + Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan. - Hàng hóa của các DN có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan nếu có đủ 2 điều kiện sau: + Hàng hóa không thuộc danh mục cấm XNK, danh mục XNK có điều kiện hoặc phải giám định, phân tích phân loại; hàng hóa thuộc danh mục nhưng đã nộp, xuất trình văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan theo quy định. + Hàng hóa thuộc diện không phải nộp thuế ngay. - Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 2 – Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng Vàng) đối với các trường hợp sau: - Hàng hóa thuộc danh mục cấm XNK, danh mục hàng hóa XNK có điều kiện, hàng hóa phải giám định phân tích phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan; - Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay; - Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh nhưng phát hiện có nghi vấn về hồ sơ hải quan. 3 – Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa (Luồng Đỏ) đối với các trường hợp sau: - Hàng hóa XNK của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan; - Hàng hóa không thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng trên đây, căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thông tin quản lý rủi ro từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các nước mà xác định có khả năng vi phạm pháp luật về hải quan phải kiểm tra thực tế; 4 – Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử ra quyết định chuyển luồng thích hợp. 5 – Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tiêu chí phân luồng cấp toàn Ngành, Cục trưởng Cục Hải quan nơi có Chi cục Hải quan điện tử quyết định tiêu chí phân luồng trên địa bàn quản lý của đơn vị. PHẦN 2: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH 2.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa: 2.1.1. Đối với người khai hải quan: Bước 1: Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục VIII Quyết định 52/2007/QĐ-BTC và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai. Trường hợp người khai hải quan là đại lý thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền. Bước 2: Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan. Bước 3: Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan: 3.1. Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” và sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo yêu cầu của cơ quan hải quan. 3.2. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và thực hiện các công việc dưới đây, nếu tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận. 2.1.1. Đối với cơ quan hải quan: Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử Hệ thống tự động kiểm tra, tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử. Trường hợp hệ thống yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan trong hệ thống. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan điện tử 2.1.  Kiểm tra chi tiết hồ sơ điện tử và nội dung kiểm tra thực hiện theo Điều 41; Điều 43 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007. 2.2. Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định thông quan trên hệ thống. 2.3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường hợp có nghi vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền. 2.4. Trường hợp qua kiểm tra có nghi vấn về trị giá tính thuế nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá và cần làm rõ về trị giá tính thuế sau khi cho mang hàng về bảo quản/giải phóng hàng, công chức kiểm tra chi tiết ghi nhận kết quả kiểm tra và nội dung nghi vấn vào hệ thống, làm tiếp các thủ tục và cho mang hàng về bảo quản/ giải phóng hàng theo quy định. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai của người khai hải quan thì công chức ghi nhận kết quả và nội dung nghi vấn (nếu có) vào hệ thống, chuyển toàn bộ hồ sơ sang bước 3 ( nếu lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá) hoặc bộ phận chuyên trách về trị giá để kiểm tra, bác bỏ và xác định trị giá tính thuế theo qui định.  Căn cứ kết quả của bộ phận giá, công chức kiểm tra hồ sơ làm tiếp các thủ tục theo quy định. 2.5. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống chuyển hồ sơ cho bước 3 của quy trình. Trường hợp Chi cục hải quan điện tử bố trí bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa tại khu vực cửa khẩu thì niêm phong hồ sơ, giao cho người khai hải quan chuyển đến bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp lô hàng phải thực hiện kiểm tra tại địa điểm làm thủ tục ngoài cửa khẩu, người khai hải quan cần được thông quan hàng hóa ngay, Công chức kiểm tra hồ sơ in hai phiếu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” lưu cùng bộ hồ sơ chuyển cho công chức kiểm tra thực tế hàng hóa.  Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa: 3.1. Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện việc kiểm tra theo Điều 42, Điều 43 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC và quyết định hình thức mức độ kiểm tra của Chi cục trưởng ghi tại ô số 9 Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy. Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục ngoài cửa khẩu không thể cập nhật ngay thông tin vào hệ thống, công chức ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” đã được in trước tại bước 2. Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa có trách nhiệm phải nhập kết quả kiểm tra hàng hóa vào hệ thống theo nội dung đã ghi trên phiếu. 3.2. Nếu kết quả kiểm tra tra thực tế hàng hoá phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan trên hệ thống. 3.3. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất  biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo đội nghiệp vụ thông quan để xem xét quyết định theo quy định. 3.4. Nếu lô hàng thuộc trường hợp bác bỏ trị giá khai của người khai hải quan nêu tại khoản 4 Bước 2 thì ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá chuyển toàn bộ hồ sơ về bước 2. Bước 4: Xác nhận Đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về  bảo quản; Hàng chuyển cửa khẩu. Bước 5: Quản lý hoàn chỉnh hồ sơ 2.2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài: Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương IV Quyết định 52/2007/QĐ-BTC. 2.2.1. Đối với người khai hải quan: Bước 1. Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục VIII Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai. Trường hợp người khai hải quan là đại lý thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền. Bước 2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan. Bước 3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan: 3.1. Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” và sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo yêu cầu của cơ quan hải quan. 3.2. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và thực hiện các công việc dưới đây, nếu tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận: * Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, người khai hải quan phải khai rõ tên gọi; lượng sử dụng; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập khẩu của nguyên liệu nhập theo loại hình sản xuất xuất khẩu đã sử dụng để sản xuất ra lô hàng gia công xuất khẩu theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu số 9, Phụ lục XI, Quy định này; * Thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: tờ khai xuất khẩu là tờ khai xuất khẩu gia công, định mức nguyên liệu là định mức của hợp đồng gia công, hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng gia công. 2.2.2. Đối với cơ quan hải quan: Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử Hệ thống tự động kiểm tra, tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử. Trường hợp hệ thống yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan trong hệ thống. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan điện tử Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa: Bước 4: Xác nhận Đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về  bảo quản; Hàng chuyển cửa khẩu. Bước 5: Quản lý hoàn chỉnh hồ sơ 5.1. Chi cục hải quan điện tử chủ động bố trí giao cho công chức theo dõi các lô hàng đã được thông quan/ giải phóng/ cho mang về bảo quản/ Hàng chuyển cửa khẩu mà còn nợ các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan. 5.2. Công chức đã giải quyết thủ tục cho lô hàng nêu trên phải tiếp nhận chứng từ, hoàn thiện hồ sơ hải quan và chuyển bộ phân lưu trữ theo quy định. - Theo báo cáo thuế, doanh thu năm 2010 đạt hơn 3.300 triệu đồng, có được mức doanh thu cao này là do trong năm 2010 các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên cũng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tạo điều kiên cho các công ty kinh doanh. - Cuối năm 2011, doanh thu đạt 1.713 triệu đồng, đến năm 2012 doanh thu thuần tăng trở lại đạt 1.953 triệu đồng. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 913 triệu đồng, cao nhất so với cùng kì các năm từ năm 2011. 2.3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: 2.3.1. Đối với người khai hải quan:  Thủ tục hải quan khi nhập khẩu lô hàng nguyên vật liệu từ nước ngoài theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương IV Quyết định 52/2007/QĐ-BTC.Cụ thể: Bước 1: Khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện: 1.1. Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục VIII Quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai. Trường hợp người khai hải quan là đại lý thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền. 1.2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan. Bước 2. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan: 2.1. Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” và sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo yêu cầu của cơ quan hải quan. 2.2. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và thực hiện các công việc dưới đây, nếu tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận: 2.3.2. Đối với cơ quan hải quan: