Đề tài Tìm hiểu về Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang

Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của Lục Ngạn. Quả vải thiều khi chín có màu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Cây vải (Litchi chinenesis) có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam và được trồng đầu tiên tại Thanh Hà - Hải Dương. Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số tỉnh trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác.

ppt29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
                 Vải thiều Lục Ngạn Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của Lục Ngạn. Quả vải thiều khi chín có màu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Cây vải (Litchi chinenesis) có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam và được trồng đầu tiên tại Thanh Hà - Hải Dương. Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số tỉnh trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác... Theo ông Đào Xuân Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn, toàn huyện hiện có khoảng 18.000ha vải thiều, giảm 500ha so với năm ngoái. Áp dụng quy trình sản xuất vải thiều sạch theo tiêu chuẩn VietGAP (Quy trình sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam), huyện Lục Ngạn đã mở rộng diện tích trồng vải an toàn lên 4000ha ở 20 xã, thị trấn, tăng 1500ha so với năm ngoái. Sản lượng vải thiều cung cấp ra thị trường mỗi năm từ 60.000 đến trên 100.000 tấn, giá trị thu về hàng năm đạt trung bình khoảng 500 tỷ đồng. Vụ vải thiều năm nay đạt khoảng 60.000 tấn, giảm hơn một nửa so với năm vừa rồi, năng suất đạt khoảng 4 tấn/ha, trong đó vải thiều theo quy trình VietGAP có 15.000 tấn chiếm 1/4 sản lượng vải thiều toàn huyện. Những quả vải tươi ngon được khắp nơi trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Không chỉ thế bà con nông dân còn chế biến vải sấy khô – giá trị rất cao. Vải sấy khô vừa để mọi người ưa thích vải thưởng thức quanh năm vừa làm vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người. Vài năm gần đây các nhà kinh doanh còn dùng vải chế biến thành rất nhiều sản phẩm khác nữa như: Vải tươi đóng hộp, nước vải,…để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chiếm tới 30 - 40% tổng sản lượng vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước và trên 50% sản lượng vải khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Những vườn vải chất lượng cao, có quả to, đều, vỏ màu đỏ sẫm hợp với thị hiếu của thị trường Trung Quốc được đặt mua với giá từ 15-18 nghìn đồng/kg. Thời kỳ đầu vụ thu hoạch mỗi ngày toàn huyện có khoảng 1.000 tấn vải thiều được đưa đi tiêu thụ trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Trung Quốc. Một điểm thu mua vải thiều của tư thương Trung Quốc tại Lục Ngạn.   Vừa qua, huyện Lục Ngạn có đem 1.600kg trái vải đẹp và một cây vải đi dự hội chợ hoa quả ở Khu du lịch Suối Tiên, TPHCM. Trên tuyến quốc lộ 31, huyện Lục Ngạn còn tổ chức 5 điểm giới thiệu vải thiều sạch và thường xuyên mời các doanh nghiệp đầu mối về tham quan, bàn việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi. Việc tiêu thụ vải thiều chín muộn của nhân dân rất thuận lợi, bởi còn nhiều điểm thu mua và giá quả vải thiều tươi tăng cao. Vải thiều cuối vụ giá cao nhất 28 nghìn đồng/kg. Như vậy năm nay vải thiều Lục Ngạn đã được tiêu thụ rất thuận lợi từ đầu vụ đến cuối vụ và luôn giữ được mức giá cao. Từ đầu vụ thu hoạch đến nay,việc tiêu thụ vải thuận lợi và năm nay do được giá nên chủ yếu là bán vải tươi sang thị trường Trung Quốc, các thành phố lớn và các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, còn một số lượng quả vải tươi sẽ được xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia, Thái Lan... và xuất khẩu cùi vải đóng hộp, vải thiều đông lạnh sang thị trường EU. Vụ thu hoạch vải thiều năm 2010 là vụ quả vải thiều ở Lục Ngạn được giá cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây, bình quân khoảng 13,5 nghìn đồng/kg (hơn 5 nghìn đồng/kg so với vụ vải thiều năm 2009). Như vậy, mặc dù là năm vải thiều mất mùa với sản lượng đạt 60.000 tấn quả tươi,nhưng năm nay nhân dân trong huyện đã thu được trên 800 tỷ đồng, cao gấp đôi so với giá trị thu về năm trước. Thông qua các Hội thảo xúc tiến Thương mại về vải thiều Lục Ngạn, lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn đã có mặt ở các hệ thống siêu thị Hà Nội như Metro, Haprô…, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 1.000 tấn. Đây là các giống vải được sản xuất theo quy trình VietGAP, sạch, bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vải thiều Lục Ngạn có giá trị kinh tế cao nhờ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP Huyện Nguồn: bacgiangintrade.gov.vn Huyện Ngày Huyện Ngày . Quả tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng mỗi vụ. Do khó bảo quản được lâu, nên không thể vận chuyển đi xa được và chủ yếu chỉ tiêu thụ ở quanh các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, ở thị trường các tỉnh phía Bắc cung cũng đã vượt cầu. Vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ chủ yếu bằng 3 hình thức là bán quả tươi, sấy khô và chế biến đóng hộp. Trong khi đó, vải sấy khô là biện pháp bảo quản khả quan nhất, chiếm tỷ lệ trên 50% sản lượng và chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch. Thị trường các tỉnh phía Nam có tiềm năng rất lớn, nhưng lại bị hạn chế về khâu bảo quản, nên cũng chỉ tiêu thụ được 10-15% sản lượng. Vải thiều đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Lục Ngạn (Bắc Giang) song thời gian thu hoạch chỉ trong vòng một tháng. Tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi, nhiều nông dân đã lựa chọn và thành công với mô hình nuôi ong lấy mật. Thu hoạch mật trên đất vải thiều Được sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của Sở Khoa học và Công nghệ, huyện Lục Ngạn đã hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều và trao quyền sử dụng cho Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Đây có thể coi là bước tiến dài trong hoạt động xúc tiến thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước (chính sách phối hợp 4 nhà: nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp -nhà nước). Khi xuất khẩu,vải là hàng hóa được ưu tiên cấp giấy phép xuất khẩu tại các cửa khẩu. Điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi cho viêc phát triển cây vải. Chất lượng vải tốt (trái vải có màu đỏ tươi, nhiều cùi, hạt nhỏ, ngọt),được ưa chuộng trên nhiều thị trường. Hiện nay việc trồng vải đã phát triển,đã có các hiệp hội được thành lập với thành viên là các hợp tác xã. Do thời tiết nắng nóng, khô hạn nên vải thiều có ra hoa nhưng không đậu quả dẫn đến mất mùa. Do nhiều loại giống khác nhau, thậm chí có cây còn bị lai tạp, nên chất lượng vải không cao, khó đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chưa có kĩ thuật bảo quản chế biến theo quy trình khoa học. Trình độ bảo quản thấp. Sản xuất nhỏ lẻ chưa tập trung nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật. Bị ép giá do bán nhỏ lẻ. Chưa có kênh tiêu thụ ổn định. Hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn. Cơ hội đẩy mạnh sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái miệt vườn. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và làm tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng quả vải. Có cơ hội trở thành thương hiệu mạnh quốc gia và quốc tế. Thị trường của Trung Quốc rất thích vải của Việt Nam, cho nên cần phải để ý đến thị trường Trung Quốc, nơi mà họ ăn vải sấy khô rất nhiều (dùng theo kiểu món thuốc bắc của họ). Có cơ hội mở rộng thị trường tại Asean và châu Âu. Phải đối mặt với tình trạng "được mùa rớt giá, mất mùa được giá". Nhiều nước trên thế giới cũng có vải thiều xuất khẩu như: Trung Quốc, Thái Lan, Mandagascar, Brazil và châu Úc. Nên vải thiều Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh thị trường. Chất lượng quả vải không đồng đều nên việc xuất khẩu vải vào thị trường châu Âu gặp nhiều khó khăn. Chưa có thương hiệu mạnh và công tác bảo vệ thương hiệu còn yếu. Vải thiều Lục Ngạn Vải tươi Xuất khẩu Tiêu thụ trong nước Các nước khác Trung Quốc Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Vải sấy khô chế biến đóng hộp Xuất khẩu Các nước khác Trung Quốc Siêu thị TT thương mại Cửa hàng Tiêu thụ trong nước Phát triển việc trồng vải theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu tư áp dụng kỹ thuật. Lựa chọn các giống vải có thời gian thu hoạch khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch. Đồng nhất chất lượng quả vải. Phát triển hạ tầng giao thông. Nâng cao trình độ và kỹ thuật bảo quản theo quy trình khoa học. Thực hiện tốt chính sách tín dụng nông thôn ưu đãi như: giảm bớt thủ tục khi cho vay, nâng cao lượng vốn vay, giảm lãi suất... để giúp các tác nhân giảm bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ của mình. Thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa “ 4 nhà”. Xây dựng mạng lưới bạn hàng. Chú trọng xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu rộng rãi. Cây vải đã ngót 1.300 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc được mệnh danh là cây vải Phật, cây trường thọ năm nay lại kết quả trĩu cành, ước tính khoảng 2 tạ quả. Từ một đoạn thân cây rêu mốc xù xì mọc ra hai chùn quả, mỗi bên có 6 trái vải trông rất đẹp.  Đặc biệt, năm nay ngay trên thân cây đã sù sì rêu phủ lại mọc ra 2 chùm vải, mỗi chùm 6 quả rất đẹp. Cây vải cổ thụ này được trồng bên cạnh chùa Quốc Ân thuộc trấn Lục Tổ huyện Tân Hưng tỉnh Quảng Đông. Cây cao 18,5 m tương truyền do chính tay Lục Tổ Thiền tông Huệ Năng pháp sư trồng. Theo “bảng xếp hạng” của sở Lâm nghiệp Quảng Đông, cây vải này đứng đầu trong 18 cây cổ thụ đại thọ của đất Quảng. Người dân quanh vùng thì gọi nó với cái tên vải Phật vừa do nhà sư trồng gần chùa, vừa có tuổi thọ trên 1300 năm. Lê Thị Mai Hằng Lê Thị Huệ Lê Thị Thanh Hương Thái Thị Y Nguyện Quách Thị Vinh
Luận văn liên quan