Đề tài Tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên

Trong thời đại ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Văn hóa là một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới và trong đó văn hóa của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nền văn hóa xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống với mối quan hệ hai chiều, mọi lĩnh vực đều mang trong mình tính văn hóa và văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực và tác động đến mọi lĩnh vực. Chỉ xét riêng về khái niệm “Văn hóa là gì ?”, tuy rằng có những điểm chung nhưng mỗi khu vực, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức lại có những định nghĩa khác nhau. Bài tiểu luận này mang tính chất so sánh về văn hóa các vùng trên đất nước Việt Nam, nhằm góp phần nhỏ bé trên con đường nghiên cứu về nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn xã hội. Tôi quan tâm và chọn đề tài : “ Văn hóa Tây Nguyên” để làm đề tài cho bài tiểu luận này

docx81 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 26035 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Văn hóa là một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới và trong đó văn hóa của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nền văn hóa xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống với mối quan hệ hai chiều, mọi lĩnh vực đều mang trong mình tính văn hóa và văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực và tác động đến mọi lĩnh vực.  Chỉ xét riêng về khái niệm “Văn hóa là gì ?”, tuy rằng có những điểm chung nhưng mỗi khu vực, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức lại có những định nghĩa khác nhau. Bài tiểu luận này mang tính chất so sánh về văn hóa các vùng trên đất nước Việt Nam, nhằm góp phần nhỏ bé trên con đường nghiên cứu về nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn xã hội. Tôi quan tâm và chọn đề tài : “ Văn hóa Tây Nguyên” để làm đề tài cho bài tiểu luận này Mục Lục I. Tây Nguyên(*) Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Trước đó, thời Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ. 1. Vị trí địa hình Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tâygiáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). (*). Tổng quát về Tây Nguyên - Nguồn: Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây rộng 54.639 km2. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên còn được coi là mái nhà của miền trung. 2. Khí hậu Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 5, và mùa mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Đất bazan là loại đất không giữ nước, nước mưa trượt đi trên bề mặt, , trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất, về mùa khô Tây Nguyên gần như hoàn toàn không có nước. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới. 3. Quá trình hình thành của Tây Nguyên Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ. Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà Bàn, bắt sống vua Chăm Pa là Trà Toàn, sáp nhập 3 phần 5 lãnh thổ Chăm Pa thời đó vào Đại Việt. Hai phần Chăm Pa còn lại, được Lê Thánh Tông chia thành các tiểu quốc nhỏ thuần phục Đại Việt. Phần đất Phan Lung (tức Phan Rang ngày nay) do viên tướng Chăm là Bồ Trì trấn giữ, được vua Lê coi là phần kế thừa của vương quốc Chiêm Thành. Một phần đất nay là tỉnh Phú Yên, Lê Thánh Tông phong cho Hoa Anh vương tạo nên nước Nam Hoa. Vùng đất phía Tây núi Thạch Bi, tức miền bắc Tây Nguyên ngày nay được lập thành nước Nam Bàn, vua nước này được phong là Nam Bàn vương. Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Đá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngày nay. Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789) . Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thủa ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần này của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc. Sang đến triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1834). Người Việt vẫn chú yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ). Trong cuốn Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có viết: Thủy Xá, Hỏa Xá ở ngoài cõi Nam Bàn nước Chiêm Thành. Bấy giờ trong Thượng đạo tỉnh Phú An có núi Bà Nam rất cao. Thủy Xá ở phía Đông núi ấy, ... Hỏa Xá ở phía Tây núi ấy, phía Tây tiếp giáp với xứ Sơn Bốc sở nam nước Chân Lạp, phía Nam thì là Lạc man (những tộc người du cư). Phía trên là sông Đại Giang, phía dưới là sông Ba Giang làm giới hạn bờ cõi hai nước ấy..... Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này. Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập Vương quốc Sedangcó quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu,chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayresna. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán. Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sedang bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây. Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được. Năm 1917, tại đó, thị xã Đà Lạt được thành lập. 4. Dân cư Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Chính quyền Việt Nam cộng hòa gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số) . Riêng tỉnhĐắc Lắc, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485% . Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần , chủ yếu lả tăng cơ học. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người. Trước 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Cao nguyên Trung Phần thành các tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng với tổng cộng gần một triệu dân với 50% dân số tập trung vào hai tỉnh Darlac và Tuyên Đức. Từ 1976 đến đầu thập niên 1990, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh là Gia Lai-Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Sau đó tỉnh Gia Lai-Công Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum (thay đổi cả cách viết chính thức tên tỉnh). Tỉnh Đắc Lắc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông. Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. II. Văn hóa- phong tục lễ hội 1. Bản sắc văn hóa Tây Nguyên (*) Là nơi hội tụ nhiều nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc Êđê, Jarai, M’nông… cùng với những phong tục, tập quán, lễ hội đã tạo cho Tây Nguyên trở thành vùng văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc. Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ra đời từ niềm tin mãnh liệt vào thần linh mà họ thường vẫn gọi là Yàng nên mang tính cộng đồng rất cao. Các nghi lễ, lễ hội vừa là những sinh hoạt văn hoá có tác dụng to lớn trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết, sự gắn bó của cộng đồng nhưng cũng đồng thời tạo môi trường diễn xướng của nhiều nhạc cụ dân tộc như: K’ni, Brố, đinh Tăk Tà, đinh Tút, đinh Năm... Ở đây có những nghi lễ, lễ hội đặc sắc, độc đáo như: lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, mừng lúa mới, nhà mới, lễ rước Kpan... mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc Tây Nguyên . Âm nhạc của Tây Nguyên cũng thật đặc sắc với tiếng đàn T’rưng, đàn Klông pút. Nhưng cuốn hút hơn cả là những giàn cồng chiêng với những âm thanh có sức vang động sâu xa. Tiếng cồng chiêng gắn liền với rất nhiều lễ thức trong đời sống cộng đồng của các buôn làng Tây Nguyên.  Những lễ hội được quan tâm giao thoa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở đây, thể hiện qua những kiến trúc đặc sắc như nhà sàn dài, nhà rông, đời sống văn hóa, ẩm thực... Những họa tiết hoa văn được điểm xuyết khá tinh tế xuất hiện trên các ngôi nhà của dân tộc Tây Nguyên (*).Bản sắc văn hóa Tây Nguyên – Nguồn: các dụng cụ của họ, trên từng bộ đồ của dân tộc Tây Nguyên.. Nghệ thuật dệt hoa văn, trang trí và điêu khắc của đồng bào cũng là một mặt rất đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên. Đặc biệt đáng chú ý là truyền thống đẽo tượng mồ bằng những khúc gỗ tròn của các tộc người ở Bắc Tây Nguyên.  Rồi đến ẩm thực là rượu cần, cơm lam, canh cà đắng đã bắt đầu vượt ra khỏi không gian của buôn làng trở thành những đặc sản mang thương hiệu riêng cho các dân tộc của một vùng đất Tây Nguyên này. 2. Luật tục của dân tộc Tây Nguyên(*) Luật tục của dân tộc Tây Nguyên với quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em - Luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với nhiều tên gọi khác nhau như Phạtkđi hay Biđuê của người Ê Đê, Phạtkđuôi của người M Nông, Tơlơidjuat hay Tơlơiphian của người Gia Rai, Ađatmuca của người Ra Glai, Dâytơrônkđi của người Mạ, Nri của người S Rê… được coi là sự biểu hiện thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và cộng đồng xã hội. Bên cạnh mặt hạn chế, nhìn chung các bộ luật trên trong một chừng mực nhất định, vẫn phát huy tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Luật tục đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống tộc người từ môi trường tự nhiên, quan hệ sản xuất và sở hữu, tổ chức và các quan hệ xã hội, phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình… - Xã hội truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M Nông, Gia Rai… là xã hội mẫu hệ. Dòng họ mẹ thống trị mọi mặt trong đời sống xã hội như quyền thừa kế tài sản, hôn nhân và gia đình. Do vậy, luật tục là công cụ hữu hiệu để bảo vệ xã hội mẫu hệ, khẳng định vai trò của dòng họ nữ, khẳng định vị trí to lớn của người phụ nữ trong xã hội. Trong luật tục Ê Đê, mọi của cải trong gia đình do người phụ nữ quản lý, giữ gìn cho tổ tiên dòng họ. Luật tục nói rõ : “Dù là cái chén sứ con, cái bát đồng nhỏ hay những đồ lặt vặt cũng không được cả gan đem bán đi để ăn mà phải mãi mãi cất giữ. Từ những cái gùi Gia Rai (có nắp đậy) đến những cái sọt, cái túi, cái nải và những đồ lặt vặt, người chị cả đại diện cho người mẹ là người có nhiệm vụ chăm nom, giữ gìn. Tất cả những cái bát vỏ bầu, cái thúng đựng tro, cái hòn để mài, các cái trã để luộc rau, người chị cả là người phải bảo quản. Các ché tuk đỏ, các ché êbak Mnông, các vòng đeo tay, các chén bát đẹp bằng bạc bằng vàng là những của cải quý giá do tổ tiên xưa kia giàu có để lại, chính người chị cả là người phải giữ gìn”(1). Tài sản trong gia đình đều thuộc về quyền quản lý của người mẹ hay người đại diện cho mẹ là chị cả. Việc thừa kế tài sản chỉ thực hiện theo dòng họ nữ. Khi vợ chết, mọi của cải và cả con cái đều thuộc về phía gia đình vợ (dì, bà ngoại) quản lý, còn người chồng phải trở về sinh sống với cha mẹ mình mà không được mang theo tài sản và con cái. (1) Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn : Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 187 – 188 Trong trường hợp người chồng được gia đình bên vợ cho nối dây (lấy em vợ) thì cùng với vợ tiếp tục quản lý con cái và tài sản đó.Công việc quản lý và phân chia tài sản được tiến hành như sau : nếu gia đình có nhiều chị em sống chung với nhau, thì số tài sản, của cải đó do người con gái lớn nhất quản lý. Trường hợp có người đi lấy chồng và ra ở riêng thì mới phân chia cho họ một phần. Các anh em trai đều không được chia phần trong số tài sản đó. Nếu không có các con gái thì các con trai về ở với bà ngoại hoặc các dì và số tài sản do mẹ để lại thuộc về bà hoặc các dì. Như vậy, luật tục Ê Đê về thừa kế tài sản có phần ưu ái với phụ nữ mà không bình đẳng giữa chồng và vợ, giữa trai và gái, gia đình chồng và gia đình vợ. Quy định này không phù hợp với pháp luật dân sự hiện hành. - Ở các dân tộc Ê Đê, M Nông, Gia Rai… quan hệ hôn nhân theo chế độ mẫu hệ. Theo tập tục này, người phụ nữ đóng vai trò chủ động cưới chồng, người chồng sinh sống bên nhà vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ. Nhìn chung, quan hệ hôn nhân của các dân tộc thiểu số kể trên là tự nguyện. Trai gái đến tuổi trưởng thành tự do yêu đương, tự do tìm hiểu người bạn đời của mình mà không phải chịu sức ép nào cả. Đây là nét tiến bộ quan trọng trong quan hệ hôn nhân. Luật tục đã chỉ rõ điều đó : “Trâu bò không ai ép thừng, trai gái không ai ép duyên. Nếu hai người ưng nhau muốn lấy nhau thì vòng cứ đặt trên chiếu, tự họ họ sẽ cầm lấy, không một ai cầm trao cho họ”(1) . Họ là đôi trai gái không ai ép phải nhận vòng đồng, chuỗi cườm của nhau. Ngay cả những người làm mai mối cũng không có quyền ép buộc : “Nếu anh bằng lòng lấy người ta thì cái vòng đồng để trên chiếu anh hãy cầm lấy. Chúng tôi là người hỏi người mối, chúng tôi không cầm trao tận tay anh đâu kẻo mai kia anh lại bảo những người mối kia ép anh”(2) . Nhìn chung, hôn nhân trong xã hội mẫu hệ theo chế độ một vợ một chồng. Thế nhưng trong cuộc sống, những kẻ có thế lực, giàu có lại muốn lấy nhiều vợ. Trong trường hợp này, người chồng phải thực hiện việc đền bù vật chất cho vợ cả : Ché tặng bên vợ phải đủ Của tặng bên vợ phải đủ Của chuộc vợ phải đầy đủ(3) Người phụ nữ có quyền đòi người chồng nộp đầy đủ của cải đền bù về việc vi phạm phong tục truyền thống của mình. Ở người Ê Đê, tục “nối nòi” (chuê nuê) được luật tục bảo vệ nghiêm ngặt, cũng giống như : “Dầm nhà gãy thì phải thay, dát sàn nát thì phải thế. Chết người này thì phải nối bằng người khác”(4). Theo đó, khi chồng chết, người đàn bà có quyền đòi hỏi nhà chồng một người em trai chồng để nối nòi. Ngược lại, người vợ chết, người chồng cũng có thể lấy em gái của vợ để nối nòi.Cũng có khi tục nối nòi truyền thống vượt ra ngoài phạm vi hôn nhân chị em vợ và hôn nhân anh em chồng. Chẳng hạn, khi cậu (amiêt) chết thì nối lại bằng cháu (a muôn), bà (a chuôn) chết cũng được nối lại bằng cháu. Tập quán của người Gia Rai không để cho người đàn bà chịu cảnh góa bụa, bất hạnh suốt đời mà cho họ đi bước nữa “để nối lại sợi dây bị đứt”, “không để bếp lò rạn nứt, ngôi nhà bị thủng”, “không để nỗi buồn trùm lấp” : (1) Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn : Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 114 (2) Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn : Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 127 (3) Ngô Đức Thịnh , Luật tục MNông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 368 (4) Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn , Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 115 Khi Bút chết, phải lấy Bang Khi ngôi nhà lợp tranh dong đổ, phải dựng ngôi nhà lợp tranh … Nếu cậu chết, phải lấy cháu N