Đề tài Tìm hiểu về WIPO Việt Nam với WIPO và các mối quan hệ quốc tế

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố biểu trưng mới vào 26 tháng 4 năm 2010 nhân kỷ niệm 40 năm Công ước thành lập WIPO có hiệu lực và 10 năm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới. Biểu trưng mới là một bước ngoặt về hình ảnh thương hiệu mới đối với WIPO, phù hợp với các định hướng mới được đưa ra nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của sở hữu trí tuệ trong thế kỷ 21. Biểu trưng mới thể hiện tính năng động và tinh thần đổi mới của WIPO và là biểu tượng sức mạnh của sự tái tạo và sự thay đổi định hướng chiến lược của Tổ chức này. Biểu trưng được thiết kế dựa trên hình ảnh tòa nhà trụ sở chính của WIPO – một biểu tượng quen thuộc với tất cả thành viên WIPO và các chủ thể. Màu xanh gắn kết WIPO với Liên hợp quốc. Bảy đường cong thể hiện bảy đối tượng sở hữu trí tuệ như được đề cập trong Công ước WIPO, cụ thể là: • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, • Chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ; bản ghi âm,ghi hình; và chương trình phát thanh,truyền hình, • Sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, • Phát minh khoa học, • Kiểu dáng công nghiệp, • Nhãn hiệu hàng hóa,nhãn hiệu dịch vụ,các chỉ dẫn và tên thương mại, • Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về WIPO Việt Nam với WIPO và các mối quan hệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về WIPO Việt Nam với WIPO và các mối quan hệ quốc tế LOGO Trụ sở chính đặt tại GENEVA Thụy Sỹ Tổng giám đốc Kamil Idris Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố biểu trưng mới vào 26 tháng 4 năm 2010 nhân kỷ niệm 40 năm Công ước thành lập WIPO có hiệu lực và 10 năm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới. Biểu trưng mới là một bước ngoặt về hình ảnh thương hiệu mới đối với WIPO, phù hợp với các định hướng mới được đưa ra nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của sở hữu trí tuệ trong thế kỷ 21. Biểu trưng mới thể hiện tính năng động và tinh thần đổi mới của WIPO và là biểu tượng sức mạnh của sự tái tạo và sự thay đổi định hướng chiến lược của Tổ chức này. Biểu trưng được thiết kế dựa trên hình ảnh tòa nhà trụ sở chính của WIPO – một biểu tượng quen thuộc với tất cả thành viên WIPO và các chủ thể. Màu xanh gắn kết WIPO với Liên hợp quốc. Bảy đường cong thể hiện bảy đối tượng sở hữu trí tuệ như được đề cập trong Công ước WIPO, cụ thể là: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, Chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ; bản ghi âm,ghi hình; và chương trình phát thanh,truyền hình, Sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, Phát minh khoa học, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hóa,nhãn hiệu dịch vụ,các chỉ dẫn và tên thương mại, Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật. I. Quá trình hình thành và sứ mệnh của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO 1. Quá trình hình thành: Nguồn gốc hình thành của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới bắt đầu từ năm 1833, năm ra đời của Công ước Pari về bảo hộ sở hữu trí tuệ, hiệp định quốc tế quan trọng đầu tiên nhằm giúp công dân của một nước có được sự bảo hộ ở nước ngoài đối với các sáng tạo trí tuệ của họ dưới hình thức các quyền sở hữu trí tuệ. Năm 1883, hai văn phòng nhỏ hợp nhất thành một tổ chức quốc tế được gọi là Văn phòng Quốc tế Thống nhất về Bảo hộ Sở hữu Trí tuệ (được biết đến nhiều với tên viết tắt tiếng Pháp -BIRPI). Có trụ sở tại Berne, Thuỵ Sĩ, với 7 nhân viên, tổ chức này là tiền thân của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới ngày nay - một tổ chức năng động với hơn 170 nước thành viên và 650 nhân viên trên toàn thế giới. Công ước Pari có hiệu lực năm 1884 với 14 nước thành viên, thành lập một Văn phòng Quốc tế nhằm quản lý việc thực hiện nhiệm vụ. Năm 1886, bản quyền bắt đầu được quốc tế biết đến với Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Giống như Công ước Pari, Công ước Berne thành lập một Văn phòng Quốc tế để thực hiện nhiệm vụ. Khi tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tăng lên, cơ cấu và hình thức tổ chức cũng thay đổi. Năm 1960, BIRPI chuyển từ Berne đến Geneva để gần hơn với Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế tại thành phố này. Một thập kỷ sau, tiếp theo việc Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ có hiệu lực, BIRPI trở thành WIPO, tiếp tục các cải tổ về cơ cấu và quản lý, và có ban thư ký chịu trách nhiệm đối với các nước thành viên. Năm 1974, WIPO trở thành một tổ chức chuyên môn trong hệ thống tổ chức của Liên Hợp Quốc, với nhiệm vụ quản lý các vấn đề về sở hữu trí tuệ được các nước thành viên Liên Hợp Quốc công nhận. WIPO mở rộng vai trò và cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong việc quản lý thương mại toàn cầu vào năm 1996 bằng việc tham gia một hiệp định hợp tác với Tổ chức Thương mại Thế giới. Năm 1898, BIRPI chỉ quản lý thực hiện 4 hiệp định quốc tế. Một thế kỷ sau, WIPO quản lý thực hiện 21 hiệp định  và thực hiện một chương trình hoạt động phong phú và đa dạng. Thông qua các thành viên và ban thư ký, WIPO tìm cách: Làm hài hoà luật pháp và thủ tục của quốc gia về sở hữu trí tuệ . Cung cấp dịch vụ đăng ký quốc tế đối với các quyền sở hữu công nghiệp. Trao đổi thông tin về sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các nước khác. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của cá nhân. Sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lưu giữ, tiếp cận và sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ quý giá. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là một trong số 16 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. Nó hoàn thành trách nhiệm này bằng việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quản lý nhiều "liên hiệp" và các tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các hiệp định đa phương và tạo ra các luật mẫu để các nước đang phát triển thông qua. 2. Thành viên của WIPO: Công ước thành lập WIPO tuyên bố quyền tham gia sẽ được dành cho mọi quốc gia là thành viên LHQ - tức là chỉ có quốc gia mới có thể trở thành thành viên WIPO. Quốc gia muốn gia nhập gửi Đơn xin gia nhập tới TGĐ WIPO tại Giơ-ne-vơ. Riêng các nước thành viên Công ước Paris và Công ước Bern chỉ có thể trở thành thành viên WIPO nếu họ đã ký kết/phê chuẩn hoặc gia nhập ít nhất là các điều khoản hành chính của Văn kiện Stockhôm (1967) của Công ước Paris hoặc văn kiện Paris (1971) của Công ước Bern. Hiện nay WIPO có 184 nước thành viên. 3. Sứ mệnh: WIPO hoạt động nhằm khuyến khích, thúc đẩy  hợp tác quốc tế trong các hoạt động sáng tạo trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu công nghiệp vào các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của các quốc gia đó. II. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO 1. Cơ cấu tổ chức: Đứng đầu WIPO là 1 Tổng Giám đốc (TGĐ). Giúp việc TGĐ là các Phó TGĐ và Ban thư ký. Về cơ cấu, theo Công ước thành lập WIPO, tổ chức này gồm 4 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội nghị, Ủy ban điều phối, Văn phòng Quốc tế (Ban thư ký).  Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của WIPO. ĐHĐ  bổ nhiệm TGĐ trên cơ sở đề nghị của UB điều phối. ĐHĐ họp một lần/năm (thường vào cuối tháng 9 hàng năm) xem xét và thông qua các Báo cáo của UB điều phối, của TGĐ WIPO, thông qua ngân sách tài chính của tổ chức, thông qua các biện pháp do TGĐ đề ra . TGĐ đứng đầu Ban Thư ký, Ban này  bao gồm các nhân viên được WIPO tuyển chọn trên cơ sở chuyên môn có tính tới yếu tố hợp lý về địa lý. Trong thời gian họp Đại hội đồng WIPO, theo thông lệ, sẽ diễn ra song song các cuộc họp thường kỳ của các nước tham gia các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ do WIPO quản lý (thường gọi là cuộc họp của Hiệp hội như Hiệp hội Paris, Hiệp hội Berne, Hiệp hội Madrid vv...) 2. Quá trình hoạt động và phát triển Trên trường quốc tế, vị trí của WIPO đã có những thay đổi lớn so với khi mới thành lập: ngoài việc duy trì chức năng quản lý các Điều ước/Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia, WIPO đẩy mạnh việc hợp tác liên chính phủ trong quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ, song song với việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình hoạt động. Một ví dụ nổi bật là sự gia tăng các hoạt động đăng ký vào các Hiệp ước: Bằng Sáng chế (PCT), Thỏa ước Mađrit và Nghị định thư về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp ước La Hay về đăng ký quốc tế Kiểu dáng Công nghiệp v.v… WIPO cũng không dừng ở việc thúc đẩy các đối tượng bảo hộ SHTT, mà đang ngày càng tham gia vào việc giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc soạn thảo xây dựng và thực thi pháp luật, trong việc thiết lập cơ cấu hành chính và thiết chế phù hợp, và trong việc giúp đào tạo nguồn nhân lực. Ngày nay, WIPO thực hiện việc tiếp cận toàn cầu không chỉ đối với vấn để SHTT, mà cả với vai trò SHTT trong khuôn khổ rộng lớn hơn với các vấn đề mới nổi như tri thức truyền thông, văn hóa dân gian, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Thông qua mạng thông tin SHTT toàn cầu (WIPONET), WIPO góp phần nâng cao đáng kể sự hiểu biết của nhân dân về sơ hữu trí tuệ, về nhu cầu cổ vũ và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Giống như tất cả các diễn đàn đa chính phủ khác của Liên hợp quốc, WIPO không phải là một cơ quan dân cử. WIPO thường cố gắng đi đến các quyết định thông qua phương thức đồng thuận. Trong trường hợp phải bỏ phiếu, mỗi quốc gia thành viên của WIPO đều có một phiếu, bất kể dân số và sự đóng góp tài chính của quốc gia đó (cho WIPO) như thế nào. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu liên quan đến chính sách về tài sản trí tuệ giữa các quốc gia ở Bắc và Nam bán cầu. Trong suốt những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, các quốc gia đang phát triển có thể ngăn cản việc triển khai các hiệp định về sở hữu trí tuệ, điển hình như việc cấp bằng sáng chế dược phẩm trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm 1980, Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển đã chuyển vấn đề sở hữu trí tuệ ra khỏi khuôn khổ của WIPO và đưa vào chương trình nghị sự của GATT, và sau này là WTO, dẫn đến việc hình thành Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) Hoạt động của WIPO chủ yếu dựa vào các ủy ban, bao gồm Ủy ban thường trực về cấp bằng sáng chế (Standing Committee on Patents (SCP)), Ủy ban thường trực về bản quyền và các quyền liên quan (Standing Committee on Copyright and Related Rights (SCCR)), Ủy ban cố vấn về thực thi pháp luật (Advisory Committee on Enforcement (ACE)), Ủy ban liên chính phủ về tiếp cận tài nguyên di truyền, kiến thức truyền thống và văn hóa dân gian (the Intergovernmental Committee (IGC) on Access to Genetic Resources, Traditional Knowledge and Folklore) và Nhóm công tác về cải cách Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế Tháng 10 năm 2004, WIPO đồng ý thông qua đề xuất của Argentina và Brazil về thiết lập một chương trình nghị sự phát triển cho WIPO - trên cơ sở của Tuyên bố Geneva về tương lai của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới . Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ từ các nước đangg phát triển. Một số cơ quan dân sự xã hội đã bắt đầu làm việc trên Dự thảo về tiếp cận kiến thức (Draft of Access to Knowledge - A2K). Trong lần trao đổi với tờ Bưu điện Washington vào năm 2003, Lois Boland đã nói rằng "phần mềm mã nguồn mở đang chống lại nhiệm vụ thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ của WIPO". Ông cũng cho rằng, "để tổ chức một cuộc họp với mục đích là từ chối hoặc từ bỏ những quyền đó có lẽ sẽ đi ngược lại tôn chỉ của WIPO. WIPO đã thiết lập mạng thông tin toàn cầu WIPOnet. Dự án này hướng tới việc liên kết hơn 300 tổ chức về sở hữu trí tuệ ở tất cả các nước thành viên của WIPO. Bên cạnh việc cung cấp một cách thức trao đổi thông tin an toàn giữa các bên, WIPOnet cũng đánh dấu bước đi đầu tiên của WIPO trong lĩnh vực dịch vụ về sở hữu trí tuệ. II. Mối quan hệ của Việt Nam và WIPO trong hợp tác quốc tế liên quan tới sở hữu trí tuệ Việt Nam tham gia WIPO ngày 02 tháng 6 năm 1976 khi phê chuẩn Công ước thành lập WIPO. Trong các Điều ước quốc tế về SHTT do WIPO quản lý, đến nay Việt Nam đã tham gia: - Hiệp định hợp tác bằng sáng chế; - Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp: Công ước này áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh; - Thoả ước và Nghị định thư Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá. Trong quá trình hội nhập và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đang xem xét tham gia các Điều ước quốc tế sau về SHTT: - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); - Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật; - Công ước Geneva về bảo hộ người ghi âm, chống sao chép trái phép bản ghi âm; - Công ước Brusels về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh; - Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng; - Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới. Là thành viên của WIPO, hàng năm Việt Nam đều cử đại biểu tham dự các cuộc họp quan trọng và các hội thảo, hội nghị do WIPO tổ chức (riêng năm 2005, ta đã cử 22 lượt cán bộ dự các Hội nghị hội thảo nói trên. Đồng thời, WIPO đã cử nhiều cán bộ, chuyên gia sang giúp Việt Nam đào tạo cán bộ về các lĩnh vực chuyên môn như Kiểu dáng công nghiệp, Patent, Sáng chế vv... WIPO đã cung cấp trang thiết bị và tài liệu cho Cục SHTT trong khuôn khổ dự án PCT-ROAD phục vụ nhu cầu chuyển đơn đăng ký quốc tế theo PCT qua mạng Internet cho văn phòng Quốc tế của WIPO. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đăng ký quốc tế nhãn hiệu ra nước ngoài cũng như người nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn việc tham gia Nghị định thư Mađrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. IV. Hợp tác quốc tế liên quan đến SHTT Trong những năm qua, Việt nam đã duy trì và gia tăng các hoạt động HTQT về STTT trong khuôn khổ song phương và đa phương. Các hoạt động này đã và đang mang lại những kết quả tích cực. Cụ thể: 1. Hợp tác với Nhật Bản: Trong khuôn khổ dự án “Hiện đại hóa quản trị Đơn sở hữu công nghiệp (IPAS) Chính phủ Nhật Bản tài trợ, các hoạt động cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến xử lý Đơn sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu Trí tuệ (thuộc Bộ KH-CN) đã được đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm đáng kể nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản thành các chuyên gia đủ năng lực tiếp quản và vận hành hệ thống IPAS và công nghệ được chuyển giao. Cục Sở hữu Trí tuệ và cơ quan Sáng chế Nhật bản đã ký Thỏa thuận hợp tác trao đổi kết quả xét nghiệm kiểu dáng công nghiệp. Trong năm 2005, Cục SHTT đã triển khai các nội dung về SHTT trong “Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường sự cạnh tranh của Việt Nam. 2. Hợp tác với Liên minh Châu Âu: Dự án Hợp tác EC-Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ trong Khuôn khổ Chương trình hợp tác EC-ASEAN về SHTT (ESCAP I và II) nhằm mục tiêu giúp Việt nam xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật về SHTT; đồng thời giúp đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực SHTT. ESCAP II được triển khai trong 2 năm 2005-2006 đã giúp tổ chức gần 40 cán bộ Việt Nam đi khảo sát tại Châu Âu. Ngoài ra, Chương trình hợp tác ESCAP I và II đã cung cấp thiết bị cho Cục SHTT và Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp sách và tài liệu chuyên môn cho Thư viện Cục SHTT, và giúp đánh giá thực trạng về đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ. 3.  Hợp tác với Thụy Sĩ: Trong Khuôn khổ về bảo hộ SHTT và hợp tác trong lĩnh vực SHTT Việt Nam-Thụy Sĩ, Chính phủ Thụy Sĩ đã tài trợ cho Việt Nam “Chương trình Hợp tác Đặc biệt Việt Nam-Thụy Sĩ về SHTT” gọi tắt là SPC. Mục tiêu của SPC là giúp Việt Nam nâng cao năng lực của hệ thống SHTT. Cho đến nay, thụy Sĩ đã 9 đoàn gồm 104 cán bộ Việt Nam đi tham quan học tập kinh nghiệm tại Thụy Sĩ. SPC cũng hỗ trợ 12 Hội thảo và khóa đào tạo về các chủ đề SHTT. Chương trình SPC đã giúp 1 số địa phương xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cụ thể là giúp xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho Bưởi Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và sản phẩm Hoa Hồi (tỉnh Lạng Sơn). Chương trình này được gia hạn đến  31/12/2006. 4. Hợp tác với Cơ quan Sáng chế Châu Âu (EPO): Đến nay, EPO giúp khoảng 110 lượt cán bộ của Việt Nam dự các Hội nghị, Hội thảo khoa học về Sáng chế và SHTT. Tháng 7/2005, Phó Giám đốc EPO đã sang Việt nam làm việc với Cục SHTT và Bộ KHCNMT  về phương hướng hợp tác với Việt nam trong thời gian tới. Hiện nay hai bên đang chuẩn bị ký kết  bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU) 5. Hợp tác với Mỹ: Trong qúa trình soạn thảo Luật SHTT, Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của phía Mỹ. Đặc biệt, Mỹ đã tài trợ cho một đoàn cán bộ Việt Nam sang Washington để trao đổi ý kiến và quan điểm liên quan đến nội dung cụ thể trong Dự thảo Luật SHTT của Việt Nam. Thời gian qua, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã tiếp nhận một số cán bộ Việt nam sang dự các khóa đào tạo về SHTT. Tháng 4/2005, Cục SHTT đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tổ chức Hội thảo về thực hiện quyền SHTT. Hiện nay, USPTO thường xuyên cung cấp cho Cục SHTT các thông tin về bằng sáng chế và nhãn hiệu do cơ quan này công bố. 6. Hợp tác với các đối tác khác: Ngoài các đối tác trên, những năm qua, Việt nam đã duy trì quan hệ hợp tác với các nước khác như Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc vv. Hiện nay Việt Nam đang chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong qúa trình đó, SHTT là lĩnh vực hết sức quan trọng. Chỉ riêng năm 2005, Việt Nam đã tiến hành đàm phán về SHTT tại các phiên thứ 9 và thứ 10 (đa phương) và tại các cuộc đàm phán với EU, Mỹ, Mê-hi-cô (song phương) vv... Việt Nam cũng đã và đang tích cực tham gia các hoạt động hợp tác về SHTT trong APEC, ASEAN nhằm trao đổi thông tin, đối thoại, đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực. Có thể khẳng định quan hệ hợp tác Việt Nam với WIPO và các đối tác nêu trên đã giúp Việt Nam bước đầu đáp ứng yêu cầu về SHTT trong hội nhập kinh tế, giúp Việt nam khẳng định vị thế của mình trong các diễn đàn hợp tác đa phương và các mối quan hệ song phương./.
Luận văn liên quan