Đề tài Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp

Ong mật đã xuất hiện trên trái đất từ 20 - 25 triệu năm trước, tuy nhiên con nguời chỉ mới biết nuôi ong cách nay khoảng 3.500 năm. Người Châu Âu, Châu Phi, Châu Á biết nuôi ong từ lâu, sau đó mới tới người Châu Mỹ và Châu Úc [13]. Ở nước ta, nghề nuôi ong mật đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên đến giữa thế kỉ 19 nghề nuôi ong mật của nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn mới bắt đầu và trong những năm gần đây nghề nuôi ong mật có sự phát triển nhanh cả về số lượng đàn và sản lượng mật thu được. Đó là nhờ chính sách của nhà nước về đầu tư cho công tác nghiên cứu, khuyến nông về ong mật và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm ong mật [1]. Nuôi ong mật vốn đầu tư không nhiều nhưng nguồn lợi thu về lại cao, vì những sản phẩm do ong mật tạo ra như mật ong, phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa đều là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống con người. Ngoài ra, mật ong còn được sử dụng trong sản xuất rượu vang [18]. Bên cạnh những lợi ích đó, ong mật còn đem lại cho chúng ta một lợi ích vô cùng to lớn và thiết thực mà mãi về sau này con người mới biết đến, đó là ong mật giúp thụ phấn cho hoa nên cây trồng của nhà nông được tăng thêm năng suất [12]. Huyện Châu Thành – Đồng Tháp là nơi đất đai trù phú, có nhiều vườn cây ăn trái bạt ngàn như nhãn, quýt, các loài cây này cho trái quanh năm, tạo ra nguồn mật hoa ổn định, nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong mật nơi đây. Ong mật sống trong tự nhiên vẫn có thể thu mật được, tuy nhiên việc chăm sóc và kiểm soát đàn ong rất khó khăn và điều quan trọng là rất khó thu mật vì ong mật thường làm tổ ở những cột điện, hốc cây cổ thụ và những nơi kín đáo. Vì vậy, để tạo điều kiện chăm sóc, kiểm soát đàn ong mật dễ dàng hơn cũng như tăng khả năng thu mật ong và kết hợp với việc gia tăng khả năng thụ phấn cho các vườn cây ăn trái, việc bắt ong mật về nuôi là một điều rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Từ những lợi ích đã nêu trên, việc bắt ong và tận dụng các vật liệu sẵn có như thùng muốt, chậu kiểng đất nung,. để nuôi ong mật là một điều thiết thực và có thể tăng thu nhập cho người dân, đó chính là lý do để chọn đề tài “Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp”.

doc62 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Ong mật đã20-25 million years ago xuất hiện trên trái đất từ 20 - 25 triệu năm trước, tuy nhiên con nguời chỉ mới biết nuôi ong cách nay khoảng 3.500 năm. Người Châu Âu, Châu Phi, Châu Á biết nuôi ong từ lâu, sau đó mới tới người Châu Mỹ và Châu Úc [13]. Ở nước ta, nghề nuôi ong mật đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên đến giữa thế kỉ 19 nghề nuôi ong mật của nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn mới bắt đầu và trong những năm gần đây nghề nuôi ong mật có sự phát triển nhanh cả về số lượng đàn và sản lượng mật thu được. Đó là nhờ chính sách của nhà nước về đầu tư cho công tác nghiên cứu, khuyến nông về ong mật và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm ong mật [1]. Nuôi ong mật vốn đầu tư không nhiều nhưng nguồn lợi thu về lại cao, vì những sản phẩm do ong mật tạo ra như mật ong, phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa đều là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống con người. Ngoài ra, mật ong còn được sử dụng trong sản xuất rượu vang [18]. Bên cạnh những lợi ích đó, ong mật còn đem lại cho chúng ta một lợi ích vô cùng to lớn và thiết thực mà mãi về sau này con người mới biết đến, đó là ong mật giúp thụ phấn cho hoa nên cây trồng của nhà nông được tăng thêm năng suất [12]. Huyện Châu Thành – Đồng Tháp là nơi đất đai trù phú, có nhiều vườn cây ăn trái bạt ngàn như nhãn, quýt,… các loài cây này cho trái quanh năm, tạo ra nguồn mật hoa ổn định, nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong mật nơi đây. Ong mật sống trong tự nhiên vẫn có thể thu mật được, tuy nhiên việc chăm sóc và kiểm soát đàn ong rất khó khăn và điều quan trọng là rất khó thu mật vì ong mật thường làm tổ ở những cột điện, hốc cây cổ thụ và những nơi kín đáo. Vì vậy, để tạo điều kiện chăm sóc, kiểm soát đàn ong mật dễ dàng hơn cũng như tăng khả năng thu mật ong và kết hợp với việc gia tăng khả năng thụ phấn cho các vườn cây ăn trái, việc bắt ong mật về nuôi là một điều rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Từ những lợi ích đã nêu trên, việc bắt ong và tận dụng các vật liệu sẵn có như thùng muốt, chậu kiểng đất nung,.. để nuôi ong mật là một điều thiết thực và có thể tăng thu nhập cho người dân, đó chính là lý do để chọn đề tài “Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) ngoài tự nhiên về nuôi. - Tận dụng các vật liệu sẵn có ở hộ gia đình như thùng muốt, chậu kiểng bằng đất nung nuôi ong mật đạt hiệu quả kinh tế. 3. Nội dung nghiên cứu - Tiến hành thực hiện các phương pháp bắt ong khác nhau để tìm phương pháp bắt ong nhanh và hiệu quả. - Thực hiện nuôi ong với các vật liệu khác nhau (Chậu kiểng bằng đất nung, thùng muốt) ở quy mô hộ gia đình => tìm được phương phương pháp nuôi cũng như cách chăm sóc và thu hoạch mật ong đạt hiệu quả kinh tế cao. Phần 2: PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Châu Thành 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên là 245,94 km2 và dân số năm 2005 là 164.248 người chiếm 7.3 % diện tích và 10.% dân số toàn tỉnh. - Có 12 đơn vị hành chính : 01 thị trấn (TT. Cái Tàu) và 11 xã - Toạ độ địa lý: Từ 10o 08’ đến 10o18’ vĩ độ Bắc. Từ 105o42’ đến 105o 59’ kinh độ Đông. - Tứ cận: Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang Phía Tây Bắc giáp huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc Phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long - Mùa mưa từ tháng 5 - 11 trùng với hướng gió thịnh hành là gió mùa Tây - Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với hướng gió mùa Đông – Bắc. - Châu Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc nghiêng dần từ sông Tiền vào nội đồng theo hướng Bắc – Nam. - Nhiệt độ trung bình năm khá cao (khoảng 27oC và tháng 4 cao nhất khoảng 37.1oC, tháng 01 thấp nhất khoảng15.8oC. - Độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm bình quân cả năm 82.5%. - Lượng bốc hơi trung bình là 3-5 mm/ngày, cao nhất là 6-8 mm/ ngày. - Châu Thành là vùng có số giờ nắng cao, bình quân 208 giờ/ tháng. 1.1.2. Kinh tế - xã hội a) Tăng trưởng kinh tế - Năm 2001 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.57% chặn được đà suy giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở ra giai đoạn phát triển liên tục về sau: Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. Năm 2002 2003 2004 2005 Tăng 8.01% 8.44 % 11,91% 13.15%, (Nguồn phòng TN&MT Châu Thành năm 2009) - Chưa đạt chỉ tiêu đề ra 11% và cao hơn tốc độ tăng bình quân 5 năm trước 5.07%. - Đến năm 2005, tổng giá trị GDP tính theo giá so sánh 1994 ước đạt 798 tỷ đồng tăng gấp 1.3 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 3.825 triệu đồng, tương đương 346 USD. b) Thực trạng phát triển ngành trồng trọt Ngành trồng trọt đang từng bước đi vào chiều sâu với việc thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản hàng hoá. Bảng 1.2: Diện tích trồng lúa giảm. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 22.084,5 22.052,8 21.854,6 21.783,1 14.017 (Nguồn phòng TN&MT Châu Thành năm 2009) - Do giá trị kinh tế của cây lúa đang ngày một thấp, nên nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn như cây ăn trái hoặc chuyển sang sử dụng đất vào mục đích khác như nuôi trồng thủy sản, sang đất sản xuất kinh doanh . .. 1.1.3. Thu thập số liệu cây nguồn mật của huyện Hiện trạng các vườn cây ăn trái của huyện được phân bố rộng khắp ở huyện. Tuy nhiên tập trung nhiều ở một số xã chủ yếu với nhiều loài cây khác nhau. Theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện Châu Thành năm 2009 thì diện tích và phân bố các vườn cây ở các xã trong huyện như bảng sau: Bảng 1.3: Diện tích các loại cây và vườn cây phân bố trong huyện. Đơn vị tính: ha TT Các xã, thị trấn Tổng Diện tích Tổng 6239,90 1 TT.Cái Tàu 294,04 2 An Hiệp 666 3 An Khánh 755,39 4 An Nhơn 1.196,65 5 An Phú Thuận 552,50 6 Hòa Tân 405,86 7 Phú Hựu 496,25 8 Phú Long 215,22 9 Tân Bình 357,37 10 Tân Nhuận Đông 772,01 11 Tân Phú 114,18 12 Tân Phú Trung 411,41 Nguồn: Phòng nông nghiệp Huyện Châu Thành - Đồng Tháp Trong năm 2009, Ngành Nông nghiệp Huyện đã tổ chức khảo sát, thống kê lại diện tích vườn cây lâu năm của Huyện, kết quả như sau: * Diện tích vườn cây lâu năm: 6.236,90 ha (so năm 2008 tăng 104,04 ha do đất trồng lúa chuyển sang, do việc điều chỉnh đất thổ cư sang đất vườn), trong đó: - Diện tích vườn trồng cây công nghiệp (dừa): 85,91 ha ( trồng mang tính nhỏ lẻ). - Diện tích vườn trồng cây ăn trái: 6.150,99 ha, ( tăng 18,13 ha so năm 2005) chủ yếu vườn nhãn 3.685,95ha, ổi: 105ha, xoài 572,88ha, cam 614,76ha, quýt 90,93 ha, chanh 417,91ha, bưởi 145,86 ha, chuối 66,70 ha, táo 12 ha và cây khác 439,02 ha. Với số liệu thống kê năm 2009 của phòng nông nghiệp huyện Châu Thành thì cây nhãn chiếm gần 50% tổng diện tích các vườn cây ăn trái, phân bố chủ yếu ở các xã An Nhơn (968,45 ha), An phú Thuận (414,17ha), Tân Nhuận Đông (623ha), An khánh (549,39),… là một loại cây nguồn mật lớn mang lại lợi nhuận lớn từ việc nuôi ong khai thác mật. Theo bản kế hoạch thì phương hướng phát triển trong năm 2010 tới thì diện tích các vườn cây ăn trái không có gì thay đổi. Nhiều nguyên nhân tăng hay giảm là do việc chuyển mục đích sử dụng của người dân từ đất thổ về đất vườn. 1.2. Giới thiệu chung về ong mật (Apis cerana) Apis cerana là loài có nguồn gốc ở Châu Á. Cho đến nay đã có mười hai phân loài được xác định tên khoa học. Chúng có kích thước trung bình, màu vàng và thích sống ở những nơi tương đối yên tĩnh. Chúng thường tìm đến những nơi khô ráo, tối tăm và nhất là trong các lỗ của các cây cổ thụ để làm tổ. Ong mật có thói quen ít di cư và dễ dàng nhập đàn với nhau. Khi mật độ ong cao trong đàn, ong có thể chia đàn và vì vậy nó có lợi trong trường hợp quản lý bệnh. Trung bình mỗi đàn ong có thể sản xuất cho ra 10 kg mật ong một năm. Chất lượng của mật ong là rất tốt. Loài này đang có phương hướng được nuôi ở hộ gia đình ở khắp nơi trong cả nước như là một xu thế nuôi ong hiện đại và khoa học. Việc nuôi ong mật ở quy mô hộ gia đình cho ra sản phẩm mật ong được mở rộng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới như China, India, Bangladesh, Japan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Pakistan, Nepal, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Srilanka [15]. Honey bees are social insects, living in colonies containingOng mật là loài côn trùng có xã hội, sống thành bầy đàn, mỗi đàn có khoảng 60 to 120 thousand individual workers, a few hundred 60-120.000 cá thể, một vài ong đực và một ong chúa. Giống như hầu hết các loài ong và côn trùng khác, chúng sẽ defend their nests when disturbed. Honey bees can only bảo vệ tổ của mình khi bị quấy rầy. Ong mật có thể chỉ sting once because their barbed stinger remains in thechít một lần vì kim chít của chúng sẽ kẹt lại trong da người individual or animal when stung, causinghoặc động vật khi chít và điều này dẫn đến cái chết chúng. Khi bị quấy rầy, a few hundred bees will emerge from the nest and attackvài trăm ong mật sẽ bay lên từ tổ và tấn công the intruders. In contrast, Africanized honey bees are often những kẻ xâm nhập. Honey bees are the primary pollinators of 2/3 of the foodOng mật giúp thụ phấn chính cho 2/3 thực phẩmwe eat, either directly or indirectly. They gather nectar chúng ta ăn, việc thụ phấn này có thể là trực tiếp hay gián tiếp. Việc đàn ong đi lấy phấn hoa, chúng đã vô tình thụ phấn cho các vườn cây. Ong mật sẽ tìm đến bất kỳ nơi nào có nguồn đường hoặc phấn hoa there are few nectar sources blooming, honey bees will[10]. Bên cạnh các loài ong trong nước thì các giống ong ngoại ở Việt Nam phân loài ong (Apis mellifera ligustica) được nhập vào từ đầu những năm 1960 với số lượng 200 đàn, trải qua 15 năm tồn tại và thích nghi chúng duy trì được với số lượng khoảng 2000 đàn [2]. Tuy nhiên, chất lượng của chúng chưa cao [5]. 1.3. Ong mật trong hệ thống phân loại Trong lớp côn trùng có 20.000 họ ong : ong vò vẻ, ong bầu, ong lỗ… Có những loài sống đơn độc, có những loài sống thành xã hội. Chúng có những đặc tính sinh học khác nhau, và có ít cho con người. Nhưng có lợi nhất là ong mật. Các cá thể ong mật sống suốt đời trong một cộng đồng xã hội gọi là đàn, và những con ong thợ tiết ra enzim để làm thành thức ăn cho ong. Trong hệ thống phân loại ong mật thuộc: - Giới: Động vật - Ngành: Chân đốt Arthropoda - Lớp: Côn trùng Inseecta - Bộ: Cánh màng Hymenoptera - Họ: Ong Apidal - Họ phụ: Ong có ngòi đốt Apinae Ong không ngòi đốt Meliponinae - Giống: Ong mật Apis Qua quá trình tiến hóa thì ong được chia ra làm nhiều chủng loại. Trong giống ong mật thì có 4 loài sống ở việt nam: - Apis dorsata: Ong rác kèo, ong khoái - Apis cerana: Ong nội địa, ong rằn - Apis florea: Ong ruồi, ong muỗi - Apis mellifera: Ong ý, ong mật [8]. Hiện nay thì Việt Nam có 6 loài ong mật có ngòi đốt trong đó có năm loài có ở bản địa đó là: ong nội (Apis ccerana), ong khoái (Apis dorsata), ong ruồi đen (Apis andrenifomis), ong ruồi đỏ (Apis florea), ong đá (Apis laboriosa), và loài ong ngoại (Apis mellifera). Trong đó thì loài ong ngoại và ong nội được nuôi rộng rãi trong sản xuất ngành ong mật ở Việt Nam. Ngoài ra ngoài tự nhiên còn sáu loại ong mật không có ngồi đốt (Stingless bees) nhưng các loài ong này ít có giá trị kinh tế [10]. 1.4. Cấu tạo ong mật + Hình thái bên ngoài: cơ thể ong mật gồm ba phần khớp động với nhau là đầu, ngực, bụng. Cơ thể ong được bao bọc bằng lớp vỏ kitin. Chính lớp vỏ kitin này là bộ xương ngoài, là chỗ dựa cho các cơ quan bên trong và bảo vệ cơ thể ong tránh những tác động bất lợi từ bên ngoài. Trên phần lưng và bụng ong mật ong có khoảng 1.3 cm chiều dài với một màu da cam, tiếp theo là các yellowish‐brown color and black intersegmental bandmàu nâu vàng và màu đen xen kẽ trải dài trên toàn bộ phần lưng và bụng ong mật. Các chân, râu và mắt màu đen và phần the abdomen. The legs, antenna and eyes are black and thcacccasdsafdasfdsafdsafdsanthorax, abdomen and legs are densely covered with hagực, bụng và chân có mật độ che phủ bằng sợi lông [14]. + Cấu tạo bên trong: Theo Ngô Đắc Thắng, cấu tạo bên trong cơ thể ong mật gồm các cơ quan tiêu hoá, cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan thần kinh và cơ quan sinh dục. + Cơ quan tiêu hoá: Ong mật thuộc vào các côn trùng dinh dưỡng chuyên tính. Cơ quan tiêu hoá của ong còn là nơi dự trữ tạm thời mật hoa khi thu nhận và vận chuyển về tổ, đồng thời thích hợp với việc dự trữ dinh dưỡng khi qua đông ở xứ lạnh. + Cơ quan hô hấp: Cơ quan hô hấp của ong gồm các lỗ thở, hệ thống khí quản phân nhiều nhánh, các túi khí và hệ thống mao quản trao đổi khí với các tế bào, các mô trong cơ thể. Các lỗ thở nằm hai bên cơ thể, có ba đôi lỗ thở nằm ở phần ngực và sáu đôi lỗ thở nằm ở phần bụng. + Cơ quan tuần hoàn: Hệ thống tuần hoàn của ong là một hệ thống hở. Tim của ong gồm năm ngăn, hai bên sườn của mỗi ngăn tim có các cửa để cho máu từ ngoài vào. + Cơ quan thần kinh: Cơ quan thần kinh của ong mật phát triển rất cao, bảo đảm mối liên hệ thường xuyên của đàn ong với môi trường xung quanh, đồng thời điều khiển mọi hoạt động thống nhất trong cơ thể ong. Cơ quan thần kinh được chia làm ba phần: thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thần kinh thực vật. + Cơ quan sinh dục: Ong mật cũng như các loài côn trùng khác đều thuộc nhóm động vật phân tính nghĩa là cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái ở trong các cá thể khác nhau. Cơ quan sinh dục của ong chúa gồm có hai buồng trứng hình quả lê, mỗi buồng trứng có rất nhiều ống trứng nằm song song với nhau. Cơ quan sinh dục của ong thợ về cấu tạo giống như cơ quan sinh dục của ong chúa, nhưng không được phát triển hoàn chỉnh. Hai buồng trứng của ong thợ có dạng dải. Cơ quan sinh dục của ong đực gồm có đôi dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến phụ và bộ phận giao phối [9]. 1.5. Tổ chức xã hội đàn ong 1.5.1.Các thành viên của đàn ong + Ong chúa: Trong mỗi một đàn ong thường chỉ có một ong chúa, kích thước và khối lượng của nó lớn nhất đàn. Cơ thể ong chúa cân đối, có bụng thon dài lộ sau đỉnh cánh. Phần lưng, ngực của ong chúa có màu đen và to hơn hẳn lưng ngực của ong thợ. Ong chúa là cá thể cái duy nhất có khả năng sản sinh ra thế hệ con cháu và chức năng này của nó được hoàn thịên tới mức tối đa Ong chúa Apis cerana có thể đẻ 400 – 500 trứng/ ngày đêm. Ngoài chức năng đẻ trứng ong chúa còn tiết ra các pheromon để điều hoà hoạt động của đàn ong. Tuổi thọ trung bình là 3 năm 4 tháng 14 ngày, nhưng sức đẻ trứng của ong chúa chỉ cao nhất trong năm đầu tiên. Khi già thì nó đẻ ít đi và đẻ nhiều trứng không thụ tinh. Vì vậy sau 6 tháng tới 9 tháng người nuôi ong Apis cerana thường thay chúa 1 lần + Ong thợ: Ong thợ cũng là cá thể cái nhưng cơ quan sinh sản không phát triển đầy đủ nên không giao phối với ong đực được. Chiều dài cơ thể ong thợ Apis cerana là 10 – 11 mm trọng lượng 75 – 80 mg. Số lượng ong thợ trong đàn từ 5000 – 25.000 con. Ong thợ có cấu tạo thích nghi với việc hoàn thành tất cả các chức năng của đàn như nuôi dưỡng ấu trùng, thu hoạch mật, phấn hoa, lấy nước, xây dựng tổ, điều hoà nhiệt độ trong tổ ở mức ổn định, bảo vệ đàn...Tuổi thọ trung bình của ong thợ là 50 ngày. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng hoặc lấy nhiều mật thì tuổi thọ của ong thợ bị giảm đi chỉ còn 25 – 35 ngày. Khi đàn bị mất chúa lâu, trong đàn sẽ xuất hiện một số ong thợ đẻ trứng. Do không giao phối với ong đực được nên nó đẻ toàn trứng không thụ tinh và từ những trứng này chỉ nở ra ong đực. Ong thợ làm việc rất chăm chỉ, từ khi sinh ra và chết chúng có 2 giai đoạn làm việc chủ yếu là làm việc trong tổ và làm việc ngoài tổ. - Giai đoạn làm việc trong tổ : Khi mới nở, cơ thể ong non còn yếu, đậu chưa vững trên bánh tổ nó phải nhận thức ăn từ các con ong khác. Đôi khi nó lại chui vào lỗ tổ nằm im một thời gian để hoàn thiện các cơ quan bên trong. Những công việc đầu tiên của nó là dọn vệ sinh các lỗ tổ trống. Trong những ngày đầu tiên này, nó phải ăn phấn hoa để phát triển các tuyến trong cơ thể. Sau một, hai ngày nó có thể cho những ấu trùng tuổi mới lớn (3, 4, 5 ngày) ăn hỗn hợp mật và phấn hoa. Đây là thức ăn bổ sung vì các ấu trùng trên vẫn được ong nuôi dưỡng khác cho ăn “sữa ong thợ”. Ong non tập trung ở chỗ có rất nhiều ấu trùng là nơi có nhiệt độ cao nhất ở tổ. Nếu trên bánh tổ có ấu trùng nhỏ tuổi, ong non tiết ra thức ăn cho ấu trùng ăn. Những ong non tập hợp xung quanh chúa sẽ tham gia vào đội “tuỳ tùng” của ong chúa, cho chúa ăn, liếm “chất chúa” rồi truyền cho các cá thể ở trong đàn. Trong những ngày đầu, ong non có xu tính âm với ánh sáng, nó thường nằm ở những chỗ tối bên trong tổ. Khi được 8 – 14 ngày tuổi, hệ cơ cánh phát triển nó lại có xu tính dương với ánh sáng và bay ra khỏi tổ để tập bay định hướng và bài tiết lần đầu. Đồng thời ở lứa tuổi này nó làm nhiệm vụ tiếp nhận mật hoa từ ong thu hoạch và chế biến thành mật ong dự trữ trong tổ. Tuyến sáp phát triển mạnh nhất khi ong non ở 12 - 18 ngày tuổi. Khi được 2 tuần tuổi, tuyến nọc đầy, và một số ong làm nhiệm vụ bảo vệ ở cửa tổ. Tuyến nọc thoái hoá khi ong được 6 tuần. Khoảng 18 - 20 ngày tuổi, ong chuyển sang giai đoạn làm việc ngoài tổ, đi tìm kiếm thức ăn. - Giai đoạn làm việc ngoài tổ : chủ yếu là các hoạt động thu hoạch thức ăn. Thông thường số lượng lớn ong non cùng tập bay, nên tạo ra tiếng ồn của bay định hướng. Những ngày sau các chuyến bay định hướng có thời gian lâu hơn, ở khoảng cách rộng hơn. Như vậy khi ong thợ đến tuổi thu hoạch (18 - 20 ngày) nó đã biết được vị trí tổ của nó và các vật chuẩn xung quanh (cây cối, nhà cửa). Việc thu hoạch mật và phấn của ong được tiến hành nhờ sự chỉ dẫn của ong trinh sát. Ong trinh sát và các tín hiệu thông báo về nguồn thức ăn : ong trinh sát bay đi tìm kiếm nguồn thức ăn căn cứ vào mùi thơm, màu sắc rực rỡ của các bông hoa, tiếng động của các con ong khác. Sau khi đã phát hiện được nguồn hoa và nguồn thức ăn chúng nhanh chóng bay về tổ truyền tín hiệu báo cho các cá thể trong đàn biết sự có mặt của thức ăn, phương hướng, khoảng cách, mùi thơm, hương vị, độ phong phú và thời gian có nguồn thức ăn. Số lượng ong trinh sát thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh môi trường, nếu nguồn mật phong phú chỉ có vài phần trăm. Nếu nguồn mật khan hiếm thì có nhiều ong thu hoạch chuyển sang làm nhiệm vụ trinh sát 5 – 35 %. Nhờ đó đàn ong có thể sử dụng tốt được nguồn thức ăn ở xung quanh . + Ong đực: Được nở ra từ trứng không thụ tinh, chiều dài cơ thể 12 – 14 mm, trọng lượng 115 – 130 mg, cơ thể có màu đen sẫm, mắt kép to đen nên còn gọi là ong đen. Ong đực chỉ thường xuất hiện và có mặt trong đàn vào mùa vụ ấm áp, đàn ong nhiều mật phấn (mùa chia đàn) hoặc ở đàn mất chúa do ong thợ đẻ trứng. Ong đực không có cấu tạo thích nghi với việc thu hoạch mật, phấn nên không đi thu hoạch. Chúng chỉ sử dụng thức ăn có sẵn trong đàn. Đến mùa khan hiếm thức ăn chúng bị ong thợ đuổi ra khỏi tổ và bị chết đói. Tuy nhiên ong đực là một bộ phận không thể thiếu được của đàn ong. Nó có chức năng là giao phối với ong chúa tơ và chỉ sau khi giao phối với ong đực, ong chúa mới có khả năng đẻ ra các trứng đã thụ tinh. Từ những trứng này sẽ nở ra ong thợ và ong chúa thế hệ sau. Tuổi thọ trung bình của ong đực là 57 ngày. Số lượng ong đực trong một đàn từ vài trăm đến hai ngàn con. Đàn ong tạo nhiều ong đực như vậy để tạo điều kiện cho ong chúa dễ dàng lựa chọn được những con ong đực tốt nhất [6]. Bảng 1.4. Các giai đoạn phát triển của ong Apis cerana và ong Apis mellifera Loài Giai đoạn (ngày) Trứng Ấu trùng Vít nắp Tổng số Ong Apis melliera châu Âu Thợ Chúa Đực Ong Apis cerana đồng bằng ấn Độ Thợ Chúa Đực Ong Apis cerana Việt Nam Thợ Chúa Đực 3 3 3 3,1 3 3 2,73 3 2,84 6 5 7 5,3 5 7 4,75 5 5,82 12 8 14 11,1 7- 8 14 10,05 8 14,22 21 16 24 19,5 15-16 24 18,54 16 22,88 Nguồn: Bùi thị Điểm (2006), Dâu tằm, ong m