Đề tài Tín dụng đầu tư phát triển: Thực trạng và giải pháp

Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay đã đặt nền kinh tế nước ta trước nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là cần phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tư phát triển tỏ ra rất ưu việt trong việc huy động và quản lý nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển. Thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà còn thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế hoạt động tín dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn, phù hợp với các ưu tiên phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, góp phần phát triển cân đối nền kinh tế. Hoạt động tín dụng đầu tư mới thực sự được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1990 tuy cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy tốt là công cụ chính sách của nhà nước. Tiếp tục thực hiện chủ trương phát huy nội lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO hoạt động tín dụng nhà nước đã có những bước chuyển hợp lý hơn với thực tiễn.

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng đầu tư phát triển: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 8 ĐỀ TÀI MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ Đề tài: Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp Giáo viên hướng dẫn:PGS-TS Từ Quang Phương. Thành viên của nhóm: Lê Thị Xuân (Nhóm trưởng) Nguyễn Huy Hùng. Dương Thị Hằng. Nguyễn Duy Thành. Phạm Văn Tường Mục lục Mục lục hộp tra cứu…...…………...……………………………………...4 Danh mục bảng tra cứu……………………………………………………..6 A.Lời nói đầu………………………………………………………………7 Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư 8 1.1. Khái niệm………………………………………………………………8 1.2. Bản chất 8 1.3. Các nguồn huy động vốn: 8 2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư 11 2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư 11 2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư: 12 2.3. Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước 14 2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển 15 2.5. Đối tượng chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư………………………………………………………………………………….16 2.6. Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội………………………………………………………………………………...18 3. Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư: 20 3.1.Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên thế giới sau năm 1945 đến nay 21 3.2.Sự hình thành hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam……………….23 Chương II. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư 30 1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 30 1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999) 30 1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm 2000 đến năm 2006 32 1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay) 37 2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 44 3.1. Kết quả đạt được 44 3.2. Những hạn chế: 46 3. Các nguyên nhân cho những tồn tại về hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam 52 3.1. Nguyên nhân từ chính sách và môi trường triển khai hoạt động đầu tư tín dụng phát triển 52 3.2. Nguyên nhân từ cơ quan tổ chức thực hiện (Ngân hàng phát triển Việt Nam) 54 3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: 55 Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tới năm 2020 56 1. Tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quốc gia: 56 1.1. Định hướng phát triển KT-XH của đất nước 56 1.2. Mục tiêu, yêu cầu phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước…………56 1.3. Định hướng phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN ……………………………………………………………………………………58 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2020 59 3. Kiến nghị 67 3.1. Kiến nghị với Chính phủ 67 3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, địa phương 68 KẾT LUẬN 69 Tài liệu tham khảo……………………..………………………………..70 Danh mục Hộp tra cứu Hộp1: Phát biểu của Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng (Tr 13) Hộp 2 :Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải về tầm quan trọng củ VDB ( Tr 20) Hộp 3:Một vài hạn chế của DAF (Tr 27) Hộp 4 :Phương châm chiến lược trong hoạt động của VDB (Tr 28) Hộp 5 :Thành lập và hoạt động của các quỹ HTPT tại địa phương trên cả nước (Tr 29) Hộp 6:Trích “Báo cáo phát triển VN-2006”-Trang 125.Nội dung:”Sự hỗ trợ cảu Nhà nước có tác động như thế nào?( Tr 32) Hộp 7 :Báo cáo của giám đốc VDB cho thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (Tr 37) Hộp 8:Bài báo “ VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo (Tr 39) Hộp 9: Ghi nhận vài con số và sự kiện của VDB (Tr 40) Hộp 10 :Nhìn nhận tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư những năm gần đây nhất (Tr 43) Hộp 11:VDB cho VRG vay vốn đầu tư dự án không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính (Tr 45) Hộp 12:VDB thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát năm 2011(tr 47) Hộp13: Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát năm 2011( Tr 48 ) Hộp 14 :Thất bại của DAF tại chương trình phát triển sản xuất mía đường và đánh bắt xa bờ (Tr 50) Hộp 15 :Ghi nhận khó khăn khi triển khai vay vốn của VDB (Tr 51) Hộp 16:Phản ánh của Doanh nghiệp khi vay vốn tại VDB (Tr 51) Danh mục bảng tra cứu Bảng 1:.Chính sách CN và công cụ được các nước châu Á vận dụng trong Công nghiệp hóa.(Trang 22) Bảng2:Tình hình huy động vốn giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005(Theo giá năm 2000). (tr 30) Bảng 3:Quy mô tương đối của các định chế tài chính (Trang32) Bảng 4:Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2005(%) (tr 33) Bảng 5 :Thống kê hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.(2000-2006) (tr 33) Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân (tr 34) Bảng 7: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 (Tr35) LỜI NÓI ĐẦU Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay đã đặt nền kinh tế nước ta trước nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là cần phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tư phát triển tỏ ra rất ưu việt trong việc huy động và quản lý nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển. Thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà còn thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế hoạt động tín dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn, phù hợp với các ưu tiên phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, góp phần phát triển cân đối nền kinh tế. Hoạt động tín dụng đầu tư mới thực sự được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1990 tuy cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy tốt là công cụ chính sách của nhà nước. Tiếp tục thực hiện chủ trương phát huy nội lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO hoạt động tín dụng nhà nước đã có những bước chuyển hợp lý hơn với thực tiễn. Xuất phát từ những lý do đó việc nghiên cứu đề tài: “Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp” là cần thiết để có những giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho phù hợp với các thông lệ quốc tế về giảm trợ cấp; phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. B.NỘI DUNG Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư 1. Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư phát triển là một hoạt động thường xuyên, liên tục của một nền kinh tế. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực, một trong những nguồn lực quan trọng nhất chính là nguồn vốn đầu tư, trong khuôn khổ vấn đề được giao, đề tài này chỉ đề cập đến một vài mục nguồn vốn đầu tư với mục tiêu đầu tiên là chỉ rõ vốn tín dụng đầu tư thuộc bộ phận nào trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 1.1. Khái niệm Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây chính là thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và của xã hội. 1.2. Bản chất Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh. - Theo quan điểm kinh tế học cổ điển về bản chất của nguồn vốn đầu tư, đại diện điển hình Adam Smith khẳng định “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa,nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. Khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tích lũy,C.Mac đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dung. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v+m) là phần giá trị mới sáng tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v+m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II. Tức là : (v+m)> cII hay (c+v+m) > cII +cI Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn toàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng qui mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo: (c+v+m)II > (v+m)I +(v+m)II Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng. -Theo quan điểm kinh tế học hiện đại về bản chất nguồn vốn đầu tư. John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dung. Tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập vào tiêu dùng. Tức là: Thu nhập= Tiêu dụng + Đầu tư Tiết kiệm= Thu nhập – Tiêu dung Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm hay I=S Trong nền kinh tế đóng đầu tư chính là phần thu nhập không chuyển vào tiêu dung (I=S). Trong nền kinh tế mở,nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy nội bộ của nền kinh tế vài tài khoản vãng lai (CA=S-I,CA là tài khoản vãng lai) bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. 1.3. Các nguồn huy động vốn: 1.3.1. Phân loại nguồn vốn trên góc độ vĩ mô ( toàn bộ nền kinh tế): 1.3.1.1. Các nguồn vốn huy động từ trong nước: Bao gồm các nguồn sau: -Nguồn vốn của Nhà nước: Nguồn vốn của ngân sách Nhà Nước: Đây là nguồn chi của NSNN cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của Nhà nước Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà Nước: Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp Nhà nước. -Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: gồm phần tích kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh,các hợp tác xã. 1.3.1.2. Các nguồn vốn huy động từ nước ngoài: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân,các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.Theo tính chất luân chuyển vốn,có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài như sau: -Tài trợ phát triển chính thức(ODF): Nguồn này bao gồm Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các hình thức tài trợ khác. Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF -Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. -Đầu tư trực tiếp nước ngoài.(FDI) -Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. 1.3.2. Phân loại nguồn vốn dựa trên góc độ vi mô ( các doanh nghiệp) - Các nguồn vốn bên trong: Hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (Góp vốn ban đầu ,thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hằng năm. - Các nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp:Có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng (public offering).Nguồn vốn tín dụng đầu tư là một trong những nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động bên ngoài cho đầu tư phát triển của mình. 2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư 2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư Tín dụng đầu tư phát triển là một hình thức nhằm thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa Nhà nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam đại diện cho Nhà nước) với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước hỗ trợ với chính sách ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước. Tín dụng đầu tư phát triển ra đời khi việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sang hình thức cho vay có hoàn lại là chủ yếu . Cùng mục đích như các hình thức tín dụng khác, tín dụng đầu tư phát triển không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng vốn cần thiết mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hiện nay, tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm các hình thức sau: Nghiệp vụ cho vay đầu tư với điều kiện ưu đãi. (Về lãi suất,thời hạn trả nợ,thời hạn ân hạn…). Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Nhà nước (Ở đây Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức được ủy thác thực hiện tín dụng đầu tư) với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh. (Khoản 11-Điều 3, nghị định 151/2006/NĐ-CP) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay. (Khoản 14-Điều 3, nghị định 151/2006/NĐ-CP) Trong đó, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ có duy nhất tại Việt Nam. 2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư: Tín dụng đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau: - Nguyên tắc cơ bản : Chỉ tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn,có hiệu quả về kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch và mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động này được thực hiện theo nguyên tắc không cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại,đảm bảo sự phối hợp bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phù hợp với nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. - Là hình thức tín dụng trung và dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế. - Một chủ thể trong hoạt động tín dụng đầu tư luôn là Nhà nước. Hiện nay, Nhà nước ủy thác cho một tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư là Ngân hàng phát triển Việt Nam. - Tín dụng đầu tư phát triển có chức năng phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Không vì mục đích sinh lời: Tín dụng đầu tư phát triển gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước. Do đó tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, cho vay là các đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), được Nhà nước cấp vồn pháp định, cấp bù lãi suất, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước. Hộp1: Phát biểu của Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo” - Tính chất ưu đãi của tín dụng đầu tư phát triển thể hiện ở một số điểm cụ thể như: lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho vay dài, điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn... Các quy định về cơ chế, chính sách của tín dụng đầu tư phát triển: Lãi suất cho vay do Chính phủ quy định phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và đặc điểm của phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đối tượng cho vay: theo quy định của Chính phủ, giới hạn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực then chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế tư nhân không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu quả thấp, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài... Về nguyên tắc, tín dụng đầu tư phát triển chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của Nhà nước và phải nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển hàng năm của Nhà nước. Danh sách đối tượng cho vay được quy định rõ tại mục lục của nghị định 106/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Nguồn vốn cho vay: là vốn ngân sách của Nhà nước được cân đối để cho vay đầu tư; nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ cho đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước. - Đặc điểm cuối cùng : tín dụng đầu tư phát triển có tính lịch sử, nó chi tồn tại và phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế phát triển, chuyển sang kinh tế thị trường, các nhà đầu tư quen với hoạt động trong môi trường cạnh tranh... thì phạm vi của tín dụng đầu tư phát triển thu hẹp lại và chuyển đổi sang các hình thức tín dụng khác. 2.3.Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước: Với đặc điểm quan trọng là công cụ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của Nhà nước, tín dụng ĐTPT của Nhà nước được giao cho một tổ chức cụ thể để triển khai nhằm đảm bảo sự quản lý, giám sát và thực thi một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra. Đa số các nước trên thế giới đều thành lập một tổ chức trung gian tài chính để thực hiện nhiệm vụ này với tên gọi phổ biến là “Ngân hàng phát triển”. Ngân hàng phát triển khác với Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư ở một số điểm cơ bản sau: -Do Chính phủ thành lập và thuộc sở hữu của Chính phủ hoặc Chính phủ nắm giữ lượng vốn chi phối rất mạnh nhằm đảm bảo hoạt động của NHPT theo đúng mục tiêu đề ra đáp ứng nhu cầu ĐTPT đất nước. -Hoạt động của NHPT có gắn bó mật thiết với hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ như: cơ quan về kế hoạch hóa và phát triển kinh tế đất nước, cơ quan về quản lý chuyên ngành (công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng, xã hội và các cơ quan khác về chương trình phát triển của Chính phủ). -Các NHTM chủ yếu cung cấp tín dụng ngắn hạn, hầu hết các khoản vay có thời hạn dưới 1 năm trong khi NHPT tập trung vào tín dụng trung và dài hạn. -Các NHĐT tập trung vào huy động vốn trung - dài hạn thông qua việc bảo lãnh hoặc phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và các công cụ tài chính khác để đáp ứng các nục tiêu kinh doanh mang tính dài hạn. Trong chính sách hoạt động của mình, các NHĐT không tập trung ưu tiên/hướng tới tài trợ cho các dự án phát triển KT-XH như ở các dự án phát triển của NHPT. Điều quan trọng là, chính sách hoạt động của NHPT nhằm tài trợ cho các dự án phát triển trên cơ sở: Thẩm định/phân tích dự án về cả lợi ích kinh tế và xã hội Thực hiện vai trò cho vay/tài trợ cuối cùng khi các dự án này không hoặc rất khó tìm kiếm được các nguồn tài trợ khác một cách phù hợp hoặc chưa tìm đủ nguồn vốn cần thiết. Điều đó có nghĩa là khi các tổ chức khác không muốn hoặc không thể hoặc không đủ vốn thì NHPT sẽ sử dụng nguồn vốn dài hạn của mình để cho vay phần còn thiếu để đầu tư dự án. Trong quá trình đó, hỗ trợ về vốn và huy động vốn từ NHPT có thể coi là biện pháp quan trọng để đạt mục tiêu phát triển KT-XH theo nguyên tắc thị trường. 2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng phát triển VN, nguồn vốn dành cho hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển gồm: - Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước: Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng năm;  Vốn ODA được Chính phủ giao. - Vốn huy động:
Luận văn liên quan