Đề tài Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu

Đặc điểm của tín phiếu kho bạc: - Do kho bạc nhà nước phát hành. - Mục đích phát hành: + Nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. + Là công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ. - Lãi suất: cao - Đặc điểm loại chứng khoán: Chiết khấu hoặc mang mệnh giá. - Mức độ rủi ro vỡ nợ: thấp nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản) vì nó được Nhà nước bảo đảm thanh toán và thời hạn ngắn nên tác động của sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ không đáng kể. - Tính thanh khoản (tính lỏng): là công cụ có tính thanh khoản cao nhất. - Thời hạn của tín phiếu kho bạc: thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm với một hay nhiều mức mệnh giá. - Hình thức phát hành: đấu thẩu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lí trên thị trường thứ cấp. *Ưu điểm: - Nhà nước tiết kiệm được nhiều chi phí vay nợ. - Ngân hàng trung ương thống nhất chỉ đạo chính sách lãi suất, tạo lập thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thị trường mở. - Sự kết hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương được thường xuyên, đồng bộ và kịp thời.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  ĐỀ TÀI: TÍN PHIẾU KHO BẠC, CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VÀ THƯƠNG PHIẾU GIẢNG VIÊN: HOÀNG THỌ PHÚ NHÓM: TIỀN LÀ TỆ BÙI DIỄM DIỄM NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRẦN VŨ ĐỨC TRẦN BẢO KHUYÊN VŨ NGỌC LAN LÊ Ý NHI Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2011 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT  HỌ VÀ TÊN  MSSV  CÔNG VIỆC   1  Bùi Diễm Diễm  K094020130  - Tìm kiếm tài liệu phần Chứng chỉ tiền gửi - Chỉnh sửa file word và powerpoint. - Thuyết trình phần Chứng chỉ tiền gửi   2  Nguyễn Thị Thùy Dung  K094020131  - Tìm kiếm tài liệu phần Thương phiếu. - Tổng hợp file word, làm powerpoint. - Thuyết trình phần Thương phiếu.   3  Trần Vũ Đức  K094020137  - Tìm kiếm phần tài liệu Thương phiếu - Thuyết trình phần Thương phiếu   4  Trần Bảo Khuyên  K094020166  - Tìm kiếm tài liệu phần Tín phiếu kho bạc. - Thuyết trình phần Tín phiếu kho bạc.   5  Vũ Ngọc Lan  K094020183  - Tìm kiếm tài liệu phần Tín phiếu kho bạc - Thuyết trình phần Tín phiếu kho bạc.   6  Lê Ý Nhi  K094020202  - Tìm kiếm tài liệu phần Chứng chỉ tiền gửi. - Thuyết trình phần Chứng chỉ tiền gửi.   MỤC LỤC I. TÍN PHIẾU KHO BẠC 3 1. Định nghĩa 4 2. Đặc điểm của tín phiếu kho bạc: 4 3. Quá trình phát hành tín phiếu 4 4. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp 6 5. Định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành trên thị trường sơ cấp 5 II. Chứng chỉ tiền gửi 8 1.Định nghĩa chứng chỉ tiền gửi 9 2. Các tổ chức phát hành: 9 3. Người mua: 9 4. Kì hạn: 9 5. Cách tính lãi: 10 6. Các qui định khi mua – bán: 10 7. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi ngân hành 10 a. Ưu điểm: 10 b. Nhược điểm: 11 8. Các hình thức chứng chỉ tiền gửi: 11 III. Thương phiếu 12 1. Định nghĩa thương phiếu (Commercial paper) 12 2. Phân loại thương phiếu 12 3. Tính chất của thương phiếu 12 4. Ích lợi và nhược điểm của thương phiếu 13 a. Ích lợi chủ yếu của thương phiếu 13 b. Nhược điểm của thương phiếu 14 5. Hoạt động chiết khấu thương phiếu trên thị trường 14 6. Tình hình thương phiếu tại Việt Nam 16 7. Giải pháp cho hoạt động của thương phiếu tại Việt Nam 16 I. TÍN PHIẾU KHO BẠC 1. Định nghĩa Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ (tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành). Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản). 2. Đặc điểm của tín phiếu kho bạc: Do kho bạc nhà nước phát hành. Mục đích phát hành: + Nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. + Là công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất: cao Đặc điểm loại chứng khoán: Chiết khấu hoặc mang mệnh giá. Mức độ rủi ro vỡ nợ: thấp nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản) vì nó được Nhà nước bảo đảm thanh toán và thời hạn ngắn nên tác động của sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ không đáng kể. Tính thanh khoản (tính lỏng): là công cụ có tính thanh khoản cao nhất. Thời hạn của tín phiếu kho bạc: thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm với một hay nhiều mức mệnh giá. Hình thức phát hành: đấu thẩu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lí trên thị trường thứ cấp. *Ưu điểm: Nhà nước tiết kiệm được nhiều chi phí vay nợ. Ngân hàng trung ương thống nhất chỉ đạo chính sách lãi suất, tạo lập thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thị trường mở. Sự kết hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương được thường xuyên, đồng bộ và kịp thời. 3. Quá trình phát hành tín phiếu Tín phiếu kho bạc được phát hành trên thị trường sơ cấp trên cơ sở đấu thầu. Tại Việt Nam, các tổ chức tham gia đấu thầu thường là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm thỏa mãn một số quy định trong đó quan trọng nhất là phải có vốn pháp định bằng hoặc cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Có hai hình thức đấu thầu là ngang mệnh giá và chiết khấu. Các phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt thầu. Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc được dựa vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, và khối lượng tín phiếu kho bạc chính phủ muốn huy động. Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu. Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất mà khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu, tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng thầu. Khung 1: Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc (02 tháng 02 năm 2001) Các đối tượng được phép tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tại Ngân hàng Nhà nước phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, có tài khoản tiền đồng mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rằng mỗi thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc phải kí quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng kí đấu thầu. 4. Định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành trên thị trường sơ cấp Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu. Điều đó có nghĩa là, tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đáo hạn, chứ không trả lãi theo định kỳ. Giá tín phiếu bán ra khi phát hành được tính theo công thức sau: P =  (2) Trong đó, P là giá tín phiếu kho bạc bán ra F là mệnh giá tín phiếu kho bạc r là lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu (%/năm) T là kỳ hạn của tín phiếu 365 ngày trong năm Giải thích: F là mệnh giá của tín phiếu, hay là giá trị người giữ tín phiếu nhận lại khi đáo hạn.Vì từ khi phát hành đến khi đáo hạn, tín phiếu không trả lãi suất, nên giá tín phiếu khi phát hành sẽ bằng giá trị hiện tại của F, với tỷ lệ chiết khấu là rT/365, vì r (lãi suất %/năm) được chuyển về rT/365 là lãi suất %/kỳ hạn của tín phiếu. Khung 3: Ví dụ định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành Trong ví dụ ở Khung 1, mệnh giá tín phiếu kho bạc là F = 1.000.000đ, kỳ hạn T = 91 ngày (3 tháng), lãi suất trúng thầu r = 4,95%/năm. P =  =  = 987, 809 đ 5. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp Về cơ bản, công thức 2 vẫn được áp dụng, nhưng lúc này ta phải chiết khấu bằng lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường là i %/năm. Giá tín phiếu kho bạc mua bán lại trên thị trường thứ cấp được tính theo công thức sau: P =  Trong đó: P là giá tín phiếu kho bạc F là mệnh giá tín phiếu kho bạc i là lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường (%/năm) t số ngày từ thời điểm tính toán đến khi tín phiếu đáo hạn 365 là số ngày trong năm Ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu.1 Ở một số quốc gia (trong đó có Việt Nam), chính phủ đưa ra lãi suất chỉ đạo trong quá trình đấu thầu và lãi suất trúng thầu không được vượt quá lãi suất chỉ đạo này. Lãi suất chỉ đạo được áp dụng để giới hạn mức lãi tối đa mà chính phủ phải trả cho tín phiếu kho bạc huy động, nhưng khi áp dụng biện pháp này thì chính phủ có thể không huy động được đủ khối lượng tín phiếu mong muốn. Khung 2: Ví dụ về phát hành tín phiếu kho bạc Trong đợt phát hành 26/06/2000, chính phủ dự kiến huy động 300 tỷ đồng (300.000 tín phiếu, mỗi tín phiếu có mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng). Số thành viên dự thầu là 4. Phiếu đặt thầu Lãi suất đặt thầu Khối lượng tín phiếu đặt thầu Thành viên A 4,50% 100 tỷ đồng Thành viên B 4,95% 140 tỷ đồng Thành viên C 4,95% 110 tỷ đồng Thành viên D 5,00% 100 tỷ đồng Xếp các phiếu đặt thầu theo lãi suất từ thấp đến cao, 3 thành viên đầu có tổng khối lượng đặt mua là 350 tỷ đồng, lớn khối lượng chính phủ huy động. Vậy, thành viên D sẽ không trúng thầu. - Lãi suất trúng thầu là 4,95% áp dụng chung cho cả 3 thành viên A, B & C. - Thành viên A sẽ mua được toàn bộ 100 tỷ đồng tín phiếu (100.000 tín phiếu). - Thành viên B và C phải chia nhau khối lượng 200 tỷ đồng tín phiếu còn lại theo tỷ lệ khối lượng đặt thầu của họ - Khối lượng tín phiếu B mua được: 200*140/(140+110) = 112 tỷĐ (112.000 tín phiếu). - Khối lượng tín phiếu C mua được: 200*110/(140+110) = 88 tỷĐ (88.000 tín phiếu). Các phương thức phát hành tín phiếu kho bạc: *Phát hành tín phiều Kho bạc trực tiếp thông qua Kho bạc nhà nước: Các đơn vị kho bạc ở các tỉnh thành phố được trực tiếp tổ chức bán lẻ tín phiếu Kho bạc cho các đối tượng như cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng … Trước mỗi đợt phát hành, Bộ tài chính thông báo trên các phương tiện thong tin đại chúng về kế hoạch phát hành như: doanh số, thời hạn, lãi suất, mệnh giá, thời gian, phương thức thanh toán, địa điểm, … Vì tín phiếu Kho bạc phát hành dưới hình thức ghi số, người mua phải mở tài khoản chứng khoán và tiền mặt chỉ định để phản ánh các khoản thành toán tiền và chứng khoán phát sinh từ việc mua bán tín phiếu. Mọi khoản lãi, gốc được thanh toán trực tiếp vào tài khoán tiền chri định của người mua. *Phát hành thông qua đại lý Kho bạc nhà nước có thể phát hành tín phiếu Kho bạc thong qua đại lý là các tổ chức tín dụng. Các đại lý này được hưởng một khoản phí do Bộ tài chính quy định. Trên thị trường OTC, tín phiếu Kho bạc được mua bán vào bất cứ lúc nào. Các nhà kinh doanh tín phiếu kho bạc chính là các nhà tạo thị trường, còn các nhà môi giới đóng vài trò trung gian cho khách hàng của mình. Các tín phiếu kho bạc thường được trao đổi với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 1.Định nghĩa chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ năm 1961, sau đó được lưu hành ở Anh. Tại Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và chưa được phổ biến rộng rãi. Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit / CDs/ CD) là một loại Giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. 2. Các tổ chức phát hành: Các ngân hàng thương mại. 3. Người mua: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 4. Kì hạn: Điều khoản của một chứng chỉ tiền gửi có quy định thời hạn ít nhất là 3 tháng và dài nhất là 5 năm. Thời hạn càng dài thì lãi suất mà ngân hàng cung cấp chứng chỉ tiền gửi cho bạn sẽ càng cao hơn, đây chính là phần bù vì việc các nhà đầu tư sẽ phải gửi tiền của mình trong thời gian lâu hơn. Cụ thể: Ngắn hạn: 3 tháng- dưới 1 năm Dài hạn: 1 năm – 5 năm. Đồng tiền sử dụng trong việc mua bán chứng chỉ tiền gửi: tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc vàng. 5. Cách tính lãi: Lãi suất chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành quy định phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Cách tính lãi: Số tiền lãi = Mệnh giá x Lãi suất x Kỳ hạn 6. Các qui định khi mua – bán: Khi đã mua chứng chỉ tiền gửi, bên mua không được rút vốn trước thời hạn. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cần thiết, người mua có thể rút vốn trước hạn là “có thể cầm cố để vay vốn”. Khi cần rút vốn trước hạn, ngân hàng có thể cho vay lại với tài sản đảm bảo là chứng chỉ tiền gửi, thực chất là người mua bán lại chứng chỉ tiền gửi này cho ngân hàng để thu hồi vốn. Tất nhiên, lãi suất cho vay lại phải cao hơn lãi suất mà ngân hàng đã trả cho người mua chứng chỉ tiền gửi. Ở một số ngân hàng, để người mua giấy tờ có giá an tâm, trong thể lệ phát hành giấy tờ có giá có ghi luôn mức lãi suất cho vay trong trường hợp người mua cần thu hồi vốn trước hạn. 7. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi ngân hành a. Ưu điểm: Chứng chỉ tiền gửi là một tài sản đầu tư ít rủi ro vì thường được bảo đảm bởi các chính phủ. Như ở Mỹ, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng được bảo đảm bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation) còn chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành được bảo đảm bởi Hội liên hiệp tín dụng quốc gia (National Credit Union Administration). Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian đầu tư. Điều này là rất hấp dẫn đối với những nhà đầu tư đang tìn kiếm sự an toàn. Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường. Các cá nhân muốn tối đa hóa lợi nhuận khoản tiền tiết kiệm của mình có thể tìm đến với các chứng chỉ tiền gửi, như vậy sẽ tốt hơn so với việc gửi ở tài khoản tiết kiệm hay tham gia thị trường tiền tệ. Ví dụ, lãi suất một chứng chỉ tiền gửi thời gian đáo hạn 3 tháng thường sẽ cao hơn là lãi suất của một thương phiếu thời hạn 3 tháng trên thị trường tiền tệ. Bạn cũng có thể dùng số tiền khi đáo hạn của chứng chỉ tiền gửi để mua tiếp một chứng chỉ tiền gửi thêm 3 tháng nữa thay vì rút tiền mặt về. b. Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của Chứng chỉ tiền gửi là tính thanh khoản của nó không cao bằng tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm. Chứng chỉ tiền gửi có hình phạt nếu bạn muốn rút tiền của mình trước khi đáo hạn. Bạn không chỉ bị mất số tiền lãi có thể nhận được mà còn bị mất 10% tài sản gốc của mình. Đầy gọi là hình phạt rút sớm cho các nhà đầu tư. Về dài hạn, chứng chỉ tiền gửi trả lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Nếu bạn muốn gửi tiền của mình trong vòng 5 năm, tốt nhất là bạn nên tìm mua một trái phiếu có độ tín nhiệm cao nhất. Dù sẽ không được chính phủ đảm bảo nhưng lãi suất của chúng vẫn cao hơn nhiều so với chứng chỉ tiền gửi. 8. Các hình thức chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là chứng chỉ có ghi tên người sở hữu. Tổ chức tín dụng phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh phải mở sổ đăng ký Quyền sở hữu và tiến hành đăng ký lại khi khách hàng có yêu cầu Chuyển nhượng quyền sở hữu. Áp dụng đối với người mua là cá nhân. Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ vô danh thuộc sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá. Hình thức chứng chỉ vô danh áp dụng đối với người mua là cá nhân và tổ chức. Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: chi nhánh phát hành mở cho chủ sở hữu một tài khoản chứng chỉ và giao cho chủ sở hữu một chứng chỉ với nộng dung có tài khoản chứng chỉ. Hình thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng phát hành. Trường hợp phát hành theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng phát hành cấp chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua. III. Thương phiếu 1. Định nghĩa thương phiếu (Commercial paper) Những công ty lớn, nổi tiếng thường phát hành những giấy nợ ngắn hạn không có đảm bảo thay vì vay nợ ngân hàng để tài trợ cho những nhu cầu cầu tiền mặt ngắn hạn. Các giấy nợ này gọi là thương phiếu. Thông thường những thương phiếu này được đảm bảo bằng một hạn mức tín dụng tại ngân hàng tức là quyền cho phép công ty mượn của ngân hàng để trả cho các thương phiếu đáo hạn. Các thương phiếu có thời gian đáo hạn khoảng 1 đến 2 tháng. Thương phiếu được coi là loại chứng khoán an toàn vì tình hình tài chính của các công ty lớn tròng khoản thời gian 1 đến 2 tháng được xem là có thể theo dõi và dự báo được. Tại Việt Nam đã có quy định về thương phiếu. Thương phiếu do công ty phát hành phải dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa hai công ty và có thể chuyển nhược được. Tuy vậy thương phiếu tại Việt Nam mới chỉ là công cụ trong thanh toán xuất nhập khẩu là chủ yếu, chưa phải là loại công cụ để đầu tư. 2. Phân loại thương phiếu Thương phiếu tồn tại dưới 2 hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu:  ° Hối phiếu: là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.   °Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.  Như vậy, hối phiếu là lệnh đòi tiền do chủ nợ lập và chỉ sử dụng trong quan hệ thương mại, còn lệnh phiếu thì do người mua chịu lập, được sử dụng không chỉ trong quan hệ thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự khác.  3. Tính chất của thương phiếu ° Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền.   ° Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.   ° Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Tính chất này khiến thương phiếu trở thành một loại phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu.  4. Ích lợi và nhược điểm của thương phiếu a. Ích lợi chủ yếu của thương phiếu Thứ nhất, nhờ vào tính chất lưu thông, thương phiếu đã trở thành một công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ,  Thứ hai, nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp.  Thứ ba, thương phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết khấu hay nhận cho vay cầm cố. Hơn thế nữa, tài sản đảm bảo này lại có tính thanh khoản cao vì ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước để khôi phục nguồn vốn của mình.    Thứ tư, thương phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu thông.  Thứ năm, trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu, khi cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách chuyển nhượng lệnh phiếu cho ngân hàng khác. Đây là một giải pháp chứng khoán hoá các khoản cho vay của ngân hàng.  Thứ sáu, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.  b. Nhược điểm của thương phiếu Thứ nhất, do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo.  Thứ hai, với những nhược điểm sẵn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.  Thứ ba, quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau.  Tuy vậy, do tín dụng thương mại tồn tại song song với tín dụng ngân hàng nên những khiếm khuyết nêu trên của tín dụng thương mại và của sự vận dụng thương phiếu sẽ giảm đến mức xem như không đáng kể. 5. Hoạt động chiết khấu thương phiếu trên thị trường * Đối với ngân hàng: - Đây là một nghiệp vụ cấp tín dụng khá an toàn do:  + Tính thanh khoản của thương phiếu cao (ngắn hạn, dễ chuyển đổi), nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng khi nắm giữ thương phiếu, không bị ứ đọng vốn lâu. + Theo luật thì ngân hàng có quyền truy đòi tất cả các đối tượng có mặt trên tấm thương phiếu (kể cả người đã chuyển nhượng thương phiếu đó)chứ không riêng gì người có trách nhiệm chi trả ghi trong thương phiếu (chiết khấu có truy đòi). Do đó rủi ro tín dụng sẽ thấp đi do có nhiếu người phải chịu trách nhiệm trả nợ hơn. - Về
Luận văn liên quan