Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế trên 8%/năm. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và quá trình hội nhập của đất nước, ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang chuyển mình theo một xu hướng mới. Năm 2007 vừa qua là một năm thành công lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới. Cùng với sự kiện Việt Nam vừa là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Là một ngân hàng có bề dày hoạt động, Ngân hàng công thương Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định và đang tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Ngân hàng trên địa bàn cả nước cũng như trong khu vực. Mặc dù mới được thành lập từ năm 1999, nhưng Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam luôn là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Với truyền thống hoạt động và phát triển cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và Hội sở ngân hàng công thương Việt Nam, trong những năm tới Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa để chuẩn bị cho mình những tiền đề quan trọng trước khi bước vào hội nhập cùng thế giới. Trong 5 tuần thực tập tại Sở giao dịch I, em đã có cơ hội để tìm hiểu khái quát về đơn vị. Báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây gồm có các nội dung chính sau: - Phần I: Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. - Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. - Phần III: Định hướng của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế trên 8%/năm. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và quá trình hội nhập của đất nước, ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang chuyển mình theo một xu hướng mới. Năm 2007 vừa qua là một năm thành công lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới. Cùng với sự kiện Việt Nam vừa là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Là một ngân hàng có bề dày hoạt động, Ngân hàng công thương Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định và đang tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Ngân hàng trên địa bàn cả nước cũng như trong khu vực. Mặc dù mới được thành lập từ năm 1999, nhưng Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam luôn là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Với truyền thống hoạt động và phát triển cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và Hội sở ngân hàng công thương Việt Nam, trong những năm tới Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa để chuẩn bị cho mình những tiền đề quan trọng trước khi bước vào hội nhập cùng thế giới. Trong 5 tuần thực tập tại Sở giao dịch I, em đã có cơ hội để tìm hiểu khái quát về đơn vị. Báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây gồm có các nội dung chính sau: Phần I: Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. Phần III: Định hướng của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam 1. Khái quát về Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam 1.1 Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam Ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank) được thành lập tháng 7 năm 1988 trên cơ sở sát nhập vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là 1 trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, ngân hàng công thương có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, và bắt đầu tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng đến 35% so với năm trước. Ngân hàng công thương Việt Nam có mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với 2 sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và sở giao dịch II tại thành phố Hồ Chí Minh), 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Ngân hàng hiện có 3 công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chinh, công ty TNHH chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cùng với 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo. Do yêu cầu của việc mở rộng hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế, ngày 30/12/1998, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ký quyết định số 134/QĐ – HĐQT – NHCT1 sắp xếp và tổ chức hoạt động Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng công thương Việt Nam. Đến ngày 1/1/1999, Sở giao dịch chính thức được thành lập, có trụ sở tại số 10 Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, trở thành 1 trong 2 Sở giao dịch của ngân hàng công thương Việt Nam, hạch toán phụ thuộc như một đơn vị thành viên trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Ngày 20/10/2003, Chủ tịch HĐQT NHCTVN ban hành quyết định số 153/QĐ-HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo Dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ. So với ban đầu khi mới thành lập thì hiện nay, Sở giao dịch I đã mang một bộ mặt hoàn toàn mới. Theo điều lệ của Ngân hàng công thương Việt Nam, Sở giao dịch I là đại diện uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng công thương Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng công thương Việt Nam. Sở giao dịch I có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Sở giao dịch I được ký hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam. Sở giao dịch I ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng công thương Việt Nam. Kể từ khi được thành lập đến nay, Sở giao dịch I đã không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng, trở thành một trong những ngân hàng hiện đại, đạt hiệu quả cao trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam; đã, đang và sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng – tài chính của nên kinh tế. 1.2 Nghĩa vụ và quyền hạn của Sở giao dịch I a) Nghĩa vụ Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam có các nghĩa vụ chính sau: Thứ nhất, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thứ hai, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và Ngân hàng công thương Việt Nam. b) Quyền hạn Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam có các quyền hạn chính sau: Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ hoạt động kinh doanh. Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam. Chiết khấu kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam và theo mức uỷ quyền. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ khác. Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ấn chỉ quan trọng. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. Thực hiện một số nghiệp vụ khác do Ngân hàng công thương Việt Nam giao. 1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước, có tổ chức nhân sự theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam. Hiện nay, Sở giao dịch I có 280 cán bộ, trong đó có 16 cán bộ có trình độ trên đại học (chiếm 5,7%), 213 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 76%) và số cán bộ còn lại được đào tạo cao đẳng. Ngày 20/10/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Thực hiện dự án này, 9 phòng ban và một tổ bảo hiểm trước đây của Sở giao dịch I đã được tổ chức lại thành 12 phòng ban và một tổ giám đốc.  1.3.1. Ban giám đốc Ban giám đốc Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam gồm có 5 người: một giám đốc và 4 phó giám đốc. Quyền hạn và nghĩa vụ của ban giám đốc được quy định trong điều lệ của Sở giao dịch I và không trái với điều lệ của Ngân hàng công thương Việt Nam. Giám đốc có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời phụ trách phòng khách hàng là các doanh nghiệp lớn (phòng khách hàng I), phòng tổ chức hành chính và phòng kiểm soát nội bộ. Bốn phó giám đốc được chia phụ trách các mảng hoạt động của ngân hàng như mảng tín dụng, hành chính quản trị, giao dịch; mảng kế toán giao dịch và kế toán tài chính; mảng khách hàng tư nhân, tổng hợp - tiếp thị và tiền tệ - kho quỹ; mảng tài trợ, tổng hợp và thông tin điện toán. Trách nhiệm của 4 phó giám đốc về phụ trách các mảng hoạt động có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Khi giám đốc đi vắng sẽ ký giấy uỷ quyền cho 1 trong 4 phó giám đốc để giải quyết công việc. 1.3.2. Chức năng các phòng ban 1.3.2.1. Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. 1.3.2.2 Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng công thương. 1.3.2.3 Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam. Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước. 1.3.2.4. Phòng khách hàng I (Doanh nghiệp lớn) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. 1.3.2.5. Phòng khách hàng II (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.3.2.6. Phòng khách hàng cá nhân Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam; Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. 1.3.2.7. Phòng tổng hợp tiếp thị Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. 1.3.2.8. Phòng tiền tệ kho quỹ Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. 1.3.2.9. Phòng kế toán giao dịch Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. 1.3.2.10. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam. 1.3.2.11. Phòng dịch vụ thẻ Là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch I, thực hiện chức năng tham mưu cho Ban giám đốc nghiên cứu phát triển dịch vụ thanh toán các loại thẻ do NHCT phát hành. Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo đúng quy định của NHCT Việt Nam bảo đảm an toàn hiệu quả, phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, văn minh. 1.3.2.12. Phòng thông tin điện toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động trong hệ thống mạng máy tính của chi nhánh. 1.4. Sản phẩm dịch vụ của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam hoạt động như một ngân hàng đa doanh, loại hình sản phẩm dịch vụ của Sở có thể được chia thành các nhóm sau: 1.4.1. Nhận tiền gửi - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn; tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang… - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. 1.4.2. Cho vay và bảo lãnh - Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ. - Cho vay trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ. - Tài trợ xuất nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất… - Đồng tài trợ, uỷ thác theo các chương trình: Đài Loan, Việt Đức và các hiệp định tín dụng khung… - Thấu chi cho vay tiêu dùng. - Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu, bão lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán… 1.4.3. Tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng, thông báo, xác nhận. thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A) 1.4.4. Dịch vụ thanh toán - Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc… - Quản lý vốn. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. - Chi trả kiều hối. 1.4.5. Dịch vụ ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap). - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu). - Thu, chi hộ tiền mặt VND và ngoại tệ… 1.4.6. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER Card) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt. - Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking. 1.4.7. Hoạt động đầu tư - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong và ngoài nước. - Đầu tư hùn vốn trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước. 1.4.8. Dịch vụ khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. - Tư vấn đầu tư tài chính. - Cho thuê két sắt; quản lý vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá. - Cho thuê tài chính thông qua công ty cho thuê tài chính. - Môi giới, lưu ký, tư vấn, đại lý thanh toán, phát hành … chứng khoán thông qua công ty TNHH chứng khoán. - Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ … thông qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Phần II: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch I – NHCT Việt Nam 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn Phát huy thế mạnh truyền thống, trong những năm qua công tác huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì và phát triển. Bảng 2.1: Tổng vốn huy động (đơn vị: tỷ đồng)  Năm 2005  Năm 2006  T11/ 2007   Tổng vốn huy động - VND -Ngoại tệ (quy đổi VND)  16.071 13.709 2.362  17.448 14.953 2.495  17.266 14.644 2.622   Tăng trưởng (%)   8,57  -1,04   (Tổng vốn huy động: không bao gồm vốn tự có) (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006,2006,2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, Sở giao dịch I đã chủ động khai thác các hình thức huy động phong phú như: phát hành kỳ phiếu nội, ngoại tệ với nhiều kỳ hạn, các hình thức tiết kiệm, tiền gửi… từ mọi thành phần trong nền kinh tế, nên đã thu hút được số lượng đông đảo khách hàng. Bảng 2.2: cơ cấu nguồn huy động (đơn vị: tỷ đồng)  Năm 2005  Năm 2006  T11/2007   Tổng vốn huy động  16.071  17.448  16.718   Tiền gửi doanh nghiệp - Tỷ trọng (%)  10.399 64,7  9.859 56,5  12.735 76,2   Tiền gửi dân cư - Tỷ trọng (%)  3.908 24,3  3.370 19,3  3.412 20,4   Tiền gửi khác - Tỷ trọng (%)  1.764 11  4.219 24,2  571 2,4   (Nguồn vốn huy động không bao gồm vốn tự có) (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam) Như vậy, qua số liệu trên ta thấy: Thứ nhất, Sở giao dịch I huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi của doanh nghiệp. Trong 3 năm, tỷ trọng của nguồn này luôn là lớn nhất. Tuy nhiên, đây lại là một nguồn không ổn định do có kỳ hạn ngắn và doanh nghiệp có thể rút vốn bất cứ lúc nào mà không phải báo trước. Đây là một bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Sở. Thứ hai, tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Xu hướng này cho thấy Sở giao dịch I trong những năm qua đã có những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn, không quá phụ thuộc vào một nguồn duy nhất là tiền gửi của doanh nghiệp. Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Các hình thức tín dụng Sở cung cấp cho khách hàng gồm có: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung – dài hạn. Ngoài việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng, Sở còn kết hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn cấp tín dụng dưới dạng đồng tài trợ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Sở giao dịch I đã đơn giản hoá thủ tục cho vay nhằm tạo sự nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định. Bảng 2.3: dư nợ cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế của Sở giao dịch I (đơn vị: tỷ đồng)  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   Tổng vốn huy động  16.071  17.448  16.718   Tổng dư nợ cho vay và đầu tư  2.787,7  2.777  3.100,7   Tỷ lệ Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động  17,35%  16%  18,55%   (Tổng vốn huy động không bao gồm vốn tự có) (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam) Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay và đầu tư (đơn vị: tỷ đồng)  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   Tổng Dư nợ Trong đó:  2.787,7  2.777  3.100,7   - Dư nợ VND Tỷ trọng(%)  1.888,8 67,7  1.906,7 68,7  1.958 63   - Dư nợ ngoại tệ Tỷ trọng(%)  898,9 32,3  870,3 31,3  1.142,7 37   Tổng (%)  100  100  100   (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam) Từ hai bảng trên có thể thấy rằng: - Sở giao dịch I chủ yếu cho vay bằng nội tệ, tuy nhiên thì cho vay bằng ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dư nợ của Sở, và đang có xu hướng gia tăng. - Vốn huy động của ngân hàng chưa được sử dụng có hiệu quả tối đa. Tỷ lệ Dư nợ/ Tổng vốn huy động trong 3 năm đều không vượt quá 20%. Lý giải cho vấn đề này là tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trong tổng vốn huy động của Sở chiếm tỷ trọng lớn, mà đây là một nguồn không thích hợp để cho vay của ngân hàng như đã nói ở trên. Đây cũng là một vấn đề mà Sở giao dịch I cần quan tâm xem xét để có đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay. 2.1.2. Các dịch vụ khác của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam Xác định mục tiêu đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ là hướng đi tất yếu phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế, là nhiệm vụ xuyên suốt trong chiến lược kinh doanh, Sở giao dịch I đã có những bước chuẩn bị cần thiết từ việc đào tạo cán bộ đến nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Đến nay, ngoài những sản phẩm dịch vụ truyền thống, Sở đã triển khai đ
Luận văn liên quan