Đề tài Tình hình phạm tội, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã giành được nhiều thắng lợi to lớn và quan trọng, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội, từ đó tạo ra vị thế ổn định và phát triển đi lên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường đã đem lại những yếu tố tiêu cực: làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, sự tha hoá trong lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm có điều kiện phát sinh và tồn tại. Trước tình hình mới, diễn biến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở Hà Nội rất phức tạp, các vụ án nghiêm trọng có chiều hướng ngày càng gia tăng. Trong đó tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, xu hướng ngày càng gia tăng với những thủ đoạn ngày càng đa dạng, tinh vi, táo bại. Chúng lợi dụng những sơ hở mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường để hoạt động phạm tội. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân, đồng thời tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự ở Hà Nội. Vì vậy việc đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên cấp thiết. Từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Toà án thành phố Hà Nội em đã tập trung nghiên cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tìm hiểu tình hình phạm tội, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở sự phân tích, đánh giá những số liệu thực tiễn, em đã đưa ra những kiến nghị của cá nhân em nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này. Do lần đầu tiếp xúc thực tế, thời gian nghiên cứu, thu thập thông tin và viết bài có hạn nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy, cô và các độc giả.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4210 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình phạm tội, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã giành được nhiều thắng lợi to lớn và quan trọng, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội, từ đó tạo ra vị thế ổn định và phát triển đi lên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường đã đem lại những yếu tố tiêu cực: làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, sự tha hoá trong lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm có điều kiện phát sinh và tồn tại. Trước tình hình mới, diễn biến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở Hà Nội rất phức tạp, các vụ án nghiêm trọng có chiều hướng ngày càng gia tăng. Trong đó tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, xu hướng ngày càng gia tăng với những thủ đoạn ngày càng đa dạng, tinh vi, táo bại. Chúng lợi dụng những sơ hở mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường để hoạt động phạm tội. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân, đồng thời tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự ở Hà Nội. Vì vậy việc đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên cấp thiết. Từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Toà án thành phố Hà Nội em đã tập trung nghiên cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tìm hiểu tình hình phạm tội, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở sự phân tích, đánh giá những số liệu thực tiễn, em đã đưa ra những kiến nghị của cá nhân em nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này. Do lần đầu tiếp xúc thực tế, thời gian nghiên cứu, thu thập thông tin và viết bài có hạn nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy, cô và các độc giả. PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 2.1. Thời gian thu thập thông tin. Đợt thực tập của em tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội được bắt đầu từ ngày 7/1/2008 đến hết ngày 18/4/2008. Trong khoảng thời gian 2 tháng đầu, em thực tập tại Toà hình sự - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Tại đây em có cơ hội tiếp xúc thực tế, được tiếp cận với cách thức làm việc của một công chức toà án, được làm một số công việc thực tế như: nghiên cứu hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội chuyển sang, đánh máy đầu bản án…Qua quá trình làm việc, em có cơ hội được nghiên cứu kĩ lưỡng hồ sơ rất nhiều vụ án , trong đó có các vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử, đang xét xử và chuẩn bị xét xử trong thời gian gần đây. Ngoài ra trong thời gian thực tập em còn có cơ hội tham dự rất nhiều phiên toà xét xử các vụ án hình sự và dân sự do Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành. Điều này đã giúp em có những kiến thức thực tiễn quý báu, giúp em hiểu sâu hơn về các khía cạnh như tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện phạm tội…của các loại tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. 2.2. Phương pháp thu thập thông tin. Dựa trên những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường, em hiểu rằng muốn nhận thức tình hình tội phạm một cách chính xác, toàn diện nhất cần phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự vận động …Vì vậy để có một cách nhìn toàn diện, bao quát, khách quan nhất về thực tiễn tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong quá trình thu thập thông tin, em đã sử dụng nhiều phương pháp cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong thời gian thực tập, em đã tiến hành thu thập thông tin trực tiếp bằng cách trực tiếp tham dự các phiên toà xét xử các vụ án hình sự do toàn án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành, ngoài ra em còn trực tiếp đi xác minh cùng cán bộ toà án. Bằng phương pháp này, em có thể hiểu rõ hơn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đường lối xử lý các vụ án này trên thực tế. Ngoài ra, để có được cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, em đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua việc nghiên cứu báo cáo thống kê các vụ án hình sự hàng năm để có được số liệu chính xác về tổng số các vụ án hình sự được toà án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết hàng năm, số lượng các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được giải quyết hàng năm, diễn biến của tình hình tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong những năm gần đây. Không chỉ như vậy, để hiểu vấn đề sâu sắc hơn, em còn tiến hành thu thập thông tin thông qua việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội về các vụ án mà toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử trong những năm gần đây. Điều này sẽ giúp em có thể hiểu sâu sắc hơn về bản chất, nguyên nhân và điều kiện phát sinh và tồn tại của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 2.3. Nguồn thu thập tư liệu. Những thông tin em thu thập được trong thời gian thực tập tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xuất phát từ những nguồn cơ bản sau: - Bản án, quyết định của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội từ đầu năm 2003 đến hết quý I năm 2008. - Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội về những vụ án trong thời gian gần đây. - Thống kê kết quả xét xử hàng năm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội từ đầu năm 2003 đến hết năm 2007. 2.4. Các thông tin thu thập được. 2.4.1. Số liệu thống kê tình hình phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bảng 1: bảng thống kê các vụ án hình sự sơ thẩm do Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử từ năm 2003 đến hết năm 2007 Năm Tổng số vụ án đã xét xử Số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét xử Tỉ lệ ( %) Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2003 1183 2125 20 46 1,69 2,16 2004 821 1420 18 40 2,19 2,82 2005 496 1008 20 62 4,03 6,15 2006 466 991 27 66 5,79 6,66 2007 461 1221 40 56 8,68 4,59 Bảng 2: bảng thống kê kết quả xét xử sơ thẩm các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến hết năm 2007 Năm Tổng số bị cáo đã xét xử Hình phạt Đưa đi trường giáo dưỡng Phạt tiền Trục xuất Án treo Tù từ 3 năm trở xuống Tù từ trên 3năm đến 7 năm Tù từ trên 7năm đến 15năm Tù từ trên 15năm đến 20 năm Tổng hợp hình phạt trên 20năm Tù chung thân Tử hình 2003 46 1 0 0 3 0 23 16 2 1 0 0 2004 40 0 0 0 10 1 11 14 2 0 1 1 2005 62 0 0 2 8 8 15 21 4 0 4 0 2006 66 0 1 0 6 8 14 22 11 0 2 2 2007 56 0 0 0 10 4 11 15 10 0 6 0 Tổng số 270 1 1 2 37 21 74 88 29 1 13 3 Tỉ lệ (%) 100 0,37 0,37 0,74 13,7 7,78 27,4 32,6 10,74 0,37 4,8 1,11 Nguồn: số liệu thống kê của văn phòng Toà án nhân dân thành phố Hà Nội 2.4.2.Một số vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản điển hình: Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những diễn biến rất phức tạp, ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn mới tinh vi hơn. Sau đây là một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với những thủ đoạn điển hình. */ Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn làm giả giấy tờ, tài liệu và cấu kết với các nhân viên trong công ty bảo hiểm để chiếm đoạt tiền bảo hiểm. Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thái Phong (viết tắt là công ty Việt Thái Phong) do Phan Hồng T làm Giám đốc được thành lập theo quyết định số 548 ngày 13/3/1999. Ngày 9/10/2002, công ty trách nhiệm hữu hạn Sông Tiền (viết tắt là công ty Sông Tiền) do bà Nguyễn Thị Ánh giám đốc làm đại diện và công ty Pizoleag (Thụy Sỹ) do ông Nguyễn Thượng Hải làm đại diện ký 2 hợp đồng kinh tế số 02 và 03 bán 2 lô hàng tôm biển cho công ty Pizoleag với giá FOB thành phố Hồ Chí Minh, hàng vận chuyển từ cảng thành phố Hồ Chí Minh đến cảng Hamburg (Đức). Thực hiện hợp đồng đã ký, ngày 1/11/2002, công ty Sông Tiền đã giao lô hàng 15.840 kg tôm biển trị giá 144.340 USD do tàu Đaxim vận chuyển rời cảng thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6/11/2002 lô hàng 14.209,4 kg tôm biển trị giá 130.000,48 USD do tàu Liliiem vận chuyển rời cảng thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó lô hàng 14.209,4 kg đến Hamburg an toàn. Còn lô hàng 15.840 kg đựng trong Container số HICU 69 được công ty trách nhiệm hữu hạn EMC Việt Nam cấp vận đơn số 1335 ngày 1/11/2002 cho công ty Sông Tiền, cước phí vận tải là 3.400 USD, khi đến Colombo bị cháy hoàn toàn lúc 8h30; giờ Việt Nam ngày 11/11/2002. Khoảng 14h ngày 11/11/2002, sau khi biết tin, Phan Hồng T nhờ anh Trần Văn Trí nhân viên công ty Sông Tiền đem theo 2 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm: 1 vận đơn của công ty EMC Việt Nam cấp cho công ty Sông Tiền. 1 hóa đơn thương mại. 1 bảng chi tiết hàng hóa của công ty Sông Tiền. Đến chi nhánh công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (viết tắt là PJICO Sài Gòn) để mua bảo hiểm cho 2 lô hàng trên. Nguyễn Thị Bích Hợp, nhân viên phòng bảo hiểm PJICO Sài Gòn nhận hồ sơ. Mặc dù biết hóa đơn thương mại của công ty Sông Tiền tính giá FOB thành phố Hồ Chí Minh, không đủ điều kiện cấp đơn bảo hiểm, nhưng Hợp vẫn tính giá trị hàng dựa trên khai khống do T điện thoại cung cấp theo giá CIF Hamburg Đức. Sau đó Hợp viết 2 giấy yêu cầu bảo hiểm và hóa đơn thu phí bảo hiểm ngày 11/11/2002 cho 2 lô hàng. Anh Trí nhận 2 đơn bảo hiểm kèm theo thông báo nhưng không nộp phí bảo hiểm ngay mà giao các tài liệu trên cho chị Lê Thị Thu Thủy nhân viên công ty Việt Thái Phong. Ngày 18/11/2002, Lê Thị thu Thủy nhân viên công ty Việt Thái Phong đã đến PJICO Sài Gòn nộp phí bảo hiểm. Thủy đã đề nghị trong hóa đơn thu phí bảo hiểm số 006759 thu 35.717.474 đồng, ghi lùi ngày là 11/11/2002. Ngày 25/11/2002 Phan Hồng T về Việt Nam, mặc dù đã nghe Lê Thị Thu Thủy cáo cáo việc tàu bị cháy cũng như phí bảo hiểm đến ngày 18/11/2002 mới nộp (tàu cháy trước ngày nộp phí bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm là vô hiệu). Nhưng ngày 26/11/2002 T đã ký công văn gửi PJICO Sài Gòn đề nghị được trả tiền bảo hiểm lô hàng bị tổn thất. Quá trình khiếu kiện, Phan Hồng T đã lập các tài liệu giả mạo để chứng minh công ty Việt Thái Phong có đủ tư cách mua, thụ hưởng bảo hiểm và giá trị hàng được bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm. Ngay sau khi công ty Việt Thái Phong có công văn đề nghị được bồi thường bảo hiểm, chi nhánh PJICO Sài Gòn đã báo cáo và Fax toàn bộ hồ sơ công ty Việt Thái Phong mua bảo hiểm ra Hà Nội cho Phòng giám định bồi thường của công ty PJICO giải quyết theo thẩm quyền.Tại tờ trình của phòng giám định bồi thường, Trần Nghĩa V và Hồ Mạnh Q đã có ý kiến chỉ đạo Phòng giám định bồi thường, với nội dung: “ Vụ này có nhiều dấu hiệu trục lợi bảo hiểm do đó ta không cam kết thanh toán bồi thường , mà ta sẽ chấp nhận ra tòa và có biện pháp điều tra nhờ công an kinh tế hỗ trợ…” Ngày 22/4/2004 và ngày 30/7/2004, Vũ Dương Quý nhân viên phòng giám định bồi thường soạn thảo công văn số 611 và 935 gửi công ty Việt Thái Phong chính thức từ chối trả tiền bảo hiểm với lý do: Công ty Việt Thái Phong mua bảo hiểm sau khi tổn thất đã xảy ra gần 6 tiếng. Ngày 22/2/2005, T ra Hà Nội gặp V và Q, các bên thống nhất T phải chi 1,9 tỷ đồng cho V và Q nếu muốn được nhận 3,8 tỷ đồng tiền bảo hiểm. Ngày 3/3/2005, tổng công ty PJICO thông báo chấp nhận bồi thường bảo hiểm cho công ty Việt Thái Phong. Sáng ngày 4/3/2005, tổng công ty PJICO chuyển khoản số tiền chi trả bảo hiểm là 1.901.938.336 đồng cho công ty Việt Thái Phong. Ngày 8/3/2005, tổng công ty PJICO chuyển tiếp số tiền 1.901.661.622 đồng cho công ty Việt Thái Phong. Như vậy tổng công ty PJICO đã chi trả bảo hiểm số tiền 3.803.599.958 đồng cho công ty Việt Thái Phong. Sau khi nhận được tiền bồi thường bảo hiểm, T đã sử dụng 1,9 tỷ đồng đưa cho Q, trả nợ công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh 500.000.000 đồng, công ty Sông Tiền 100.000.000 đồng, số tiền còn lại T sử dụng trả nợ khác và chi tiêu cá nhân. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 34/2008/HSST ngày 23/1/2008, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố bị cáo Phan Hồng T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Áp dụng điểm a, khoản 4 Điều 139, điểm b, p khoản 1 và khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Phan Hồng T. Xử phạt: bị cáo Phan Hồng T 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 14/7/2005. */ Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn hứa hẹn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động mặc dù không có chức năng này. Tháng 5/2005, Hoàng Thị L đứng ra thành lập công ty cổ phần kinh tế quốc tế có trụ sở tại số 142/B4 khu đô thị mới Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội do Hoàng Thị L - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007745 mã số thuế 0101656292 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp với ngành nghề kinh doanh là đào tạo ngoại ngữ, môi giới xúc tiến việc làm… không có chức năng xuất khẩu lao động. Nhưng trong quá trình hoạt động từ tháng 10/2006, Hoàng Thị L đã trực tiếp thu tiền và hứa hẹn với người lao động sẽ cho họ đi xuất khẩu lao động tại các nước Đài Loan và Hàn Quốc. Cụ thể như sau: Anh Nguyễn Ngọc Tùng – sinh năm 1946. Trú quán: Hạ Hồi, Tàu Lập , Đan Phượng, Hà Nội. Ngày 30/10/2006 Hoàng Thị L nhận của anh Nguyễn Ngọc Tùng 10.000USD ≈ 160.790.000 đồng, đồng thời hứa một tháng sau khi nộp tiền sẽ cho con trai anh Tùng là Nguyễn Ngọc Tư đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Sau nhiều lần hứa hẹn, anh Nguyễn Ngọc Tùng thấy nghi ngờ nên đã gặp Hoàng Thị L đòi tiền. Hoàng Thị L đã trả cho anh Tùng là 2.800 USD còn lại 7.200 USD. Chị Nguyễn Thị Dung – sinh năm 1957. Trú quán: Khu 9 Phương Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ. Ngày 6/3/2007 Hoàng Thị L đã nhận của chị Nguyễn Thị Dung là 5.000 USD ≈ 80.000.000 đồng tiền đặt cọc hứa cho con trai chị là Nguyễn Phi Hùng đến ngày 6/4/2007 sẽ được đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Sau nhiều lần hứa hẹn, chị Dung thấy nghi ngờ nên ngày 29/9/2007 đã ra công an quận Hoàng Mai tố cáo. Ngày 15/10/2007 Hoàng Thị L đến nhà chị Nguyễn Thị Dung trả lại 5.000 USD, hiện chị Dung không yêu cầu bồi thường. Chị Dương Thị Thanh Hương – sinh năm 1965. Trú quán: Xóm Chùa, Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. Ngày 18/3/2007 và ngày 28/3/2007, Hoàng Thị L đã nhận của chị Dương Thị Thanh Hương tổng số 6.000 USD ≈ 96.136.000 đồng, hẹn đến tháng 6/2007 cho 2 lao động đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Sau nhiều lần thất hẹn, chị Dương Thị Thanh Hương thấy nghi ngờ nên đã viết đơn đến Công an quận Hoàng Mai tố cáo hành vi của Hoàng Thị L. Ngày 11/10/2007, Hoàng Thị L đã trả lại cho chị Dương Thị Thanh Hương 6.000 USD, chị Hương không yêu cầu bồi thường gì. Như vậy tổng số tiền Hoàng Thị L thu của 4 người lao động là 21.000 USD ≈ 336.924.000 đồng. Sau khi bị khởi tố bị can Hoàng Thị L đã nộp cho cơ quan cảnh sát điều tra 7.200 USD để trả lại cho anh Nguyễn Ngọc Tùng. Tại cơ quan cảnh sát điều tra, Hoàng Thị L đã khai nhận: Hoàng Thị L thành lập Công ty cổ phần quốc tế mặc dù không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng vẫn nhận tiền của người lao động để đi nhờ một số công ty khác có chức năng xuất khẩu lao động đưa người lao động đi xuất khẩu nhưng không được nên đã dùng tiền thu được của người lao động sử dụng vào mục đích cá nhân. Khi người lao động nhiều lần đòi tiền mới trả. Tại bản án số 08/2008/HSST ngày 08/01/2008, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên bố: bị cáo Hoàng Thị L phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Áp dụng điểm a, khoản 3 Điều 139, điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46, Điều 47, Điều 60 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Hoàng Thị L. Xử phạt: bị cáo Hoàng Thị L 36 ( ba mươi sáu ) tháng tù . Cho khấu trừ thời gian đã tạm giam trước đây là 3 tháng 26 ngày. Nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 5 năm kể từ ngày tuyên án. PHẦN 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN, TƯ LIỆU Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2003 đến hết năm 2007, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội có những diễn biến rất phức tạp. Cụ thể theo bảng thống kê sau : B ảng 3: bảng thống kê các vụ án hình sự sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải xét xử từ năm 2003 đến hết năm 2007 Năm Tổng số vụ án phải giải quyết Số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải giải quyết Tỉ Lệ Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2003 1366 2524 37 38 2,7 3,88 2004 936 1806 42 142 4,49 7,86 2005 668 1609 44 145 6,59 9,01 2006 565 1430 49 113 8,67 7,9 2007 655 1829 91 158 13,89 8,64 Nguồn: số liệu thống kê của văn phòng Toà án nhân dân thành phố Hà Nội Nhìn vào bảng số liệu thống kê kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ đầu năm 2003 đến hết năm 2007 ta nhận thấy: Tổng số vụ án hình sự sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết có xu hướng ngày càng giảm đi. Cụ thể: Năm 2003, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết 1366 vụ án hình sự với tổng số 2524 bị cáo thì đến năm 2004, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ còn phải giải quyết 936 vụ án hình sự với tổng số 1806 bị cáo và đến năm 2007, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ còn phải giải quyết 655 vụ án với tổng số 1829 bị cáo. Như vậy so với năm 2003, số vụ án mà Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết năm 2007 đã giảm đi 711 vụ ( giảm 52% ), tuy nhiên so với năm 2003, số bị cáo mà Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải xét xử chỉ giảm đi có 695 bị cáo ( giảm 27,5% ). Qua sự phân tích trên ta có thể rút ra kết luận: Từ năm 2003 đến hết năm 2007 tổng số vụ án hình sự sơ thẩm mà toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết ngày càng giảm đi, số vụ án giảm 52%, số bị cáo giảm 27,5%. Kết qủa đó thể hiện tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng ổn định, các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên số bị cáo phải đưa ra xét xử từ năm 2003 đến hết năm 2007 giảm chậm điều này thể hiện tích chất ngày càng tinh vi của các loại tội phạm, các đối tượng phạm tội đã không hoạt động đơn lẻ mà chúng có xu hướng liên kết với nhau tạo thành những băng nhóm, ổ nhóm tội phạm lớn, hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các cơ quan chức năng cần chú ý xu thế này để tập trung nghiện cứu đề ra những giải pháp hữu ích kịp thời giải quyết triệt để vấn đề này. Trước những kết quả đáng mừng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, thì số vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lại có xu thế trái ngược, có những diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng ngày càng gia tăng về cả số vụ án lẫn số bị cáo. Cụ thể: Năm 2003, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết 37 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số 98 bị cáo thì đến năm 2004, số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết là 42 vụ án với tổng số bị cáo lên đến 142 người. So với năm 2003, năm 2004 số vụ án hình sự sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết tăng thêm 5 vụ án, tăng 44 bị cáo. Đến năm 2007 số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết là 91 vụ với tổng số 158 bị cáo. Như vậy so với năm 2003, số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải giải quyết đã tăng lên đáng kể: tăng 54 vụ (tăng 146%), tăng 60 bị cáo (tăng 61%). Điều này trái ngược với xu thế giảm mạnh của các loại tội phạm khác. Số lượng các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là các nguyên nhân như: nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân về giáo dục, nguyên nhân về sự sơ hở trong quản lý…Những nguyên nhân này sẽ được phân tích kỹ ở phần dưới đây. 3.1 Nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 3.1.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế. Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực còn có những tác động tiêu cực, khiến cho một số người chỉ quan tâm tới lợi nhuận, lợi ích kinh tế là trên hết, nhiều người có thể làm bất xứ điều gì để duy trì sự tồn tại, để làm giàu bất chấp cả việc thực hiện hành vi phạm tội. Một số hành vi phạm tội trở nên phổ biến và n
Luận văn liên quan