Đề tài Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại Buôn Tiêu, xã ÊaTiêu, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Việt Nam phát triển đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu và 25% trong tổng GDP quốc gia, 76% dân số sống ở nông thôn, giai đoạn 1997/1998, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho hơn 66% lao động cả nước. Phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Trước năm 1988, Việt Nam luôn ở trong tình trạng mất an ninh lương thực, phải nhập khẩu lương thực hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhờ những chính sách đúng đắn về giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phát triển kinh tế nông hộ, tự do hóa thương mại, phát triển tín dụng nông thôn, khuyến nông,. Giai đoạn 1990-99, nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình 4,5 % / năm. Sản lượng lương thực 10 năm qua tăng bình quân 1,2 triệu tấn/năm. Lượng gạo xuất khẩu năm 1999 đạt 4,5 triệu tấn. Trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động Một số cây công nghiệp chủ yếu đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với khối lượng lớn. Khối lượng sản phẩm cà phê hiện đạt trên 400 ngàn tấn, cao su trên 200 ngàn tấn, chè 65 ngàn tấn, đường các loại 750 ngàn tấn. Diện tích cây ăn quả đạt khoảng 450 ngàn ha, sản lượng ước đạt gần 4,5 triệu tấn. Chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm. Năm 1999, tổng sản lượng thịt đạt 1,75 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 1998.

doc42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại Buôn Tiêu, xã ÊaTiêu, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam phát triển đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu và 25% trong tổng GDP quốc gia, 76% dân số sống ở nông thôn, giai đoạn 1997/1998, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho hơn 66% lao động cả nước. Phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Trước năm 1988, Việt Nam luôn ở trong tình trạng mất an ninh lương thực, phải nhập khẩu lương thực hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhờ những chính sách đúng đắn về giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phát triển kinh tế nông hộ, tự do hóa thương mại, phát triển tín dụng nông thôn, khuyến nông,... Giai đoạn 1990-99, nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình 4,5 % / năm. Sản lượng lương thực 10 năm qua tăng bình quân 1,2 triệu tấn/năm. Lượng gạo xuất khẩu năm 1999 đạt 4,5 triệu tấn. Trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động Một số cây công nghiệp chủ yếu đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với khối lượng lớn. Khối lượng sản phẩm cà phê hiện đạt trên 400 ngàn tấn, cao su trên 200 ngàn tấn, chè 65 ngàn tấn, đường các loại 750 ngàn tấn... Diện tích cây ăn quả đạt khoảng 450 ngàn ha, sản lượng ước đạt gần 4,5 triệu tấn. Chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm. Năm 1999, tổng sản lượng thịt đạt 1,75 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 1998. Trong khi sản phẩm chăn nuôi, đường, rau quả... chủ yếu được sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước như thì nhiều loại sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu với tỷ lệ rất cao như cà phê 95%, điều 100%, cao su 80-85%, hạt tiêu 90%, chè 50%...Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê vối đứng thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu điều thứ 4 trên thế giới. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước ước đạt 3,25 tỷ USD, tăng 11%. Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng thu nhập đạt trên 10% thời kỳ 1995 đến nay (thông tin từ trang AgroViet). Tỉnh Dak Lak chúng ta phát triển kinh tế vẫn tập trung chủ yếu vào việc phát triển nông nghiệp đặc biệt tập trung vào sản xuất cà phê và cao su, một ngành mang lại lợi thế rất lớn cho Dak Lak chúng ta. Không chỉ có vùng diện tích đất rộng lớn mà điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho việc canh tác. Cao su Dak Lak là sản phẩm xuất khẩu đứng thứ hai sau cà phê. Năm 2000 toàn tỉnh có 25.703 ha cao su tăng 54,3% so với năm 1990 (13.957 ha). Tỉnh Dak Lak cũng là một điểm nóng về tình hình An Ninh Chính Trị trong cả nước các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam bằng các âm mưu diễn biến hoà bình gây chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc làm mất ổn định trên địa bàn. Tiêu điểm là năm 2001 chúng lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Dak Lak nói riêng. Xã ÊaTiêu Huyện Krông Ana với 24 thôn buôn trong đó có 7 buôn người đồng bào dân tộc tại chổ thế nên việc phát triển kinh tế của xã nói chung và 7 buôn đồng bào nói riêng mang ý nghĩa hết sức đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa về mặt chính trị. Vì thế Nhiều năm qua tỉnh Dak Lak và Huyện Krông Ana đã đầu tư rất nhiều cho xã với mục tiêu ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế xã hội của xã cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Về phát triển kinh tế những khó khăn lớn đó là: giá cả hàng nông sản thường mất ổn định, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa có sơ cấu kinh tế hợp lý sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ mang tiêu dùng gia đình, chưa có sự kết hợp chặt chẻ giữa doanh nghiệp và người nông dân… Về mặt xã hội mặc dù đã mở các cuộc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân tuy nhiên việc tuyên truyền ít đi kèm với việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật để người nông dân làm ăn thế nên hiệu quả không cao. Vì thế tình hình chính trị xã hôi của xã còn diễn biến rất phức tạp. Buôn ÊaTiêu là một buôn của các đồng bào ngườI dân tộc, là một trong 24 buôn thuộc xã ÊaTiêu huyện Krông Ana tỉnh Dak Lak, nên cũng mang những đặc điểm chung của xã. Sản xuất nông nghiệp luôn có nhiều rủi ro nên lợi nhuận không ổn định, vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (tuy nhiên sản xuất nông nghiệp lại không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia). Vì vậy mà ngành này chưa thu hút được nhiều sự đầu tư của các nhà đầu tư. Để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thì chất xám là hết sức quan trọng - Mà trong điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH thì vốn có vai trò quan trọng không kém. Vốn là một nhân tố quan trọng bậc nhất cho sự thành công và phát triển, khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana có rất nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp: Đất đai, khí hậu, thuỷ văn,…nhưng ở đây vẫn chưa thể khai thác hết những thế mạnh của nó. Một phần vì còn tồn tại những khó khăn như phong tục tập quán, kiến thức về thị trường,…một phần vì thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất. Trong quá trình thực tập tại xã tiếp xúc trên thực tiễn như vậy, với mong muốn đóng góp một phần sức lực vào sự phát triển của thôn buôn Êatiêu, xã Êatiêu, huyện Krông Ana, tỉnh Dăk Lăk cũng như vào sự phát triển chung của đất nước, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana Tỉnh Dak Lak”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana . Từ đó tìm ra những tồn tại và khó khăn nơi đây, trên cơ sở đó mong rằng có thể đưa ra các giải pháp nhằm góp phần tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi này. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các hộ gia đình thuộc buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana thông qua quá trình thu thập thông tin trực tiếp từ thôn buôn. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về phát triển kinh tế được tiến hành trên địa bàn buôn ÊaTiêu thuộc xã ÊaTiêu huyện Krông Ana 1.4.2 Phạm vi về thời gian - Thời gian tiến hành nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tuần từ ngày 02/10/2006 đến ngày 02/11/2006. - Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là: 5 năm ( từ năm 2001 đến năm 2005 ). - Ngoài những số liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra còn có số liệu thứ cấp do Ủy Ban Nhân Dân Xã Êa Tiêu cung cấp. 1.4.3 Phạm vi về nội dung Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào: “Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana”. Để tìm hiểu về vấn đề này đoàn sinh viên thực tập chúng tôi đã đi điều tra thực tế, thu thập số liệu và xử lí, tổng hợp, phân tích và đánh giá … PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận Nền kinh tế của một quốc gia không thể không quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp còn đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia để đảm bảo phát triển bền vững. Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất còn lạc hậu, với hơn 70 % dân số sống ở nông thôn, việc phát triển nông nghiệp đúng hướng là hết sức quan trọng. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp cho phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế là công việc mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức và cơ hội mới. Thách thức lớn nhất đó là nền nông nghiệp nước ta vẫn là nên nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, sẽ phải đối đầu với nền nông nghiệp của các nước có công nghệ sản xuất tiên tiến. Để nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân sống ở vùng nông thôn đặc biệt là các hộ nông dân thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nông thôn và thành thị thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để đáp ứng được những đòi hỏi trong tình hình mới. Những năm gần đây thì Nhà nước ta đã có những chính sách, chương trình hành động cụ thể để phát triển kinh tế ở vùng sâu vùng xa…Nhưng nhìn chung đời sống của nhưng người dân ở đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thì phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm vị trí rất quan trọng, vì hộ kinh tế gia đình chính là những tế bào của nông thôn. Phát triển kinh tế hộ chính là thay đổi bộ mặt của nông thôn, tiến đến một nông thôn hiện đại trong thời đại mới. Cho nên việc khai thác tiềm năng kinh tế hộ nông dân là nhiệm vụ cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Hộ -Hộ là tất cả những người cùng chung sống trong một mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công (theo weberster,từ điển,1990). -Hộ là những người cùng chung sống dưới một mái nhà,cùng ăn chung và có chung ngân quỹ (theo liên hiệp quốc). -Hộ là những người cùng có chung huyết thống có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng (raul,1989). sscùng chung dòng máu được di truyền trong dòng họ từ đời này sang đời khác và bao gồm cả những người làm công mà tất cả họ đang cùng chung sống trong một mái nhà, họ cùng ăn chung, cùng làm chung – sáng tạo ra của cải vật chất và cùng sử dụng chung nguồn ngân quỹ đã được tích lũy từ lao động của họ để cùng bảo tồn. 2.1.1.2 Hộ nông dân Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong mọt hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức hoàn hảo không cao (theo ELLIS,1988). Như vậy Hộ nông dân là hộ có phương thức sản xuất nhỏ, họ làm kinh tế chủ yếu dựa trên các tư liệu về sản xuất mà mình có được, họ chủ yếu vẫn là sản xuất tự cung tự cấp, họ có tham gia vào thị trường nhưng ở mức độ thấp. 2.1.1.3. Kinh tế hộ Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ căn bản dựa vào sự tích luỹ, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên làm ăn khá giả. Từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá với thị trường. Từ khái niệm về kinh tế hộ như trên ta có thể hiểu rằng: kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ - họ chủ động tất cả trong quá trình sản xuất của mình, từ việc lựa chọn phương thức sản xuất đến việc lựa chọn mức đầu tư, họ tự tìm hiểu những vấn đề mà thị trường cần – nghĩa là sẽ trả lời cho câu hỏi: “Sản xuất cái gì”? “Sản xuất như thế nào”? Và “sản xuất cho ai”? họ hướng tới thị trường. Họ tự lập về vốn đầu tư của mình nhờ vào sự tích lũy trong sản xuất để đầu tư và phát triển sản xuất vươn lên làm ăn khá giả. 2.1.1.4. Kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân sản xuất nhỏ trong nông nghiệp dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và lao động cá nhân của người sản xuất trong kinh tế riêng của mình (từ điển kinh tế của nhà xuất bản sự thật,1976). Ở đây ta nhận thấy hai khái niệm kinh tế hộ và kinh tế hộ nông dân có mối liên hệ với nhau là họ cùng tự quyết định trong sản xuất và cùng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, cùng dựa vào những nguồn lực mà mình có, nhưng khái niệm về Kinh tế hộ nông dân mới chỉ bàn đến sự tự chủ và sự độc lập trong sản xuất của mình chưa nói gì đến sự vươn lên giàu có và cũng chưa hướng tới thị trường. 2.1.1.5. Kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn, chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất nhằm đạt được thu nhập cao nhất. Kinh tế nông hộ là dặc thù của nền kinh tế nông nghiệp, nó trải qua và tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế, kinh tế nông hộ là kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. Có khả năng sáng tạo và sản xuất ra các sản phẩm mà các sản phẩm này không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Kinh tế nông hộ là một tế bào của xã hội, nên nó cũng có sự tiêu dùng các sản phẩm của xã hội cho sinh hoạt hàng ngày. 2.2 Cơ sở thực tiễn Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội Cùng với công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam, trong những năm vừa qua tỉnh Dak Lak đã đạt được những thành tựu nhất định. Giai đoạn 1991-1995, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân là 10,11. Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 10,5%/năm. GDP bình quân đầu người: Năm 1991 là 218 (USD/người/năm), năm 1995 là 258 (USD/người/năm), năm 2002 là 380 (USD/người /năm) Tuy nhiên còn nhiều khó khăn thách thức cho Việt Nam nói chung và Dak Lak nói riêng nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là một nước có 69% lực lượng lao động vẫn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 45% dân số sống tại nông thôn sống dưới mức nghèo. Những thách thức lớn như là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi...Thách thức thứ hai là các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt là trợ cấp của các nước giàu. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử là hai phương pháp chủ yếu. dựa trên cơ sở lí luận của hai phương pháp nghiên cứu trên để phân tích và đánh giá những vấn đề của các sự vật hiện tượng xảy ra trong sự phát triển kinh tế nông hộ. 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu -Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Là số liệu đã được xử lí và đã công bố. Số liệu sẵn có từ những báo cáo của uỷ ban , các tổ chức cơ quan đoàn thể xã ÊaTiêu huyện krông Ana, từ internet, sách, báo, … -Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: báo cáo đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, đã chọn ngẫu nhiên 40 hộ trong buôn tiêu để nghiên cứu đại diệ cho cho tình hình kinh tế hộ của buôn này. Vì phương pháp nay có những ưu điểm riêng của nó và phù hợp với thời gian thực tập có hạn. 2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Tổng thu = Sản lượng * Giá bán - Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi - Năng suất ruộng đất = Tổng giá trị sản xuất / Tổng diện tích - Tiêu chí phân loại hộ Căn cứ Quyết định số 170 / CP_T tg ngày 8/7/2005 của Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội phân loại các nhóm hộ như sau: T.Nhập BQ đồng /người/tháng  Xếp loại   660.000 – 1.200.000  Nghèo   1.200.000 – 2.400.000  Trung bình   > = 2.400.000  Khá   > = 4.800.000  Giàu   2.3.4 Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích hoạt động kinh tế cũng như trong quá trình thu chi của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu so sánh phải cùng điều kiện sau: + Phải thống nhất về nội dung phản ánh. + Phải thống nhất về phương pháp tín0068 toán. + Số liệu thu thập phải cùng thời gian tương ứng. Từ kết quả so sánh chúng ta xem xet, rút ra được kết luận về sự thay đổi, biến động của các sự vật hiên tượng, quá trình kinh tế. So sánh tương đối: Đây là phương pháp so sánh biểu hiện mối quan hệ so sánh giữ mức độ của đối tượng nghiên cứu. So sánh tuyệt đối: Phương pháp này biểu hiện quy mô, lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó, trong thời gian cụ thể. So sánh tuyệt đối có thể được tính bằng thước đo giá trị, hiện vật. So sánh số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau để thấy được quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó. - Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp dược sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu kinh tế. Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng. Khi phân tích thì dùng cách phân tổ hệ thống chỉ tiêu để tìm ra quy luật vận động và rút ra kết luận cần thiết. 2.2.5 Công cụ xử lý số liệu Toàn bộ số liệu được thu thập về đã được xử lí bởi phần mềm ứng dụng Microsoft exel 7.0. PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Về vị trí địa lý Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana có diện tích đất tự nhiên là 175 ha. Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 15 km về phía đông nam thành phố Buôn Ma Thuột, cách thị trấn Buôn Trấp khoảng 30 km theo hướng tỉnh lộ 10 có ranh giới tiếp giáp với: -Phía đông giáp với Buôn Kram. -Phía tây giáp với Buôn Ê Blũng -Phía nam giáp với thôn 15. -Phía bắc giáp với Buôn Êga, Thôn 85 3.1.1.2 Địa hình thổ nhưỡng Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana có địa hình hơi dốc, đất chủ yếu là đất đen, đất phù sa và đất đỏ, đây là một loại đất thích hợp với việc trồng cây Cà Phê và trồng lúa nước. 3.1.1.3 Thời tiết-khí hậu Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana là khu vực thuộc vùng Tây nguyên nên mang đặc điểm của vùng này: Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng tư đến tháng mười, mùa khô từ tháng mười một đến tháng ba. - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ nhỏ hơn 80001 độ c. +Nhiệt độ không khí bình quân là: 23.7 độ c +Nhiệt độ tối đa là 37.5 độ c. +Nhiệt độ tối thiểu là 11.4 độ c. - Lượng mưa: Phân bố theo mùa khá tập trung, lượng mưa bình quân hàng năm là:1600-1800 mm. Mùa mưa lượng mưa chiếm 87% lượng mưa cả năm; Mùa khô lượng mưa chiếm 13% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình hàng năm là 124 ngày. - Độ ẩm không khí: Tương đối cao, bình quân 80%. +Mùa mưa chỉ số độ ẩm: k=0.7 đến 1.0. +Mùa khô chỉ số độ ẩm: k=0.45. - Gió bão và sương mù: Trong vùng không có bão, chỉ có sương mù. Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana có hai loại gió chính là: Gió tây nam thường xuất hiện vào mùa mưa và gió đông nam thường xuất hiện vào mùa khô. - Ánh sáng: Số giờ chiếu sáng trung bình cả năm là: 6.5 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm là 2670 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 và tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 9. 3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 3.1.2.1 Kinh tế a. Trồng trọt Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana thuộc tỉnh Đăklăk - nằm trong địa bàn của khu vực Tây nguyên của nước ta nên nó mang những đặc điểm của vùng này. Nơi đây có mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây Cà Phê, và Buôn đã chú trọng phát triển từ khá lâu, hầu hết các hộ đều đã trồng Cà Phê với gần hết diện tích của mình tuy nhiên về năng xuất bình quân chung thì lại chưa cao, kiến thức thâm canh của các nông hộ chưa được tốt và đồng đều, còn có nhiều hộ trồng Cà Phê nhưng chưa bao giờ có nguồn chi phí về các loại thuốc bảo vệ thực vật cả - trong khi cây Cà Phê là một loại cây có nhiều khả năng nhiễm bệnh, tuy nhiên về sản lượng Cà Phê của Buôn qua các năm gần đây có tăng, người dân đã có quan tâm hơn đến kĩ thuật trong sản xuất
Luận văn liên quan