Đề tài Tình hình thâm hụt ngân sách Việt Nam và những ảnh hưởng của nó giai đoạn 2009 đến nay

Thâm hụt ngân sách nghiêm trọng nhất bắt đầu từ năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng và không thể kiểm soát. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năm 2010 khu vực OECD thâm hụt khoảng 7,5% GDP (3,3 nghìn tỷ USD) và năm 2011 mức thâm hụt khoảng 6,1% GDP. Cả hai mức thâm hụt đều là mức cao nhất trong lịch sử của khu vực này. Hiện tại, mục tiêu cao nhất của các nước là cải thiện tính cân đối giữa phục hồi và phát triển kinh tế với củng cố tài khóa, thúc đẩy niềm tin tiêu dùng và tăng trưởng bền vững. Chính sách tài khóa được điều hành theo 2 xu hướng cơ bản: Nới lỏng (đơn cử như Mỹ và Nhật Bản thực thi gói kích thích kinh tế mới) và tiếp tục thắt chặt (điển hình tại khu vực châu Âu). Chính sách tài khóa thắt chặt dựa trên cơ sở vẫn đảm bảo các vấn đề an sinh, xã hội, đảm bảo cuộc sống người dân ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng: Cắt giảm chi tiêu Chính phủ ở mức độ vừa phải; Cơ cấu lại các khoản chi cho hợp lý theo xu hướng đầu tư cho tương lai như tăng chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội.; Cải cách chính sách thuế theo hướng bổ sung thuế, hạ thuế suất, mở rộng đối tượng chịu thuế thông qua việc hạn chế miễn và giảm thuế, giảm thuế trực thu và tăng thuế gián thu. Nhìn chung, tình trạng thâm hụt trong năm 2010 của các nước đã được cải thiện với mức thâm hụt giảm nhẹ. Các nước phát triển thâm hụt giảm 1% GDP từ 8,8% xuống 7,9%, Mỹ và Đức ghi nhận mức thâm hụt thấp hơn dự báo tương ứng là 0,5% và 1%. Tuy nhiên, thị trường thâm hụt của các nền kinh tế mới nổi không được cải thiện nhiều. Năm 2011, khu vực kinh tế châu Âu dự kiến mức thâm hụt ở mức 4% (giảm khoảng 0,4% so với dự báo từ tháng 11/2010 của IMF). Đức có thể sẽ giảm mức thâm hụt xuống còn 1,5% năm 2011. Các nền kinh tế mới nổi mức thâm hụt vào khoảng 3,2% (giống mức thâm hụt dự báo từ tháng 11/2010 của IMF).

docx16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình thâm hụt ngân sách Việt Nam và những ảnh hưởng của nó giai đoạn 2009 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn luôn phải đối mặt với những khó khăn, bất ổn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Một trong số những vấn đề khó khăn đó là tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Đây được xem là vấn đề nan giải mà có thể nói chưa có một giải pháp nào hữu hiệu nhất để chống lại nó bởi vì hầu hết những giải pháp đưa ra đều để lại những hệ lụy về sau. Thâm hụt ngân sách sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường, do đó cản trở nhu cầu đầu tư của các nhà kinh doanh làm giảm sự tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng làm giá trị đồng nội tệ tăng, dẫn đến tình trạng siêu nhập. Ngoài ra thâm hụt ngân sách còn ảnh hưởng tới tình trạng lạm phát, sự ổn định xã hội... Vì vậy vấn đề thâm hụt ngân sách là một trong những mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia hiện nay. Để hiểu rõ vấn đề thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2009 đến nay như thế nào, trong bài viết này em sẽ trình bày: thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam, tác động của nó đến nền kinh tế, nguyên nhân và giải pháp nhằm giảm bớt tình trạng thâm hụt ngân sách trong giai đoạn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế NSNN Ngân sách nhà nước IMF Quỹ tiền tệ quốc tế PVN Tập đoàn dầu khí Việt Nam ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (vốn đầu tư nước ngoài) WTO Tổ chức thương mại thế giới VND Đơn vị tiền tệ chính thức tại Việt Nam MỤC LỤC trang LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………….2 1 Nhìn nhận tình hình thâm hụt ngân sách của các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây 4 2 Tình hình thâm hụt ngân sách Việt Nam và những ảnh hưởng của nó giai đoạn 2009 đến nay 4 2.1 Thâm hụt NSNN 4 2.2 Thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam trong năm 2009 4 2.3 Thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam trong năm 2010 và ước tính đến năm 2011 6 2.4 Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách 8 3 Nguyên nhân thâm hụt ngân sách 9 3.1 Thất thu thuế 9 3.2 Nhà nước huy động vốn từ kích cầu 10 3.3 Đầu tư công kém hiệu quả 10 3.4 Quy mô chi tiêu của Chính phủ quá lớn 11 3.5 Chưa chú trọng giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 11 3.6 Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế 11 4 Kiến nghị và giải pháp giảm thâm hụt NSNN 12 4.1 In tiền 12 4.2 Vay trong nước 12 4.3 Vay nước ngoài 12 4.4 Tăng thuế 13 4.5 Cắt giảm đầu tư công 13 4.6 Cắt giảm các khoản đầu tư và chi phí thường xuyên, chi tiêu không đáng có của nhà nước 13 KẾT LUẬN……………………………………………………………………14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…….................................................15 . Nhìn nhận tình hình thâm hụt ngân sách của các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây Thâm hụt ngân sách nghiêm trọng nhất bắt đầu từ năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng và không thể kiểm soát. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năm 2010 khu vực OECD thâm hụt khoảng 7,5% GDP (3,3 nghìn tỷ USD) và năm 2011 mức thâm hụt khoảng 6,1% GDP. Cả hai mức thâm hụt đều là mức cao nhất trong lịch sử của khu vực này.  Hiện tại, mục tiêu cao nhất của các nước là cải thiện tính cân đối giữa phục hồi và phát triển kinh tế với củng cố tài khóa, thúc đẩy niềm tin tiêu dùng và tăng trưởng bền vững. Chính sách tài khóa được điều hành theo 2 xu hướng cơ bản: Nới lỏng (đơn cử như Mỹ và Nhật Bản thực thi gói kích thích kinh tế mới) và tiếp tục thắt chặt (điển hình tại khu vực châu Âu). Chính sách tài khóa thắt chặt dựa trên cơ sở vẫn đảm bảo các vấn đề an sinh, xã hội, đảm bảo cuộc sống người dân ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng: Cắt giảm chi tiêu Chính phủ ở mức độ vừa phải; Cơ cấu lại các khoản chi cho hợp lý theo xu hướng đầu tư cho tương lai như tăng chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội...; Cải cách chính sách thuế theo hướng bổ sung thuế, hạ thuế suất, mở rộng đối tượng chịu thuế thông qua việc hạn chế miễn và giảm thuế, giảm thuế trực thu và tăng thuế gián thu... Nhìn chung, tình trạng thâm hụt trong năm 2010 của các nước đã được cải thiện với mức thâm hụt giảm nhẹ. Các nước phát triển thâm hụt giảm 1% GDP từ 8,8% xuống 7,9%, Mỹ và Đức ghi nhận mức thâm hụt thấp hơn dự báo tương ứng là 0,5% và 1%. Tuy nhiên, thị trường thâm hụt của các nền kinh tế mới nổi không được cải thiện nhiều. Năm 2011, khu vực kinh tế châu Âu dự kiến mức thâm hụt ở mức 4% (giảm khoảng 0,4% so với dự báo từ tháng 11/2010 của IMF). Đức có thể sẽ giảm mức thâm hụt xuống còn 1,5% năm 2011. Các nền kinh tế mới nổi mức thâm hụt vào khoảng 3,2% (giống mức thâm hụt dự báo từ tháng 11/2010 của IMF).  . Tình hình thâm hụt ngân sách Việt Nam và những ảnh hưởng của nó giai đoạn 2009 đến nay Thâm hụt NSNN NSNN là tổng các kế hoạch chi tiêu, thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Nhưng khi tình trạng các khoản chi của NSNN lớn hơn các khoản thu, và phần chênh lệch đó chính là thâm hụt ngân sách. Thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam trong năm 2009 Theo báo cáo của Bộ tài chính, tình trạng bội chi NSNN năm 2009 là -115.900 tỷ đồng, chiếm 6,9% GDP , tăng 28.600 tỷ đồng so với dự toán và cao hơn nhiều so với năm 2008 ( -67.677 tỷ đồng). Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lường và theo chiều hướng xấu. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang gặp rất nhiều trở ngại, nguồn thu NSNN gặp khó khăn. Yêu cầu tăng chi là rất lớn để thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thực tế trước đó, Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội chấp thuận tăng mức bội chi không quá 7%GDP. Vì vậy con số 6,9% vẫn trong phạm vi Quốc hội cho phép, được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật NSNN, tập trung cho các công trình, dự án kích thích kinh tế thực hiện trong năm 2009. CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009 Đơn vị: tỷ đồng    Stt  Nội dung  Dự toán năm 2009         A  TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  389.900    1  Thu nội địa  233.000    2  Thu từ dầu thô  63.700    3  Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu  88.200    4  Thu viện trợ không hoàn lại  5000    B  KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG  14.100    C  TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  491.300    1  Chi đầu tư phát triển  112.800    2  Chi trả nợ và viện trợ  58.800    3  Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính  696.300    4  Chi cải cách tiền lương  36.600    5  Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính  100    6  Dự phòng  13.700    C  BỘI CHI NSNN  -87.300     Tỷ lệ bội chi so GDP  -4.82%    D  NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NSNN  87.300    1  Vay trong nước  71.300    2  Vay ngoài nước  16.000         So sánh kết quả thực tế đạt được và số liệu dự toán đưa ra trong bảng trên ta có thể thấy nhìn chung tình hình thu và chi ngân sách trong năm này đều vượt mức dự toán ban đầu, cụ thể : Thu NSNN đạt 390.650 tỷ đồng, vượt 100,2% so với dự toán (vượt 750 tỷ đồng), tuy nhiên giảm 6,3% so với năm 2008 đạt tỷ lệ động viên 23,3% GDP, trong đó: Thu nội địa  =102,9% dự toán ( tăng 6.650 tỷ đồng )   Thu ngân sách dầu thô  =91,1% dự toán ( giảm 5.700 tỷ đồng )   Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu  =98,6% so với dự toán ( giảm 1.200 tỷ đồng)   Thu viện trợ không hoàn lại  Tăng 1,2% so với dự toán ( tăng 1.000 tỷ đồng )   Tổng chi NSNN ước đạt 533.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự toán ( tăng 41.705 tỷ đồng ) và tăng 7,5 % so với năm 2008, trong đó: Chi đầu tư phát triển  Tăng 20,1% ( 22.700 tỷ đồng ), chiếm 25,4% tổng chi NSNN và bằng 8,1%GDP   Chi trả nợ và viện trợ  Tăng 10,2% ( 6000 tỷ đồng )   Qua đó cho ta thấy, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những khó khăn trong nước và áp lực chi để phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân thì việc bội chi ngân sách là đều không tránh khỏi. Mặc dù con số bội chi 6,9% GDP vẫn nằm trong phạm vi cho phép của Quốc hội nhưng bội chi ngân sách tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng, luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách. Thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam trong năm 2010 và ước tính đến năm 2011 So với năm 2009, nhiều yếu tố nền tảng của kinh tế sẽ được cải thiện trong năm 2010, trong đó phải kể đến cầu đầu tư và cầu tiêu dùng trong nước. Chính những chuyển biến tích cực đó đã tạo điều kiện để tăng thu NSNN, cụ thể: Nội dung  Năm 2010  So với dự toán  So với năm 2009   Thu NSNN  Ước đạt 520.100 tỷ đồng  Tăng 12,7%  Tăng 17,6%   Tổng chi NSNN  Ước đạt 637.200 tỷ đồng  Tăng 9,4%  Tăng 9%   Bội chi NSNN  Ước tính 117.000 tỷ đồng, 5,95% GDP  Giảm 0,25 %  Giảm 6,9%   /    Nguồn: Bộ tài chính Quan sát biểu đồ trên ta có thể thấy trong giai đoạn (2005-2008) bội chi ngân sách ở mức khoảng 5% GDP, nhưng đến năm 2009 mức bội chi ngân sách lại tăng tới mức báo động 6,9% và đến năm 2010 thì giảm xuống ỏ mức 5,95%GDP. Trên đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua suy giảm. Chính việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu còn lớn, số nợ thuế chờ xử lý (chiếm hơn 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều sẽ là dư địa quan trọng để tăng thu ngân sách và giữ kỷ cương luật pháp về NSNN ( Tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2010 và kiến nghị cho năm 2011 ). Tuy nhiên, “chúng ta cần thừa nhận rằng, một điểm đặc biệt đáng lưu ý của Việt Nam là những cân đối vĩ mô lớn như thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại đang có khuynh hướng trở thành căn bệnh kinh niên. Đây là nguyên nhân của những bất ổn kinh tế trong ngắn hạn, đồng thời xói mòn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn, đi liền với sự suy yếu khả năng thích nghi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.( Nguyễn Đức Thành, Hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam 2010, ngày 9/4/2010 ). Do thường xuyên trong tình trạng thâm hụt ngân sách nên nợ công tăng rất nhanh trong những năm vừa qua. Mặc dù tỷ lệ nợ công Việt Nam được coi là vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng đã trở nên cao hơn hẳn so với tỷ lệ phổ biến 30% – 40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác. Bởi thế, vấn đề nợ công tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công và gây áp lực lên lạm phát, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ thấp. Ước tính đến năm 2011 Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với năm 2010, theo dự báo của IMF trong ấn phẩm World Economic Outlook Việt Nam là một trong số ít nước được dự báo tăng trưởng cao hơn so với năm 2010. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2011 từ 7- 7,5%, áp lực lạm phát vẫn tiếp tục duy trì trong năm 2011, thâm hụt ngân sách dự báo là 5,3%, vẫn ở mức cao. Theo Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2011 mà Quốc hội đã thông qua, tổng thu cân đối NSNN là 595 nghìn tỷ đồng, tương đương 26,2% GDP. Tính cả 10 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2010 sang năm 2011, tổng thu cân đối NSNN là 605 nghìn tỷ đồng và tổng chi cân đối NSNN là 725,6 nghìn tỷ đồng. Như vậy, thâm hụt ngân sách năm 2011 không quá 120,6 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 5,3% GDP, có giảm so với thực hiện năm 2010 là 5,8%, nhưng vẫn ở mức cao. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách Tích cực: Thâm hụt NSNN nhỏ hơn mức 5%GDP thì sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Tăng bội chi ngân sách nhằm chống suy thoái.  Thâm hụt ngân sách tạm thời trong giai đoạn suy thoái sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao.  Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, việc tăng chi tiêu Chính phủ sẽ kích thích kinh tế phát triển tạo ra việc làm lâu bền cho người lao động góp phần làm cho doanh thu từ thuế tăng và trợ cấp thất nghiệp giảm. Tuy nhiên trong những năm gần đây: năm 2009 thâm hụt ngân sách là 6,9%, còn năm 2010 là 5,95%. Những số liệu chính là cơ sở để giải thích tại sao cần phải giảm thâm hụt ngân sách? Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của Chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Tiêu cực: Thâm hụt NSNN tác động đến lạm phát, lãi suất, thất nghiệp và tỷ giá. Thâm hụt NSNN làm nền kinh tế thiếu tiền, do đó phải đi vay, phát hành tiền. Khi phát hành tiền sẽ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế, dẫn đến giá cả tăng (tiền mất giá) gây ra lạm phát. Đối với việc đi vay, bao gồm vay trong nuớc và vay nước ngoài luôn có những điều khoản ràng buộc và một mức lãi suất nhất định nhưng nếu nhà nước chi tiêu khoản tiền này không phù hợp sẽ không thể tái tạo, quay vòng số tiền đó, nghĩa là sử dụng không hiệu quả dẫn đến tình trạng gây mầm cho lạm phát gia tăng ở thời kì sau. Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo. Khi đó trong nước sẽ hạn chế tiêu dùng, đầu tư, tăng cường tiêt kiệm, sản lượng trong nước giảm đáng kể, nền kinh tế kém tăng trưởng.các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc sản xuất làm nhu cầu về nhân lực giảm, thất nghiệp gia tăng. Tiền trong nuớc mất giá, tỷ giá sẽ tăng cao,nghĩa là số tiền VND phải nhiều hơn trước mới có thể đổi được 1 đơn vị tiền tệ khác. Việc này sẽ làm giảm đầu tư, đặc biệt là đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và các đầu tư có yếu tố nuớc ngoài. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế, gây nguy cơ lạm phát và vỡ nợ của quốc gia. . Nguyên nhân thâm hụt ngân sách Thâm hụt NSNN khi số chi lớn hơn số thu ngân sách. Vì thế, nguyên nhân của nó cũng xuất phát từ việc thu và chi NSNN. Thất thu thuế Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho NSNN bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho NSNN… Trong khi nguồn thu về cho ngân sách phần lớn là từ thuế, mà thực tế tình trạng gian lận và thất thu thuế ngày càng phổ biến dẫn đến thâm hụt ngân sách ngày càng tăng cao hơn trong những năm gần đây. Trong năm 2009, Chính phủ đã dành 8 tỷ USD để thực hiện kích cầu dành cho mọi thành phần kinh tế, mà khoản tiền này chủ yếu lấy từ thu NSNN. Từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2009, có khoảng 1.000 tấn thuốc lá lậu qua biên giới chảy vào nội địa một cách trót lọt. Tính riêng năm 2009 nhập lậu 870 triệu bao chiếm khoảng 20% sản lượng tiêu thụ nội địa, năm 2010 nhập lậu 813 triệu bao. Với diễn biến về tình trạng buôn lậu thuốc lá như hiện nay đã làm chảy máu ngoại tệ khoảng 200 triệu USD/năm và nhà nước thất thu thuế khoảng 3.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt NSNN. Theo đó, để khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, dựa trên quyết định số 16/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành nhiều giải pháp miễn, giảm và giãn thuế. Việc thực hiện các giải pháp giảm, giãn thuế đã làm giảm thu năm 2009 khoảng 20.000 tỷ đồng. Điển hình là Bộ tài chính đã đưa ra văn bản yêu cầu các cơ quan hải quan cho Vinashin chậm nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng 1 năm đối với nguyên vật liệu vật tư thiết bị máy móc, nhập khẩu cho các hợp đồng bị hủy, tức là được gia hạn đến ngày 31/12/2011. Đồng thời cơ quan thuế cũng không áp dụng biện pháp cưỡng chế nộp thuế và Vinashin sẽ được miễn tiền phạt nộp thuế. Chính điều này đã gây lượng thất thu lớn từ thuế. Một nguyên nhân khác gây hụt thu là do giá dầu thô giảm đã ảnh hưởng làm giảm thu ngân sách: do giá dầu thô sụt giảm từ mức đỉnh 149 USD/thùng hồi giữa năm 2008 xuống mức thấp nhất vào khoảng 40 USD/thùng đầu năm 2009 và dao động ở mức 50 USD/thùng đã khiến các chỉ tiêu tài chính, doanh thu của PVN sụt giảm. Cụ thể, trong quý I năm 2009, doanh thu của PVN đạt 52.200 tỷ đồng, bằng 25% so với kế hoạch năm 2009; giảm 20% so với cùng kỳ 2008. Điều này gây lo ngại cho ngân sách quốc gia, khi nguồn thu từ tập đoàn thường chiếm trên 20% ngân sách. Đặc biệt, hiện tượng “bong bong ngân sách” được hình thành với mục tiêu tiếp “sức sống mới” cho những nền kinh tế đang xì hơi, nhưng điều này cũng có thể dẫn đến những trở ngại rất lớn cho tăng trưởng bền vững nhiều năm sau. Nguy cơ thật sự sẽ đến: bong bóng ngân sách càng phình to sẽ buộc phải tiếp tục vay nợ và in tiền, dẫn đến cả bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương cũng phình to, và nợ vay nước ngoài cũng phình to và mức thâm hụt ngân sách càng lớn. Nhà nước huy động vốn từ kích cầu Năm 2009, Chính phủ thực hiện kích cầu 8 tỷ USD thông qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP. Đầu tư công kém hiệu quả Từ năm 2008 đến 2010, lượng vốn đầu tư vào nước ta ngày một gia tăng. Điều này nhằm giúp cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, do công tác quản lý, điều hành và xử lý các vấn đề cụ thể của chúng ta còn nhiều bất cập. Đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung vào các trọng tâm, trọng điểm. Nhiều dự án đầu tư triển khai chậm, kéo dài trong nhiều năm. Vốn đầu tư bị xé nhỏ hoặc để thua lỗ, thất thoát nặng nề. Theo số liệu báo cáo năm 2010, có đến 11 tập đoàn, tổng công ty được nêu tên cùng với những con số hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi phí kinh doanh, nhưng chỉ duy nhất Vinashin được nhắc đến trong “một số” các doanh nghiệp làm thất thoát tài sản Nhà nước. Tập đoàn Vinashin là một ví dụ điển hình trong lĩnh vực phát triển công nghiệp đóng tàu và lọc hóa dầu. Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng...Tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản: Theo số liệu ban đầu, ước tính dư nợ hiện đang rất lớn, lên tới khoảng 86.000 tỷ đồng” - (Kết luận của Bộ chính trị số 81 ngày 6.8.2010). Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng, và “vòng xoáy đi xuống” của kinh tế vĩ mô sẽ lại tiếp diễn. / Mức thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã vượt xa ngưỡng "báo động đỏ" 5%. Đối với Việt Nam, đáng lo hơn cả là vay nợ nhưng làm ăn kém hiệu quả và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn hơn. Nguy cơ đã thấy rõ không giữ nổi tài chính quốc gia trong ngưỡng an toàn. Thiếu hụt ngân sách ngày càng tăng, tỷ lệ chi NSNN thực hiện so với tỷ lệ ngân sách Quốc hội biểu quyết thường cách xa nhau khoảng 20%. Quy mô chi tiêu của Chính phủ quá lớn Tăng chi tiêu của Chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời
Luận văn liên quan