Đề tài Tình hình thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở phường Yên Phụ hiện nay- Nguyên nhân và giải pháp

Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ. Để có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm nay, thì chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời ghi nhớ. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh mất mát đó là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân và việc hoàn thiện hệ thống chính sách về công tác ưu đãi xã hội là cấp thiết.

doc27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 15715 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở phường Yên Phụ hiện nay- Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong đợt thực tập vừa qua, em đã được biết thêm về những nghiệp vụ hành chính, những kĩ năng về tổ chức, điều hành, quản lí trong cơ quan nhà nước. Những kiến thức lí thuyết được học tại Học viện, qua thời gian thực tập này đã không còn là xa lạ với em nữa. Đợt thực tập 8 tuần tại Uỷ ban nhân dân phường Yên Phụ, quả thực là hành trang không thể thiếu cho em trên con đường trở thành một công chức sau này. Để có thể đạt được những kết quả trên, em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ, các cán bộ công chức làm việc tại Uỷ ban nhân dân, các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Uỷ ban nhân dân phường Yên Phụ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho em được tìm hiểu về mọi nghiệp vụ hành chính tại quý cơ quan và đã hoàn thành đợt thực tập một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn chú Trần Minh Đức – Chủ tịch Ủy ban nhân dân phương Yên Phụ; anh Đặng Quốc Hưng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; anh Nguyễn Đức Hạnh – Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đã tạo mọi điều kiện cho em được thực tập tại văn Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ , giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập vừa qua. Em xin cảm ơn chú Bùi Hải Sâm – Cán bộ lao động thương binh xã hội; chị Nguyễn Hồng Hạnh – Cán bộ dân số giáo dục trẻ em đã tận tình hướng dẫn em thực tập trong suốt 2 tháng qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giảng viên; thạc sĩ Nguyễn Thanh Giang người trực tiếp hướng dẫn em làm bài báo cáo và cũng xin chân thành cảm ơn thầy trưởng đoàn Nguyễn Văn Hậu, thầy phó trưởng đoàn Nguyễn Minh Đức, giảng viên hướng dẫn Lê Ngọc Hồng đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này. Bài báo cáo của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng em xin khẳng định, đây là kết quả làm việc sau hai tháng đi thực tế tại cơ sở, là toàn bộ những điều em đã học hỏi và tiếp thu thực tế tại đơn vị thực tập. Em rất mong nhận được sự đánh giá tích cực từ phía Ủy ban nhân dân phường và của giảng viên của Học viện Hành chính. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn…………………………………………………………………………… Mục lục………………………………………………………………………………. A. Phần mở đầu……………………………………………………………………… I.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………… 1.Vì sự nghiệp đấu tranh của dân tộc lâu dài và gian khổ……………………….. 2.Thực hiện chính sách người có công là đạo lý tốt đẹp của dân tộc……………. 3.Thực tế thực hiện chính sách còn nhiều tồn tại………………………………… II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài………………………………………….. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………. III.Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội…………………………………………………… Người có công với cách mạng……………………………………… Thân nhân người có công với cách mạng………………………… IV. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… Phương pháp mô hình hóa các quá trình và hiện tượng nghiên cứu… Phương pháp quan sát thống kê…………………………………… Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia……………………………… Phương pháp phân tích tổng hợp………………………....................... Phương pháp trừu tượng hóa………………………………………… Tóm tắt quá trình thực tập………………………………………………………….. B. Phần nội dung…………………………………………………………………… Chương I: Khái quát chung về Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ……………….. I.Đặc điểm về địa lý , dân cư phường Yên Phụ……………………………………. Vị trí địa lý………………………………………………………… Dân cư………………………………………………………….. Về Kinh tế - Xã hội của Phường………………………………… II.Khái quát về Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ…………………………………. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ……… Trách nhiệm phạm vi giải quyết công việc của UBND phường Yên Phụ......................................................................................................... Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ………………… Chức năng nhhiệm vụ của phòng LĐTBXH-CSTE……………… Chương II:Thủ tục hành chính về công tác thực hiện chính sách người có công….. Cơ sở pháp lý……………………………………………………… Đối tượng hưởng chính sách………………………………………… Hồ sơ………………………………………………………………… Thủ tục hồ sơ………………………………………………………… Chế độ ưu đãi………………………………………………………… Ý nghĩa thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng… Ý nghĩa về phía nhà nước…………………………………………… Ý nghĩa về phía đối tượng hưởng chính sách………………………… Chương III: Tình hình thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở phường Yên Phụ hiện nay: nguyên nhân và giải pháp…………………………………….. Những mặt đạt được………………………………………………….. Về đời sống người có công ở phường…………………………… Tình hình thực hiện chính sách………………………………………. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân…………………………… Khó khăn khách quan………………………………………………… Khó khăn chủ quan…………………………………………………… Giải pháp…………………………………………………………… C. Kết luận………………………………………………………………………….. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 2 3 5 5 5 5 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 7 7 7 8 9 9 9 9 9 9 11 11 11 13 14 15 15 15 16 16 18 20 20 21 21 22 22 22 22 22 23 23 25 26 A.PHẦN MỞ ĐẦU: I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Vì sự nghiệp đấu tranh của dân tộc: lâu dài và gian khổ. Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ. Để có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm nay, thì chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời ghi nhớ. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh mất mát đó là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân và việc hoàn thiện hệ thống chính sách về công tác ưu đãi xã hội là cấp thiết. 2. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công là đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “ Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ người trồng cây”; nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới công tác thương binh, liệt sỹ và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh, liệt sỹ đầu tiên ở nước ta. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách chế độ đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng. Đây là chính sách lớn và thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng và đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Hồ chủ tịch đã nói:” Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ ”. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơn trả nghĩa, ưu tiên ưu đãi đối với người có công. Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn có được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương và tạo điều kiện cho người có công sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. 3. Thực tế thực hiện chính sách còn nhiều tồn tại: Trên thực tế đời sống công tác thực hiện thủ tục hành chính về công tác ưu đãi xã hội còn vấp phải nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho người thực hiện chính sách. Ví dụ như việc ban hành văn bản thiếu tính thống nhất, thẩm quyền ban hành và giải quyết chồng chéo nhau, thủ tục hành chính rườm rà sẽ dẫn đến việc giải quyết chế độ cho các đối tượng có công gặp nhiều khó khăn. Hay một lý do khác nữa là do trình độ của cán bộ công chức còn hạn chế, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện chính sách còn kém nên trong thực tế nhiều người có công vẫn chưa tiếp cận được với những chương trình mà họ xứng đáng được hưởng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và với chính quyền địa phương nói riêng…Chính bởi những lý do trên mà vấn đề trên sẽ được nghiên cứu tại báo cáo này: II.Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài: 1.Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tế cao với một số mục đích cụ thể sau: Có một cái nhìn tổng thể nhất về thực tế thực hiện thủ tục hành chính công nhận người có công trên địa bàn phường Yên Phụ: thực trạng thực hiện chính sách trên địa bàn phường với những điểm tích cực và tồn tại trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước; nguyên nhân của những tồn tại. Đưa ra phương hướng nhằm nâng cao những điểm tích cực mà phường đã làm được, hạn chế những tồn tại còn vướng mắc, tạo động lực để chính sách của nhà nước được đưa vào thực tế đời sống đem lại hiệu quả tốt nhất; nâng cao hiệu quả quả lý của chính quyền địa phương và của Nhà nước. Nghiên cứu vấn đề này cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu và học tập những môn học có liên quan tới chính sách người có công; hay việc thực hiện thủ tục hành chính trong thực tế. 2.Phạm vi nghiên cứu: Lấy cơ sở thực tiễn quá trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại phòng Lao động thương binh xã hội tại Ủy ban nhân dân phương Yên Phụ, quần Tây Hồ, Hà Nội. III.Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội Trong điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL – UBTVQH 11; Pháp lện ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định rõ Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm: 1. Người có công với cách mạng: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; e) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; g) Bệnh binh; h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; l) Người có công giúp đỡ cách mạng; 2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này. IV. Phương pháp nghiên cứu: Để bài báo cáo thực tập này có được cái nhìn tổng thể nhất về tình hình thực hiện thủ tục hành chính đối với công tác ưu đãi người có công, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp mô hình hóa các quá trình và hiện tượng nghiên cứu Phương pháp quan sát thống kê Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp trừu tượng hóa Với mục đích tìm hiểu việc triển khai thực hiện thủ tục hành chính về chính sách ưu đãi xã hội trên thực tế tại các địa phương, em đã được phân công thực tập tại phường Yên Phụ - quận Tây Hồ - Hà Nội từ ngày 2/3/2009 đến ngày 2/5/2009. Đợt thực tập này cho phép em có dịp vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn, hiểu sâu hơn về công tác ưu đãi xã hội trên thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành hoạt động ưu đãi xã hội, giúp em có thêm hiểu biết về công việc quản lý của mình trong tương lai. Tóm tắt quá trình thực tập: Quá trình thực tập tại Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội diễn ra trong 2 tháng tức là 8 tuần, từ ngày 2/3/2009 – 2/5/2009; sau đây là quá trình thực tập của em trong 8 tuần vừa qua: Tuần 1 ( 2/3-6/3): Tìm hiểu về nơi thực tập Nhận nhiệm vụ tại phòng Lao động thương binh xã hội Tuần 2 (9/3-13/3): Tìm hiểu về công việc được giao tại phòng Lao động thương binh xã hội Phối hợp cùng cán bộ hướng dẫn thực hiện các công việc khi có yêu cầu Tuần 3 ( 16/3-20/3): Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của phòng Lao động thương binh xã hội Lựa chọn đề tài, đăng ký đề tài với giáo viên hướng dẫn và lên đề cương Tuần 4 (23/3-27/3): Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao Phối hợp cùng cán bộ hướng dẫn Đánh và chính sửa báo cáo tuần, quý , tháng theo yêu cầu cán bộ hướng dẫn Phô tô tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan Tuần 5,6 ( 30/3-10/4): Tiếp nhận nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân phường thực hiện là điều tra viên đi điều tra dân số trong đợt tổng điều tra dân số năm 2009 Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đựoc giao tại phòng Lao động thương binh xã hội Tìm hiểu tài liệu viết báo cáo thực tập Tuần 7,8 ( 13/4-24/4) : Theo phân công của Ủy ban nhân dân phường theo chương trình của Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ, đi tập huấn dân quan tự vệ trong 2 tuần tại Quận Tiếp tục bổ sung tài liệu Hoàn thành báo cáo thực tập B.PHẦN NỘI DUNG: Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯỜNG YÊN PHỤ I. Đặc điểm về địa lý và dân cư phường Yên Phụ. 1. Vị trí địa lý: Phường Yên Phụ là đơn vị hành chính nằm ở phía Đông Nam quận Tây Hồ, được tách ra từ quận Ba Đình từ năm 1996, có vị trí cụ thể như sau: Phía Đông giáp phường Ngọc Thuỵ - quận Long Biên. Phía Đông Nam giáp sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp phường Quảng An và phường Tứ Liên. Phía Nam giáp phường Phúc Xá, Trúc Bạch và Thụy Khuê. Theo bản đồ địa giới hành chính 364/CT tổng diện tích theo địa giới hành chính của phường Yên Phụ là 149,7700 ha. 2.Dân cư: Phường Yên Phụ được chia thành 80 tổ dân phố thuộc 16 khu dân cư quản lý 4500 hộ với khoảng 24.000 nhân khẩu và đặc biệt là nơi tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các khu tập thể. 3. Về tình hình kinh tế – xã hội của Phường: *Về thu chi ngân sách: Hàng năm Phường thu Ngân sách trên địa bàn Phường hàng năm trên 5 tỷ đồng và tổng chi Ngân sách trên địa bàn là trên 4 tỷ. Việc thu chi Ngân sách đã đảm bảo cho các hoạt động của Phường, các đoàn thể và thực hiện đúng Luật Ngân sách và các quy định về nguyên tắc tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. *Công tác An ninh - Quốc phòng: tình hình An ninh Chính trị của Phường được đảm bảo ổn định, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết, Bầu cử. Trong năm 2007 tại Phường đã xảy ra 65 vụ vi phạm Pháp luật được phát hiện, trong đó Tội phạm hình sự và tội phạm Ma túy chiếm tỷ lệ lớn (52 vụ) và đã giải quyết được trên 80% số vụ việc. * Về kinh tế: Toàn phường có trên 500 hộ kinh doanh, hàng năm tổng các hộ kinh doanh nộp ngân sách nhà nước trên 1.500.000.000 đồng. * Về chính sách xã hội: Gia đình liệt sĩ:.99 Thương binh.:127 Con liệt sĩ :30 Cán bộ tù đầy:14 Thờ cúng liệt sĩ:69 Bệnh binh :16 Cán bộ lão thành cách mạng  :2 Cán bộ tiền khởi nghĩa :12 Hộ nghèo :50 Tuất lão thành cách mạng :9 * Văn hoá xã hội: Yên Phụ là một vùng in đậm nét truyền thống văn hoá dân tộc với 2 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng: Chùa Trấn Quốc, Đình Yên Phụ. Yên Phụ cũng là một vùng đất địa linh và đặc biệt là lễ hội rước kiệu Đình Yên Phụ diễn ra hàng năm, khách thập phương đến thăm viếng có khi tới hàng vài nghìn người song tình hình an ninh trật tự vẫn bảo đảm. Khách hành hương được tôn trọng tự do tín ngưỡng, không có hiện tượng mê tín dị đoan. * Về nhà đất và trật tự xây dựng đô thị Do tốc độ đô thị hóa ở Phường diễn ra mạnh mẽ nên vấn đề về nhà đất và trật tự xây dựng luôn là vấn đề phát sinh nhiều nhất, phức tạp nhất. Riêng năm 2007 đã có 147 Hồ sơ chuyển Quận để xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận 400 biển số nhà, có 97 trường hợp xây dựng trong đó: có phép 52, sai phép 3, không phép 32. * Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: Phường đã có kế hoạch phòng chống tiêu chảy cấp trên địa bàn, dự trữ đủ số thuốc và trạm y tế luôn luôn trực 24/24 giờ. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành bởi đội kiểm tra liên ngành tại các khu chợ Yên Phụ, các địa điểm sản xuất kinh doanh và các hộ kinh doanh trên toàn Phường. Tóm lại, phường Yên Phụ là một địa bàn có dân số đông nhất so với 7 Phường còn lại của quận Tây Hồ(chiếm 2/3 dân số của Quận). Kinh tế xã hội chỉ mới có sự phát triển đáng kể trong 5 năm gần đây, nhất là khi có Quyết định quy hoạch của Thành phố xây dựng Quận Tây Hồ là trung tâm của Thành Phố Hà Nội trong tương lai. Mặt khác địa hình của Phường là nằm vùng ven đê sông Hồng khá phức tạp do có nhiều dân di cư cư ngụ. Tất cả những vấn đề trên đặt ra nhiệm vụ quản lý khá nặng nề cho cấp Chính quyền Phường. II. Khái quát về Uỷ ban nhân dân phường Yên Phụ. 1. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân phường. - Uỷ ban nhân dân phường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao một cán bộ phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân phường chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công; cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về kết quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường trước Đảng uỷ phường, Hội đồng nhân dân Phường và Ủy ban nhân dân Quận. - Uỷ ban nhân dân Phường chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Quận, sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân Phường; phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban nhân dân Phường với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai mọi nhiệm vụ. - Ủy ban nhân dân Phường giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân địa phương; đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình kế hoạch công tác của Uỷ ban nhân dân Phường. - Cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân Phường phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Uỷ ban nhân dân Phường ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục đích xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân. 2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Phường: - Uỷ ban nhân dân Phường tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; thảo luận tập thể quyết định theo đa số các vấn đề được quy định theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân phường. * Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dânPhường: a) Uỷ ban nhân dân Phường họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số tại phiên họp Uỷ ban nhân dân các vấn đề: -Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng 5 năm và hàng năm, kế hoạch quản lý đầu tư, quy hoạch xây dựng các công trình trọng điểm tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân Phường, Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ quyết định. - Chương trình công tác hàng năm của Uỷ ban nhân dân Phường, các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Phường, các văn bản của cấp trên trước khi trình Hội đồng nhân dân Phường, Uỷ ban nhân dân Quận. - Kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và mỗi cá nhân thành viên Uỷ ban nhân dân Phường hàng năm. - Những vấn đề khác mà Pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân Phường hoặc những vấn đề Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Phường thấy cần thiết đưa ra tập thể. - Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Uỷ ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Văn phòng Uỷ ban nhân dân Phường gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân dân Phường nhất trí thì Văn phòng Uỷ ban nhân dân Phường tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhândân quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân Phường tại phiên họp gần nhất. b) Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Phường: - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Phường là người đứng đầu Uỷ ban nhândân Phường, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Uỷ ban nhân dân Phường, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo theo quy định tại điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; đồng thời cùng Uỷ ban nhân dân Phường chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân Phường và Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Phường triệu tập, chủ
Luận văn liên quan