Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho cụm dân cư khu đô thị Đại Phú xã Đồng Hòa, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương với công suất 3200m3/Ngày đêm

Nước là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi sinh vật trên trái đất .Không có nước cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại. Nhu cầu dùng nước của con người là từ 100-150 l/ngày đêm cho các hoạt động bình thường chưa kể đến hoạt động sản xuất . Nước cấp cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh và các hoạt động giải trí, ngoài ra nước còn sử dụng cho các hoạt động khác như: cứu hoả, phun nước, tưới cây, rửa đường Và hầu hết mọi ngành công nghiệp hầu như sử dụng nguồn nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không thể thay thế được trong sản xuất. Ngày nay, phát triển sản xuất đã góp phần cải thiện cuộc sống, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều nguồn thải trực tiếp hay gián tiếp làm ô nhiễm những nguồn nước cấp cho chính con người. Mặt khác, nguồn nước tự nhiên không đảm bảo hoàn toàn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp và tính ổn định không cao. Vấn đề được đặt ra làm thế nào cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất một cách tốt nhất và hiệu quả bên cạnh đó phải thích hợp về mặt kinh tế đồng thời không gây ra những tác động ảnh hưởng đến môi trường. Theo định hướng cấp nước của chính phủ đến giai đoạn 2025 nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân, cùng với việc đô thị hóa đang phát triển mạnh, nhanh nên các công trình kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cần được xây dựng với quy mô tương xứng, trong đó có các công trình cấp nước. Bình Dương là một tỉnh phát triển kinh tế khá mạnh và nhanh ở khu vực Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Dĩ An được biết như là một huyện công nghiệp của tỉnh Bình Dương, huyện Dĩ An giáp TP.HCM và TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế nên Dĩ An có điều kiện phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp vì tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao so với cả nước. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế vấn đề gia tăng dân số cơ học cũng là một áp lực, vì vậy nước là một nhu cầu không thể thiếu để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của khu vực nóii chung và khu đô thị ĐẠI PHÚ nói riêng. Do đó, việc xây dựng một Trạm xử lý nước cấp phục vụ cụm dân cư khu đô thị ĐẠI PHÚ huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết. Nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và trong tương lai, theo định hướng phát triển của khu đô thị. Đó cũng là lý do đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho cụm dân cư khu đô thị Đại Phú xã Đồng Hòa, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương với công suất 3200m3/ ngày đêm” ra đời.

docx92 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho cụm dân cư khu đô thị Đại Phú xã Đồng Hòa, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương với công suất 3200m3/Ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi sinh vật trên trái đất .Không có nước cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại. Nhu cầu dùng nước của con người là từ 100-150 l/ngày đêm cho các hoạt động bình thường chưa kể đến hoạt động sản xuất . Nước cấp cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh và các hoạt động giải trí, ngoài ra nước còn sử dụng cho các hoạt động khác như: cứu hoả, phun nước, tưới cây, rửa đường… Và hầu hết mọi ngành công nghiệp hầu như sử dụng nguồn nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không thể thay thế được trong sản xuất. Ngày nay, phát triển sản xuất đã góp phần cải thiện cuộc sống, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều nguồn thải trực tiếp hay gián tiếp làm ô nhiễm những nguồn nước cấp cho chính con người. Mặt khác, nguồn nước tự nhiên không đảm bảo hoàn toàn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp và tính ổn định không cao. Vấn đề được đặt ra làm thế nào cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất một cách tốt nhất và hiệu quả bên cạnh đó phải thích hợp về mặt kinh tế đồng thời không gây ra những tác động ảnh hưởng đến môi trường. Theo định hướng cấp nước của chính phủ đến giai đoạn 2025 nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân, cùng với việc đô thị hóa đang phát triển mạnh, nhanh nên các công trình kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cần được xây dựng với quy mô tương xứng, trong đó có các công trình cấp nước. Bình Dương là một tỉnh phát triển kinh tế khá mạnh và nhanh ở khu vực Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Dĩ An được biết như là một huyện công nghiệp của tỉnh Bình Dương, huyện Dĩ An giáp TP.HCM và TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế nên Dĩ An có điều kiện phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp vì tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao so với cả nước. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế vấn đề gia tăng dân số cơ học cũng là một áp lực, vì vậy nước là một nhu cầu không thể thiếu để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của khu vực nóii chung và khu đô thị ĐẠI PHÚ nói riêng. Do đó, việc xây dựng một Trạm xử lý nước cấp phục vụ cụm dân cư khu đô thị ĐẠI PHÚ huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết. Nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và trong tương lai, theo định hướng phát triển của khu đô thị. Đó cũng là lý do đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho cụm dân cư khu đô thị Đại Phú xã Đồng Hòa, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương với công suất 3200m3/ ngày đêm” ra đời. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: 1.2.1 Mục tiêu trước mắt: Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu đô thị ĐẠI PHÚ xã Đồng Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu ăn uống vệ sinh và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu đô thị. 1.2.2 Mục tiêu lâu dài: Cung cấp nước sạch một cách ổn định và lâu dài cho nhu cầu ăn uống vệ sinh và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu đô thị trước trình hình thiếu nước sạch trong khu vực. Giải quyết vấn đề về môi trường tránh việc phá hoại địa tầng do khoan khai thác nước ngầm tùy tiện gây ra các hậu quả nghiêm trọng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Phạm vi giới hạn trong khu vực dân cư khu đô thị ĐẠI PHÚ. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: - Thu thập kế thừa và phát triển các số liệu, thông tin, cơ sở dữ liệu về điều kiện - tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến nội dung đề tài trong khu vực thực hiện. - Tìm hiểu, lựa chọn, so sánh các giải pháp công nghệ dựa trên tính kinh tế, hiệu quả xử lý từ đó đưa ra phương án mang tính khả thi nhất. - Dựa trên bước 2 tính toán thiết kế hệ thống xử lý phù hợp với tình hình khu đô thị. - Khái toán chi phí đầu tư và chi phí vập hành của hệ thống xử lý. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: - Phương pháp thu thập, phân tích và kế thừa tài liệu hiện có (Điều kiện – Tự nhiên, Kinh tế - Xã hội). - Dựa trên các tài liệu đã thu thập, phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nước tại địa phương. - Phương pháp phân tích các ưu nhược điểm của các dây chuyền công nghệ đề xuất. - Phương pháp lựa chọn để đưa ra công nghệ phù hợp nhất. - Phương pháp tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý. 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: - Giải quyết vấn đề nước sạch và sức khỏe cộng đồng. Đảm bảo được an toàn vệ sinh, giảm được các bệnh liên quan như: Tiêu chảy, đau mắt hột, sốt rét… - Làm tiền đề cho các danh nghiệp tư nhân và ngoài tư nhân với vốn ban đầu thấp có thể tự thiết kế và áp dụng hệ thống xử lý này góp phần nâng cao mức sống. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP 2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 2.1.1 Tài nguyên nước mặt Tổng lượng nước mặt bình quân trên lãnh thổ VN khoảng 880 tỉ m3/năm. Nhưng lượng nước sản sinh trên lãnh thổ dưới dạng mưa chiếm 37% tức là khoảng 325 tỉ m3/năm. Nếu tính theo đầu người, tổng lượng phát sinh trên lãnh thổ khoảng 4700m3/năm , trong khi đó bình quân của hành tinh là 7400 m3/năm . Nếu mức độ tăng dân số như hiện nay thì sau mỗi thập niên lượng nước tính trên đầu người cũng giảm đáng kể. Một điểm bất lợi nữa là lượng nước rơi trên bề mặt lãnh thổ phân bố không đều theo thời gian và không gian. Ở nước ta với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 mm phân bố tương đối đều so với các nước trên thế giới. Hệ thống sông ngòi chằng chịt có lưu lượng tương đối lớn, độ dốc lớn lại ít hồ thiên nhiên và nhân tạo nên lượng phân bố không đều trong năm. Về mùa mưa thừa nước nên gây ra lụt úng , ngược lại mùa khô nước không đủ cung cấp cho công nghiệp, nông nghiệp và đô thị. Nước ta có khoảng 3000km đường bờ biển, nước ngầm vùng đồng bằng ven biển cũng bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển trước đây và hiện nay thấm sâu vào lục địa có nơi tới 10 m. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã và sẽ xây dựng nhiều hồ chứa vừa để điều hoà dòng chảy vừa để sản xuất điện. Tuy nhiên bất cứ biện pháp nào cũng có mặt trái của nó đối với môi trường. Chẳng hạn xây hồ chứa sẽ làm thay đổi hệ sinh thái của khu vực và hiện tượng phú dưỡng hoá trong hồ là rất khó tránh khỏi. 2.1.2 Tài nguyên nước ngầm Theo đánh giá của ngành địa chất trữ lượng nước ngầm của nước ta khoảng 50-60 tỷ bằng 16-19% lượng nước phát sinh trên lãnh thổ. Nhưng khả năng khai thác tối đa cũng chỉ khoảng 10-12 tỷ m3, hơn nữa lượng nước ngầm lại là nguồn nước bổ sung cho dòng chảy của sông ngòi vào mùa khô .Cũng như nước mặt, tài nguyên nước ngầm phân bố không đều đối với các vùng khác nhau . 2.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC CẤP Nước là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi sinh vật trên trái đất .Không có nước cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại. Nhu cầu dùng nước của con người là từ 100-150 l/ngày đêm cho các hoạt động bình thường chưa kể đến hoạt động sản xuất . Nước cấp cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh và các hoạt động giải trí, các hoạt động như cứu hoả, phun nước, tưới cây, rửa đường… và mọi ngành công nghiệp hầu như sử dụng nguồn nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không thể thay thế được trong sản xuất. Hiện nay tổ chức liên hiệp quốc đã thống kê có một phần ba dân số trên thế giới thiếu nước sạch sinh hoạt, khi đó người dân phải sử dụng các nguồn nước không sạch . Điều này này dẫn tới hàng năm có tới 500 triệu người mắc bệnh và một triệu người ( chủ yếu là trẻ em ) bị chết, 80% các trường hợp mắc bệnh tại các nước đang phát triển có nguyên nhân từ việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Việc cung cấp nước sạch , chống ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và sản xuất đang là vấn đề quan tâm đặc biệt. Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về chất lượng nước cấp, trong đó các chỉ tiêu có thể sai khác nhau nhưng nhìn chung phải đảm bảo an toàn vệ sinh về một số vi trùng trong nước, không có chất độc hại làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con ngườ, các chỉ tiêu về độ pH, nồng độ oxy hoà tan, độ đục, hàm lượng kim loại hoà tan, độ cứng, mùi vị... Ngoài ra nước cấp cho công nghiệp bên cạnh các chỉ tiêu chung về chất lượng nước cấp còn tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng mà đặt ra những yêu cầu riêng. Các nguồn nước trong thiên nhiên ít khi đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu, do tính chất có sẵn của nguồn nước hay bị ô nhiễm. Do vậy, tuỳ thuộc vào chất lượng nguồn nước và chất lượng về nước cấp mà cần thiết phải có quá trình xử lý nước thích hợp đảm bảo cung cấp nước có chất lượng theo yêu cầu đặt ra. 2.3 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Để cung cấp nước sạch có thể khai thác từ nguồn nước thiên nhiên là nước mặt, nước ngầm và nước biển… Việc chọn nguồn nước phải dựa trên cơ sở kinh tế kĩ thuật của các phương án nhưng cần lưu ý: Nguồn nước phải có lưu lượng trung bình hàng năm theo tần suất yêu cầu của đối tượng tiêu thụ. Trữ lượng nguồn nước phải đảm bảo khai thác nhiều năm. Chất lượng nước đáp ứng nhu cầu TCXD-33-68, ưu tiên chọn nguồn nước dễ xử lý và ít dùng hoá chất. Ưu tiên chọn nguồn nước gần nới tiêu thụ có sẵn thế năng để tiết kiệm năng lượng, có địa chất công trình phù hợp với yêu cầu xây dựng, có điều kiện bảo vệ nguồn nước. Cần ưu tiên chọn nguồn nước ngầm nếu lưu lựợng đáp ứng nhu cầu sủ dụng vì nước ngầm kinh tế trong khai thác và có nhiều ưu điểm khác. 2.3.1 Thành phần và chất lượng nước mặt Thành phần và chất lượng nước bề mặt chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện môi trường xung quanh và các tác động của con người khi khai thác và sử dũng nguồn nước. Thông thường nước bề mặt chứa các thành phần sau: Chứa khí hoà tan, đặc biệt là khí oxy. Chứa nhiều chất lơ lửng. Riêng trường hợp nước chứa trong hồ, chất rắn lơ lửng còn lại thấp và chủ yếu ở dạng keo. Có hàm lượng chất lơ lửng cao, có sự hiện diện của nhiều tảo. Các chất hòa tan dưới dạng ion và phân tử, có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước bề mặt được đưa ra trong bảng: Bảng 2.1: thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước Chất rắn lơ lửng d > 10-4 mm Các chất keo d =10-4-10-6 mm Các chất hòa tan d < 10-6 mm Đất sét Cát Keo Fe(OH)3 Chất thải hữu cơ, vi sinh vật Tảo Đất sét Protein Silicat SiO2 Chất thải sinh hoạt hữu cơ Cao phân tử hữu cơ Vi khuẩn Các ion K+, Na+, Mg2+, Cl-, So42_, Po43_. CH4, H2S,… Các chất hữu cơ Các chất mùn Nước mặt là nguồn nước tự nhiên gần gũi với con người nhất .Chính vì vậy mà nước mặt cũng là nước dễ ô nhiễm nhất. Ngày càng hiếm có nguồn nước mặt nào đáp ứng được chất lượng tối thiểu cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp mà không cần xử lí trước khi đưa vào sử dụng, do hàm lượng cao của các chất có hại cho sức khoẻ và có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người. Nguồn chủ yếu của nước bề mặt là nước sông. Chất lượng nước sông phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh như mức độ phát triển công nghiệp, mật độ dân số trong khu vực, hiệu quả của công tác quản lý các dòng thải vào sông. Ngoài ra chất lượng nước sông còn phụ thuộc vào điều kiện thuỷ văn, tốc độ dòng chảy, thời gian lưu và thời tiết trong khu vực. Nơi có mật độ dân số cao, công nghiệp phát triển mà công tác quản lí của các dòng thải công nghiệp, dòng thải nước sinh hoạt không được chú trọng thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại, các chất hữu cơ ô nhiễm… nơi có lượng mưa nhiều, điều kiện xói mòn, phong hoá dễ dàng thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, độ đục cao do các chất huyền phù và các chất rắn, chất mùn có trong nguồn nước. Ngày nay, hiếm thấy có nguồn nước sông nào đạt được chất lượng cho tiêu chuẩn nước cấp mà không cần xử lý. Nghiên cứu thành phần và chất lượng nước mặt, tổ chức y tế thế giới đưa ra cách phân loại sau về các loại nhiễm nước bẩn: Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virus và các chất hữu cơ gây bệnh. Nguồn nhiễm bẩn do các chất hữu cơ phân huỷ từ động thực vật và các chất thải công nghiệp. Nguồn nhiễm bẩn do các chất thải công nghiệp, các chất thải rắn có chứa các chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như: phenol, cianua, crom, cadium, chì, kẽm… Nguồn ô nhiễm dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ trong quá trình khai thác, sản xuất, chế biến, và vận chuyển làm ô nhiễm mạnh nguồn nước mặt và gây trở ngại lớn cho công trình xử lý nước bề mặt. Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong công nghiệp. Các chất phóng xạ từ các cơ sở sản xuất và sử dụng phóng xạ như các nhà máy phóng xạ ,các bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và công nghiệp. Các hoá chất bảo vệ thực vật cùng với ưu điểm là dung để phòng chống sâu bọ, côn trùng, nấm… giúp ích cho nông nghiệp, nó còn mang lại tác hại là gây ô nhiễm cho nguồn nước nhất là khi chúng ko đc sử dụng đúng mức. Các hoá chất hữu cơ tổng hợp được sử dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp như chất dẻo, dược phẩm, vải sợi . . . Các hoá chất vô cơ nhất là các hoá chất dùng làm phân bón trong nông nghiệp như các hợp chất photphat, nitrat… Một nguồn nước thải đáng kể từ các nhà máy nhiệt điện tuy không gây ô nhiễm trầm trọng nhưng cũng làm giảm chất lượng nước bề mặt với nhiệt độ quá cao của nó. Tóm lại, ngoài các yếu tố địa hình , thời tiết là những yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bề mặt chúng ta cần xét đến những yếu tố khác chủ quan hơn đó là các tác động của con người trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm môi trường nước bề mặt. 2.3.2 Các nguồn nước ngầm Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt. Nước ngầm thường có chất lượng tốt hơn. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt cặn lơ lửng, các chỉ tiêu vi sinh cũng tốt hơn chỉ tiêu vi sinh của nước mặt, ngoài ra nước ngầm không chứa rong, tảo là những thứ dể gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là sự có mặt các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hóa và sinh hóa trong khu vực. những vùng có điều kiện phong hóa tốt, có nhiều chất thải bẩn và lượng mưa lớn thì nước ngầm dễ ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan, các chất hữu cơ. Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm. nước luôn tiếp xúc với đất trong trang thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất. Nó tạo nên sự cân bằng giữ đất và nước. Nước chảy dưới lớp đất cát hay granit là: axit và muối khoáng. Nước chảy trong đất chứa canxi là: hydrocacbonat canxi. Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây bẩn, nước ngầm nói chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định. Người ta chia nước ngầm làm hai loại khác nhau Nước ngầm hiếu khí (có oxy): Thông thường nước ngầm có oxy có chất lượng tốt, có trường hợp không cần xử lý mà có thể trực tiếp cho người tiêu thụ. Trong nước có oxy sẽ không có các chất khử như: H2S, CH4, NH4… Nước ngầm yếm khí (không có oxy): Trong quá trình nước thấm qua các tầng đá, oxy bị tiêu thụ. Khi oxy hòa tan bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như: SO42- chuyển thành H2S; CO2 chuyển thành CH4 cũng xảy ra. Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao, ion Mg2+, sự có mặt của chúng tạo nên độ cứng của nước. Ngoài ra còn chứa các ion như Na+, Fe2+, Mn2+, NH4+, HCO3-, SO42-, Cl-. Đặc tính chung về thành phần, tính chất của nước ngầm là nước có độ đục thấp, nhiệt độ và các thành phần hóa học ít thay đổi, nước không có oxy hóa trong môi trường khép kín là chủ yếu, thành phần của nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau. Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi lưu lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa. Bảng sau trình bày một số thành phần có trong nước mặt, nước ngầm và những điểm khác nhau của hai nguồn nước này. Bảng 2.2 : sự khác nhau chủ yếu giữa nước mặt và nước ngầm Đặc tính Nước mặt Nước ngầm Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định Độ đục Thường cao và thay đổi theo mùa Thấp hay hầu như không có Chất khoáng hòa tan Thay đổi theo chất lượng đất, lượng mưa Fe và Mn hóa trị II (ở trạng thái hòa tan) Rất thấp, thường ở dưới đáy hồ Ít thay đổi, cao hơn nước mặt ở cùng một vùng Khí CO2 hòa tan Thường rất thấp hay gần bằng không Thường xuyên có NH4+ Thường gần bảo hòa Thường xuất hiện ở nồng độ cao SiO2 Xuất hiện có các nguồn nhiễm bẩn Thường có ở nồng độcao do phân hóa học Nitrat Thường có nồng độ trung bình thấp Các vi sinh vật Vi trùng (nhiều loại gây bệnh) virut các loại tảo Các vi khuẩn do sắc gây ra thường xuất hiện 2.4 CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CHO CHẤT LƯỢNG NƯỚC 2.4.1 Các thông số vật lý 2.4.1.1 Nhiệt độ nước( 0C, 0K) Nhiệt độ của nguồn nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước. Nước sông hồ, nước ngầm mạch sâu có nhiệt độ ổn định gần như không thay đổi theo mùa. 2.4.1.2 Độ màu Độ màu của nước thiên nhiên thể hiện sự tồn tại của các hợp chất humi (mùn) và các chất bẩn ở trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt không hòa tan làm cho nước có màu đỏ. Các chất mùn gây ra màu vàng. Các loại thủy sinh tạo cho nước có màu xang lá cây. Nước sinh hoạt và công nghiệp thường tạo ra màu xám hay đen cho nguồn nước. Đơn vị đo màu là độ Pt/Co. 2.4.1.3 Độ đục Độ đục của nước đặc trưng cho các tạp chất phân tán dạng hữu cơ hay vô cơ không hòa tan hay keo có nguồn gốc khác nhau. Nguyên nhân gây ra nước bị đục là sự tồn tại các loại bùn, axit silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm,các loại keo hữu cơ vi sinh vật và phù du thục vật có trong đó. Trong nước ngầm, độ đục đặc trưng cho sự tồn tại các khoáng chất không hòa tan hay các hợp chất hữu cơ trong nước thải xâm nhập vào đất. Đơn vị của độ đục là NTU (Nephelometer Turbidity Unit). 2.4.1.4 Mùi vị Một số chất khí và một số chất hòa tan làm cho nước có mùi. Nước thiên nhiên thường có thể có mùi đất, mùi đặc trưng hóa học như mùi Amoniac, mùi Clophenol. Nước có thể có vị mặn, chát trùy theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan. 2.4.1.5 Độ dẫn điện Nước là một chất dẫn điện yếu. Độ dẫn điện của nước tinh khiết có thể đạt tới 4,2µs/m ở 20oC. Độ dẫn điện tăng khi trong nước có các muối hòa tan và thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ. 2.4.1.6 Tính phóng xạ Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong nước tạo nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán phân hủy rất nhỏ nên nước thường vô hại. Trong một số trường hợp còn sử dụng để chữa bệnh. Ngược lại, tính phóng xạ của nước do sự nhiễm bẩn chất phóng xạ trừ chất thải công nghiệp khi vượt quá giới hạn cho phép lại nguy hiểm. Phóng xạ gây nguy hại cho cuộc sống nên độ phóng xạ trong nước thường được xem là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước. 2.4.1.7 Hàm lượng chất rắn trong nước Hàm lượng chất rắn trong nước gồm có chất rắn vô cơ (các muối hòa tan, chất rắn không tan như: huyền phù, đất cát…), chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinh vật, vi sinh vật, động vật,nguyên sinh, chất thải sinh hoạt, công nghiệp). Trong xử lý nước, hàm lượng chất rắn được phân chia thành: - Tổng hàm lượng cặn TS (Total Solid) là trọng lượng của phần còn lại sau khi cho bay hơi 1 lít mẫu ở 105oC tới khi có trọng lượng không đổi, đơn vị là (mg/l). - Cặn lơ lửng SS (Suspended Solids), phần trọng lượng của phần còn lại trên giấy khi lọc 1 lít nước qua giấy lọc rồi sấy khô ở 105oC tới khi có trọng lượng không đổi, đơn vị là (mg/l). - Chất rắn hòa tan DS (Dissolved Solids) bằng hiệu giữa tổng lượng cặn TS và cặn lơ lửng SS: DS=TS-SS - Chất rắn hóa hơi VS (Volatile Solids) là phần mất đi khi nung ở 550oC trong một thời gian nhất định. 2.4.2 Các chỉ tiêu hóa học 2.4.2.1 Độ pH pH là chỉ số đặc trưng cho nồng ion H+ có trong dung dịch. Thường biểu thị cho tính acid hay tính kiềm của nước. Tính chất của nước xác định theo các giá trị khác nhau của pH Khi: pH = 7 nước có tính trung tính pH < 7 nước có tính axít pH > 7 nước có tính kiềm Độ pH có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hòa tan trong nước. Ở pH < 5, tùy thuộc vào địa chất, trong một số nguồn nước có thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hòa tan, và một số khí như CO2, H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Độ pH trong nước có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý, hóa khi xử lý bằng hóa chất. Quá trình chỉ có hiệu qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai hoan chinh.docx
  • rarBANG VE.rar
  • docBGIAOD~1.DOC
  • docBGIAOD~2.DOC
  • docLICMON~1.DOC
  • docxML.docx
  • docNHNXÉT~1.DOC
  • docTAILIU~1.DOC
Luận văn liên quan