Đề tài Tổ chức bộ máy kế toán và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Việt Nam gia nhập WTO mở cửa nền kinh tế thị trường đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước.Đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước để đứng vững và phát triển lớn mạnh đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải nhạy bén với những biến động của thị trường và thay đổi tổ chức bộ máy, không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và công nhân phù hợp vói sự phát triển của đất nước. Sản xuất và chế biến cao su là một ngành kinh tế có xuất khẩu lớn của nền kinh tế nước ta, cao su chế tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới do đó nó có tác động mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế. Như ở Việt Nam hằng năm ngành kinh tế này mang lại kim nghạch xuất khẩu rất cao, đồng thời giải quyết lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống người dân, thực hiện tái sản xuất mở rộng. Yếu tố chi phí đầu vào có ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, một trong những biện pháp giảm chi phí sản xuất mà nhà sản xuất quan tâm là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nói riêng.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức bộ máy kế toán và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam gia nhập WTO mở cửa nền kinh tế thị trường đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước.Đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước để đứng vững và phát triển lớn mạnh đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải nhạy bén với những biến động của thị trường và thay đổi tổ chức bộ máy, không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và công nhân phù hợp vói sự phát triển của đất nước. Sản xuất và chế biến cao su là một ngành kinh tế có xuất khẩu lớn của nền kinh tế nước ta, cao su chế tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới do đó nó có tác động mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế. Như ở Việt Nam hằng năm ngành kinh tế này mang lại kim nghạch xuất khẩu rất cao, đồng thời giải quyết lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống người dân, thực hiện tái sản xuất mở rộng. Yếu tố chi phí đầu vào có ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, một trong những biện pháp giảm chi phí sản xuất mà nhà sản xuất quan tâm là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian học tập và nghiên cứu lý luận trong trường học và thời gian thực tập thực tế tại công ty cao su 72 – BQP.Em đã chọn đề tài “Tổ chức bộ máy kế toán và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CAO SU 72 1.1. Giới thiệu chung Tên doanh nghiệp : Công Ty Cao Su 72 Tên giao dịch : Công Ty Cao Su 72 Địa chỉ : Xã Ia Nan – Huyện Đức Cơ – Tỉnh Gia Lai Điện thoại : 0593 846191 Fax : 0593 846289 Tài khoản : 62010000000364 Tại NHĐT và phát triển Gia Lai Mã số thuế : 5900190627 Ngành nghề kinh doanh : Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su quá trình hình thành và phát triển : ( Ngành công nghiệp cao su nước ta đang trên đà phát triển cùng nghành cao su thế giới trong những năm gần dây đã có tiến bộ đáng kể, tốc độ phát triển 20%/năm. Năm 1996 với tinh thần đổi mới nền kinh tế. Ngày 18 tháng 04 năm 1996 công ty 72 chính thức được thành lập theo quyết định 486/QĐ – QB của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trên cơ sở sát nhập nông trường 702, công ty cao su Đức Cơ và xí nghiệp chế biến cao su. Với đổi thay không ngừng về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước hiện đại hóa công nghệ và thiết bị, nghiên cứu và chế tạo sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường góp phần vào sự phát triển chung ngành cao su Việt Nam. PHẦN II CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán – chức năng và nhiệm vụ : 2.1.1. Sơ đồ bộ phận kế toán : Bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Theo dõi tình hình thu, chi, công nợ và nhập xuất tồn nguyên vật liệu, hàng hóa và lập báo cáo tài chính.  Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: Phòng gồm 6 người ( Kế Toán Trưởng : Tổ chức công tác kế toán, phương pháp hoạch toán, hướng dẫn chế độ, thể lệ kế toán tài chính cho nhân viên. chỉ đạo mọi hoạt động tại phòng kế toán, báo cáo tình hình hoạt kinh doanh của công ty lên ban giám đốc, thường xuyên kiểm tra đôn đốc công việc của nhân viên trong phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm phân tích, giải thích báo cáo tài chính, tham mưu cho ban giám đốc lập kế hoạch đúng đắn cho sự phát triển của công ty. ( Kế Toán Tổng Hợp : Có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ phát sinh từ sổ sách kế toán, tính giá thành sản phẩm đồng thời tổng hợp doanh thu và báo cáo lên kế toán trưởng. ( Kế Toán Tài Sản Cố Định : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, cuối mỗi quý tính trích khaaushao theo đúng quy định và phương pháp tính mà doanh nghiệp áp dụng. ( Kế Toán Thanh Toán : Có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán công nợ, theo dõi các khoản tạm ứng, khoản thu chi mang tính chất nội bộ và bên ngoài. ( Kế Toán vật tư sản phẩm : Có nhiệm vụ ghi chép vào sổ vật tư sản phẩm theo dõi tình hình XNK , tồn kho nguyên vật liệu, hàng hóa trên sổ sách. Cuối kỳ, lập báo cáo tổng hợp số liệu phát sinh đối chiếu với thủ kho hay các bộ phận khác có liên quan. ( Thủ quỹ kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản về ngân hàng của khách hàng các khoản tiền rút về nhập quỹ chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời các khoản tiền vay, tiền gửi lập báo cáo chi tiết theo nhiệm vụ đã giao. Quản lý việc thực thu thực chi tiền mặt Cuối ngày kiểm tra tồn quỹ , đối chiếu với số liệu trên sổ. cuối kỳ tính số dư chuyển sang cho kế toán tổng hợp. 2.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán : 2.2.1. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và phương pháp kê khai thường xuyên. ( Hình thức chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ sách: - chứng từ ghi sổ - sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - sổ cái - bảng cân đối số phát sinh các tài khoản - các sổ kế toán chi tiết ( Trình tự ghi sổ : - Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, đồng thời ghi vào sổ quỹ (do thủ quỹ ghi) và các sổ thẻ kế toán chi tiết. - Cuối quỹ khóa sổ tính ra tổng số tiền đã ghi chép trên bảng tổng hợp chứng từ gốc trong quý để phản ánh vào chứng từ ghi sổ, làm căn cứ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái sau đó. - Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết, cuối quý kế toán đóng lại thành sổ tổng hợp các sổ chi tiết và tổng cộng các số liệu hiện có trên đó. - Tính tổng số phát sinh nợ, có, số dư của từng tài khoản trên sổ cái, ghi vào bảng cân đối số phát sinh sau khi đã đối chiếu với sổ tổng hợp các sổ chi tiết. - Đối chiếu số liệu trên bảng cân đối với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, làm căn cứ lập báo cáo tài chính. - Quan hệ đối chiếu phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số phát sinh nợ và có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên sổ tổng hợp chi tiết. 2.2.2. SƠ ĐỒ TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Ghi hằng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu cuối tháng 2.2.3. Chính sách kế toán: a) Niên độ kế toán : Niên độ kế toán của công ty là 1 năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 được chia làm 4 quý. b) Đơn vị tiền tệ sử dụng : Đồng Việt Nam c) Phương pháp kế toán Tài sản cố định: - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : Công ty 72 đáng giá TSCĐ theo nguyên giá là toàn bộ chi phí thực tế đã chỉ ra để có TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ đó vào sử dụng. - Phương pháp khấu hao TSCĐ : Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính (tỷ lệ) theo QĐ 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 do Bộ Tài Chính quy định về việc hoạch toán khấu hao TSCĐ. d) Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Phương pháp thẻ song song - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : - Vật tư tồn kho được đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước - Thành phẩm tồn kho được đánh giá theo phương pháp bình quân gi quyền. - Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. e) Trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng được thực hiện theo T64/TC/TCDN ngày 15/09/1997 của Bộ Tài Chính. f) Tài khoản sử dụng : Theo quyết định 114TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, đã chính lý bổ sung theo thông tư 89/2002/TT – BTC, QDD15/2006/QĐ – BTC, thông tư 20,21/2006/TT – BTC ngày 20/03/2006. PHẦN III KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 3.1. Đặc điểm phân loại chi phí nguyên vật liệu sản xuất tại công ty Nguyên vật liệu sản xuất mủ nước là phân bón hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất mủ cốm là mủ nước sau khi đã chế biến qua bể đánh đông toàn bộ được đưa vào chế biến mủ cốm. Nhiên liệu : dầu diezen, dầu thủy lực, dầu hóa nghiệm, mỡ bơm… Vật liệu phụ : dầu ép kiện, acid Fcmic, Natri sunfit, nhãn sản phẩm… 3.2. Hoạch toán nhập nguyên vật liệu ( Sơ đồ khái quát nghiệp vụ nhập kho vật liệu : ( Sơ đồ khái quát nghiệp vụ nhập kho vật liệu : Yêu cầu mua hàng Mua hàng Bộ phận cung tiêu của phòng kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra NVL tồn kho để từ đó xác nhận số lượng NVL xuất dùng cho sản xuất kỳ tới nếu sản lượng không đủ sẽ yêu cầu bộ phận kế hoạch tiến hành công việc mua NVL. Sauk hi mua xong NVL sẽ được chuyển xuống phân xưởng nhập kho. 3.2.1. Chứng từ luân chuyển - phiếu nhập kho - hóa đơn kiểm phiếu xuất kho nếu mua hàng trong nước - Invoice nếu mua hàng nước ngoài - Khi nhập kho căn cứ vào phiếu nhập thủ kho kiểm kê và ký xác nhận. Căn cứ vào đó, phòng kế hoạch sẽ lập phiếu nhập kho thành 4 liên : + 1 liên giao cho kế toán thanh toán giữ làm cơ sở thanh toán cho khách hàng. + 1 liên lưu tại phòng kế hoạch + 1 liên giao cho kế toán NVL giữ cùng phiếu chi ghi vào sổ phân tích chi quỹ và sổ phân tích xuất kho + 1 liên có chữ ký của thủ kho, thủ trưởng đơn vị, người nhận trưởng phòng cung tiêu để thủ kho giữ làm cơ sở pháp lý ghi vào thẻ kho. Tài khoản sử dụng: - kế toán sử dụng tài khoản 152 để nhập kho nguyên vật liệu Bên nợ : phản ánh tình hình nhập kho nguyên vật liệu Bên có : phản ánh tình hình xuất kho nguyên vật liệu Số dư nợ : phản ánh nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Kế toán vật tư : - Hằng ngày kế toán nhập kho và ghi vào sổ phân tích xuất nhập vật tư - Cuối tháng phòng kinh doanh chuyển cho phòng kế toán hóa đơn và phiếu nhập kho để kế toán ghi vào sổ xuất nhập vật tư. Sau 3 tháng, kế toán dựa vào sổ này để lên chứng từ ghi sổ nhập vật tư làm cơ sở lên sổ cái 3.2.4. Hoạch toán tổng hợp : 111, 112 152 Mua NVL bằng tiền mặt, TGNH (chưa thuế) 331 Mua NVL chưa trả tiền cho người bán 311 Vay ngắn hạn mua NVL 3.3. Hoạch toán xuất nguyên vật liệu 3.3.1. Giá xuất - Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.phương pháp này phù hợp với tình hình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty, đảm bảo không xuất vật liệu cũ và giá trị vật liệu tồn kho sẽ được phản ánh gần với giá trị hiện tại vì được tính theo giá của những lần nhập kho mới nhất. ( Sơ đồ khái quát nghiệp vụ xuất kho Lệnh kế hoạch kế hoạch Sản xusản xuất sản xuất Lệnh sản xuất Xuất C.cấp vật tư 3.3.2. Chứng từ sử dụng - phiếu xuất kho - phiếu chi nếu có nghiệp vụ kinh tế phát sinh - bảng tổng hợp xuất vật tư Khi xuất kho căn cứ nhu cầu kế hoạch sản xuất, bộ phận kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho gồm 4 liên có đầy đủ chữ ký và chuyển cho bộ phận liên quan. 1 liên lưu tại phòng cung tiêu. - 1 liên lưu ở phòng kế toán. - 1 liên do thủ kho giữ để ghi số lượng vào thẻ kho - 1 liên do phòng kế hoạch lưu. - Ngoài ra trong quá trình sản xuất khi có nhu cầu mua vật tư, công cụ dụng cụ dùng ngay cho sản xuất, bộ phận cung tiêu chuyển hóa đơn mua hóa đơn ngay cho phòng kế toán để lập phiếu chi gồm 3 liên. Thủ quỹ chỉ chi khi phiếu chi có đầy đủ chữ ký theo quy định 3.3.3. Tài khoản sử dụng - TK 621A : Chi phí NVL trực tiếp ở phân xưởng mủ nước - TK 621B : Chi phí NVL trực tiếp ở phân xương mủ cốm - TK 152 : Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 3.3.4. Kế toán vật tư - Hằng ngày kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào sổ phân tích xuất nhập kho còn gọi là sổ chi tiết. - Định kỳ cuối tháng, kế toán viên nhận thẻ kho, phiếu nhập, phiếu xuất kho, hóa đơn do thủ kho chuyển lên. Kế toán so sánh đối chiếu giữa thẻ kho và phiếu nhập xuất để kiểm tra sự ghi chép của thủ kho. - Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra, định khoản và tổng cộng số liệu trên sổ phân tích như trên, kế toán tiến hành phản ánh vào chứng từ ghi sổ theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Đến cuối quý kế toán tổng hợp số liệu để đưa vào sổ cái. Sổ cái được mở cho cả năm, mỗi trang sổ sẽ theo dõi 1 tài khoản riêng biệt do đơn vị hoạch toán và báo cáo theo quý nên số liệu được ghi ở các cột tháng 3, 6, 9,12 và tổng cộng cả năm. Sổ cái là cơ sở để lập bảng cân đối số phát sinh. - Tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu tại công ty được thủ kho phản ánh vào thẻ kho do bộ phận kế hoạch phát cho thủ kho. Cuối quý thủ kho đối chiếu và điều chỉnh số liệu với phòng kế toán chỉ đối chiếu với phòng kế hoạch về mặt giá trị nhập, xuất, tồn trong kỳ 3.3.5. Hoạch toán tổng hợp 152 621A,B 154 A,B Căn cứ vào sổ ghi Cuối quý tổng hợp Tiết chi phí NVL 111 Căn cứ vào sổ Phân tích chi quỹ 3.3.6. Hằng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán lên sổ phân tích xuất kho Đơn vị :CÔNG TY CAO SU 72 Mẫu số :5/KBQ Số : PHIẾU XUẤT KHO SỐ /2009 Căn cứ vào số ngày tháng năm của Xuất cho địa chỉ do Ông, bà Mang CMT số cấp tại Ngày tháng năm Nhận xuất tại kho : phân xưởng mủ cốm STT  Tên, nhãn  ĐVT  Số lượng  Giá đơn vị  Thành tiền  Ghi chú   1  Phân đạm  Kg  50.000  6.000  300.000.000    2  Phân SA  Kg  30.000  5.000  150.000.000    3  Natri Sunfit  Kg  1.459  16.000  23.344.000    4  Acid Focmic  Kg  1.353  16.500  22.324.500     Cộng     495.668.500    Cộng thành tiền (bằng chữ): bốn trăm, bốn sáu triệu, không trăm bốn hai ngàn, sáu trăm đồng. - Do đặc thù quy trình sản xuất mủ cao su, thành phẩm mủ nước chuyển toàn bộ sang chế biến mủ cốm, hàng tháng phòng kế hoạch nhập thành phẩm mủ nước chế biến mủ cốm sau đó chuyển phiếu nhập kho cho phòng kế toán, do chưa tính giá thành mủ nước nên nhập giá theo giá kế hoạch, đến cuối quý khi đã tính giá thành thực tế mủ nước, sau đó nhập bổ sung chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch. Nợ TK 621A 3051.499.406 Có TK 152 3051.499.406 Nợ TK 621B 341.028.735 Có TK 152 341.028.735 - Hàng tháng nhập mủ nước chế biến mủ cốm : Nợ 621A 8.086.622.172 Có 154 8.086.622.172 - Cuối quỹ nhập bổ sung mủ nước Nợ TK 621B 490.339.038 Có TK 154A 490.339.038 TK 621 A TK 621 B 3.051.499.406 341.028.735 (152) (152) 8.917.989.945 3.051.499.406 (154B) (154A) 8.576.961.210 (154A) 3.051.499.406 3.051.499.406 8.917.989.945 8.917.989.945 ` SỔ CÁI Tài khoản : CPNVLTT SHTK :621 Theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của B/trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI  DIỄN GIẢI  SHTK ĐỐI ỨNG  SỐ TIỀN  SỐ DƯ   SỐ  NGÀY    NỢ  CÓ    12  31/12  Xuất kho NVL ở PX mủ nước  152  3.051.499.406     13  31/12  Xuất kho NVL ở PX mủ cốm  152  341.028.735     14  31/12  Mủ nước đưa vào chế biến PX mủ cốm  154  8.576.961.210     KC   Kết chuyển tổng hợp chi phí  154   11.969.489.351      CỘNG SPS   11.969.489.351  11.969.489.351    (Nguồn phòng tài chính kế toán) Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập 3.4. Căn cứ số liệu thực tế quý I/2010 tại công ty, kế toán hoạch toán như sau - Xuất mỡ razolin phục vụ cao su kinh doanh lần I/2010 Nợ TK 621 238.935494 Có TK 1521 238.935494 - Xuất nhiên liệu sản xuất mủ cốm Nợ TK 621 806.996 Có TK 1521 806.996 - Xuất dầu cầu phục vụ sản xuất mủ cốm Nợ TK 621 736.697 Có TK 1521 736.697 - Xuất mỡ bơm phục vụ sản xuất mủ cốm Nợ TK 621 39.731.400 Có TK 1521 39.731.400 - Xuất hóa chất phục vụ sản xuất mủ cốm Nợ TK 621 23.985.312 Có TK 1521 23.985.312 - Xuất vật tư phục vụ sản xuất mủ cốm Nợ TK 621 10.634.449 Có TK 1521 10.634.449 - Xuất DCS phục vụ sản xuất mủ cốm Nợ TK 621 348.000 Có 1521 348.000 TK 621 315.178.348 (1521) 315.178.348 (154) 315.178.348 315.178.348 PHẦN IV MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 4.1. Thuận Lợi trong công tác kế toán - Công ty có quy mô sản xuất lớn nên công tác kế toán được tổ chức chặt chẽ, khép kín, kế toán trưởng đứng đầu và 5 bộ phận kế toán thành viên bố trí phù hợp với khả năng của mỗi người, phối hợp các hoạt động công tác kế toán của công ty với nhau để hoạch toán, đối chiếu điều chỉnh kịp thời. - Đội ngũ nhân viên phòng tài chính kế toán trẻ tuổi nhiệt tình, năng động, sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, đúng chuyên ngành luôn tập hợp chứng từ kịp thời giúp lãnh đạo công ty có những quyết sách phù hợp giúp cho công ty ngày càng phát triển. - Hình thức kế toán tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Tận dụng những ưu điểm của hình thức này là số mẫu đơn giản, dễ thiết kế ghi chép. Do công ty áp dụng phần mềm kế toán nên với số lượng các nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp song với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, có kinh nghiệm, nhiệt tình với công tác kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời. - Hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của công ty tổ chức hợp pháp, hợp lệ đầy đủ do Bộ Tài Chính ban hành. Phương pháp kê khai thường xuyên được công ty sử dụng rất hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty, cung cấp thông tin nhanh và chính xác cho việc quản lý doanh nghiệp. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung và phòng tài chính kế toán noi riêng đã thực hiện vai trò quản lý tài chính và phân bổ chi phí hợp lý đưa lại những thành tựu và sự phát triển cho công ty. 4.2. khó khăn, hạn chế trong công tác kế toán Bên cạnh những ưu điểm trên của công tác kế toán thì vẫn còn một số hạn chế tồn tại cần khắc phục. - Chứng từ kế toán từ các đơn vị sản xuất gửi lên nhiều nên việc tập hợp và bảo quản chứng từ chưa tốt, sắp xếp chưa khoa học dẫn đến việc kiểm tra chứng từ khi cần thiết còn chậm. PHẦN V KẾT LUẬN 5.1. Nhật ký hành trình Nhờ có sự liên hệ từ trước với phía công ty Cao Su 72 – BQP nên ngày 01/07/2010 Em trực tiếp đến công ty để thực tập thực tế làm bài thu hoạch. Địa điểm Em đến đầu tiên là phòng kế hoạch của công ty và được làm quen với anh Quang – phó phòng kế hoạch với sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Quang Em đã trình bày mục đích đến công ty và những yêu cầu nguyện vọng của mình trong thời gian thực tập thực tế tại công ty. Chiều ngày 01/07/2010, anh Quang hướng dẫn các phòng ban, cơ cấu tổ chức của công ty và đặc biệt là phòng Tài chính - Kế toán của công ty. Ngày 02/07/2010, đến công ty và vào phòng Tài chính – Kế toán làm quen với các anh chị nhân viên của bộ phận kế toán. Em biết đươc phòng Tài chính – Kế toán của công ty có 6 người làm việc ở từng lĩnh vực riêng, gồm 5 nhân viên nữ và 1 nhân viên nam. Sau đó, Em quan sát anh chị làm việc. Ngày 03/07/2010, Em tiếp tục đến phòng Tài chính – Kế toán công ty, qua thời gian thực tế ở công ty 2 ngày Em quyết định chọn đề tài của bài báo cáo thực tập thực tế là “Tổ chức bộ máy kế toán và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Được sự giúp đỡ của anh Thanh (kế toán trưởng) Em xin được tìm hiểu những vấn đề cần thiết như giới thiệu chung về công ty, quy mô, cơ cấu bộ máy kế toán, chức năng và nhiệm vụ của từng người và được cung cấp đày đủ. Ngày 04/07/2010, trở lại phòng Tài chính – Kế toán xin số liệu thực tế về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một quý của công ty để phân tích. Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng Em được giới thiệu sang chị Hà (nhân viên phòng Tài chính – Kế toán) cho xem chứng từ ghi chép để lấy số liệu.
Luận văn liên quan