Đề tài Tổ chức và hoạt động của hội nghị la_hay Các công ước la_hay về thừa kế

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước và cũng là một chế định quan trọng trong TPQT, chế định thừa kế có mối quan hệ gắn bó hết sức chặt chẽ với chế định sở hữu.sự gắn bó đó biêủ hiện ở chổ việc để thừa kế và hưởng thừa kế sẽ dẫn đến vấn đề chuyển quyền sở hữu từ người để thừa kế cho người được hưởng quyền thừa kế chỉ có thể là đối tượng của sở hữu. Từ đó thấy rõ tính tối thượng của chế định sở hữu trong mối quan hệ với chế định thừa kế, không có quyền sở hữu sẽ không phát sinh vấn đề thừa kế. Về nguyên tắc, các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực thừu kế trong phạm vi quốc gia nào do pháp luật về thừu kế của quốc gia đó điều chỉnh.Mỗi quốc gia đều có quyền an hành các quy tắc giải quyết các vấn đề liên quan đến thừu kế trong phạm vi lãnh thổ của mình tuy nhiên trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển thì nhiều quan hệ về thừa kế đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật một nước. Đó là những quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Ngày nay do nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau các vụ việc về thừu kế có yếu tố nước ngoài phát sinh trong TPQT ngày càng phát triển đa dạng, phong phú và phức tạp. Qúa trình phát triển giao lưu dân sự quốc tế đã dẫn tới việc các nước ký kết hàng loạt điều ước nhằm tạo ra các nguyên tắc chung giải quyết các vấn đề thừu kế có yếu tố nước ngoài. Những điều ước này có thể là đa phương hay song phương được ký kết giữa các nước với nhau. Các nguyên tắc trên được ghi nhận trong các công ước la hay như công ươc năm 1900, công ước năm 1904, công ước năm 1925, công ước năm 1928, 1961

ppt12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức và hoạt động của hội nghị la_hay Các công ước la_hay về thừa kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP K31A-B HÀNH CHÍNH_TPQT_NHÓM 3 Danh sách nhóm 3: 1. Trần Đình Vũ 2. Nguyễn Thị Minh Ngọc 3. Nguyễn Thị Hoà 4. Nguyễn Thị Minh Phương 5. Lê Thị Lan 6. Lê Thị Phương Thảo 7. Đặng Hữu Thìn 8. Phạm Thị Hồng Oanh 9. sen chanh 10. vilavông ĐỀ CƯƠNG CÁC ĐIỀU ƯỚC ĐA PHƯƠNG VỀ THỪA KẾ PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG 1. Khái quát quan về hội nghị La hay a .Lịch sử, thành lập và địa vị tổ chức quốc tế của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (HccH) b. Vai trò của hội nghị c . Tổ chức và hoạt động của hội nghị la_hay 2 . Các công ước la_hay về thừa kế a. Công ước la_hay 1900 b.Công ước la_hay 1961 III. PHẦN KẾT LUẬN Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 I. PHẦN MỞ ĐẦU; Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước và cũng là một chế định quan trọng trong TPQT, chế định thừa kế có mối quan hệ gắn bó hết sức chặt chẽ với chế định sở hữu.sự gắn bó đó biêủ hiện ở chổ việc để thừa kế và hưởng thừa kế sẽ dẫn đến vấn đề chuyển quyền sở hữu từ người để thừa kế cho người được hưởng quyền thừa kế chỉ có thể là đối tượng của sở hữu. Từ đó thấy rõ tính tối thượng của chế định sở hữu trong mối quan hệ với chế định thừa kế, không có quyền sở hữu sẽ không phát sinh vấn đề thừa kế. Về nguyên tắc, các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực thừu kế trong phạm vi quốc gia nào do pháp luật về thừu kế của quốc gia đó điều chỉnh.Mỗi quốc gia đều có quyền an hành các quy tắc giải quyết các vấn đề liên quan đến thừu kế trong phạm vi lãnh thổ của mình tuy nhiên trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển thì nhiều quan hệ về thừa kế đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật một nước. Đó là những quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Ngày nay do nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau các vụ việc về thừu kế có yếu tố nước ngoài phát sinh trong TPQT ngày càng phát triển đa dạng, phong phú và phức tạp. Qúa trình phát triển giao lưu dân sự quốc tế đã dẫn tới việc các nước ký kết hàng loạt điều ước nhằm tạo ra các nguyên tắc chung giải quyết các vấn đề thừu kế có yếu tố nước ngoài. Những điều ước này có thể là đa phương hay song phương được ký kết giữa các nước với nhau. Các nguyên tắc trên được ghi nhận trong các công ước la hay như công ươc năm 1900, công ước năm 1904, công ước năm 1925, công ước năm 1928, 1961… Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 II. Phần nội dung 1. Khái quát chung về Tổng quan về hội nghị la - hay: 1.1 Lịch sử, thành lập và địa vị tổ chức quốc tế của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (HccH) Phiên họp đầu tiên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế được Chính phủ Hà Lan tổ chức năm 1893 theo sáng kiến của T.M.C. Asser (Giải thưởng Nobel về Hoà bình 1911). Trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã có 6 phiên họp được tổ chức (vào các năm 1893, 1894, 1900, 1904, 1925 và 1928). Phiên họp thứ 7 tổ chức năm 1951 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới với sự chuẩn bị một bản Quy chế theo đó Hội nghị này trở thành một tổ chức liên chính phủ thường trực. Quy chế có hiệu lực từ ngày 15/7/1955. Kể từ năm 1956, các phiên họp toàn thể đã được tổ chức định kỳ 4 năm một lần, phiên họp lần thứ 20 được tổ chức năm 2005.  Với 68 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các châu lục, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế là một tổ chức liên chính phủ toàn cầu. Với tư cách là một diễn đàn của nhiều truyền thống pháp lý, Hội nghị xây dựng nhiều công cụ pháp lý đa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới. Ngày càng có nhiều quốc gia không phải là thành viên Hội nghị đang trở thành các bên ký kết của các Công ước La Hay. Kết quả là công việc của Hội nghị có liên quan đến hơn 120 nước trên thế giới. Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 1.2. Vai trò của hội nghị la_hay HccH làm cầu nối giữa các hệ thống pháp luật . Các mối quan hệ, giao lưu về dân sự, gia đình, lao động, thương mại giữa các quốc gia đang là hiện tượng phổ biến trong thế giới ngày nay. Những mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật của các nước. Nhằm giải quyết những khác biệt đó, các quốc gia đã thông qua các quy tắc đặc biệt với tên gọi là các quy tắc "tư pháp quốc tế". Sứ mệnh luật định của Hội nghị là hành động vì sự "nhất thể hoá tiến bộ" của các quy tắc đó. Điều này bao gồm việc tìm ra phương pháp tiếp cận được quốc tế thống nhất đối với những vấn đề như thẩm quyền xét xử của toà án, luật áp dụng, công nhận và cho thi hành các bản án trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ pháp luật thương mại và pháp luật về ngân hàng cho đến thủ tục tố tụng dân sự quốc tế, từ bảo vệ trẻ em cho đến những vấn đề hôn nhân và địa vị cá nhân. Trong nhiều năm qua, khi thực hiện sứ mệnh của mình, Hội nghị đã ngày càng trở thành một trung tâm về hợp tác tư pháp và hành pháp trong lĩnh vực pháp luật tư, đặc biệt trong các lĩnh vực bảo vệ gia đình và trẻ em, thủ tục tố tụng dân sự và pháp luật thương mại.   HccH tăng cường tính rõ ràng và an toàn của pháp luật. Mục đích tối thượng của Tổ chức này là hành động vì một thế giới trong đó bất chấp sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, cá nhân cũng như các công ty  đều có thể được hưởng mức độ an toàn pháp lý cao.    Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 1.3 Tổ chức và hoạt động của của Hội nghị La hay( hcch). Theo quy định, Tổ chức này họp toàn thể định kỳ mỗi năm bốn lần (Phiên họp ngoại giao bình thường) để đàm phán và thông qua các Công ước và quyết định về công việc sắp tới. Các Công ước được chuẩn bị bởi các Uỷ ban đặc biệt hoặc các nhóm công tác họp vài lần mỗi năm, thường tại Cung điện hoà bình ở La Hay và ngày càng diễn ra tại các nước thành viên khác nhau. Các Uỷ ban đặc biệt cũng được tổ chức để kiểm điểm tình hình thực hiện các Công ước và thông qua các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu lực của các Công ước và bảo đảm sự giải thích và áp dụng thống nhất các Công ước đó. Tổ chức này chủ yếu được các quốc gia thành viên cung cấp kinh phí hoạt động. Ngân sách của nó được Hội đồng đại diện ngoại giao của các quốc gia thành viên phê duyệt hàng năm. Tổ chức này còn tìm kiếm và nhận được  kinh phí từ các nguồn khác. Nếu Việt Nam gia nhập Hội nghị La Hay về TPQT, mức niên liễm sẽ là trên dưới 5,000 Euros. Mức đóng góp thường niên này sẽ thường xuyên được rút bớt, do ngày càng có thêm các quốc gia trở thành thành viên và cùng chia sẻ nghĩa vụ đóng góp tài chính. Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 Hoạt động của Hội nghị được điều phối bởi một Ban Thư ký đa quốc gia – Cơ quan thường trực - nằm ở La Hay. Ngôn ngữ làm việc của Hội nghị là tiếng Anh và tiếng Pháp. Ban Thư ký chuẩn bị các phiên họp toàn thể và các cuộc họp của các Uỷ ban đặc biệt và tiến hành nghiên cứu cơ bản những vấn đề mà Hội nghị sẽ thảo luận và quyết định. Ban Thư ký còn tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả các Công ước. Ngoài các cơ quan đại diện ngoại giao ở Hà Lan, Ban Thư ký còn duy trì mối liên hệ trực tiếp với với các nước thành viên thông qua các cơ quan quốc gia được chỉ định của các nước đó. Ban Thư ký cũng xây dựng các mối liên hệ thường xuyên với các chuyên gia và đại biểu của các quốc gia thành viên, với các Cơ quan trung ương quốc gia được chỉ định theo các Công ước có liên quan, cũng như với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế và với các cộng đồng nghề nghiệp và giới học giả. Ban Thư ký ngày càng đáp ứng nhiều yêu cầu về cung cấp thông tin từ những người sử dụng các Công ước. Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 II. Nội dung của các công ước La_hay về thừa kế: 1. Công ước lahay 1900: Qua các công ước 1902, 1925, 1928, 1961…chúng ta phải kể đến Công ước Lahay 1900. Là công ước đầu tiên có mục đích thống nhất hoá các nguyên tắc giải quyết xung đột về thừa kế. Theo quy định của Công ước luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài ( tài sản là động sản và bất động sản). Là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế tức là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế. Công ước La_hay 1900 cũng như các công ước khác như 1925, công ước 1989… trên thực tế cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực pháp luật vì trong lĩnh vực thừa kế, quyền lợi của các nước tư bản luôn va chạm gay gắt. Một nguyên tắc thống nhất được đề ra để giải quyết các vấn đề về thừc kề có yếu tố nước ngoài như Công ước La_hay 1900 đã ghi nhận có thể thuận lợi và dễ chấp nhận với nước này, với nhóm nước này, nhưng khó chấp nhận với nước khác. Đặc biệt là đối với các nước từ trước đến nay áp dụng một nguyên tắc khác hẳn mà Công ước đã đề ra để giải quyết xung đột pháp luật. Ngoài ra, còn phải nói rằng nguyên tắc do Công ước La_hay 1900 đề ra trên thực tế ở một số điểm nào đó không đáp ứng được nhu cầu phát triiển giao lưu dân sự quốc tế hiện nay và chưa phù hợp vơi qúa trình quốc tế hoá nền kinh tế tư bản. Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 2. Công ước La - hay 1961: 2.1. Hoàn cảnh Công ước La_hay 1961 về thừa kế là công ước về xung đột pháp luật liên quan đến nguyên tắc định đoạt tài sản bằng di chúc. Công ước này được soạn thảo tại Hague ( 5-10-1961) bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong đó văn bản bằng tiếng Anh có hai văn bản, một văn bản được gửi vào kho lưu trử của chính phủ hà Lan, một văn bản được xác nhận sẽ gửi qua các kênh ngoại giao để mỗi thành viên của hội nghị Lahay có thể tiếp nhận được.Công ước gồm 20 điều liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc. Công ước này nhằm giải quyết xung đột pháp luật giữa các quốc gia về vấn đề lựa chọn hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc. Hiện nay Công ước nay vẫn có hiệu lực pháp luật bởi nó chưa được bổ sung, thay thế bởi một văn bản hay Công ước nào. 2.2 Nội dung của Công ước Lahay 1961 về thừa kế: Về hình thức di chúc phải kể đến Công ước Lahay 1961, “ sự mềm hoá” các phương pháp giải quyết xung đột pháp Luật về hình thức di chúc đã được thể hiện trong nội dung Công ước này. Chính điều đó đã lôi cuốn nhiều nước tham gia. Theo công ước Lahay năm 1961, hình thức di chúc sẽ có giá trị pháp lí nếu nó thoả mãn yêu cầu của một trong sô các hệ thống pháp luật sau: - Luật nơi lập di chúc; Luật quốc tịch cuả người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc hoặc vào lúc người đó chết; Luật nơi cư trú của người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc hoặc vào lúc người đó chết. Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 Đối với di chúc về bất động sản còn có thể áp dụng luật nơi có bất động sản: Điều 1 Một di chúc định đoạt có giá trị liên quan đến hình thức, nếu hình thức tuân thủ pháp luật nội bộ: a) Của nơi người để chúc thư đã làm cho nó. b) Của một quốc gia sở hữu bởi người để chúc thư, hoặc tại thời điểm khi ông thực hiện việc bố trí, hoặc tại thời điểm ông qua đời, hoặc c) Của một nơi, trong đó người để chúc thư đã có chỗ ở, hoặc tại thời điểm khi ông thực hiện việc bố trí, hoặc tại thời điểm ông qua đời, hoặc d) Của nơi trong đó có người để chúc thư thường trú của mình, hoặc tại thời điểm khi ông thực hiện việc bố trí, hoặc tại thời điểm ông qua đời, hoặc e) Cho đến nay là bất động sản có liên quan, của các nơi mà họ đang nằm. Với mục đích của Công ước này, nếu một luật pháp quốc gia bao gồm một hệ thống không thống nhất, pháp luật được áp dụng được xác định bởi các quy định có hiệu lực trong hệ thống đó và, không thực hiện bất kỳ quy tắc như vậy, do liên quan thực nhất mà người để chúc thư đã có với bất kỳ một trong những luật khác nhau trong hệ thống đó. Việc xác định hay không người để chúc thư đã có chỗ ở tại một địa điểm cụ thể sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của nơi đó. Như vậy, trong các điều khoản của Công ước 1961 có thể bị từ chối áp dụng nếu công ước ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, phong tục tập quán, đạo đức xã hội. Hiện tượng này được gọi là bảo lưu trật tự công cộng ( điều 1 của công ước này). Những quốc gia không phải là thành viên của công ước này có thể gia nhập sau khi công ước này có hiệu lực Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 • Như vậy Các quốc gia mới gia nhập sẽ bất đầu thực hiện Công ước sau 60 ngày kể từ ngảy nhận được văn kiện gia nhập, điều 16 đó là: Bất kỳ Nhà Nước không được đại diện tại kỳ họp lần thứ IX của Hội nghị La Hay về TPQT có thể gia nhập Công ước này sau khi nó đã có hiệu lực theo quy định của đoạn đầu tiên của Điều 15. Các văn kiện được nộp cho Bộ Ngoại giao của Hà Lan. Công ước sẽ có hiệu lực cho một nhà nước gia nhập nó vào ngày thứ sáu mươi sau khi nhận được văn kiện của mình gia nhập. Công ước La hay 1961 sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, nếu trong thời gian đó mà các quốc gia là thành viên không có ý kiến gì thì công ước 1961 mặc nhiên được gia hạn thêm 5 năm. Nếu quốc gia nào có hành vi tố cáo thì phải báo cho Bộ ngoại giao Hà Lan ít nhất là 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn 5 năm ghi nhận tại Điều 19 của Công ước, nó có thể được giới hạn nhất định của các lãnh thổ mà Công ước áp dụng. Các tố cáo sẽ chỉ có hiệu lực liên quan đến việc Nhà nước đã thông báo nó. Công ước sẽ có hiệu lực trong việc ký kết các Quốc gia khác Tóm lại, Công ước la hay 1961 về thừa kế là một trong những Công ước quan trọng về việc giải quyết xung đột liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc. Bằng công ước này các quốc gia có thể tìm ra được phương hướng, giải pháp hợp lý để giải quyết các vấn đề về hình thức di chúc trong quan hệ Tư pháp quốc tế Luật K31A,B_ Hành chính_TPQT_nhóm3 III. PHẦN KÊT LUẬN Thừa kế có yếu tố nước ngoài là một lĩnh vực dễ phát sinh xung đột pháp luật và gây nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do đó những vấn đề như chuyển giao di sản cho người có quyền thừa kế, quản lý di sản và chuyển giao tài sản thừa kế là hàng loạt vấn đề hóc búa đối với người thực hiện việc giải quyết thừa kế, nếu như muốn tôn trọng ý chí của người lập di chúc hoặc người để lại di sản cũng như các chính sách bảo vệ một số đối tượng có quyền thừa kế hoặc một số tài sản. Có hai giải pháp giúp cho việc xử lý những vấn đề trên trở nên đơn giản, mà lại có lợi cho tất cả các bên : đó là áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất đối với toàn bộ quan hệ thừa kế và cho phép người lập di chúc lựa chọn luật áp dụng. Tuy nhiên vẫn cần phải quy định một số hạn chế và phải thừa nhận rằng dù có áp dụng giải pháp nào thì những khó khăn khác vẫn còn tồn tại. Theo lôgíc vấn đề đặt ra phức tạp thì giải pháp xử lý cũng phức tạp. Vì vậy những người hoạt động thực tiễn về pháp luật cần nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề này.
Luận văn liên quan